Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG CHU TRÌNH CUNG ỨNG VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHU TRÌNH CUNG ỨNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.62 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG CHU TRÌNH CUNG ỨNG VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHU TRÌNH CUNG ỨNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HÒA THỌ
1. Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ
1.1. Quá trình hình thành phát triển và chức năng, nhiệm vụ
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên công ty đại chúng: Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ
- Tên viết tắt: HOATHO CORP.
- Địa chỉ: 36 Ông Ích Đường, Hòa Thọ Đông, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
- Tel: (84-0511-3) 846290 – 671011 – 846925.
- Fax: (84-0511) 846216 – 672823.
- Email: /
- Website: www.hoatho.com.vn





Tổng Công ty hiện nay được thành lập năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy
Dệt Hòa Thọ (SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Năm 1975,
được chính quyền tiếp quản.
Đến 1993, đổi hình thức sở hữu là Doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty
Dệt Hòa Thọ theo quyết định thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ
công nghiệp nhẹ. Sau đó đổi tên thành Công ty Dệt May Hòa Thọ theo quyết định
số 433/QĐ-TCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam vào năm 1997.
Năm 2005 chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt May
Hòa Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐ-TT ngày 08/08/2005 của Thủ Tướng
Chính phủ.
Ngày 15/11/2006, chuyển hình thức sở hữu sang công ty cổ phần với tên gọi
Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ theo quyết định số 3252/QĐ-BCN của
Bộ Công nghiệp và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 02 năm 2007


với vốn điều lệ là 45 tỉ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước chiếm 51%.
Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ là đơn vị thành viên của Tập đoàn
Dệt May Việt Nam (VINATEX) và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAX) của Bộ
Công thương.
Tổng Công ty có trụ sở ở phía Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành
phố 8 km. Tổng diện tích là 145.000 m
2
, trong đó diện tích nhà xưởng và kho
khoảng 72.000 m
2
.
Tổng số công nhân 6.683 người, trong đó bộ phận nghiệp vụ 311 người (tính
đến ngày 31/12/2008). (Bảng số liệu dưới được trích từ Báo cáo thường niên năm
2008 của Tổng Công ty).

Trình độ Số người Tỉ trọng (%)
- Đại học và trên đại học 163 2,44
- Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp 171 2,56
- Công nhân kỹ thuật và trình độ khác 6.349 95,00

Tổng công suất điện lắp đặt: 7.500 KW. Nguồn điện, khí nén, nước sạch sẵn
có và dồi dào để mở rộng quy mô sản xuất.
Năm 1975, thành lập Công ty sợi Hòa Thọ với diện tích nhà xưởng 11.000 m
2
.
Thiết bị hiện có gồm dây chuyền kéo sợi đồng bộ với 37.000 cọc, chuyên sản xuất
các loại sợi cotton chải thô, chải kỹ, sợi pha T/C, sợi polyester…
Năm 1997, thành lập Nhà máy May Hòa Thọ I(trước đây có tên là Xí nghiệp
May Hòa Thọ 1) với diện tích nhà xưởng là 4.000 m
2

và 13 dây chuyền sản xuất
(60 máy/chuyền) với MMTB chuyên dùng hiện đại. .
Năm 1999, thành lập Nhà máy May Hòa Thọ II với diện tích nhà xưởng là
3.500 m
2
và 12 dây chuyền sản xuất (60 máy/chuyền).
Năm 2001, thành lập Công ty May Hòa Thọ - Điện Bàn (Địa chỉ: Điện Thắng,
Điện Bàn, Quảng Nam) với diện tích nhà xưởng là 10.000 m
2
và 15 dây chuyền
sản xuất (40 máy/chuyền).
Năm 2002, thành lập Nhà máy May Hòa Thọ III diện tích nhà xưởng 2.000 m
2
với 9 chuyền sản xuất (35 máy/chuyền). Trong năm này, cũng đồng thời thành lập
Công ty May Hòa Thọ - Quảng Nam (Địa chỉ: Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình,
Quảng Nam) với diện tích nhà xưởng 7.580 m
2
và có 16 chuyền sản xuất (50
máy/chuyền).
Năm 2003, thành lập Công ty May Hòa Thọ - Hội An (Địa chỉ: 26 Nguyễn Tất
Thành, Phường Tân An, Đô thị cổ Hội An, Quảng Nam) với diện tích 30.528 m
2

9 chuyền sản xuất (45 máy/chuyền).
Năm 2007, thành lập 2 Công ty là Công ty May Hòa Thọ - Duy Xuyên (Đặt
tại: Khu Công nghiệp Gò Dỗi, Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) với quy mô
11 chuyền, tổng mức đầu tư 9 tỉ đồng, sử dụng 500 lao động và Công ty May Hòa
Thọ - Đông Hà (Đặt tại: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, thị xã Đông Hà, Quảng
trị) với quy mô 15 chuyền, tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng, sử dụng 900 lao động.
Vậy, hiện nay Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ có 10 đơn vị trực thuộc:

• Nhà máy May Hòa Thọ I
• Nhà máy May Hòa Thọ II
• Nhà máy May Hòa Thọ III
• Công ty Sợi Hòa Thọ
• Công ty kinh doanh thời trang
• Công ty May Hòa Thọ Điện Bàn
• Công ty May Hòa Thọ Quảng Nam
• Công ty May Hòa Thọ Hội An
• Công ty May Hòa Thọ Duy Xuyên
• Công ty May Hòa Thọ Đông Hà
Ngoài ra, Tổng Công ty còn có một số Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Thêu
Thiên Tín, Công ty TNHH May Bình Phương, Công ty TNHH May Tuấn Đạt,
Công ty Cổ phần Bao bì Hòa Thọ.
Bước sang năm 2009, Tổng Công ty có các kế hoạch đầu tư và kế hoạch phát
triển. Về kế hoạch đầu tư thì năm 2009 Tổng Công ty dự kiến nhận dự án đầu tư
20.000 cọc sợi từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 142 tỷ
đồng. Và để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Tổng công ty còn dự kiến đầu tư chiều sâu
nâng cao năng lực sản xuất khoảng : 26,1 tỷ đồng. Trong đó:
- Đầu tư cho lĩnh vực sợi : 5,4 tỷ đồng.
- Đầu tư cho lĩnh vực may : 18,7 tỷ đồng.
- Đầu tư khác (nâng cấp đường nội bộ, hệ thống thoát nước...): 2 tỷ đồng.
Ngoài ra, Chính phủ có chủ trương kích cầu đầu tư nhằm ngăn chặn suy giảm
kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu tại Nghị quyết
30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008; Tổng Công ty sẽ lập dự án tiếp cận nguồn vốn
vay ưu đãi để đầu tư bổ sung 10.000 cọc sợi cho Dự án 20.000 cọc sợi với mức đầu
tư khoảng 50 tỷ đồng.
Còn về kế hoạch phát triển, Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hoà Thọ đang
trên đà tăng trưởng bền vững, luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch
về giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động;
đã và đang nghiên cứu đầu tư chiều sâu bằng các thiết bị hiện đại và phù hợp để

nâng cao năng lực cạnh tranh của cả hai ngành Sợi - May, nhằm khai thác tốt hơn
tiềm năng, năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín và thương hiệu Tổng Công ty.
Ngoài ra Tổng Công ty còn nghiên cứu đầu tư hoặc tham gia góp vốn liên
doanh, liên kết trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính, du lịch...
Bảng sau là kế hoạch một vài chỉ tiêu của Tổng Công ty trong năm 2009. (Được
trích từ Báo cáo thường niên năm 2008 của Tổng Công ty).
(ĐVT: 1.000 đ)
TT Diễn giải Thực hiện 2008Kế hoạch
2009
Tỉ lệ (%)
KH 09/TH
08
1 Doanh thu thuần 929.193.145 950.000.000 102,24
2 LNTT 7.503.198 9.000.000 119,95
3 Vốn điều lệ 45.000.000 96.500.000 214,44
4 LNST/VĐL 16,67 % 14,52 % 87,10
5 Lao động bquân (người) 6.481 6.780 104,61
6 Thu nhập bquân
(đ/người/tháng)
1.957.000 2.053.000 104,91

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty
Chức năng, nhiệm vụ:
Hoạt động chính của Tổng Công ty là sản xuất sợi và sản phẩm may mặc sẵn
nhằm phục vụ cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Công suất sản xuất
trung bình là:
-Sợi các loại: 40.000 tấn/năm.
-Sản phẩm may quy sơ mi: 8.500.000 sản phẩm/năm.
Lĩnh vực kinh doanh của Tổng Công ty là:
- Đầu tư, sản xuất, gia công, mua bán, xuất nhập khẩu: vải, sợi, chỉ khâu, quần

áo may sẵn và các loại thiết bị, nguyên phụ liệu. phụ tùng ngành dệt may.
- Kinh doanh nhà hàng, siêu thị tổng hợp, du lịch, vận tải, bất động sản.
- Xây dựng công nghiệp và dân dụng.
- Khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.
- Góp vốn mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, chứng khoán và bất động
sản.
1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Tổng Công ty
1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Mô hình Cơ cấu tổ chức (Phụ lục 1)
Mô hình Bộ máy quản lý (Phụ lục 2)
1.2.2. Chức năng của Ban điều hành và các phòng ban
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn
đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. ĐHĐCĐ là
cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công
ty, quyết định cơ cấu vốn, và một số chính sách khác của Tổng Công ty.
- Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý Tổng Công ty, có toàn quyền nhân
danh Tổng Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của
Tổng Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ quyết định. HĐQT
xây dựng định hướng, chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định
của ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho
từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cho cổ đông kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.
- Các đơn vị trực thuộc: Các Nhà máy, Công ty trực thuộc của Tổng Công ty
có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng và phù hợp với ngành nghề kinh doanh
của Tổng Công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của Nhà máy, Công ty trực thuộc gồm:
Giám đốc chi nhánh, các Phó giám đốc chi nhánh, trưởng các phòng, ban, bộ phận.
- Ban Tổng Giám đốc: bao gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và
các Giám đốc điều hành.
- Tổng Giám đốc: Có quyền hạn cao nhất trong Công ty, là người chịu trách

nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng Công ty, Pháp luật Nhà
nước về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chỉ đạo chung và
phụ trách trực tiếp các phòng Tổ chức - Hành chính và phòng Tài chính - Kế toán.
- Phó Tổng Giám đốc: thay mặt Tổng Giám đốc để giải quyết mọi việc khi
Tổng giám đốc đi vắng và có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng giám đốc quản lý điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và phải chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc về các mặt công tác đươc giao.
- Giám đốc Điều hành: có nhiệm vụ hỗ trợ tham mưu cho Tổng Giám đốc và
điều hành công việc theo trách nhiệm được giao, nhưng quan trọng về mặt Tài
chính.
- Phòng Tài chính Kế toán: tổ chức công tác hạch toán kế toán trong Công ty;
thực hiện các nhiệm vụ thống kê ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; thu thập,
xử lý và cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định, đảm bảo chế độ kế toán.
Đồng thời cũng tham mưu, hỗ trợ Ban Tổng Giám đốc đề xuất các giải pháp phục
vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Phòng kỹ thuật đầu tư và quản lý chất lượng sản phẩm: Xây dựng, kiểm
tra, báo cáo tình hình thực hiện các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sử dụng
nguyên vật liệu, năng lượng, và quy trình vận hành máy móc thiết bị. Nghiên cứu,
xây dựng, đề xuất các loại sản phẩm mới thích hợp với nhu cầu thị trường với sự
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời còn tổ chức kiểm tra xác nhận
chất lượng sợi trước khi xuất cho khách hàng. Báo cáo định kỳ và theo yêu cầu của
Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, cơ quan chức năng địa phương và Tập
đoàn Dệt May Việt Nam về công tác kỹ thuật, đầu tư và môi trường.
- Phòng kinh doanh May: Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại và
quảng cáo hàng may; tìm chọn khách hàng đàm phán, xây dựng giá thành, theo dõi
đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất các đơn vị. Lập các thủ tục xuất nhập
khẩu nguyên phụ liệu - vật tư sản xuất, quản lý văn phòng đại diện, các kho
nguyên phụ liệu may, đồng thời cũng xây dựng kế hoạch, thống kê báo cáo kết quả
sản xuất kinh doanh hàng may (tuần, tháng, quý, năm) theo yêu cầu của Tổng
Công ty.

- Phòng Kế hoạch - Thị trường: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường đồng thời
vạch ra những kế hoạch liên quan sản xuất, phối hợp với Phòng Kinh doanh May
để thực hiện các nghiệp vụ mua hàng hay xuất kho hàng bán.
- Phòng kỹ thuật công nghệ May: Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật sử
dụng nguyên phụ liệu sản xuất, gia công các loại sản phẩm may theo đơn đặt hàng
hoặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất; xây dựng quy trình vận hành và bảo trì các loại
thiết bị. Ngoài ra còn kết hợp với Phòng Kinh doanh May làm việc với khách hàng
thống nhất các yêu cầu kỹ thuật sản xuất, gia công sản phẩm may của Tổng Công
ty với khách hàng trước khi trình Tổng giám đốc ký kết hợp đồng.
- Phòng quản lý chất lượng May: Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn các Công
ty/Nhà máy May kiểm tra chất lượng sản phẩm may theo đúng tiêu chuẩn của
khách hàng và Tổng Công ty ban hành, đồng thời cũng chịu trách nhiệm kiểm tra
lại chất lượng sản phẩm may đã sản xuất trước khi xuất hàng cho khách hàng theo
hợp đồng đã ký. Ngoài ra cũng còn phụ trách tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên
phụ liệu may đầu vào trước khi cho nhập kho và xuất cho các đơn vị sản xuất..
- Văn phòng: có nhiệm vụ tham mưu Tổng Giám đốc về tuyển dụng, đào tạo,
quy hoạch cán bộ và các công tác liên quan đến người lao động, ký kết hợp đồng
lao động, các chính sách nội bộ và chế độ Bảo hiểm.
Đồng thời tiếp nhận các loại văn bản đến trình Tổng Giám đốc và chuyển các
loại văn bản theo phê duyệt của Tổng giám đốc. Lưu giữ và bảo quản con dấu.
- Văn phòng đại diện: mang chức năng như một văn phòng giao dịch của Tổng
Công ty nhưng lại được đặt tại một nơi khác cách xa trụ sở chính, nhằm tạo sự
nhanh gọn hơn trong giao dịch cũng như tìm kiếm thị trường. Hiện nay, Tổng Công
ty mới chỉ có một Văn phòng đại diện, và đặt tại TP Hồ Chí Minh.
- Phòng đời sống: Thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, y tế, đảm bảo an
toàn lao động cũng như đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh trong môi trường làm
việc, vệ sinh nước uống, an toàn lương thực thực phẩm trong công tác phục vụ bữa
ăn cơm ca. Đồng thời cũng quản lý và sửa chữa hệ thống nước và điện Tổng Công
ty.
- Các đơn vị kinh doanh và phục vụ:

Trạm phân phối điện chịu trách nhiệm cung cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng
cho Tổng Công ty, đồng thời sữa chữa bảo trì, tổ chức kiểm tra định kỳ các thiết bị
điện đảm bảo quá trình sản xuất liên tục.
Các đại lý tiêu thụ sản phẩm và Trung tâm kinh doanh thời trang có vai trò
giới thiệu, trưng bày sản phẩm và tạo giao diện tiếp xúc gần gũi hơn giữa sản phẩm
và người tiêu dùng, đồng thời cũng xảy ra trao đổi mua bán và tạo doanh thu.
1.3. Tổ chức công tác kế toán
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
1.3.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng Công ty
(Phụ lục 3)
1.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: phụ trách công tác tài chính và phòng Tài chính - Kế toán,
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc tổ chức công tác tài chính kế toán
theo đúng Pháp luật. Là người trực tiếp chỉ đạo công tác hạch toán công tác hạch
toán kế toán tại Công ty, tham mưu cho Tổng Giám đốc về vấn đề tài chính trong
Công ty như xây dựng kế hoạch tài chính, vay vốn, các phương án kinh doanh…
- Phó phòng kế toán: có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo các nhân viên kế toán
theo nội quy và quy trình hạch toán của công ty từ việc lập, luân chuyển chứng từ
đến báo cáo kế toán. Đồng thời cũng tham mưu hỗ trợ cho Kế toán trưởng trong
các công tác tài chính, và thực hiện công việc điều hành thay thế trong ủy quyền
khi Kế toán trưởng vắng mặt.
- Kế toán tiền mặt, tiền lương, Bảo hiểm: theo dõi các nghiệp vụ thu chi tiền
mặt, tiền lương và Bảo hiểm các Công nhân viên và cả những cán bộ quản lý toàn
Công ty, thanh toán các khoản tạm ứng, lập báo cáo tiền mặt. Cuối kỳ, đối chiếu
với Sổ quỹ tiền mặt.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: trực tiếp giao dịch với ngân hàng về các nghiệp
vụ thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Theo dõi TK tiền gửi ngân hàng của
Công ty, thường xuyên đối chiếu với ngân hàng để giám sát chặt chẽ số dư trên các
tài khoản liên quan.
- Kế toán thuế, TSCĐ, CCDC: theo dõi các TK phải trả, phải nộp Nhà nước về

các loại thuế; đồng thời cũng theo dõi tình hình biến động TSCĐ, thanh lý nhượng
bán, tính khấu hao và phân bổ vào chi phí theo tháng quý năm của TSCĐ.
- Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhập kho thành phẩm,
tình hình tiêu thụ và thanh toán công nợ của khách hàng.
- Kế toán Nguyên vật liệu, tạm ứng: thực hiện việc ghi chép phản ánh chi tiết
tổng hợp vật tư, theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư cả về số lượng và giá trị.
Quản lý, theo dõi TK vật tư, lập các báo cáo liên quan phục vụ cho nhu cầu kiểm
soát, đối chiếu, kiểm tra. Đồng thời cũng quản lý Tài khoản tạm ứng.
- Kế toán thanh toán: thực hiện công việc đối chiếu kiểm tra số liệu từ các
nghiệp vụ mua hàng, đồng thời theo dõi TK phải trả người bán, phối hợp với Kế
toán ngân hàng thanh toán cho các nhà cung cấp đúng hạn.
- Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp, phân bổ chi phí giá thành từng loại
sản phẩm hoàn thành nhập kho, xác định tổng số chi phí sản xuất, lập báo cáo giá
thành cho các phòng ban liên quan.
- Kế toán phụ liệu: có nhiệm vụ tương tự kế toán vật tư, do đặc điểm của lĩnh
vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của đơn vị là sản xuất hàng may mặc nên phải
phân tách ra thành hai phần hành Kế toán nguyên vật liệu và Kế toán phụ liệu (vì
chủng loại phụ liệu cũng nhiều không kém vật tư). Ngoài ra, phần hành kế toán này
còn chịu trách nhiệm là theo dõi Doanh thu của Tổng Công ty.
- Kế toán tổng hợp: thực hiện công việc tổng hợp số liệu từ các kế toán phần
hành, cân đối số liệu, kiểm tra số liệu, thực hiện các bút toán tổng hợp,các bút toán
cuối kỳ để lên các báo cáo tài chính, xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong
kỳ.
- Thủ quỹ: quản lý tiền mặt, thu tiền và chi tiền kèm theo các chứng từ liên
quan, lập các báo cáo quỹ.
- Bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc: có nhiệm vụ theo dõi hoạt động tài
chính, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị. Tính ra giá
thành thực tế của sản phẩm sản xuất tại đơn vị đó và thường xuyên thực hiện đối
chiếu kiểm tra với Kế toán Tổng Công ty.
1.3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Tổng Công ty

Theo quy định thì mỗi một DN có thể được áp dụng một trong năm hình thức
kế toán sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung.
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
- Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ.
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Hình thức kế toán được Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ đang sử dụng
là hình thức kế toán thứ năm: Hình thức Kế toán trên máy vi tính. Đặc trưng cơ
bản của hình thức kế toán này là công việc kế toán được thực hiện theo một
chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế
theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp giữa bốn hình
thức kế toán còn lại. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế
toán, nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và các BCTC theo quy định. (Phần
mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình
thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay).
Hiện nay Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ đang sử dụng phần mềm
Bravo 6.3 của Công ty Cổ phần Phần mềm Bravo chi nhánh tại Thành phố Đà
Nẵng, đây là phần mềm kế toán được thiết kế và viết theo quy định của Bộ Tài
chính cùng với các chuẩn mực kế toán và yêu cầu quản trị Doanh nghiệp. Phần
mềm này thiết kế đầy đủ bốn hình thức kế toán như đã nêu trên, tiện ích cho người
dùng trong việc tùy chọn Hình thức kế toán phù hợp với nhu cầu từng DN, và đối
với Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ thì tùy chọn Hình thức kế toán là
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Với phần mềm này thì người sử dụng chỉ cần
nhập các số liệu đầu vào , còn máy tính sẽ tự động hóa công việc tính toán và lên
các sổ sách, báo cáo theo yêu cầu. Chức năng của chương trình là theo dõi các
chứng từ đầu vào (Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn
bán hàng,…). Và dựa trên các chứng từ đó, chương trình sẽ lên các sổ và các báo
cáo kế toán.
1.3.2.1. Sơ đồ hình thức ghi sổ tại Tổng Công ty


















1.3.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi
tính
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định Tài
khoản ghi Nợ, Tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng,
biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái …) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(2) Cuối tháng, (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các
thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số
liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in BCTC theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi
bằng tay.
2. Thực trạng chu trình cung ứng và công tác kiểm soát chu trình cung ứng
tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ
2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt
May Hòa Thọ

















2.1.1. Đặc thù về quản lý
Tổng Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh và luôn chú trọng công tác xây
dựng thương hiệu, quảng bá, tiếp thị nhằm nâng khả năng cạnh tranh. Chất lượng
sản phẩm, dịch vụ được Tổng Công ty đặt lên hàng đầu, tạo được niềm tin nơi
khách hàng; tạo nguồn vốn đầu tư thông qua việc hợp tác với các đối tác chiến

lược trong và ngoài nước là nhân tố quan trọng đưa Tổng Công ty đi lên trong giai
đoạn hội nhập sâu kinh tế quốc tế. Công tác quản lý theo nguyên tắc nhất quán từ
trên xuống, cố gắng đạt được mục tiêu đã đặt ra và đồng thời luôn tự hoàn thiện và
phát triển.
Ban quản lý cấp cao của Tổng Công ty có năng lực và đầy tâm huyết, am hiểu
hoạt động của đơn vị, quyền lực không chỉ tập trung vào một các nhân duy nhất,
mà phân tán cho nhiều thành viên, điều này tạo sự kiểm soát lẫn nhau và khi bất kỳ
một phương án, quyết định nào đưa ra cũng đều có sự tham mưu, góp ý của nhau
và điều đó làm cho quyết định của họ càng có giá trị. Các nhà quản lý có quan
điểm:
- Kinh doanh phải trung thực (chẳng hạn việc mua hàng và thanh toán các
khoản nợ với nhà cung cấp phải thực hiện theo đúng như hợp đồng đã ký kết).
- Cạnh tranh thì phải lành mạnh, không dùng những thủ đoạn tiêu cực gây thiệt
hại đến quan hệ kinh doanh của đối tác và đối thủ cạnh tranh, Tổng Công ty tiến
hành mở rộng thị trường dựa trên chính năng lực của mình.
- Coi trọng tính trung thực của báo cáo tài chính được thể hiện qua các kỳ kiểm
toán hàng năm do Công ty Kế toán Kiểm toán độc lập AAC thực hiện, nhằm kiểm
toán tất cả các hoạt động các hoạt động của Tổng Công ty thông qua các thông tin
trên BCTC và đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp kế toán được
áp dụng tại Tổng Công ty để sau đó có những biện pháp tối ưu phù hợp hạn chế tối
đa những rủi ro trong kinh doanh.
- Đồng thời, yếu tố đoàn kết, đồng tâm đồng lòng toàn cán bộ công nhân viên
trong tổ chức cũng được Ban quản lý Cấp cao quan tâm chú trọng.
Tổng Công ty Dệt may Hoà Thọ hiện nay đang phát triển nhanh chóng,
có thể dẫn đến những bất cập trong công tác quản trị, điều hành, đặc biệt là nguồn
nhân lực cấp cao. Tuy nhiên đó chỉ là rủi ro dự báo, hiện nay chiến lược quản lý và
phát triển nguồn nhân lực đang có tác dụng tốt tại HOATHO CORP., cho nên, việc
mở rộng sản xuất theo phương pháp nhân bản (tách bộ máy quản lý ở cơ sở cho
đơn vị mới - tức các đơn vị trực thuộc), và đào tạo mới, sẽ đảm bảo nguồn nhân lực
đáp ứng được cho nhu cầu phát triển sản xuất.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Là một Tổng Công ty với quy mô lớn nên cơ cấu nhân sự khá đông đảo cả về
lượng cán bộ nhân viên quản lý và lượng công nhân viên lao động. Theo đó, quyền
hạn, trách nhiệm và chức năng được phân chia rộng khắp và khá phức tạp, tuy
nhiên sự phân chia này, giữa các đơn vị thành viên hay giữa các bộ phận phòng
ban... luôn tạo sự rõ ràng và thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ
hoạt động của công ty và không có sự chồng chéo trách nhiệm, quyền hạn lẫn nhau
giữa các bộ phận. Các bộ phận có chức năng đặc trưng khác nhau nhưng luôn tạo
thành một thể thống nhất chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong mỗi một đơn vị thành viên đều có một thủ trưởng riêng - Giám đốc đơn
vị và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty, đồng thời
cũng luôn liên lạc, báo cáo và chịu hoàn toàn trách nhiệm với Ban Tổng Giám đốc
về công việc điều hành mọi hoạt động của đơn vị trực thuộc đó.
Ở mỗi phòng ban chức năng tại Tổng Công ty thì người trưởng phòng chức năng
đó có trách nhiệm về các hoạt động của phòng, trực tiếp quản lý và chỉ đạo các
nhân viên trong phòng thực hiện theo đúng chức năng, đồng thời luôn báo cáo và
chịu trách nhiệm với cấp trên.
2.1.3. Chính sách nhân sự
Công ty có chính sách tuyển dụng đào tạo, chế độ lao động về thời gian làm
việc (6 ngày/1 tuần, 8 giờ/1 ngày) hay chính sách tiền lương… được quy định rõ
ràng và hợp lý, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và quyền lợi cho người lao động, đảm bảo
an toàn và sức khỏe cho người lao động (tại đơn vị còn có hoạt động tập thể dục
giữa giờ làm việc - đứng tại chỗ vươn tay, vặn mình… để giảm stress và phục hồi

×