Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT CỦA TỔNG CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198 KB, 35 trang )

1
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT CỦA
TỔNG CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG
I.GIỚITHIỆUTỔNGQUANVỀ TỔNG CÔNGTY CƠKHÍXÂYDỰNG.
1.Lịch sử hình thành và nhiệm vụ của Tổng Công ty
1.1.Lịch sử hình thành.
Tổng công ty cơ khí xây dựng tiền thân là Nhà máy cơ khí Gia Lâm được
thành lập từ năm 1958. Đến năm 1975,được Bộ Xây Dựng thành lập và lấy tên là
Liên hiệp xí nghiệp cơ khí xây dựng. Năm 1995, Bộ Xây dựng thành lập lại trên
cơ sở sắp xếp lại các xí nghiệp thành viên của Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây
dựng và lấy tên là Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (tên giao dịch là COMA).
Tổng công ty Cơ khí Xây dựng là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập
theo quyết định số 993/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1995 của Bộ trưởng Bộ xây dựng,
trên cơ sở Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng thành lập từ năm 1995.
Hiện nay Tổng công ty đang đặt trụ sở chính tại 813 đường Giải Phóng ,quận
Hai Bà Trưng.
Tổng công ty Cơ khí Xây dựng là Tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh
doanh bao gồm các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị
sự nghiệp và các đơn vị phụ thuộc; Tổng công ty có tư cách pháp nhân có các
quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động,
kinh doanh trong số vốn do Tổng công ty quản lý; có con dấu , có tài sản và các
quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo
quy định của Nhà nước; được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Tổng công ty.
Tổng công ty Cơ khí xây dựng chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng và
của các cơ quan quản lý Nhà nước khác theo pháp luật.
Tổng công ty Cơ khí xây dựng có tên giao dịch quốc tế là Construction
Machinery Corporation viết tắt là COMA.
1.2.Nhiệm vụ của Tổng Công ty.
2
Tổng công ty Cơ khí xây dựng có các nhiệm vụ chính sau đây :
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh về cơ khí xây dựng theo quy hoạch,


kế hoạch phát triển ngành Xây dựng của Nhà nước và theo yêu cầu của thị trường,
bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh máy móc, trang thiết bị, công cụ, phụ
tùng, phụ kiện và các sản phẩm khác phục vụ xây dựng , phục vụ sản xuất VLXD,
phục vụ quản lý ,phát triển đô thị và các ngành kinh tế kỹ thuật khác; sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ về các phương tiện vận tải, xếp dỡ; thi công lắp đặt thiết bị,
thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ
tầng đô thị và khu công nghiệp; tư vấn kinh tế kỹ thuật về công nghệ, thiết bị cho
các dựán sản xuất VLXD, cơ khí; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, công
nghệ cơ khí xây dựng và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp
luật; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợp
với luật pháp và chính sách của Nhà nước.
-Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao
bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khá; nhận và sử dụng có hiệu quả
tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác được giao.
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân trong Tổng công ty.
2.Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty.
Tổng Công ty Cơ khí xây dựng được quản lý bởi Hội đồng quản trị vàđược
điều hành bởi Tổng giám đốc.
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng Công ty,
chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng Công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao
và theo yêu cầu của thị trường.
Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng Công ty. Tổng giám đốc
làđại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản
trị, trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng và trước pháp luật vềđiều hành hoạt động của
Tổng Công ty.
3
Tổng Công ty có các đơn vị thành viên là những doanh nghiệp Nhà nước hạch
toán độc lập, những doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, những đơn vị sự nghiệp và

các doanh nghiệp liên doanh mà Tổng Công ty tham gia góp vốn.
Có thể thấy rõ hơn cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Cơ khí xây dựng theo
sơđồ sau :
4
3.Lĩnh vực hoạt động.
-Lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty xây dựng.
a.Sản xuất, kinh doanh về cơ khí xây dựng, bao gồm: trang thiết bị, công
cụ, phụ tùng phụ kiện và các sản phẩm khác phục vụ xây dựng, phục vụ sản
xuất vật liệu xây dựng, phục vụ quản lý, phát triển đô thị và các ngành kinh tế
kỹ thuật khác.
b.Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về phương tiện vận tải, xếp dỡ, thi công
c.Lắp đặt thiết bị, thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp,
công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
d.Tư vấn kinh tế, kỹ thuật về công nghệ, thiết bị cho các dựán sản xuất vật
liệu xây dựng, cơ khí.
e.Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, công nghệ cơ khí xây dựng
f.Xây lắp công trình đường dây, trạm biến thế, công trình bưu điện, trạm
bơm thủy lợi, đê, kè.
g.Kinh doanh phát triển nhà.
h.Tư vấn đầu tư xây dựng,sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
i.Đưa lao động và chuyên gia ra nước ngoài làm việc có thời hạn ở nước
ngoài.
Tổng công ty Cơ khí xây dựng chuyên sản xuất, kinh doanh thiết bị cơ khí
phục vụ ngành xây dựng và các ngành khác, thi công lắp đặt các công trình
xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành xây dựng trong và
ngoài nước, theo yêu cầu của thị trường.
Trong nhiều năm qua kể từ khi thành lập, Tổng công ty luôn đầu tư máy
móc, thiết bị hiện đại, tăng cường công tác quản lý và chuyên môn kỹ thuật
của lực lượng quản lý, tay nghề của công nhân với mục tiêu tăng năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, giá thành hạđể có thể cạnh tranh trong và ngoài

5
nước. Tổng công ty áp dụng hệ thống quản lý Chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn ISO 9002.
Với đội ngũ hơn 6000 kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề, với năng
lực thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại, Tổng công ty đã vàđang tham
gia thiết kế, tư vấn, chế tạo, lắp đặt thiết bị các công trình xi măng như :Nhà
máy Xi măng Bút Sơn, Hoàng Thạch, Sao Mai ..., các nhà máy đường như
Nhà máy Đường Thạch Thành, Sơn La, Nghệ An ...,các nhà máy điện như nhà
máy điện Hiệp Phước, nhiệt điện Phả Lại, Bà-Rịa Vũng Tàu, Phú Mỹ,
thuỷđiện Sông Đà, Yaly, Hàm Thuận Đamy, Thủy điện Cần Đơn, khu nhà
hành chính Nhà máy dầu Việt Nga tại Dung Quất...,Phân đạm Hà Bắc, cột
điện đường dây 500 KV, các cột truyền hình, cột viba trong và ngoài nước.
Tổng công ty cũng tham gia nhiều công trình xây dựng công nghiệp và
dân dụng trong và ngoài nước như: Xây dựng khu du lịch, trường học, đường
giao thông, các công trình thuỷ lợi...Để mở rộng thị trường,ngành nghề sản
xuất kinh doanh, nâng cao năng lực thiết bị công nghệ sản xuất cũng như trình
độđội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật các nghề, Tổng công ty đã hợp tác,liên
danh với nhiều công ty, tổ chức trong và ngoài nước để chuyển giao công
nghệ,ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Trong những năm tới, Tổng công ty cơ khí xây dựng tiếp tục đầu tư năng
lực mới để trở thành một Tổng công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực
chế tạo, lắp đặt các thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép, thiết bị thi công ngành
xây dựng,thi công các công trình dân dùng và công nghiệp, xuất khẩu các sản
phẩm của mình trên thị trường thế giới.
4.Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công
ty.
4.1.Kết quả sản xuất kinh doanh.
6
Sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng, ổn định, bền vững. Các chỉ tiêu
về sản xuất kinh doanh trong 4 năm 2001-2004 có mức tăng trưởng bình quân

130-140 %. Kết quảđóđược thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 : Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001- 2004.
ST
T
Các chỉ tiêu
chủ yếu
Đơn
vị tính
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
I
Giá trị SXKD
Trong đó :
tỉđồng 779.768 865.670 1198.460 1514.260
1
Giá trị SX Xây lắp tỉđồng 491.706 499.273 605.867 688.988
2
Giá trị SX CN tỉđồng 201.720 195.951 315.114 605.704
3
Giá trị khảo sát, thiết kế,
QDXD
tỉđồng 1.119 5.607 7.398 4.543
4
Giá trị SXKD khác tỉđồng 49.625 115.851 183.805 215.024

II
Tổng doanh thu tỉđồng 551.246 721.507 1015.730 1266.020
1
Doanh thu Xây lắp tỉđồng 218.158 395.599 484.378 621.356
2
Doanh thu SX CN tỉđồng 218.140 215.212 344.182 416.321
3
Doanh thu khảo sát, thiết kế tỉđồng 1.119 5.607 4.204 8.400
4
Doanh thu kinh doanh khác tỉđồng 46.829 105.089 182.966 219.903
III Tổng nộp ngân sách
tỉđồng 19.045 29.884 31.261 34.140
IV Tổng lợi nhuận trước thuế tỉđồng 6.180 7.579 9.897 14.400
V Thu nhập bình quân đầu
người ( tháng )
triệu
đồng
1.014 1.043 1.189 1.258
VI Tổng số vốn đầu tư phát
triển
tỉđồng 25.023 72.673 111.856 121.85
( Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch 2001- 2005 Tổng Công ty )
Qua bảng số liệu trên cho thấy Tổng Công ty đang trên con đường phát
triển, mọi chỉ tiêu đều có mức tăng trưởng đáng kể trong đó có ba chỉ tiêu
quan trọng nhất là giá trị sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu và lợi nhuận.
Mức tăng trưởng giá trị sản xuất kinh doanh năm 2002 đạt 11%, năm 2003 là
38.44%, năm 2004 là 26.35%, như vậy mức tăng trung bình của chỉ tiêu này là
7
25.26%. Về chỉ tiêu tổng doanh thu, năm 2002 tổng doanh thu tăng 30.88%,
năm 2003 tăng 40.77%, năm 2004 là 14%, mức tăng trung bình đạt 28.55%.

Đạt mức tăng trưởng cao nhất là chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế,năm 2002
tăng 22.64%, năm 2003 tăng 30.58%, năm 2004 tăng 45.5%, mức tăng trung
bình đạt 32.91%. Sự tăng trưởng về lợi nhuận sẽ làm tăng các khoản đóng cho
Nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động và các chỉ tiêu tài chính của
doanh nghiệp. Nhìn chung trong những năm vừa qua cả ba chỉ tiêu quan trọng
phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh đều đạt mức tăng trưởng khá cho thấy
dấu hiệu tích cực về một giai đoạn phát triển của Tổng Công ty.
Kết quả trên cóđược là nhờ trong 4 năm, Tổng công ty đã chỉđạo thực
hiện hoạt động đa ngành trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kỹ
thuật cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, điện, giao thông, xây dựng
dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước.
Với mục tiêu sản xuất sản phẩm cơ khí là nhiệm vụ chính, phát huy năng
lực sẵn có về nhân lực, thiết bị và các nguồn lực, Tổng công ty đã chỉđạo tập
trung đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ chế tạo, tổ chức đào tạo tay
nghề và xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, từng bước nâng dần trình
độ công nghệ chế tạo. Tổng công ty có những bước phát triển cơ bản từ chỗ
chỉ làm công trình nhỏđã tiến tới tham gia thiết kế, chế tạo, lắp đặt đồng bộ
nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước với năng suất, chất lượng đáp ứng
yêu cầu thực tê về chất lượng sản phẩm như chế tạo thiết bị xi măng Bỉm Sơn,
Sông Gianh, Hải Phòng, chế tạo thiết bị cơ khí thủy công nhà máy thủy điện
Cần Đơn, Srok phu miêng. Tổng công ty đã chỉđạo xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng từ Tổng công ty đến các công ty thành viên thực hiện theo ISO
9001/2000. Hiện nay, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo ISO
9001/2000 đã trở thành nề nếp trong sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công
ty.
8
Từ những chỉđạo sát thực trong sản xuất ,Tổng công ty đã có những sản
phẩm cơ khí xuất khẩu sang Đài Loan, Pháp, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ... .Với mục
tiêu tập trung phát triển SXKD trong lĩnh vực cơ khí, Tổng công ty đã từng
bước hòa nhập, đứng vững và ngày càng phát triển trong cơ chế mới, khẳng

định được vị trí, vai trò chủđạo của Tổng công ty cơ khí trong nền kinh tế thị
trường.
Về công tác xây lắp, mặc dù có nhiều biến động trên thị trường xây dựng,
sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nhưng giá trị xây lắp trong
những năm qua của toàn Tổng Công ty vẫn vượt mức kế hoạch đề ra và luôn
chiếm một tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất cũng như doanh thu, trình độ thi
công, kinh nghiệm tổ chức quản lý, năng lực máy móc thiết bị của Tổng Công
ty ngày càng được nâng cao. Kết quả trên cóđược là nhờ các đơn vịđã
chủđộng tìm kiếm dựán, đấu thầu thi công, đầu tư chiều sâu, nâng cao năng
lực thiết bị, đổi mới quản lý thi công do vậy nhiều công trình đãđược triển
khai thi công nhanh, đảm bảo chất lượng và tiến độ, được chủđầu tưđánh giá
cao. Tổng Công ty đã là nhà thầu đầu tiên đã thành công trong việc đấu thầu
theo hình thức EPC (bao gồm : thiết kế, mua sắm thiết bị, thi công, vận hành
và bàn giao) như : Khu điều hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thiết bị cơ khí
thuỷ công nhà máy thủy điện Cần Đơn, thủy điện Srok Phu Miêng và hàng
loạt các Nhà máy gạch tuy nen với công suất đến 25 triệu viên/năm, tham gia
nhiều công trình trọng điểm như : các nhà máy xi măng, điện, các khu công
nghiệp và nhà ga sân bay quốc tế...
Thực hiện chiến lược phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến,
Tổng công ty đã khai thác, ứng dụng các phần mềm công nghệ thiết kế sản
phẩm mới, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong việc thiết kế, triển khai chế
tạo, lắp đặt thiết bị công nghiệp, kết cấu thép,giàn không gian cho các công
trình kiến trúc. Tổng công ty cùng hợp tác với các Trường Đại học,Viện
9
nghiên cứu thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và
ngành.Nghiên cứu , ứng dụng công nghệ vào chế tạo sản phẩm mới như :
nghiên cứu chế tạo thang máy, chế tạo cần trục tháp, chế tạo dụng cụ cầm tay,
thiết kế , chế tạo và lắp đặt mái giàn không gian nhà biểu diễn cá heo tại đảo
Tuần Châu - Quảng Ninh, đây là công trình có kỹ mỹ thuật cao, kiến trúc độc
đáo so với trong nước và khu vực.

Cơ cấu và sản phẩm hàng hóa,dịch vụ của Tổng công ty phát triển về
chủng loại, sản lượng, từng bước được chuyên sâu về cơ khí chế tạo và mở
rộng các lĩnh vực khác đểđa dạng ngành nghề SXKD trong cơ chế mới.
Xây lắp các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi là một hướng phát
triển kinh doanh của Tổng công ty. Từ chỗ chỉ tham gia đấu thầu thi công các
công trình có giá trị nhỏđến nay đã có khả năng tham gia đấu thầu các công
trình lớn, công trình trọng điểm của Nhà nước như gói thầu G7: thiết kế, mua
sắm, xây dựng khu nhà hành chính nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà ca múa
nhạc Việt Nam...
Xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu lao động và dịch vụ kỹ thuật là lĩnh
vực mới của Tổng công ty, song đã có những chuyển biến tích cực và góp
phần quan trọng trong việc cung cấp vật tứ, thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty và tạo việc làm cho nhiều lao động trong xã hội.
4.2.Công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Tổng công ty đã chỉđạo lập kế hoạch đào tạo ,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
quản lý,kỹ sư kỹ thuật cóđủ trình độ chuyên môn tham gia thiết kế,giám sát
thi công những công trình lớn,tổ chức lớp đào tạo thiết kế cơ khí ,đào tạo thiết
kế cơ khí ,đào tạo công nhân kỹ thuật điều khiển thiết bị tựđộng .Điều kiện
làm việc của CBCNV được cải thiện, cóđủ việc làm và phát triển được lực
lượng cán bộ quản trị kinh doanh ,kỹ sư kỹ thuật và công nhân bậc cao, không
10
có lao động dôi dư,số lượng và chất lượng lao động ngày càng cao đáp ứng
nhu cầu của xã hội.
Nhận thức được sự thiếu hụt nguồn cung cấp công nhân kỹ thuật chuyên
ngành cơ khí,Tổng công ty đã trình vàđược Bộ Xây dựng phê duyệt thành lập
Trường CNKT CKXD năm 1999. Tổng công ty đã chuẩn bị trường lớp,củng
cố vàđầu tư trang thiết bị cho trường đào tạo công nhân kỹ thuật CKXD tại
Cổ Bi ,Gia Lâm .Đầu năm 2003,Tổng công ty triển khai dựán đầu tư xây dựng
trường ,đến nay đãđưa công trình vào sử dụng,đáp ứng nhu cầu về cơ sởđào
tạo và cung cấp công nhân kỹ thuật cơ khí xây dựng cho các đơn vị trong

Tổng công ty và các ngành kinh tế trong cả nước.
Đến nay ,trường đã tuyển sinh 6 khóa học ,tổng số học sinh học nghề :
2356 em.Số học sinh đã tốt nghiệp đều được bố trí làm việc tại các cơ sở sản
xuất trong và ngoài Tổng công ty ,không có học sinh chờ việc làm.
4.3.Công tác đầu tư phát triển.
Đây là một hoạt động có sự chuyển biến lớn và sẽđóng góp đáng kể vào sự
phát triển của Tổng Công ty trong giai đoạn tới. Nếu như năm 2002 các dựán
đầu tưđã hoàn thành của Tổng Công ty tập trung chủ yếu vào các dựán mua
sắm thiết bị tăng năng lực sản xuất do vướng mắc nhiều vấn đề cũng như công
tác chấn chỉnh hoạt động đầu tư chưa phát huy kết quả thìđến năm 2003 hoạt
động đầu tưđã có sự thay đổi lớn. Năm 2003, Tổng Công ty đã mạnh dạn đầy
tư xây dựng các nhà máy mới để sản xuất các sản phẩm mới nhằm tăng tỉ lệ
nội địa hoá và từng bước thay thế hàng nhập khẩu. Tổng Công ty đã tham gia
góp vốn thành lập Công ty cổ phần để khai thác nhiều dựán như: nhiệt điện
Quảng Ninh, thuỷđiện Hương Sơn - Hà Tĩnh, xi măng Đồng Bành ....Tổng
Công ty tích cực hợp tác cùng các công ty, hãng nước ngoài thông qua hình
thức liên doanh, góp vốn cổ phần hoặc đấu thầu quốc tế cung cấp thiêt bị toàn
bộ cho các dựán đầu tư xây dựng như : nhà máy sản xuất dây và cáp điện
11
COMA, nhà máy Thuỷđiện Hương Sơn, nhà máy sản xuất thiết bị phụ tùng
cho công nghiệp xi măng,...Tổng Công ty cũng tiến hành đầu tư xây dựng các
nhàĐiều hành sản xuất, trưng bày sản phẩm và văn phòng cho thuê. Năm
2004 công tác đầu tư lại tiến thêm một bước mới, Hội đồng quản trị, Tổng
Giám Đốc Tổng Công ty đã chỉđạo các đơn vị không đầu tư dàn trải mà tập
trung vào các dựán đầu tư có hiệu quả. Cụ thể, Tổng Công ty tập trung chủ
yếu vào các dựán nằm trong chương trình cơ khí trọng điểm của Chính phủ
như : nhà máy chế tạo thiết bị nâng chuyển, nhà máy chế tạo thiết bị cho công
nghiệp xi măng, tiếp tục triển khai các dựán về chế tạo thiết bị cơ khí, sản xuất
công nghiệp nhằm tăng năng lực sản xuất cho các đơn vị, nâng cao năn g lực
cạnh tranh và thương hiệu COMA trên thị trường, đảm bảo Tổng Công ty có

thể tham gia và triển khai chế tạo thiết bị cho các dựán công nghiệp lớn của
Nhà nước. Ngoài ra trong năm 2004. nhằm tăng cường năng lực cho Tổng
Công ty cũng như mở rộng vàđa dạng hoá ngành nghề trong sản xuất kinh
doanh, Tổng Công ty đã chỉđạo các đơn vị mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực
có tính chất đột phá lớn như tham gia vào lĩnh vực phát triển nhà, đây là lĩnh
vực đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong 4 năm, công tác đầu tư phát triển dần đi vào nề nếp và ngày càng có
hiệu quả. Đầu tư chiều sâu tăng năng lực sản xuất trên cơ sở thiết bị công
nghệ hiện có của Tổng công ty vàđầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh
doanh, đa dạng hóa sản phẩm. Từ năm 2001 đến nay, Tổng công ty đãđầu tư
với tổng số vốn 329,83 tỷđồng, góp phần làm cho các công ty thành viên thay
đổi về chất trong chế tạo sản phẩm và thi công các công trình, các công ty
thành viên đã thực hiện việc chuyên sâu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm theo
định hướng phát triển chung của Tổng công ty như : chế tạo thiết bị vận
chuyển liên tục, chế tạo lọc bụi, chế tạo máy nghiền, chế tạo thiết bị thủy điện,
12
cột điện thép, thiết bị và phụ kiện cho thi công xây dựng, khóa và phụ kiện
cửa các loại.
Giai đoạn tiếp theo của quá trình thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn
2001 - 2010, Tổng Công ty tiếp tục chú trọng đầu tư tăng năng lực chế tạo cơ
khí như dựán nhà máy chế tạo thiết bị nâng chuyển, nhà máy chế tạo thiết bị
cho công nghiệp xi măng, chế tạo cột điện thép, lò mạ nhúng kẽm nóng, cốp
pha tôn...,làm chủđầu tư hoặc tham gia cổ phần các dựán xi măng Đồng Bành,
thủy điện Hương Sơn, phong điện Phương Mai, chung cư cao tầng La Khê -
HàĐông, Liên Ninh - Thành Trì, nhà chung cư 125 D Minh Khai....
Trong quá trình chỉđạo thực hiện đầu tư xây dựng,Tổng công ty sé hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị thành viên thực hiện theo quy trình lập dựán
đầu tư, thực hiện và lập hồ sơ quyết toán, không để kéo dài nhằm tăng hiệu
quảđầu tư.
II.THỰCTRẠNGHUYĐỘNGVỐNĐẦUTƯSẢNXUẤTCỦA TỔNG

CÔNGTY CƠKHÍXÂYDỰNG.
1.Kế hoạch và kết quả huy động vốn đầu tư sản xuất.
Hàng năm Tổng Công ty xây dựng kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư
thông qua việc tổng hợp kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn của các đơn vị
thành viên và kế hoạch thực hiện các dựán do Tổng Công ty làm chủđầu tư.
Nhìn chung kết quả huy động vốn thường không đạt được so với kế hoạch đề
ra, do đó làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các dựán đầu tư của Tổng Công ty.
Thực trạng bảo đảm vốn đầu tư có thể thấy qua bảng số liệu sau :
Bảng 2.2: Kế hoạch và kết quả huy động vốn đầu tư sản xuất
của Tổng Công ty qua các năm.
(Đơn vị : tỉđồng)
Các chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm
13
2001 2002 2003 2004
Kế hoạch vốn 48.11 167.24 197.20 120.43
Kết quả huy động 25.02 72.67 111.86 121.84
Chênh lệch giữa kết quả
và kế hoạch
Giá trị -23.09 -94.57 -85.34 1.41
% 52 43.45 56.72 101.17
(Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch 2001 - 2005 của Tổng Công ty )
Bảng số liệu trên cho thấy trước năm 2004, nguồn vốn đầu tư huy động
được không đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư khiến cho nhiển dựán
đầu tư phải hủy bỏ hoặc chậm tiến độ do những khó khăn về vốn. Riêng năm
2004 kết quảđạt được về vốn huy động là năm duy nhất vượt mức kế hoạch.
Kết quả này cóđược là nhờ công tác đầu tưđược chấn chỉnh một cách nghiêm
túc, nâng cao hiệu quảđầu tư và nhờđó nâng cao uy tín với các ngân hàng
thương mại. Mặt khác Tổng Công ty đã có một hướng khai thác mới trong
việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho dựán của mình, đó là huy động vốn
trong dân cư, cụ thể là huy động vốn từ CBCNV và vốn tín dụng của người

mua qua hình thức tiền đặt cọc đối với các dựán nhà chung cư, nhà liền kế .
Những kết quả cụ thể hơn về tài trợ vốn cho các dựán đầu tư của Tổng Công
ty sẽđược trình bày ở phần tiếp theo.
2.Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất.
Vốnđầu tư của Tổng Công ty được hình thành từ các nguồn là vốn doanh
nghiệp tự bổ sung, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng
thuê mua, vốn tín dụng thương mại, vốn huy động từ CBCNV, vốn do người
mua ứng trước, trong đó vốn tín dụng thương mại luôn tỉ lệ> 80%.
Cơ cấu vốn đầu tư của Tổng Công ty được thể hiện qua bảng sau:
14

×