Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.37 KB, 29 trang )

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM
VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1. Bản chất và vai trò của đấu thầu xây dựng
Có nhiều quan niệm khác nhau của đấu thầu xây dựng.
Đứng trên góc độ nhà thầu, đấu thầu là một trong những phương thức chủ
yếu để cóđược dựán giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thực chất của đấu
thầu là quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác về khả năng đáp ứng các yêu
cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí xây dựng do bên mời thầu đặt ra.
Đối với chủđầu tư, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp
ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công trình.
Theo Quy chếđấu thầu ban hành kèm theo Nghịđịnh 88/2003/NĐ-CP ngày
01/9/2003 của Chính phủ, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các
yêu cầu của bên mời thầu. Mục tiêu của đấu thầu là tạo nên sự cạnh tranh công
bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu
quả kinh tế của dựán đầu tư.
Đối với Nhà nước, đấu thầu là phương thức quản lý các hoạt động xây
dựng thông qua việc uỷ quyền cho chủđầu tư (bên mời thầu) theo chếđộ công
khai tuyển chọn nhà thầu.
Theo đó, trong quá trình đấu thầu có sự tham dự của 3 chủ thể có liên quan
đến dựán (gói thầu):
- Chủđầu tư là bên mời thầu để thực hiện có hiệu quả dựán đầu tư của
mình.
- Các nhà thầu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có khẳnng thực hiện
nhiệm vụ của dựán đầu tư.
Đấu thầu xây dựng (xây lắp) được thực hiện qua các hình thức sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi: việc tổ chức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà
thầu tham gia.
- Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu cóđủ năng lực
tham dựđấu thầu.
- Chỉđịnh thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng được yêu


cầu để thương thảo hợp đồng.
Các phương thức đấu thầu xây dựng:
- Đấu thầu một túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giá dự thầu được đựng
chung trong một túi hồ sơ.
- Đấu thầu hai túi hồ sơ: đề xuất về kỹ thuật và về giáđược đựng trong hai
túi hồ sơ riêng biệt. Túi hồ sơ kỹ thuật được đánh giá trước và chỉ khi nào đạt
sốđiểm từ 70% trở lên (theo quy định trong hồ sơ mời thầu) mới đánh giá tiếp
hồ sơ về giá.
- Đấu thầu 2 giai đoạn được áp dụng cho các dựán lớn, phức tạp về công
nghệ hoặc dựán chìa khóa trao tay.
Việc đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Cạnh tranh với những điều kiện ngang nhau
- Dự liệu đầy đủ
- Đánh giá công bằng
- Trách nhiệm phân minh
- Bí mật
- Ba chủ thể
Đấu thầu là chếđộđược áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị
trường. Việc đấu thầu mang lại những lợi ích thiết thực với chủđầu tư, nhà thầu
và cả nền kinh tế quốc dân.
Đối với chủđầu tư, thông qua việc thực hiện đấu thầu, chủđầu tư sẽ tìm
được nhà thầu có khả năng đáp ứng cao nhất các yêu cầu thực hiện dựán đầu tư
trên cả phương diện chất lượng, tiến độ và chi phí. Hiệu quả vốn đầu tưđược
tăng cường nhờ vốn được quản lý chặt chẽ, khắc phục được tình trạng thất thoát
vốn. Đấu thầu cũng giúp chủđầu tư giải quyết được tình trạng phụ thuộc vào
một nhà thầu như trong hình thức giao thầu hoặc chỉđịnh thầu. Tuy nhiên, để
bảo đảm hiệu quả thiết thực của đấu thầu, chủđầu tư phải am hiểu sâu sắc quy
chếđấu thầu và cóđược đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, cóđạo đức
nghề nghiệp để lập hồ sơ mời thầu có chất lượng, đánh giáđúng các hồ sơ dự
thầu và lựa chọn đúng nhà thầu cóđủ năng lực thực hiện yêu cầu công trình.

Đối với nhà thầu, việc thực hiện chếđộđấu thầu sẽ phát huy được tính
chủđộng, sáng tạo và linh hoạt tìm kiếm việc làm thông qua việc nắm bắt thông
tin về dựán, vềđối thủ cạnh tranh, thiết lập quan hệ với các chủ thể kinh tế khác.
Đấu thầu cũng tạo nên sức ép với các nhà thầu trong việc đổi mới công nghệ,
nâng cao trình độ cán bộ và công nhân viên, qua đó nâng cao khả năng cạnh
tranh để tăng xác suất trúng thầu. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu cũng sẽ tích
luỹđược thêm kinh nghiệm thi công, kinh nghiệm lập hồ sơ dự thầu và xác định
chiến lược phát triển dài hạn của mình.
Đối với Nhà nước, thông qua đấu thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước
cóđủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học đểđánh giáđúng thực lực của các
chủđầu tư và các nhà thầu. Những điều đó giúp Nhà nước phát huy đúng được
vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường: tổ chức thị trường xây dựng, tạo
sự cạnh tranh lành mạnh và tăng cường trật tự, kỷ cương trong thựuc hiện quá
trình đầu tư.
1.2. Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh
nghiệp xây dựng
Theo C.Marx, cạnh tranh là sự ganh đua, sựđấu tranh giữa các nhà tư bản
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoáđể
thu được lợi nhuận siêu ngạch. Ông cũng coi cạnh tranh là một trong những quy
luật của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
P.A.Samuelson cho rằng, cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp
để giành khách hàng hoặc thị trường.
Từđiển Bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: canh tranh trong kinh
doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các
thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan
hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi
nhất.
Các quan niệm nêu trên có sự khác nhau về cách tiếp cận và diễn giải, song
có nhiều điểm chung. Đó là:
- Khi nói đến cạnh tranh tức là nói đến một quá trình có sự tham gia của

nhiều chủ thể có cùng mục tiêu (đối tượng mà các chủ thểđều hướng tới chiếm
đoạt).
- Có ràng buộc chung mà các chủ thể phải tuân thủ. Đó làđặc điểm nhu cầu
của khách hàng, ràng buộc của luật pháp và thông lệ trên thị trường.
- Về thời gian và không gian, cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian và
trong không gian không cốđịnh.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có những mặt tích cực và những
mặt tiêu cực nhất định. Vấn đềđặt ra không phải là thủ tiêu cạnh tranh, mà phải
để cạnh tranh diễn ra trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tránh dùng những
thủđoạn không lành mạnh, phải phát huy được mặt tích cực và hạn chếđến mức
tối đa những mặt tiêu cực của cạnh tranh. Đó là trách nhiệm của Nhà nước và
của tất cả các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1. Tiếp cận và phân loại cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp
xây dựng
1.2.1.1. Tiếp cận về cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Cạnh tranh trong đấu thầu có thể tiếp cận theo 2 cách:
Theo nghĩa hẹp: cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình các doanh
nghiệp xây dựng ganh đua nhau đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, tài chính, tiến
độ thi công để xây dựng công trình thoả mãn một cách tối ưu các yêu cầu của
bên mời thầu.
Quan niệm này cho thấy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là sự ganh
đua hết sức gay gắt nhằm mục đích trúng thầu. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn
chỉ bó hẹp ở khâu đấu thầu mà chưa chỉ ra được sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong suốt quá trình sản xuất - kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều tham
gia đấu thầu rất nhiều công trình khác nhau với những đối thủ khác nhau trong
những khoảng thời gian, địa điểm khác nhau, do đó quan niệm theo nghĩa hẹp
này sẽ khó xác định được toàn diện các vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu
Theo nghĩa rộng: cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sựđấu tranh gay
gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa ra
các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu và thực hiện hợp đồng cho

tới khi hoàn thành công trình và bàn giao theo yêu cầu của chủđầu tư. Có thể
hiểu cạnh tranh theo nghĩa rộng trong đấu thầu xây dựng theo sơđồ dưới đây:
Sơđồ 1: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Tìm kiếm thông tin
Tham gia đấu thầu
Hoàn thành bàn giao
Ký hợp đồng
Thực hiện
hợp đồng
Chuẩn bị vàđưa ra biện pháp
Doanh nghiệp phải chủđộng tìm kiếm thông tin về các cuộc đấu thầu để có
sự chuẩn bị tham gia đấu thầu.
Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu, có hai trường hợp xảy ra là trượt thầu
hoặc trúng thầu. Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp cũng luôn luôn phải
tìm kiếm các thông tin để tiếp cận các cuộc đấu thầu. Phân tích vàđánh giá
thông tin đểđưa ra các quyết sách đúng đắn trong việc tham gia đấu thầu.
1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Cạnh tranh trong đấu thầu có nhiều loại, trong đó chủ yếu là:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Người mua dịch vụ xây dựng
(chủđầu tư- bên mời thầu) và người bán dịch vụ xây dựng công trình (doanh
nghiệp xây dựng - nhà thầu) với những mục tiêu khác nhau, tạo ra sự sôi động
của thị trường xây dựng. Mục tiêu của chủđầu tư là các công trình có chất lượng
cao, thời gian xây dựng ngắn và chi phí xây dựng (giácả hợp lý). Còn mục tiêu
của nhà thầu làđảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất vàít rủi
ro nhất.
- Cạnh tranh giữa người mua dịch vụ xây dựng với nhau: Chỉ xảy ra khi có
nhiều chủđầu tư có công trình cần xây dựng nhưng chỉ có một doanh nghiệp xây
dựng hoặc một ít tổ chức xây dựng tham gia đấu thầu có khả năng công
nghệđộc quyền để xây dựng các công trình ấy. Trường hợp này hiếm xảy ra
trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong đấu thầu.

- Cạnh tranh giữa những người cung ứng dịch vụ xây dựng với nhau (cạnh
tranh giữa các nhà thầu - doanh nghiệp xây dựng) đó là cuộc cạnh tranh khốc
liệt nhất, gay go nhất của cạnh tranh trên thị trường xây dựng.
Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm
đứng vững trên thị trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra, sử dụng ưu thế
của mình về chất lượng, thời gian thi công và chi phí xây dựng công trình. Cạnh
tranh, một mặt, sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình
thức như loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu
được lợi nhuận thấp; mặt khác, sẽ khuyến khích những doanh nghiệp có chi phí
thấp. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh sẽtạo áp lực
buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất - kinh
doanh, vìđó là cơở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp.
Một trong những vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp xây dựng trong điều kiện cơ chế thị trường là phải giành được lợi thế
cạnh tranh trên thị trường, kýđược nhiều hợp đồng có khả năng mang lại lợi
nhuận cao. Vì thế, đấu thầu xây dựng có thể xem là một trong những hoạt động
rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng.
Để thắng thầu được nhiều dựán đầu tư, doanh nghiệp phải có thực lực cạnh
tranh, phải có chiến lược và chiến thuật hợp lý và cần phải có chữ tín với
chủđầu tư, tạo dựng các mối quan hệ thường xuyên với chủđầu tư hiện tại và
chủđầu tư tiềm năng.
Để dự thầu doanh nghiệp phải tiếp cận với hàng loạt vấn đề, từ khâu thiết
kếđến thi công, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Hoạt động thi công phải
được triển khai thực hiện theo một trình tự công nghệ nghiêm ngặt (kỹ thuật và
tổ chức thi công) đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi và tiết kiệm
nhất. Để thi công xây dựng công trình đúng tiến độ, đạt hiệu quả kinh tế mong
muốn thì d xây dựng phải có bộ máy quản lýđủ năng lực đểđiều hành sản xuất.
Nếu hoạt động đấu thầu xây dựng được xem là hoạt động đầu tiên trong quan hệ
giữa doanh nghiệp xây dựng với chủđầu tư, thì hoạt động bàn giao công trình
hoàn thành có thể xem là hoạt động cuối cùng. Những công trình bàn giao cho

chủđầu tưđược xem là những sản phẩm đãđược thị trường chấp nhận. Hoạt động
này có quan hệ tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động thầu xây dựng của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp bàn giao công trình đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, thời
gian xây dựng thì uy tín cua doanh nghiệp trên thị trường xây dựng được đề
cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp bàn giao những công trình xây dựng không
đảm bảo như cam kết hợp đồng thì uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
1.2.2. Khả năng và phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh
nghiệp xây dựng
1.2.2.1. Khái quát về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp
xây dựng
Khi nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là nói đến nội lực (bên
trong) của doanh nghiệp, trong dó có các năng lực về tài chính, kỹ thuật công
nghệ, marketing, tổ chức quản lý, đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Có nội
lực làđiều kiện cần, còn điều kiện đủ là doanh nghiệp phải biết sử dụng, phát
huy tất cả các nội lực đóđể phục vụ cho các cuộc cạnh tranh khác nhau tạo ra lợi
thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp khác. Như vậy, khả nưng cạnh tranh của
doanh nghiệp là toàn bộ năng lực và việc sử dụng các năng lực đóđể tạo ra lợi
thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm thoả mãn đến
mức tối đa các đòi hỏi của thị trường.
Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là toàn bộ những năng lực về
tài chính, thiết bị, công nghệ, marketing, tổ chức quản lý mà doanh nghiệp có
thể sử dụng để tạo ra các lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác.
Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp không cỉ
là lợi thế về sản phẩm (chất lượng, giá cả) mà còn có các lợi thế về nguồn lực
đểđảm bảo sản xuất ra sản phẩm đó (tài chính, công nghệ, nhân lực). Để tồn tại
và phát triển bền vững phải không ngừng nâng cao nội lực của doanh nghiệp
nhằm tạo ưu thế về mọi mặt như chất lượng công trình, tiến độ thi công, biện
pháp thi công, giá cả v.v.. so với các đối thủ. Trước yêu cầu ngày càng cao vàđa
dạng của khách hàng, nếu doanh nghiệp không vươn lên đáp ứng được thì sự
thất bại trong cạnh tranh làđiều khó tránh khỏi. Trên thực tế, sự cạnh tranh giữa

các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, buộc các nhà thầu phải tìm mọi
biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là việc các doanh nghiệp sử dụng toàn
bộ năng lực có thểđể giành lấy phần thắng, phần hơn trước các đối thủ cùng
tham dự thầu.
1.2.2.2. Phương thức cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng
Đểđánh giá, cho điểm và lựa chọn nhà thầu, chủđầu tư căn cứ vào những
chỉ tiêu chủyếu sau của nhà thầu sau:
- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu;
- Tài chính;
- Tiến độ thi công;
- Giá dự thầu.
Trong các chỉ tiêu trên, chủđầu tưđặc biệt chú trọng đến ba chỉ tiêu hàng
đầu mà các doanh nghiệp xây dựng sử dụng như những phương thức trọng tâm
trong quá trình cạnh tranh đấu thầu, cụ thể:
Phương thức 1: Cạnh tranh bằng giá dự thầu
Trong đấu thầu, chỉtiêu giá bỏ thầu có vai trò quyết định việc doanh nghiệp
có trúng thầu hay không. Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt đảm bảo được
hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp vừa đảm bảo khả năng trúng thấu cao.
Chất lượng của việc xây dựng mức giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu
tố nó thể hiện tổng hợp các phẩm chất của doanh nghiệp xây dựng như:
- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp;
- Kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến;
- Phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để giá bỏ thầu của doanh nghiệp cóưu thế cạnh tranh đòi hỏi phải có chính
sách về giá một cách linh hoạt dựa trên cơ sở: Năng lực thực sự của doanh
nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm của dựán,địa điểm của
dựán, phong tục tập quán của địa phương có dựán được thi công.
Việc xây dựng giá bỏ thầu phụ thuộc lớn vào mục tiêu đấu thầu của nhà
thầu nhưđể kiếm lợi nhuận, công ăn việc làm hay mở ra thị trường mới. Một

nhà thầu thường xây dựng các mức giá khác nhau với những mục tiêu đạt được
khác nhau. Tuỳ theo từng công trình cụ thể, tiềm lực nguồn lao động, khả năng
về vốn, thiết bị máy móc v.v.. mục tiêu tham gia đấu thầu có chính sách định giá
khác nhau trong việc quyết định giá bỏ thầu.
Phương thức 2: Cạnh tranh bằng chất lượng công trình
Chất lượng công trình là tập hợp các thuộc tính của công trình trong điều
kiện nhất định về kinh tế kĩ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở
nhiều mặt khác nhau về tính cơ, lý, hoá của công trình mà chủđầu tưđặt ra.
Doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất
lượng công trình. Đó làđiều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn giành
được thắng lợi trong cạnh tranh. Do vậy, chất lượng công trình là vấn đề sống
còn đối với doanh nghiệp xây dựng. Nâng cao chất lượng công trình cóý nghĩa
hết sức quan trọng thể hiện trên các giác độ:
- Chất lượng công trình tăng lên sẽ góp phần tăng uy tín của doanh nghiệp,
nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị trường.
- Nâng cao chất lượng công trình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
-kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu
mà doanh nghiệp đãđề ra.
Trong phương thức cạnh tranh bằng chất lượng công trình, các nhà thầu
xây dựng cạnh tranh với nhau không chỉ bằng chất lượng cam kết thực hiện của
công trình đang được tổ chức đấu thầu xây dựng mà còn cạnh tranh với nhau
qua chất lượng các công trình khác đã vàđang được xây dựng.
Chất lượng là một trong những yêu cầu chủ yếu đối với mỗi loại sản phẩm
được sản xuất ra, chất lượng của sản phẩm là công trình xây dựng lại càng là
một yếu tố quan trọng, cũng chính vì vậy mà chất lượng công trình là một công
cụ mạnh để cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng.
Phương thức 3: Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
Tiến độ thi công thể hiện ở việc bố trí tổng thể của doanh nghiệp trong
công tác thi công công trình. Chịu sựảnh hưởng về sự cam kết đối với chất
lượng, an toàn lao động và thời hạn bàn giao công trình. Thông qua tiến độ thi

công của các công trình đã vàđang thi công, chủđầu tư có thểđánh giá nhà thầu
về các khía cạnh tranh độ quản lý, trình độ kỹ thuật thi công và năng lực máy
móc thiết bị, nhân lực của nhà thầu.
1.2.3. Các tiêu thức cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu
của doanh nghiệp xây dựng
1.2.3.1. Các tiêu thức thể hiện khả năng cạnh tranh
Số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu.
Chỉ tiêu này thể hiện khái quát tình hình dự thầu và kết quả dự thầu của
doanh nghiệp, qua đó có thểđánh giáđược hiệu quả, chất lượng của việc dự thầu
trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng của các công trình trúng thầu.
Tỷ lệ thắng thầu trong dự thầu.
Tỷ lệ này được tính như sau:
Tính theo số dựán (hoặc số gói thầu dự thầu)
T1 = x 100 (%) (1)
Trong đó: T1: Là tỷ lệ trúng thầu theo số lần tham gia đấu thầu
Dtt: Là số dựán (số gói thầu) thắng thầu
Ddt: Là số dựán (số gói thầu) dự thầu
Tính theo giá trị dựán (hoặc gói thầu)
T2 = x 100 (%) (1)
Trong đó: Là tỷ lệ trúng thầu theo giá trị dựán (gói thầu)
Gtt: Là giá trị của các dựán (gói thầu) trúng thầu
Gdt: Là giá trị của các dựán (gói thầu) dự thầu
1.2.3.2. Các tiêu thức đánh giá khả năng trúng thầu trong đấu thầu của
doanh nghiệp xây dựng
Về năng lực và kinh nghiệm
Đây là chỉ tiêu xác định điều kiện đầu tiên đảm bảo nhà thầu được tham
gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dựán (gói thầu). Chỉ tiêu này thể hiện khả
năng hiện có của mỗi một nhà thầu về tổng thể khả năng trên các mặt: Kinh
nghiệm, trình độ nhân lực, khả năng về tài chính với những tiêu chuẩn nhất định
tuỳ theo quy mô, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ của từng dựán (gói thầu). Tiêu chuẩn

này được thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: Năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu
Tiêu chuẩn
Nhà thầu
Kinh nghiệm (K) Nhân lực (N) Tài chính (T)
NT1 K1 N1 T1
NT2 K2 N2 T2
… … … …
NTn Kn Nhà nước Tn
Trong đó:

×