Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632 KB, 36 trang )

CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
I. YÊU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN:
1. Niên độ:
 Niên độ kế toán:
Quý I : 1/1-31/3
Quý II : 1/4- 30/6
Quý III : 1/7-30/9
Quý IV : 1/10-31/12
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam (VNĐ)
2. Các chế độ kế toán áp dụng:
 Phương pháp kế toán thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp áp dụng phương
pháp thuế giá trị gia tăng khấu trừ.
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai định kỳ ( theo hàng quý trong năm).
 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Doanh nghiệp tính giá hàng xuất kho theo
giá thực tế.
 Kế toán chi tiết hàng tồn kho: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp thẻ song
song.
 Lập dự phòng phải thu khó đòi: Doanh nghiệp không lập dự phòng nợ phải thu
khó đòi. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm thu nợ của khách hành. Nếu nợ quá hạn
2 tháng lúc đó sẽ thu nợ quá hạn của nhân viên.
 Phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình: Doanh
nghiệp khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình theo phương pháp
đường thẳng.
3. Trình bày về yêu cầu thông tin:
a) Các loại thông tin:
• Thông tin về doanh thu;
• Thông tin về chi phí;
• Thông tin về lợi nhuận;
• Thông tin về tình hình công nợ;
• Thông tin về quỹ tiền mặt;


• Thông tin về tiền gửi ngân hàng;
• Thông tin về lượng hàng nhập kho;
• Thông tin về lượng hàng xuất kho;
• Thông tin về lượng hàng tồn kho;
• Thông tin về tiền lương;
• Thông tin về thuế thu nhập cá nhân;
Giải thích: đây là những thông tin rất quan trọng để cấp quản trị công
ty theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
b) Ý nghĩa của thông tin:
• Thông tin về doanh thu: phản ánh tình hình doanh số bán hàng hóa của công ty (quá,
tháng, năm).
• Thông tin về chi phí: bao gồm chi phí bán hàng, chi phí mua hàng, chi phí vận
chuyển, chi phí quản lý doanh nghiệp…
• Thông tin về lợi nhuận : phản ánh kết quả họat động kinh doanh của công ty.
• Thông tin về công nợ: phản ánh số nợ phải thu khách hàng.
• Thông tin quỷ tiền mặt : phản ánh số tiền mặt hiện có của công ty.
• Thông tin về tiền giửi ngân hàng: phản ánh số tiền hiện có của công ty trong ngân
hàng.
• Thông tin về lượng hàng nhập kho: phản ánh số hàng nhập kho hàng hàng quý.
• Thông tin về lượng hàng xuất kho : phản ánh số hàng hóa bán được trong tháng.
• Thông tin về lượng hàng tồn kho : phản ánh số lượng hàng hóa hiện có trong kho.
• Thông tin về tiền lương : phản ánh số tiền lương phải trả cho nhân viên trong tháng.
• Thông tin về thuế thu nhập cá nhân : phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải trích
lọc để nộp lại cho nhà nước.
c) Tầm quan trọng của từng loại thông tin:
• Thông tin về doanh thu : giúp cho ban giám đốc biết được tình hình tiêu thụ hàng
hóa của công ty ( quý, tháng, năm).
• Thông tin về chi phí : dùng để so sánh với doanh thu giúp cho lãnh đạo công ty biết
được hiệu quả kinh doanh.
• Thông tin về lợi nhuận : giúp cho ban giám đốc biết được kết quả sản xuất kinh

doanh của công ty.
• Thông tin về công nợ : giúp cho cấp quản trị đưa ra chính sách tín dụng cho khách
hàng.
• Thông tin về quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng : giúp giám đốc xem xét khả năng
khi lựa chọn các dự án.
• Thông tin vế tình hình nhập, xuất, tồn hàng hóa trong kho: giúp cho thủ kho biết
được số lượng hàng hóa hiện có trong công ty và đối chiếu với sổ sách kế toán.
• Thông tin về tiền lương và thuế thu nhập cá nhân : giúp giám đốc nhân sự biết được
tình hình lương nhân viên và có kế hoạch trích lọc thuế thu nhập cá nhân từ thu
nhập chịu thuế của nhân viên để nộp lại cho nhà nước.
d) Bảng mô tả về nhu cầu thông tin cho người sử dụng:
BẢNG MÔ TẢ NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN
STT
Người sử
dụng
Nội dung thông tin Mục tiêu
Phạm vi
Trong
DN
Ngoài
DN
1
Ban giám
đốc
Thông tin về doanh
thu, Chi phí, lợi
nhuận thuần
Đánh giá kết quả
hoạt động của công
ty

X
2
Giám đốc
Nhân sự
Thông tin về
Tiền lương,
Hợp đồng lao động,
Thuế TNCN
Quản lý nhân sự,
Nộp thuế TNCN
Cho nhà nước
X
3
Kế toán
trưởng
Thông tin về
Công nợ, doanh thu,
Chi phí, lợi nhuận,
Quỹ tiền mặt,
Tiền gửi ngân hàng
Kiểm tra và tổng
hợp
Thông tin,
Báo cáo lên
Ban giám đốc
X
4 Thủ quỹ
Thông tin về
Quỹ tiền mặt,
Tiền gửi ngân hàng

Kiểm tra và quản lý
Nguồn vốn hiện có
của doanh nghiệp
X
5 Thủ kho
Thông tin về
lượng hàng
nhập, xuất, tồn
trong kho
Kiểm tra và
đánh giá
lượng hàng tồn kho
X
II. ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN VÀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ CHI TIẾT:
1. Danh mục đối tượng kế toán:
STT
Nhóm
đối tượng
Tên đối tượng
Đối tượng
quản lý
Chi tiết
01 Doanh thu
Doanh thu bán buôn Hàng hóa
Doanh thu bán qua đại lý Hàng hóa
Doanh thu dịch vụ Hợp đồng
Doanh thu bán hàng khác Hàng hóa
Doanh thu nội bộ
02
Các khoản

chiết khấu
Chiết khấu thương mại cho khách
hàng
Hàng hóa
Chiết khấu thanh toán cho khách
hàng
Thời gian
thanh toán
Chiết khấu bán hàng cho
nhân viên
Hàng hóa
Hồi khấu,hoa hồng cho khách hàng
03
Giá vốn hàng
bán
04 Nợ phải thu
Nợ phải thu khách hàng Khách hàng
Nợ phải thu nhân viên
bán hàng
Nhân viên
Nợ phải thu nhà cung cấp
Các khoản trả
hộ
Nợ phải thu đại lý Đại lý
Nợ phải thu khác
05 Phải trả
Phải trả nhà cung cấp Nhà sản xuất
Phải trả khác hàng
Các khoản ứng
trước

Phải trả nhân viên Lương
Phải trả nợ vay ngân hàng Ngân hàng
Phại trả khác
06 Phải nộp
Phải nộp nhà nước Thuế
Phải nộp khác
2. Danh mục đối tượng quản lý chi tiết:
STT
Tên đối
tượng
Nội dung mô
tả
Nội dung quản lý
Phương pháp mã
hóa
01 Tài
khoản
ngân
hàng
Số hiệu tài
khoản,
Tên ngân hàng,
loại tài khoản
Quản lý chi tiết theo
Từng tài khoản, từng
đơn vị tiền tệ, theo dõi
chi tiết số dư, số phát
Mã ngân hàng-số tài
khoản
Ví dụ:

VCB-0985836050
sinh hàng ngày, định kỳ
đối chiếu
Tài khoản số
0985836050 ở ngân
hàng Vietcombank
02
Khách
hàng
Mã khách
hàng,
Tên khách
hàng,
Địa chỉ, số
điện thoại…..
Chi tiết theo từng
chứng từ, theo dõi
nguyên gốc ngoại tệ,
theo dõi thời hạn nợ….
Mã vùng-khu vực-
Lọai khách hàng-
Mã khách hàng
Ví dụ:
KH-08-BT-VIP-
01234
Mã khách hàng
01234 ở thành phố
HCM, quận Bình
Thạnh, khách hàng
thân thuộc

03
Nhà
cung
cấp
Mã nhà cung
cấp,
Tên nhà cung
cấp,
Địa chỉ, số
điện thọai……
Chi tiết theo từng
chứng từ, theo dõi
nguyên gốc ngọai tệ,
theo dõi các khoản
thanh toán
Mã quốc gia-mã khu
vực-mã khách hàng
Ví dụ:
NCC-JP-09-HD
Nhà cung cấp
HonDa ở Nhật,
thành phố Tokyo
04
Nhân
viên
bán
hàng
Mã số nhân
viên,
Tên nhân viên,

Địa chỉ….
Quản lý chi tiết theo
Từng nhân viên,
Từng chức vụ
Từng khoản lương,
Từng doanh số bán
Mã chức vụ-mã
nhân viên
Ví dụ:
NVBH-09858
Nhân viên bán hàng
Mã số 09858
05 Hàng
hóa
Tên hàng hóa,
Mã hàng hóa,
Loại hàng hóa
Quản lý chi tiết theo
Từng loại hàng hóa,
Từng phiếu nhập kho,
xuất kho
Tên hàng hóa-loại
hàng hóa-mã hàng
hóa
Ví dụ:
MH-A-01245
Máy hàn
Lọai A
Mã hàng: 01245
III. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ:

1. Danh mục chứng từ:
a) Lập bảng danh sách các chứng từ:
STT Tên chứng từ Người lập Người duyệt
Mục đích
sử dụng
01
Đề nghị
xuất hàng
Người nhận hàng
Giám đốc,
Kế toán
Đề nghị công
ty xuất hàng
02
Biên bản
kiểm kê
tài sản cố định
Kế toán
Giám đốc,
Kế toán trưởng
Đánh giá lại
TSCĐ
03
Biên bản bàn
giao hàng hoá
Thủ kho
Đại diện bên mua
và bên bán
Xác nhận việc
giao và nhận

đủ, đúng.
04
Biên bản
vận chuyển
hàng hoá
Kế toán
Người nhận
vận chuyển,
người giao hàng,
lái xe
Kiểm tra việc
vận chuyển
hàng hoá
05
Đề nghị
thanh toán
Người đề nghị
Giám đốc,
trưởng bộ phận
Đề nghị công
ty thanh toán
khoản chi
06
Biên bản
bàn giao
nhận hàng
kiêm giấy nhận
nợ
Nhân viên bán
hàng hoặc kế toán

Đại diện giữa
người nhận hàng
và người giao
hàng
Kiểm tra việc
giao nhận hàng

điều kiện thanh
toán khác.
b) Mô tả và thiết lập một chứng từ “Biên bản bàn giao nhận hàng kiêm
giấy nhận nợ”:
• Mục đích lập:
Nhằm kiểm tra việc giao nhận hàng giữa bên mua và bên bán và các
điều kiện và thoả thuận khác giữa hai bên.
• Phương pháp lập:
Nhân viên kế toán sẽ lập “Biên bản bàn giao nhận hàng kiêm giấy nhận
nợ”
 Nội dung biên bản gồm các phần sau:
• Bên giao hàng: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, fax, tên người đại diện, chức vụ.
• Bên nhận hàng: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, fax, tên người đại diện, chức vụ, số
CMND…
• Sau đó hai bên sẽ tiến hành giao và nhận hàng theo chi tiết.
• Những điều kiện thoả thuận khác giữa hai bên: điều kiện và phương thức giao hàng,
điều kiện thanh toán, …
• Cuối cùng biên bản được duyệt bởi ba người: người nhận hàng, người giao hàng,
người lập biên bản.
• Thiết kế biểu mẫu:
2.
2.
2.

2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
2.
Qui trình lập và luân chuyển chứng từ:
a) Giới thiệu và phân tích khái quát về nghiệp vụ mua hàng:
Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là lưu thông hàng hóa,
đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua, bán.
Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình hoạt động kinh doanh trong
doanh nghiệp, tạo tiền đề vật chất cho hoạt động của doanh nghiệp ở các khâu tiếp
theo như sản xuất hoặc tiệu thụ sản phẩm. khi kết thúc quá trình mua hàng, tài sản
trong doanh nghiệp sẽ chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa, doanh
nghiệp sẽ mất quyền sở hữu về tiền tệ nhưng lại được quyền sở hữu về hàng hóa
hoặc có nghĩa vụ phải thanh toán nợ cho người bán.

Nguồn hàng:
- Trong nước: doanh nghiệp sẽ tiến hành mua của DNSX, DNTM, hộ
SXKD, tổ chức kinh tế tập thể, cá nhân.
- Ngoài nước: hàng được mua thông qua nhập khẩu.
Phương pháp mua hàng: Các doanh nghiệp thương mại có thể mua hàng
theo hai phương thức: phương thức mua hàng trực tiếp, phương thức chuyển hàng.
- Mua hàng theo phương thức trực tiếp: căn cứ vào hợp đồng kinh tế
đã ký kết, doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ mang giấy ủy nghiệm nhận hàng đến
đơn vị bán để nhận hàng theo qui định trong hợp đồng kinh tế để mua hàng trực tiếp
tại cơ sở sản xuất, tại thị trường và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa về doanh
nghiệp.
- Mua hàng theo phương thức vận chuyển hàng: bên bán căn cứ vào
hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn hàng, chuyển hàng tới cho bên mua, giao hàng
tại kho của bên mua hay tại điểm do bên mua qui định trước.
Phương thức và hình thức thanh toán:
a. Phương thức: việc thanh toán hàng trong khâu thu mua được thực
hiện theo các phương thức và hình thức khác nhau tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm
giữa hai đơn vị. Thông thường việc thanh toán tiền hàng được thực hiện theo hai
phương thức:
- Phương thức thanh toán trực tiếp: là sự vận động của hàng hóa và
tiền tệ gắn liền với nhau, nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phát sinh cùng một lúc
tại một thời điểm, không phát sinh công nợ.
- Phương thức thanh toán sau (trả chậm): sự vận động của hàng hóa
và tiền tệ có khoảng cách thời gian, không cùng một thời điểm (phát sinh công nợ
331).
Việc thanh toán chậm trả có thể thực hiện theo điều kiện tín nhiệm.
Ví dụ: 1/10, n/20: trong 10 ngày đầu kể từ ngày chấp nhận nợ, nếu
người mua thanh toán công nợ sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 1%. Từ ngày
thứ 11 đến hết 20 ngày người mua phải thanh toán hết toàn bộ công nợ là “n”. Hết
20 ngày người mua chưa thanh toán nợ sẽ phải chịu lãi suất tín dụng.

b. Hình thức thanh toán:
- Thanh toán bằng tiền mặt.
- Thanh toán qua ngân hàng séc, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng, bằng tiền
gửi ngân hàng tiên vay.
- Thanh toán bằng tiền tạm ứng.
- Thanh toán bằng hàng: trao đổi hàng hóa: hàng hóa tương đương:
không phát sinh một khoản tiền nào từ sự trao đổi đó; hàng hóa không tương đương:
phát sinh thêm một khoản tiền từ sự trao đổi hàng hóa. Hàng xuất ra là hàng bán,
hàng nhập vào là hàng mua.
b) Thiết lập qui trình và luân chuyển chứng từ liên quan đến nghiệp vụ
mua hàng:
• Thiết lập quy trình:
• Yêu cầu mua hàng:
- Người yêu cầu mua hàng phải viết phiếu yêu cầu mua hàng theo biểu mẫu NQ/ MH
– BM01.
- Phiếu yêu cầu mua hàng phải được quản lý trực tiếp của bộ phận đó xem xét và ký
duyệt.
- Bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào cũng phải có tiêu chuẩn hàng hoá đính kèm theo
phiếu yêu cầu mua hàng. Nếu tiêu chuẩn đã được duyệt từ trước thì không cần phải
đính kèm tiêu chuẩn đó.
- Bảng tiêu chuẩn phải được kế toán trưởng duyệt trước khi thực hiện việc mua
hàng.
• Duyệt:
Thẩm quyền phê duyệt phiếu yêu cầu mua hàng được quy định như
sau.
- Giám đốc kinh doanh được duyệt phiếu đề nghị mua hàng.
- Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra phiếu đề nghị và lập phiếu
chi.
- Trưởng bộ phận sản xuất và bảo trì được lập phiếu yêu cầu.
• Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp:

Nhân viên mua hàng hoặc người được Giám đốc điều hành chỉ
định chịu trách nhiệm tìm kiếm, đánh giá và làm các thủ tục ký hợp đồng với nhà
cung cấp.
- Việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp thực hiện theo
quy trình tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng.
- Nhân viên mua hàng hoặc người được chỉ định chỉ được mua
hàng khi:
+ Nhà cung cấp đó đã được Giám đốc duyệt.
+ Phải thực hiện việc mua hàng theo thứ tự các nhà cung cấp được ưu tiên 1,2,3.
+ Đối với các nhà cung cấp chưa được duyệt thì phải báo cáo GD xin ý kiến chỉ đạo,
mọi trường hợp tự ý mua mà chưa được duyệt sẽ không có hiệu lực cho việc thanh
toán.
• Chứng từ liên quan:
• Phiếu yêu cầu vật tư
• Phiếu đề nghị mua vật tư
• Phiếu nhập kho
• Phiếu chi/ Giấy báo nợ ngân hàng
 Phiếu yêu cầu vật tư:
- BP phát hành :
+ BP sản xuất, hoặc
+ Thủ kho phát hành
- Có 1 hoặc 2 chữ ký :
+ Người lập
+ Người kiểm tra (nếu có)
- Phát hành ít nhất là 2 liên :
+ 1 liên BP phát hành giữ
+ 1 liên chuyển cho BP vật tư
 Phiếu đề nghị mua vật tư :
- BP phát hành : BP mua hàng/BP vật tư
- Có 3 chữ ký :

+ Người lập (NV mua hàng)
+ Người kiểm tra (Trưởng BP mua hàng)
+ Người phê duyệt (Cấp có thẩm quyền)
- Phát hành 3 liên :
+ 1 liên lưu tại BP mua hàng
+ 1 liên giao cho nhân viên đi mua hàng
+ 1 liên chuyển cho BP kế toán để theo dõi
- Phiếu này đính kèm với phiếu yêu cầu vật tư và kế hoạch mua hàng chi tiết.
 Phiếu nhập kho:
- BP phát hành : BP vật tư
- Có 5 chữ ký :
+ Người lập (NV VT)
+ Người kiểm tra (Trưởng BP VT)
+ Người giao hàng (Đại diện NCC)
+ Người phê duyệt nhận hàng
+ Thủ kho
- Phát hành 4 liên :
+ 1 liên BPVT lưu
+ 1 liên thủ kho giữ xem như là lệnh nhập kho
+ 1 liên giao cho NCC
+ 1 liên chuyển cho BP kế toán
 Phiếu chi/ Giấy báo nợ ngân hàng :
- BP phát hành : BP kế toán
- Có 5 chữ ký :
+ Người lập
+ Người kiểm tra
+ Người phê duyệt
+ Người chi tiền
+ Người nhận tiền
- Phát hành 4 liên :

+ 1 liên gốc lưu BP KT
+ 1 liên chuyển cho thủ quỹ (lệnh chi tiền)
+ 1 liên chuyển cho BP VT (theo dõi công nợ)
+ 1 liên giao cho khách hàng (nếu KH yêu cầu)

×