Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.37 KB, 5 trang )

TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM CÔNG
NGHIỆP
2.1 CÔNG NGIỆP HOÁ VÀ MÔI TRƯỜNG
Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước và quản lý
trong sản xuất kinh doanh, công nghiệp đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Giá trò sản xuất công nghiệp năm 2003 của cả nước đạt 302.990 tỷ đồng tăng
16% so với năm 2002. Nhóm ngành công nghiệp cơ bản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
bao gồm: Ngành chế biến thực phẩm, ngành dệt may, ngành điện tử và công nghệ thông
tin, ngành cơ khí và ngành hoá chất. Tiếp sau đó là ngành khai thác khoáng sản, điện,
nước.v.v…
Đònh hướng đến năm 2010, Bộ công nghiệp sẽ tập trung phát triển các ngành công
nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lónh thò trường trong nước và đẩy
mạnh xuất khẩu như: Chế biến nông - lâm - thuỷ sản, may mặc, giầy da, điện tử, tin học,
sản phẩm cơ khí và tiêu dùng. Một số ngành công nghiệp nặng cũng sẽ được xây dựng một
cách có chọn lọc bao gồm: Dầu khí, luyện kim, điện, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân
bón, vật liệu xây dựng.
Bảng 2.1 Mức tăng trưởng của một số ngành công nghiệp trong giai đoạn
1995 – 2000 và mục tiêu đến năm 2020 (%/năm)
Tên ngành
Tăng trưởng
giai đoạn
1995 - 2000
Mục tiêu
tăng trưởng
2001 - 2010
Mục tiêu
tăng trưởng
2011 – 2020
Khai thác 13.73 13.48 6.91
Vật liệu xây dựng 13.96 13.40 8.51
Cơ khí 21.35 18.47 18.90


Luyện kim 10.97 10.67 18.73
Hoá chất 19.6 14.57 12.71
Điện tử - tin học - 20.97 16.92
Chế biến nông lâm thuỷ sản
8.3 9.04 8.72
Dệt may- giầy da
12.17 14.14 13.82
Điện, khí gaz và nước
14.33 13.78 10.07
Toàn ngành
12.74 13.67 12.16
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng
lãnh thổ đến năm 2010
Công nghiệp hoá và ô nhiễm môi trường đang là thách thức lớn của các độ thò Việt
Nam. Đặc biệt là các đô thò nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc.
Ngoài các tác động giao thông, dòch vụ, thương mại, xây dựng, các hoạt động sản xuất công
nghiệp đã góp phần đáng kể làm ô nhiễm môi trường.
Các loại hình công nghiệp phát triển tương đối đa dạng trong đó có các ngành công
nghiệp gây ô nhiễm như: Giấy, chế biến thực phẩm tươi sống, chế biến gỗ, hoá chất, xi mạ,
luyện kim … các chất thải của những ngành này làm cho chất lượng môi trường xấu đi và
ngày một phức tạp.
Với các công nghệ sản xuất nói chung còn lạc hậu và mức đầu tư cho bảo vệ môi
trường thấp, các hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục sinh ra một lượng lớn các chất
thải thuộc nhiều dạng với nhiều thành phần khác nhau, có khả năng ảnh hưởng đến môi
trường.
2.2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thò,
KCN và các làng nghề sản xuất ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác
động xấu đối với sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu…
Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thò hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm không

khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn,
yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.
Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí phát sinh từ các khu, cụm công nghiệp
cũ và KCN mới thành lập như: Các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc và
các KCN ở Miền Trung gần đây. Ô nhiễm không khí cục bộ thường xảy ra ở xung quanh
các xí nghiệp, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch ngói, các nhà máy luyện kim, sản
xuất phân hoá học…khá nghiêm trọng. Các chất ô nhiễm không khí chính thải ra trong hoạt
động công nghiệp là bụi, khí SO
2
, NO
2
, CO, và hơi của một số hoá chất khác.
Hiện nay, các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư đều phải tiến hành “Đánh giá tác
động môi trường”, nếu tổ chức thực hiện đầy đủ các giải pháp BVMT như đã trình bày
trong báo cáo ĐTM thì chất lượng môi trường không khí sẽ được bảo vệ tốt hơn.
2.3 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Sự tập trung công nghiệp và đô thò hoá nhanh gây tác động lớn đối với môi trường trong
đó có môi trường nước. Các dòng xả thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm,
gây ô nhiễm đất... Các nguồn thải chính của sản xuất công nghiệp hiện nay là:
- Nước thải sinh hoạt thải ra từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên tại các nhà
máy. Hiện nay, ở nước ta nước thải này được xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà
không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào.
- Nước thải sản xuất và nước rửa thiết bò: sinh ra từ các cơ sở công nghiệp rất đa dạng
tuỳ theo loại hình sản xuất và kinh doanh mà thành phần nước thải có cả chất hữu
cơ, dầu mỡ, kim loại nặng… Nồng độ COD, BOD, DO, Coliform đều không đảm bảo
tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải xả ra nguồn.
- Nước mưa chảy tràn.
Trong số các doanh nghiệp ở Việt Nam đã khảo sát năm 2002 có tới 90% số doanh
nghiệp không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng dòng xả nước thải xả ra môi trường.
73% số doanh nghiệp xả nước thải không đạt tiêu chuẩn do không có các công trình và thiết

bò xử lý nước thải. Có 60% số công trình xử lý nước thải hoạt động vận hành không đạt yêu
cầu.
Trong số 82 khu công nghiệp mới, chỉ khoảng 20 khu công nghiệp có trạm xử lý
nước thải tập trung. Các trạm xử lý nước thải tập trung này hoạt động và quản lý dòng xả
nước thải của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN đã góp phần quản lý dòng xả nước
thải tốt hơn.
Trong tương lai gần, các văn bản luật pháp về bảo vệ môi trường được chặt chẽ hơn thì
yêu cầu xây dựng và XLNT công nghiệp phải thực hiện nghiêm túc hơn. Do đó, doanh
nghiệp và cơ quan quản lý môi trường cần phải cụ thể hoá các phương pháp cải tạo hệ
thống XLNT cũng như hệ thống thoát nước sao cho phù hợp và kinh tế nhất, đây là một đòi
hỏi cấp bách được đặc ra.
2.4 CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP – CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI.
Công tác quản lý CTCN/CTNH được bắt đầu thực hiện từ năm 1999 từ sau khi Quy
chế quản lý CTNH ban hành kèm theo quyết đònh 155/1999/QĐ – TTg có hiệu lực. Tuy
nhiên, cho đến nay công tác quản lý này chưa chặt chẽ, do nhiều nguyên nhân khác nhau
gây ra mối nguy hại đối với môi trường.
Lượng CTNH phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp là khá lớn, theo điều
tra của Nguyễn Hoàng Hùng – Sở KHCN và Môi Trường Đồng Nai vào năm 2002, cho các
ngành công nghiệp đang hoạt động trên đòa bàng. Thời điểm này, tỉnh Đồng Nai quy hoạch
được 17 KCN và đã được Chính phủ phê duyệt 10 KCN tập trung.
Bảng2.2. Lượng chất thải công nghiệp nguy hại tại Đồng Nai
Ngành
công nghiệp
Quy mô
(L/V/N)
Loại chất thải nguy hại
Mức phát
thải
(tấn/năm)
Sản xuất vật liệu xây

dựng – giấy
L Bún thải chứa Amiang 1746,3
Điện – điện tử L
Bùn thải chứa kim loại năng, dầu mở, dung môi
hữu cơ các loại, bao bì thùng chứa dung môi,
giẻ lau nhiễm dầu, …
292,362
Cơ khí chế tạo máy L
Bùn thải chứa kim loại năng, dầu mở, dung môi
hữu cơ các loại, bao bì thùng chứa dung môi,
giẻ lau nhiễm dầu, …
970,788
Sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc thú y
V
Nước thải nhiễm thuốc BVTV, bao bì nhiễm
thuốc BVTV.
208,106
Sản xuất, gia công giày
xuất khẩu
L
Dầu mở, dung môi hữu cơ các loại, bao bì thùng
chứa dung môi, giẻ lau nhiễm dầu, hóa chất
85,52
Hóa chất, thực phẩm
Dầu mở, dung môi hữu cơ các loại, bao bì thùng
chứa dung môi, giẻ lau nhiễm dầu, hóa chất
30,00
Ngành khác (Sản xuất
bao bì, chế biến gỗ…)

L
Dầu mở, dung môi hữu cơ các loại, bao bì thùng
chứa dung môi, giẻ lau nhiễm dầu, hóa chất
2,456
Nguồn: Báo cáo của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Nai, 2002
2.5 XỬ LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
Trong thời gian qua, Phòng quản lý Môi trường và Sở Tài nguyên – Môi trường các
đòa phương đã tiến hành đánh giá, xác đònh các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Cơ quan quản lý môi trường này đã tiến hành xử phạt hành chính
và buộc các cơ sở này phải xử lý hoặc di dời ô nhiễm. Như chương trình di ô nhiễm của TP
Hồ Chí Minh đã di chuyển được một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng ra ngoại
thành và quy hoạch KCN cho các ngành ô nhiễm.
2.6 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP
Việc đưa mục tiêu môi trường vào hệ thống mục tiêu doanh nghiệp ngày càng được
xem xét như là cơ hội để cải thiện khả năng đạt được các mục tiêu kinh tế. Điều đó thể
hiện ớ hai khía cạnh:
• Cải thiện doanh thu thông qua :Thò trường mới và sản phẩm mới.
• Giảm bớt chi phí thông qua:
- Tiết kiệm vật tư (khối lượng ít hơn, giá cả phù hợp hơn), năng lượng.
- Tiết kiệm phụ liệu.
- Cải tiến các qui trình thao tác
- Phế liệu và phát thải, nội dung này đạt được thông qua:
• Chu trình cắt giảm.
• Sự thay thế nguyên vật liệu.
• Phương pháp và công nghệ mới.

×