Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút thị trường khách Pháp bằng các biện pháp Marketing hỗn hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.29 KB, 10 trang )


Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút
thị trường khách Pháp bằng các biện pháp Marketing
hỗn hợp
3.1. Xu hướng phát triển của thị trường khách Pháp đến Việt Nam
Pháp là một trong những quốc gia đông dân nhất ở Châu Âu
(đứng thứ 4 ở Châu Âu với khoảng hơn 60 triệu dân) và thị trường Pháp
vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển. Theo một nghiên cứu của Taylor-
Nelson-Sofres thì trong những năm gần đây có khoảng 21% dân số Pháp
đi du lịch nước ngoài. Hơn nữa hiện nay đối với các nước Châu Á Thái
Bình Dương người Pháp có xu hướng đi nghỉ các chuyến đi dài ngày
thay vì các chuyến đi ngắn ngày bởi bản thân người Pháp chỉ phải làm
việc 35 h/1 tuần và nếu tính cả ngày nghỉ cuối tuần, các ngày lễ và các
kỳ nghỉ dài thì 1 năm người Pháp có tới 140 ngày nghỉ trong 1 năm. Với
xu hướng đó thì Pháp vẫn là thị trường đầy tiềm năng đối với du lịch
Việt Nam.
Việt Nam với những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đang
là một điểm đến thu hút khách quốc tế nói chung và khách Pháp nói
riêng. Có thể nói, giữa Việt Nam và Pháp có mối quan hệ lâu đời, người
Pháp có rất nhiều kỷ niệm tại Việt Nam và văn hoá Việt Nam vẫn còn có
những nét mang dấu ấn của văn hoá Pháp. Người Pháp tới Việt Nam
như được tìm lại về với chính mình, với những nét văn hoá có lã đã một
thời gắn bó với họ. Ngày nay, khi quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế ngày
càng được mở rộng, mối quan hệ của Pháp và Việt Nam được thiết lập
cả về kinh tế, văn hoá, chính trị. Cộng hoà Pháp là một trong những
quốc gia đầu tư hàng đầu vào Việt Nam, hàng năm có nhiều chương
trình viện trợ và hỗ trợ cho Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và Pháp
ngày càng có nhiều sự trao đổi và hợp tác trên các lĩnh vực văn hoá
1

chính trị. Trong thời gian qua du lịch Việt Nam luôn xác định Pháp là


một trong những trọng điểm của du lịch Việt Nam. Số lượng khách tại
Việt Nam được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Lượng
khách
86.000 86.492 99.700 111.546 86.791 104.025
Số lượng khách Pháp đến Việt Nam năm 1999-2004. Đơn vị tính: lượt
khách
Biểu đồ 1: Số lượng khách Pháp đến Việt Nam năm 1999-2004
Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng khách Pháp đến Việt Nam tăng
qua các năm (chỉ trừ năm 2003).
Từ năm 1999 đến năm 2002 lượng khách Pháp dến Việt Nam
tăng. Nếu như năm 2000 so với năm 1999 tốc độ tăng mới chỉ đạt 0,57%
thì tới năm 2001 đã tăng 15,2% so với năm 2000 và tới năm 2002 thì số
khách Pháp tới Việt Nam đã tăng 1,3 lần.
Cá biệt năm 2003 do ảnh hưởng của dịch bệnh Sars nên số lượng
khách Pháp giảm. Nhưng xét trong bối cảnh thế giới lo sợ về dịch bệnh
2

Sars, hầu như thị trường du lịch bị đóng băng, khách hoãn huỷ chương
trình... thì lượng khách đạt được năm 2003 cũng là một thành công của
du lịch Việt Nam.
Sau năm 2003, với nỗ lực của mình cùng với thế gới đã dần khắc
phục được hậu quả của dịch Sars, lượng khách Pháp tới Việt Nam đã
tăng trở lại (năm 2004 tăng 20% so với năm 2003).
Trong thời gian tới với sự nỗ lực của du lịch Việt Nam cùng với
xu hướng du lịch của người Pháp thì Pháp vẫn được coi là thị trường
trọng điểm của du lịch Việt Nam để các doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành quốc tế Việt Nam tập trung các nỗ lực để khai thác.
3.2. Phương hướng nhiệm vụ của trung tâm trong thời gian tới

- Trong những năm tới thị trường Pháp vẫn là thị trường số 1 của
trung tâm và trung tâm có đề ra những mục tiêu phấn đấu về thị trường
Pháp như sau:
1 Số lượng khách 200 khách
2 Số ngày khách 8 - 12 ngày
3 Chi tiêu bình quân một ngày khách 50$/1ngày
4 Doanh thu 100 000 USD
Nguồn: Trung tâm du lịch và dịch vụ
Với mục tiêu cụ thể trên trung tâm đề ra phương hướng sau với
thị trường này.
- Nghiên cứu thị trường khách Pháp để tăng lượng khách tới trung tâm.
- Đa dạng, phong phú sản phẩm để thu hút khách Pháp
- Nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở quản lý tốt chất lượng
sản phẩm, nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên là đội ngũ lao
động trong trung tâm.
- Nghiên cứu mở rộng đặt mối quan hệ với các đối tác gửi khách
mới tại Pháp để mở rộng thị trường.
3

- Tham gia vào hội chợ du lịch quốc tế để quảng bá cho trung tâm
trong hoạt động du lịch quốc tế nói chung và Pháp nói riêng.
3.3. Các giải pháp về Marketing hỗn hợp trong việc thu hút khách
Pháp tại Trung Tâm
Chiến lược chung marketing mà Trung tâm có thể áp dụng
3.3.1. Các giải pháp về sản phẩm
Ngoài chính sách về sản phẩm như trung tâm áp dụng trung tâm
có thể áp dụng xây dựng sản phẩm mới sau:
* Phát triển sản phẩm phụ - sản phẩm mới đi kèm bổ sung cho sản
phẩm hiện có của công ty. Việc phát triển các sản phẩm phụ này dựa
trên việc nghiên cứu, tâm lý, nhu cầu, thói quen tiêu dùng của người

Pháp. Nhằm sản phẩm phụ này có thể là các dịch vụ bổ sung, chăm sóc
khách hàng khiến họ hài lòng lớn như:
- Sự thuận tiện trong việc đặt mua chương trình, có địa chỉ khách
hàng qua email va gửi thư cho họ một cách thường xuyên trong các dịp
lễ, tết, quốc khánh của Pháp.
- Tổ chức sinh nhật cho thành viên trong đoàn nếu ngày sinh nhật
nằm trong hành trình.
- Tặng quà lưu niệm, ghi ý kiến đóng góp cho công ty các dịch vụ
miễn phí như chụ ảnh kỷ niệm, dịch vụ hành lý.
* Tiếp tục hoàn thiện các chương trình du lịch đã có bằng việc
hoàn thiện quản lý và nâng cao chất lượng chương trình để chương trình
có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng.Bên cạnh đó cần phát triển
chương trình du lịch mới trên cơ sở nghiên cứu sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh, rút ra điểm mạnh, điểm yếu của họ và trên cơ sở đó xây
dựng chương trình mới, khi xây dựng chương trình du lịch phải tiến
hành khảo sát thực tế tuyến điểm mới. Và khi đưa chương trình du lịch
vào thực hiện thì phải tổ chức quản lý chất lượng tour qua việc quản lý
4

xử lý các nhà cung cấp, quản lý chất lượng của hướng dẫn viên sau khi
chương trình được tổ chức, phải đánh giá chương trình trên cơ sở ý kiến
khách hàng để rút kinh nghiệm cho làn tổ chức sau:
Trong chương trình du lịch chú ý đưa những yếu tố mang tính văn
hoá truyền thống mang đậm đà bản sắc riêng của từng miền trong cả
nước như những hội kéo dài hàng tháng như chùa Hương, đến với Hoà
Bình để thưởng thức rượu cần và cơm lam, vào Huế để chiêm ngưỡng
nét thơ mộng của dòng sông Hương với những làn điệu dân ca sâu đậm
đi vào lòng người, tham dự bữa cơm cung đình độc đáo, đến đồng bằng
sông cửu long để du khách được đắm mình trong miệt vườn với những
loại trái cây ngọt ngào. Mỗi vừng, mỗi địa phương đều có những nét đặc

sắc riêng để du khách thưởng thức, vấn đề ở chỗ trung tâm có khai thác
được không và khai thác như thế nào.
* Phát triển sản phẩm mới của trung tâm: chương trình du lịch
Việt Nam và các nước Đông Dương. Trung tâm có thể kết hợp chương
trình du lịch Việt Nam và Lào, Campuchia. Chương trình có thể kéo dài
từ 12 đến 14 ngày trong đó khoảng 5 đến 7 ngày ở Việt Nam, còn lại là
du lich sang Lào và Campuchia. Trung tâm có thể áp dụng chương trình
cụ thể sau (chương trình sang Lào và Campuchia):
D1: Đến Siem Reap, đón khách ở sân bay, làm thủ tục check in, ăn tối
tại khách sạn, buổi tối tự do
D2: Đi thăm quần thể Angkor: Angkor Wat, Angkor Tho, Bayon- cung
điện hoàng gia trước kia. Ăn trưa. Buổi chiều dạo trên đồi Phnom
Bakheng ngắm hoàng hôn và toàn cảnh thành phố cổ.
D3: Tự do đi thăm Đền Angkor và hồ Tonla Sap
D4: Ra sân bay bay tới Phnom Penh, check in, ăn tối tại khách sạn, buổi
tối tự do.
5

×