Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Lá dứa thơm Tiềm năng chữa tiểu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯƠC
--------

--------

TIỂU LUẬN
LÁ DỨA THƠM
VÀ TIỀM NĂNG ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
MÔN HỌC: Dược học cổ truyền

NHÓM 3
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. VŨ ĐỨC LỢI


Hà Nội_2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯƠC
--------

--------

TIỂU LUẬN
LÁ DỨA THƠM
VÀ TIỀM NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
MÔN HỌC: Dược học cổ truyền
NHÓM 3

Vũ Đài Trang
Nguyễn Thùy Dung
Nguyễn Khánh Hồng


Nguyễn Thị Hiền
Nguyễn Thanh Tùng

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. VŨ ĐỨC LỢI


Hà Nội_2020

I.

Mục lục
Đặt vấn đê................................................................................................1

II.

Nội dung...................................................................................................3

1.

2.

Lá dứa thơm (Pandanus amaryllifolius)................................................3
1.1

Đặc điểm chung...............................................................................3

1.2

Hóa học............................................................................................5


1.3

Công dụng, tác dụng......................................................................21

1.4

Bài thuốc và sản phẩm chứa dược liệu..........................................24

Chi Pandanus......................................................................................28
2.1 Đặc điểm chung.................................................................................28
2.2 Hóa học.............................................................................................29
2.3 Công dụng, tác dụng..........................................................................31
2.4 Bài thuốc và sản phẩm chứa dược liệu..............................................32

III. Kết luận...................................................................................................34
Tài liệu tham khảo.........................................................................................37


I.

Đặt vấn đê
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc sử dụng nguồn dược
liệu từ thiên nhiên đang ngày càng phát triển và trở thành xu hướng mới. Theo tổ
chức y tế thế giới (WHO) thì có tới 80% dân số thế giới hiện nay dựa vào thuốc
có nguồn gốc tự nhiên, cho thấy tầm quan trọng của tài nguyên cây thuốc là rất
lớn. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên hệ thực vật rất phong phú và đa
dạng, nhiều loại cây quý, có giá trị trong ngành thực phẩm, hương liệu, my
phẩm và dược liệu. Trong số đó có loài lá dứa mà miền Trung và miền Nam
thường gọi, còn miền Bắc gọi lá cơm nếp. Khi ta nấu cơm, nếu hấp thêm vài lá
dứa thì tạo mùi hương rất thơm, lá có màu xanh rất đẹp. Lá dứa có tên khoa học

là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (pandanceae), một loại cây được
trồng và mọc hoang phổ biến ở nước ta. Theo dân gian, lá dứa là một loại dược
liệu, hương liệu có mặt chính trong nhiều bài thuốc hỗ trợ và điều trị đái tháo
đường, huyết áp, giảm căng thẳng,…Đây là một gợi ý cho nền y học hiện đại
tiếp tục đi sâu và nghiên cứu. Đặc biệt, tiềm năng hỗ trợ điều trị căn bệnh tiểu
đường nên được lưu tâm nhiều hơn.

Về căn bệnh tiểu đường, trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa
thì bệnh tiểu đường đang trở thành căn bệnh phổ biến và gia tăng nhanh chóng
1


tại các nước phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới. Đái tháo đường, còn
gọi là bệnh tiểu đường, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, gây ra do
hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hay bị giảm tác dụng trong cơ thể, biểu
hiện bằng mức đường trong máu cao hơn ngưỡng bình thường. Bệnh tiểu đường
là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là
bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,... Thực trạng
bệnh tiểu đường hiện nay trên thế giới được Hiệp hội đái tháo đường thế giới
(IDF) năm 2017 thống kê với con số hơn 425 triệu người, nghĩa là cứ 11 người
thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, cứ 2 người mắc bệnh tiểu đường
thì 1 người không biết mình bị bệnh (không đi kiểm tra chẩn đoán bệnh tiểu
đường). Việc điều trị muộn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Theo dự
đoán, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới sẽ tăng lên 522 triệu người vào
năm 2030, và con số này sẽ còn tăng nhanh hơn nữa nếu mọi người chủ quan
đối với căn bệnh này. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường đang gia tăng
nhanh chóng, số người mắc bệnh tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Năm 2017,
thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay ở Việt Nam với số bệnh nhân tiểu đường là
3,54 triệu người (chiếm tỷ lệ 5,5% dân số). Nhóm bệnh nhân tiền tiểu đường (bị

rối loạn dung nạp glucose) là 4,79 triệu người (chiếm 7,4% dân số). Như vậy, cứ
trong 7,5 người thì có một người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Con số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam dự đoán sẽ tăng lên chiếm
7,7% dân số vào năm 2045. Như vậy, việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường là
vấn đề cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo một vài
nghiên cứu, lá dứa đã cho thấy tiềm năng trong việc điều trị bệnh tiểu đường
Bài tiểu luận này nhằm giúp tìm hiểu về các đặc điểm thực vật, các thành
phần hóa học đã được nghiên cứu cũng như công dụng của lá dứa để chúng ta có
được những hiểu biết cơ bản về loài này. Đặc biệt, bài tiểu luận còn đi sâu vào
vai trò của lá dứa trong hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường.
2


II.

Nội dung
1. La dưa thơm (Pandanus amaryllifolius)

1.1

Đặc điểm chung
a. Tên gọi:

Cây lá dứa có tên khoa học:Pandanus amaryllifolius, thuộc chi dứa dại
(Pandanus), họ Dứa dại (Pandanaceae). Hay còn có tên gọi khác: lá dứa thơm,
cây cơm nếp, cây lá nếp.
b. Đặc điểm thực vật
-

Là thực vật thân thảo, sinh sôi và phát triển ở miền nhiệt đới. Cây lá dứa


thân dài khoảng 30 – 40 cm, hẹp khoảng 3 – 4 cm, thẳng giống như một lưỡi
gươm. Ở giữa lá chụm lại theo một đường gân dọc theo thân lá. Mép lá nếp
thơm không có gai, mặt trên màu xanh sẫm, bóng. Mặt dưới màu xanh hơn, đôi
khi có thể phủ một lớp lông mịn bên ngoài.
- Lá nếp thơm mọc thành bụi lùm cao đến 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh
trên một thân và rễ.
- Cây không có hoa.
- Lá có mùi thơm đặc trưng tương tự như mùi cơm nếp, để càng khô lá
càng thơm.

3


c. Phân bố
-

Lá dứa phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, nóng ẩm, dưới bóng râm.

Tại Đông Nam Á, lá dứa thường được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia,
Việt Nam, Philippin…
- Ở Việt Nam, trước đây, lá dứa mọc hoang và được trồng ở khắp 3 miền.
Nhưng hiện nay cây gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được trồng để
thu hoạch lá. Lá dứa thơm thường phổ biến ở các tỉnh phía Nam để cho vào thức
ăn như bánh, kẹo hoặc pha trà.
d. Thời điểm thu hái, chế biến tạo dược liệu, vị thuốc
- Cây lá dứa có thể thu hái quanh năm. Cả thân lá sau khi phơi khô hoặc tươi
được sử dụng làm nguyên dược liệu. Cây có mùi thơm đặc trưng.
- Lá dứa thường được sử dụng trong công thức nấu ăn, ví dụ như cho vào
cơm, các loại bánh, chè hoặc nhuộm màu tự nhiên cho các món ăn.

- Ngoài ra, lá nếp thơm cũng được sử dụng với một số vị thuốc khác, nấu
nước dùng xông ở phụ nữ vừa sinh con, giúp da hồng hào và tăng cường sức
khỏe.
- Lá nếp thơm có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Nếu dùng tươi, thu
hái lá sau đó rửa sạch và sử dụng theo nhu cầu. Nếu dùng khô, người dùng cần
rửa sạch lá, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

4


1.2

Hóa học
a. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu trên thế giới, thành phần hóa học chủ yếu trong lá
dứa (P.amaryllifolius) là: Nước, chất xơ, 3-metyl-2(5H)-furanon, 2-axetyl-1pyrrolin, flvonoid, Alkaloid, pectin và tinh dầu. Các nhà khoa học đã xác định
được một số thành phần dễ bay hơi của cây dứa thơm chủ yếu là 3-metyl-2(5H)furanon (trên 70%) và 2-axetyl-1-pyrrolin (khoảng 3%) là chất gây mùi thơm
nếp đặc trưng.
- Các chất dễ bay hơi
Năm 1983, Buttery và các cộng sự đã tìm thấy 2-acetyl-1-pyrroline lần đầu
tiên trong lá P.amaryllifolius[1]. Đây là chất đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo nên mùi thơm đặc trưng của lá. Lá P.amaryllifolius là một trong những
nguồn tự nhiên tốt nhất để chiết xuất 2-acetyl-1-pyrroline [2].

Cấu trúc 2-acetyl-1-pyrroline
5


Năm 1999, J Jang từ Singapor đã nghiên cứu về các hợp chất dễ bay hơi từ

lá P.amaryllifolius [3]. Các hợp chất dễ bay hơi được phân lập từ lá dứa bằng
cách chiết lỏng-lỏng, sử dụng dung dịch cloromethane làm dung môi và được
phân tích bằng GC-MS. Tổng cộng có 22 hợp chất đã được xác định, bao gồm 9
rượu, 4 axit cacboxylic, 3 ketone, 2 este, 3 hydrocacbon và 1 furanone. Trong
đó, 3-Methyl-2- (5H) -furanone là thành phần chiếm ưu thế, chiếm hơn 70%
tổng số chất bay hơi. Các thành phần chính khác bao gồm 3-hexanol, 4methylpentanol, 3-hexanone và 2-hexanone, chiếm từ 2.65-7.09% tổng số chất
bay hơi. Về 3-Methyl-2- (5H) -furanone, chất này trước đây mới chỉ tìm thấy
trong các thực phẩm đã qua chế biến, điển hình như phô mai, chưa từng được
tìm thấy trong thực phẩm tươi, thì nay, trong nghiên cứu này, nó đã được tìm
thấy lần đầu tiên trong lá dứa.
- Flavanoid và phenolic
Năm 2013, Ali Ghasemzadeh và Hawa Z. E. Jaafar đã xác định được năm
flavonoid và ba acid phenolic trong chiết xuất Pandanus amaryllifolius từ ba địa
điểm khác nhau của Malaysia bằng RP-HPLC [4]. Tổng hàm lượng phenolic và
tổng flavonoid được xác định bằng cách sử dụng phương pháp xét nghiệm so
màu Folin-Ciocalteau và nhôm clorua. Hoạt tính chống oxy hóa của các chất
chiết xuất được kiểm tra bằng xét nghiệm khử oxy hóa (FRAP) và xét nghiệm
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Ngoài ra, xét nghiệm MTT (3- (4,5Dimethylthiazol-2-yl) -2,5-diphenyltetrazolium bromide) được sử dụng để sàng
lọc khả năng ngừa ung thư, chống lại dòng tế bào ung thư MCF-7.
Năm loại flavonoid được tìm thấy là Rinin, Epicatechin, Catechin,
Kaempferol, Naringin. Người ta chiết flavonoid bằng metanol, dung dịch chiết
được xử lí bằng HCl 6M và được hồi lưu. Xác định tổng hàm lượng flavonoid
bằng phương pháp quang phổ rồi tách, phân tích bằng HPLC.

6


Với acid phenolic, người ta cũng xác định tổng hàm lượng bằng phương
pháp quang phổ rồi phân tích HPLC. Ba loại acid phenolic được xác định là acid
galic, acid cinamic, acid ferulic. Thông thường, các phenolic có hoạt tính chống

oxy hóa được biết đến chủ yếu là flavonoid và acid phenolic. Acid phenolic là
một nhóm chính của các hợp chất phenolic, xuất hiện rộng rãi trong giới thực
vật, đặc biệt là trong các loại thảo mộc và rau quả. Qua nghiên cứu, chiết xuất
Pandan từ Bachok có hàm lượng tổng cao nhất (6,72 ± 0,355 mg / g DW), tiếp
theo là Klang (5,07 ± 0,406 mg / g DW) và Pontian (4,88 ± 0,477 mg / g DW).
Acid Ferulic đã được chứng minh là có tác dụng ức chế quá trình peroxy hóa
axit linoleic là axit béo mạnh để giảm nguy cơ ung thư, cải thiện chức năng
miễn dịch, tiểu đường và phòng chống bệnh tim [ 4].
Tóm lại, tất cả những chất trên đây đều cho thấy tiềm năng chống oxi hóa
và chống ung thư.
- Alkaloid
Năm 1992, Byrne đã tìm thấy một loại alkaloid có chứa vòng lactam, (+)Pandamarine, từ lá P.amaryllifolius ở Isabela, Philippines, bằng phương pháp
nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction) [5]
Năm 1993, bằng cách sử dụng các ky thuật NMR, Nonato và các cộng sự
đã xác định ba loại alcaloid piperidine trong lá P.amaryllifolius ở Manila,
Philippines: pandamarilactone-l, pandamarilactone-32, pandamarilactone-31. [5]
Tất cả các alcaloid piperidine này đều có bộ khung C9-N-C9 và có thể có nguồn
gốc sinh học từ axit 4-hydroxy-4-methylglutamic.
Năm 1996, Sjaifullah và Garson đã xác định được Pandamarilactam-3x,
and Pandamarilactam -3y được tìm thấy ở Jambi, Indonesia [7]
Có sự khác biệt trong các alcaloid phân lập từ cây Pandanus amaryllifolius
được thu thập ở Philippines, Thái Lan và Indonesia. Piperidin alkaloids với
nhóm chức lactam [5] hoặc lactone [6] đã được phân lập từ các mẫu của

7


Philippines. Các alcaloid loại pyrrolidinone,[8] và pyrrolidine [9, 10] đã được
phân lập từ thực vật mẫu được thu thập lần lượt ở Indonesia và Thái Lan.
Năm


2002,

Takayama

đã

tách

được

hai

loại

Alkaloid

norpandamarilactonine-A và -B, có một nhóm chức pyrrolidinyl-,-chưa bão hòag-lactone, trong nhóm chất pandamarilactonine alkaloids đã biết đến. [10] Cấu
trúc của chúng được xác định thông qua phương pháp quang phổ hoặc tổng hợp
hòa toàn
Năm 2004, Salim và các cộng sự đã phân lập được 3 alkaloid mới [8] (hai
loại ancaloit pyrrolidine và 6E pandanamine), cùng 5 alkaloid đã biết (6ZPandanamine,

6Z-Pandamarilactonine-A,

Pandamarilactonine-C,

6Z-Pandamarilactonine-B,

6E-Pandamarilactonine-D)


từ

lá

6E-

Pandanus

amaryllifolius thu thập ở West Java, Indonesia. [8] Tất cả các alkaloid mới này
đều có hai nhóm chức a-methyl, -không bão hòa - g-lactone. Ngoài ra còn có
một alkaloid pyrrolidine có chứa vòng bảy cạnh, chưa từng thấy trong các
alkaloid khác ở Pandanu.
Alkaloid
Cấu trúc

(+)-Pandamarine

pandamarilactone-l

8

pandamarilactone-32


Alkaloid

pandamarilactone-31

Pandamarilactam-3x, norpandamarilactonine

Pandamarilactam -3y -A và -B

Cấu trúc

- Pectin:
Năm 2004, Ooi và các cộng sự đã tìm được một Pectin, được đặt là
Pandanin, trong nước muối sinh lí chiết xuất từ lá Pandanus amaryllifolius, sử
dụng kết tủa amonium sulfate, sắc kí ái lực trên manarose agarose và loại trừ
kích thước phân tử qua sắc kí gel. [11] Pandanin là một protein không bị
glycosyl hóa với khối lượng phân tử là 8.0 kilo Dalton (kDa). Sau khi sắc kí gel
và điện di trên sodium dodecyl sulfate-polyacrylamide gel thì nhận thấy rằng,
đây là một chuỗi polipeptied mạch đơn.
Năm 2006, Ooi và các cộng sự tiếp tục phân lập được hai protein khác từ
dịch chiết nước muối sinh lí của lá Pandanus amaryllifolius đã già, bằng phương
pháp sắc kí ái lực, sắc kí trao đổi ion và sắc kí gel. [12] Hai loại protein này là
nonglycoprotein, với khối lượng phân tử là 18 và 13 kDa, lần lượt có các tiểu
đơn từ 6.5 đến 9 kDa ở dạng heterodimer và homodimer. Theo nghiên cứu,
những protein này có tiềm năng chống ung thư do có khả năng ngăn chặn sự
phát triển của các tế bào ung thư HL-60 (Human promyelocytic leukemia cells)
và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa

9


- Vê tinh dầu
Để

phân

tích


thành

phần

hóa

học

của

Pandanus

amaryllifolius, tinh dầu được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước.
[13] Các thiết yếu dầu của lá amaryllifolius Pandanus được phân tích bằng
quang phổ sắc ký khí khối lượng và nội dung tương đối của mỗi thành
phần được xác định bằng phương pháp diện tích bình thường. 128 đỉnh được
tách ra và 95 hợp chất được xác định, nặng 97,75%. Các thành phần hóa học
chính của tinh dầu là phytol (42,15%), squalene (16,81%), pentadecanal
(6,17%), axit pentadecanoic (4,49%), 3, 7, 11, 15-tetramethyl-2-hexadecen- 1-ol
(3,83%), phytone (2,05%) và 74 thành phần hóa học khác được xác định trước
đó từ tinh dầu của lá Pandanus amaryllifolius. Thành phần hóa học
của tinh dầu lá Pandanus amaryllifolius lần đầu tiên được hệ thống, phân lập và
xác định rõ ràng. Thí nghiệm này đã cung cấp nền tảng khoa học để tiếp tục sử
dụng lá Pandanus amaryllifolius.
Ngoài ra, bằng các phương pháp thử, năm 2009, Resmi Aini*1 và Ana
Mardiyaningsih, hai nhà khoa học đến từ Indonesia đã xác định được sự có mặt
của tanin và saponin [14]
Ở Việt Nam, năm 2010, hai nhà khoa học Đào Phạm Hùng và Nguyễn
Thanh Tú đã công bố kết quả nghiên cứu về các thành phần hóa học trên lá dứa

thơm ở huyện Đại Lộc - Quảng Nam. [40] Thành phần dễ bay hơi của lá dứa
thơm (Pandanus amaryllia. Roxb) được chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn
hơi nước và được phân tích bằng GC/MS. Thành phần chính trong phần hơi
nước là 2- acetyl-1-pyrrolin (17.7%), Limone (5.5%); 3-methyl-2(5H)-furanone
(4.83%); 2,4,4 trimethylbut-2-enolide (1.28%). Đặc biệt trên phổ đồ cho thấy so
với trong thành phần dễ bay hơi trong hương nếp của Indonesia và Malaysia,
ngoài các thành phần giống nhau: 2,4,4 trimethylbut-2-enolide (1.28%) , 3methyl-2(5H)-furanone(4.83%) và các alcol, thì thành phần dễ bay hơi của
10


hương nếp của Đại Lộc-Quảng Nam còn có thêm các cấu tử 2-Acetyl-1pyrroline với thời gian lưu 8.03 phút chiếm 17.7 %, Limone (5.5%). Đây chính
là những cấu tử tạo mùi hương thơm đặc trưng của lá dứa ở Đại Lộc-Quảng
Nam
Ngoài ra, còn có ba hợp chất được chiết tách với các dung môi:
Ethanol, n- Hexan, Cloroform từ lá dứa thơm.
Từ dịch chiết Ethanol, tìm thấy một hợp chất

Alkaloid có tên gọi

Padamarilactonine-A. Đây là chất có tác dụng kháng oxi hóa cao.

Kết quả được search trên phần mêm ACD/HNMR DB (v.6.12),
ACD/CNMR DB(v.6.12)
Với dịch chiết n- Hexan, Bốn
decadiyne(9.97%),

cấu

tử


được

3-Ethyl-2-Methylhexan(1.05%),

định
Docosan

danh: 1,9(7.18%);

Tricosane,2-Methyl-(15.83%).
Với dịch chiết cloroform, sau khi tiến hành sắc ký cột với dung môi rửa
giải CHCl3, phân tích định danh trên máy GC/MS và tra cứu trong thư viện phổ
NIST. Kết quả có 9 cấu tử, trong đó có 2 cấu tử được được định danh còn lại 7
cấu tử chưa được định (hình 3). Hai cấu tử được định danh : 9-Octadecen-12Ynoic

Acid, Methyl Ester (10%) và Bicyclo[3.3.1]Nonan-2-one, 9-

isopropylidene(4,48%). Đây là hai chất mới, chưa từng được công bố
11


Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học không thấy có sự xuất hiện của
tinh dầu
b. Chiết xuất, định lượng, định tính
b.1)

Chiết xuất [40]

Các phương pháp chiết xuất chính để xác định thành phần hóa học của lá
dứa

-

Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Mẫu lá dứa sau khi được xử lý cho vào bình cầu của bộ chưng cất lôi cuốn

hơi nước để tách các cấu tử dễ bay hơi. Dùng dung môi ether dầu hỏa chiết các
cấu tử dễ bay hơi hòa tan trong nước, được dịch chiết ether dầu. Loại nước có
trong dịch chiết ether dầu bằng Na2SO4.
Thành phần hóa học của các cấu tử dễ bay hơi có trong dịch chiết ether dầu
được định danh trên máy GC-MS
-

Phương pháp chiết soxhlet bằng các dung môi n-Hexan, Cloroform
Cho một lượng xác định lá dứa đã được xử lí vào thiết bị chiết soxhlet, tiến

hành chiết bằng dung môi n -Hexan và Cloroform, thu dịch chiết, đuổi dung môi
bằng cất quay chân không trên thiết bị Buchi -Vacuum Controller V-800. Tiến
hành tách các cấu tử trên cột Silicagel Merk, các dung môi rửa giải tương ứng: n
-Hexan, Cloroform.
Thành phần của các cấu tử rửa giải được định danh trên máy GC/MS kèm
theo ngân hàng dữ liệu DATABASE/WILEY 275L và NIST
-

Phân lập chất từ dịch chiết Ethanol
Lấy mẫu lá dứa đã được phơi héo và xay nhỏ, ngâm ngấm kiệt bằng

Ethanol 96% trong 8 giờ, thu dịch chiết cất đuổi dung môi Ethanol ở áp suất
thấp thu cặn xanh đen. Xử lí cặn trong điều kiện trung tính. Cho dung môi vào
chiết nhiều lần, thu dịch chiết. Đuổi dung môi chiết dưới điều kiện thích hợp thu
được cặn.


12


Tiến hành tách các cấu tử trên cột Silicagel Merk, mẫu được phân lập bằng
sắc ký cột, thu được dạng hình tinh thể màu vàng chanh ( ký hiệu SON-1)
Đem mẫu SON-1 đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H, phổ 13C-NMR, phổ
khối EIMS (70eV) , phổ IR,…
b.2)

Định tính:

Dưới đây là kết quả thử nghiệm thành phần hóa học (Phytochemical) trong
chiết xuất lá dứa [14]
Thành phần
hóa học

Thuốc thử

Kết quả

Mayer
Alkaloids

Tanin
Saponin
Flavonoids
Polyphenol

b.3)

-

Có tủa
Trắng
Wagner
Có tủa
Nâu
Dragendorff
Có tủa
Đỏ
FeCl3 1%
Đổi màu
Xanh nhạt
Không hiện tượng
Có bọt nước
Mg+HCl+ethanol Đổi màu
Đỏ
FeCl3 1%
Đổi màu
Xanh nhạt

Kết luận
+
+
+
+
+
+
+


Đinh lượng

Phenolic và Flavonoid [39]
● Khảo sát sự ảnh hưởng của các loại dung môi đến hàm lượng phenolics
và flavonoid của dịch chiết lá dứa
Lựa lá dứa không quá già và được cắt bỏ phần gốc. Sau đó, nguyên liệu

được xử lí, làm sạch và xay (nghiền) mịn cùng với ba loại dung môi hữu cơ khác
nhau (nước cất, ethanol 70% và acetone 70%). Tỉ lệ nguyên liệu : dung môi là
1:1 (w/v). Hỗn hợp được tiến hành ngâm trong 2 giờ ở nhiệt độ phòng, sau đó,
13


đem đi lọc thu dịch chiết. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân
tố (dung môi chiết) với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Tổng số đơn vị thí
nghiệm là 9. Khối lượng mẫu cho mỗi bố trí thí nghiệm là 50 g.
● Phương pháp phân tích:
Việc phân tích hàm lượng polyphenol trong dịch chiết lá dứa được thực
hiện theo phương pháp của Singleton et al. (1999)[15]: cho 0,02 mL dịch chiết
vào 10 mL nước cất, khuấy 15 phút, sau đó li tâm 10.000 vòng/phút trong 10
phút ở 20°C. Hút 0,5 mL dung dịch sau li tâm cho vào ống nghiệm sau đó cho
thêm 0,1 mL Folin (pha loãng 2 lần trong nước cất) lắc 3 phút; sau đó thêm 1,5
mL Na2CO3 2% giữ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút và đi so màu quang phổ với
bước sóng 760 nm. Hàm lượng polyphenol có đơn vị (mgGAE/g) và được tính
theo công thức:
Abs 760 = 18,339 x mg Gallic + 0,0355.
Việc xác định hàm lượng flavonoid được thực hiện theo phương pháp được
miêu tả bởi Chang et al. (2002)[16]: lấy 0,5 mL dịch chiết cho vào 1,5 mL
ethanol 95%, 0,1 mL AlCl3; sau đó, cho thêm vào dung dịch trên 0,1 mL
CH3COOK và 2,8 mL nước cất; tiếp đó, hỗn hợp được lắc đều và để yên ở nhiệt

độ phòng trong vòng 30 phút. Tiến hành so màu hỗn hợp dung dịch ở bước sóng
415 nm. Mẫu trắng sử dụng là nước cất. Hàm lượng flavonoid được xác định
theo công thức
F (%) = (A x V/m) x N x 10-6 x 100.
Trong đó:
A: hàm lượng quercetin (μg/mL) được xác định từ phương trình đường
chuẩn.
V: tổng thể tích dịch chiết (mL).
m: khối lượng mẫu (g).
N: hệ số pha loãng.

14


Phương trình đường chuẩn: cân 10 mg Quercetin hòa tan trong ethanol
80%; sau đó, pha loãng dung dịch ra các nồng độ 25, 50 và 100 μg/mL. Các
bước phân tích tương tự như phân tích mẫu.
Việc phân tích chỉ số Peroxyde (PV) được thực hiện bằng phương pháp
chuẩn độ Iod và so màu quang phổ của Cox và Pearson (1962)[17]: cân khoảng
1 g mẫu tôm cho vào ống li tâm 50 mL, thêm 5 mL chloroform và 10 mL acetic
acid tiến hành lắc đều trên máy lắc sau đó thêm 1 mL dung dịch KI bão hòa; để
yên trong bóng tối 5 phút cho phản ứng xảy ra hoàn toàn; tiếp theo, cho thêm 75
mL nước cất và vài giọt chất chỉ thị hồ tinh bột, lắc đều. Dung dịch Na 2S2O3
được sử dụng để tiến hành chuẩn độ cho đến khi màu xanh tím hay tím nhạt mất
màu thì dừng lại, ghi kết quả thể tích dung dịch Na 2S2O3. Chỉ số PV có đơn vị là
meq/kg và được tính theo công thức:

Trong đó:
V (mL) và V0 (mL) lần lượt là thể tích dung dịch Na2S2O3 của mẫu thử và
mẫu trắng.

N: nồng độ của Na2S2O3 chuẩn độ (0,01 N). m0: là khối lượng của mẫu ban
đầu (g).
Chỉ tiêu TBARS theo phương pháp của Buege và Aust (1978)[18]: cân 3g
mẫu và 15 mL nước cất cho vào ống li tâm 50 mL, tiến hành nghiền trong 30
giây; hút 2 mL dung dịch từ ống li tâm cho vào ống nghiệm và thêm 5 mL dung
dịch Stock Solution (0,375% thiobarbituric acid (w/v), 15% trichloroacetic acid
(w/v) và 0,25 M HCl). Sau đó, hỗn hợp được nấu trong nước nóng ở 95-100°C
trong 15 phút đến khi xuất hiện màu hồng, làm nguội nhanh dưới vòi nước chảy
và li tâm 3000 vòng/phút ở 5°C trong 15 phút. Độ hấp thụ được đo ở bước sóng
532 nm. Việc xây dựng đường chuẩn được thực hiện bằng dung dịch

15


Malondyaldehyde (MDA) ở các nồng độ từ 0, 2, 4, 6, 8, 10 ppm. Đơn vị của
TBARS là mgMDA/kg
● Ảnh hưởng của dung môi đến hàm lượng polyphenol và flavonoid của
dịch lá dứa
Kết quả phân tích hàm lượng polyphenol và tổng lượng flavonoid có trong
dịch chiết lá dứa thu nhận được khi sử dụng ba loại dung môi chiết khác nhau
được trình bày trong bảng dưới đây.

Số liệu thu được từ bảng trên cho thấy dung môi chiết ethanol 70% cho
hiệu quả chiết cao nhất, tiếp đến là dung môi acetone 70% và cuối cùng là
nước cất. Hàm lượng polyphenol của mẫu dịch chiết lá dứa được rút chiết từ
dung môi ethanol là 163±4,50 (mgGAE/g), còn đối với dịch lá dứa được chiết
trong dung môi nước cất và dung môi acetone 70% có hàm lượng polyphenol
lần lượt là 146±1,52 (mgGAE/g) và 160±4,47 (mgGAE/g).. Dựa vào các kết
quả đạt được, dung môi ethanol 70% là dung môi thích hợp nhất cho dịch
chiết lá dứa có hàm lượng polyphenol và hàm lượng flavonoid cao nhất

-

Alkaloid: [19]
Nghiên cứu dưới đây đã phân lập được các alcaloid này, và đã chứng thực

kết quả từ các quốc gia khác, mặc dù có sự khác biệt về vị trí, số năm thu thập lá
và trong điều kiện chiết tách, nhưng các alcaloid này là sản phẩm tự nhiên của P.
amaryllifolius.
16


Các alcaloid từ Pandanus amaryllifolius được thu thập từ các địa
điểm khác nhau vào các thời điểm khác nhau. 1992-2004
Khai thác, cô lập và xác định các alcaloid.
Bảy alkaloid được phân lập trong điều kiện trung tính từ lá trưởng thành
( 690g) của P. amaryllifolius. Dung dịch nước cô đặc từ dung dịch hydroalcoholic của chiết xuất EtOH được khử chất hexane, sau đó được phân chia
bằng CH2 Cl2 để tạo ra chiết xuất kiềm thô. Chiết xuất này được sắc ký để cung
cấp cho các alcaloid 2(5.1+3.1mg); 7 (8.1+2.6 mg); 8(6.5mg); 13(14.5mg) ; hỗn
hợp 5, 6 và 7(1.2mg); và hỗn hợp 7 và 9 (1.2mg).

17


Sơ đồ phác thảo việc chiết, cô lập và tinh chế các alcaloid TLTK
-

2 ACETYL 1 PYRROLINE (2AP)
Về chiết xuất đối với hợp chất 2AP, hiện nay được nghiên cứu với rất nhiều

phương pháp

● Phương pháp chiết bằng dung môi [20]
Chiết xuất dung môi 2AP từ lá dứa đã được thực hiện. Ảnh hưởng của
dung môi được sử dụng trong quá trình chiết xuất (ví dụ metanol, ethanol,
propanol) đối với sản lượng 2AP là điều tra. Sự hiện diện của 2AP được xác
18


định bằng cách sử dụng GCMS. Kết quả thu được cho thấy ethanol là dung
môi tốt nhất để chiết xuất 2AP từ lá dứa so với metanol khi phát sinh đỉnh
2AP cao hơn từ sắc ký ethanol. Tuy nhiên, không có 2AP được phát hiện khi
propanol được sử dụng làm dung môi. Kết quả cho thấy sự phân cực của dung
môi đóng vai trò quan trọng trong việc chiết xuất 2AP
● Phương pháp carbon dioxide lỏng siêu tới hạn -SFE
Nguyên tắc[42]: Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định, một số chất lỏng
tới hạn đạt đến trạng thái siêu tới hạn. Nhiệt độ tới hạn là nhiệt độ mà một chất
khí biến thành chất lỏng. Áp suất tới hạn là áp suất mà một chất lỏng biến thành
chất khí. Tỷ trọng, sự khuếch tán và độ nhớt của chất lỏng siêu tới hạn là trạng
thái trung gian của chất lỏng và khí. Khí CO 2 là một chất thích hợp và có độ tinh
khiết cao, rất dễ đạt đến điểm tới hạn (310 oC và 1070 psi), khó cháy và tính độc
hại thấp. Ngoài ra, CO2 lỏng siêu tới hạn cho phép hòa tan với cả dung môi phân
cực và không phân cực. Quá trình chiết xuất bằng CO 2 lỏng siêu tới hạn có bản
chất của dạng chiết bằng dung môi với sự biến tính của CO 2 lỏng ở điều kiện tới
hạn.
Quy trình[21]: sử dụng một trong hai dung môi chiết xuất (cloroform:
metanol 3: 1), SDE hay chiết xuất chất lỏng siêu tới hạn (SFE) bằng carbon
dioxide đã được thực hiện. SFE ở áp suất 450 bar trong 3 giờ ở 60 oC, với tốc độ
dòng

không


đổi

0.11

min-1 CO 2 ,

có

thể

trích

xuất

2-AP

từ P.

amaryllifolius Roxb. trong sản lượng lớn hơn sản lượng thu được từ chiết dung
môi hoặc chiết xuất SDE. Chiết xuất này có thể tìm thấy các ứng dụng mới trong
hương liệu thực phẩm.
● Phương pháp chiết xuất SDE (Simultaneous Distillation Extraction)
[43]

19


Chiết xuất được thực hiện bằng cách sử dụng dụng cụ trích ly SDE trên
20g lá dứa với dichloromethane làm dung môi và collidine 2ml collidine 2
μg/ml.làm chất chuẩn nội. Thời gian chiết là ít hơn 1h kể từ khi xuất hiện giọt

nước đầu tiên ở đáy ống ngưng tụ. Sau khi tắt nguồn nhiệt, để nguội khoảng 10
phút, thu hồi cả phần dung môi ở B. Còn phần dung môi và nước ở C cho vào
bình chiết, cho thêm 5ml Dichloromethane. Lắc mạnh, chiết và thu phần
dung môi, làm khan bằng Na2SO4 .Dung môi thu hồi được thổi bằng khí N2
cho đến khi thể tích giảm xuống khoảng 1 ml Lấy 0,1 ml dung môi pha
loãng trong bình định mức 5ml. Bơm 1 μl Collidine vào máy GC –MS.
Chiết xuất hợp chất dễ bay hơi sau đó được cô đặc đến 1 ml bằng cách sấy
khô dưới dòng nitơ ở nhiệt độ phòng và được bảo quản ở -18 ° C trước khi phân
tích GC / FID và GCMS (Phan Phước Hiền et al, 2009; 2010; 2011)
Dịch trích ly được xử lý và phân tích các hợp chất bay hơi có trong đó trên
GCFID, GC - MS ta được sắc ký đồ  định tính 2AP
20


Đối với phương pháp SDE, hàm lượng 2-AP được xác định theo công thức
sau:

1.3
Công dụng, tác dụng
Lá dứa nổi bật với tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường và ngoài ra cũng có
thêm một vài các tác dụng có vai trò không kém quan trọng.
a. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu
Tác dụng hạ đường huyết của chiết xuất nước PA Roxb (Trà lá dứa) ở
người được thực hiện ở 30 người tham gia khỏe mạnh, sử dụng xét nghiệm
OGTT tiêu chuẩn. Những người tham gia tiêu thụ trà lá dứa (0,1 g / ml), 15 phút
sau khi nạp glucose. Glucose huyết tương được xác định bằng phương pháp
glucose-oxyase. (Hình 1) kết quả cho thấy các đỉnh nồng độ glucose huyết tương
sau bữa ăn trung bình ở nhóm được điều trị (sau khi dùng) (6,16 ± 0,79 mmol /
l) thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (trước trước) (6,94 ± 0,98 mmol /
l: P <0,001) cho thấy trà PA có hiệu quả có thể làm giảm lượng đường trong

máu sau ăn[22]

21


Hình 1. Thay đổi lượng đường trong máu của những người sử dụng trà
lá dứa
Pandanus amaryllifolius Roxb. chiết xuất có chứa một số hợp chất hoạt
động như một chất chống oxy hóa và chống đái tháo đường tự nhiên như: tinh
dầu, tocopherols, tocotrienols, axit béo alkaloid, protein chuyển lipid không đặc
hiệu của este, và carotinoids và flavonoid. [ 25,26 ] hoạt tính chống oxy hóa cao
hơn so với chiết xuất từ rễ.
Flavonoid chính trong thực vật là quercetin, thuộc nhóm flavonol có vai trò
trong việc giảm đường huyết và giảm hấp thu đường huyết vào máu. Chiết xuất
lá dứa cũng được chứng minh là làm giảm đường huyết sau ăn, kích thích tiết
insulin từ dòng tế bào beta tuyến tụy chuột và ức chế hoạt động của enzyme
alpha glycosidase. Điều này cho thấy tiềm năng chiết xuất lá dứa có khả năng
trở thành một nguồn tự nhiên của các thuốc chống tăng huyết áp.
Các ứng dụng tiềm năng của chiết xuất lá dứa như một chất chống oxy hóa
tự nhiên được đánh giá trong olein cọ tinh chế, tẩy trắng và khử mùi (RBD), sử
dụng quá trình oxy hóa tăng tốc và nghiên cứu chuyên sâu ở 180 ° C từ 0 đến
40h. Các chất chiết xuất (nồng độ tối ưu 0,2%) làm chậm đáng kể quá trình oxy
hóa và suy giảm dầu (P <0,05), tương đương với 0,02% BHT trong các thử
22


×