Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.22 KB, 5 trang )
Dùng insulin chữa tiểu đường
Insulin là một hormon có vai trò giúp cơ thế chuyển hóa đường thành
năng lượng và chuyển phẩn đường không dùng đến vào tích trữ trong gan và
cơ bắp. Bởi vậy insulin được dùng để điều trị bệnh tiểu đường.
Có các loại insulin thường dùng là:
Insulin tác dụng nhanh: chỉ 15 phút sau khi tiêm là thuốc đã phát huy tác
dụng và kéo dài khoảng 3-4 giờ.
Insulin tác dụng ngắn: thuốc công hiệu độ nửa giờ sau khi tiêm, kéo dài từ
6-8 giờ, tối đa là giữa 2-4 giờ.
Insulin tác dụng trung bình: có tác dụng từ 1-3 giờ sau khi tiêm và kéo dài
tới 24 giờ.
Insulin tác dụng kéo dài: sau khi tiêm, phải đợi tới 4-6 giờ mới bắt đầu có
tác dụng nhưng công hiệu kéo dài từ 20-24 giờ. Công hiệu tối đa là lúc 6-8 giờ sau
khi tiêm.
Cách dùng insulin
Vì cơ thể không cung cấp đủ insulin nên người bệnh phải tiêm thêm insulin.
Trước khi dùng, cần đo mức độ đường trong máu nhiều lần và ghi lại để bác sĩ biết
mà có cách chỉ định phù hợp.
Thường thì người bệnh cần tiêm ít nhất hai lần một ngày, có người cần đến
3-4 lần tiêm mới đủ để kiểm soát đường trong máu. Khi dùng insulin nhiều quá thì
đường sẽ xuống quá thấp, người bệnh bị phản ứng insulin mà triệu chứng là: nhức