THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH
NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19_5 HÀ NỘI
I/ Đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự tại công
ty.
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý.
1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối
liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách
nhiệm, quyền hạn nhất định, và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức
năng quản trị doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường, công ty
Dệt 19/5 Hà Nội cũng đã xây dựng cho mình bộ máy quản trị mang tính khoa học, đồng
thời thích hợp với những điều kiện đặc thù của doanh nghiệp. Theo đó, cơ cấu tổ chức
quản trị của doanh nghiệp được xây dựng theo cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng.
Đứng trước một vấn đề cần ra quyết định, tổng giám đốc cần có sự tư vấn, góp ý kiến,
tham mưu của các phòng ban chức năng nhằm có đủ cơ sở để ra quyết định. Khi các
quyết định đã được tổng giám đốc thông qua, nó sẽ trở thành mệnh lệnh mà tất cả mọi
nhân viên phải tuân theo.
Ban lãnh đạo công ty gồm 01 tổng giám đốc và 03 phó tổng giám đốc trong đó: 01
phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 phó tổng giám đốc phụ trách nội chính, 01
phó tổng giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật và đầu tư. Các phòng ban nghiệp vụ có
chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành công việc, bao gồm 07 phòng ban:
- Phòng kế hoạch thị trường: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng kĩ thuật sản xuất: Quản lý công tác kĩ thuật, đầu tư và điều độ sản xuất.
- Phòng tài vụ: Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh
doanh, thu hồi công nợ của khách hàng, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, thu chi
tài chính- kế toán.
- Phòng lao động tiền lương: Tuyển dụng, đào tạo nhân lực, bố trí lao động, giải quyết
tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động.
- Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá mua về và hàng sản xuất của
công ty, thường trực ISO.
Phòng hành chính tổng hợp
Chủ tịch kiêm tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc phụ trách kĩ thuật và đầu tưPhó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính - nội chính
Phòng kế hoạch thị trườngPhòng vật tư Phòng kĩ thuậtPhòng quản lý chất lượngPhòng đầu tư & phát triển
Phòng lao động tiền lương
Phòng tài vụ
Các nhà máyCác chi nhánh
Chi nhánh tại TP. HCMNhà máy dệt Hà NộiNhà máy sợi Hà NộiNhà máy may thêu Hà NộiNhà máy dệt Hà Chi nhánh tại Hà
- Phòng vật tư: Cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận
chuyển hàng hoá.
- Phòng hành chính tổng hợp: Đảm bảo an ninh, an toàn trong công ty và chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho người lao động.
Sơ đồ 1. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp :
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất.
Công ty có 04 nhà máy sản xuất, đó là :
* Nhà máy sợi Hà Nội: trụ sở hoạt động tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh
Xuân, TP.Hà Nội. Tại đây hiện đang sản xuất các loại sợi tổng hợp phục vụ cho nhà
máy dệt của doanh nghiệp và một phần bán ra ngoài thị trường.
* Nhà máy dệt Hà Nội: gồm một phân xưởng hoạt động tại số 89 đường Lĩnh Nam,
phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội và một phân xưởng hoạt động tại Thôn
Văn, xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Tại đây hiện đang sản xuất các loại vải
bạt mộc, vải nhuộm, vải chéo… phục vụ cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đây
cũng là dòng sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp.
* Nhà máy dệt Hà Nam: là nhà máy mới được công ty đầu tư vào năm 2005, nằm trong
chiến lược lâu dài của doanh nghiệp, hoạt động tại Khu công nghiệp Đồng Văn, Huyện
Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, với công suất dự kiến là 3.000.000 mét vải/năm.
* Nhà máy may thêu Hà Nội: trụ sở hoạt động tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh
Xuân, TP.Hà Nội. Tại đây chuyên gia công các mặt hàng quần áo theo đơn đặt hàng của
phía liên doanh Norfolk Hatexco, dựa trên mẫu mã, nguyên phụ liệu, kiểu dáng mà phía
liên doanh cung cấp. Năm 2003 công ty tiến hành đầu tư xây dựng phân xưởng may với
công suất dự kiến là 500.000 sản phẩm/năm. Năm 2004 công ty tiến hành đầu tư xây
dựng phân xưởng thêu với 12 máy thêu đạt công suất dự kiến là 600.000.000 mũi/ năm.
1.3.Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất tại các nhà máy.
- Giám đốc nhà máy: Người được Tổng Giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước
Tổng Giám đốc về mọi mặt quản lý của nhà máy bao gồm: Quản lý kế hoạch sản xuất,
vật tư, kỹ thuật, lao động và chất lượng sản phẩm.
- Phó giám đốc là người được Tổng Giám đốc công ty bổ nhiệm giúp việc cho giám đốc
và chịu sự phân công đảm nhiệm một phần chính của công việc của nhà máy.
- Trưởng ca sản xuất là người được Tổng Giám đốc bổ nhiệm để giúp việc cho giám
đốc nhà máy quản lý sản xuất và 6 mặt quản lý của một ca máy sản xuất.
- Các tổ sản xuất từ đầu đến cuối dây chuyền có tổ trưởng sản xuất, người trực tiếp
quản lý công nhân sản xuất.
1.4. Tổ chức hoạt động liên doanh liên kết của công ty.
Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, công ty đã gặp muôn vàn khó
khăn. Để tồn tại trong cơ chế mới, bên cạnh việc tinh giảm bộ máy, nâng cao năng lực
sản xuất, khả năng cạnh tranh, đồng thời công ty Dệt 19/5 Hà Nội cũng đã chủ động tìm
kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, tích cực tìm kiếm các đối tác liên doanh
để giải quyết những khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay công ty đã tiến
hành liên doanh, liên kết và hợp tác sản xuất với:
* Các đối tác phía Singapore (Norfolk textile) trong liên doanh Norfolk Hatexco.
* Công ty TNHH Tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 Hà Nội.
* Công ty nhuộm Trung Thư.
2. Đặc điểm về sản phẩm.
Tuy hoạt động và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng sản phẩm chủ lực, đóng
góp đáng kể vào tổng doanh thu của công ty là :
- Sản phẩm sợi tổng hợp: là sản phẩm công nghiệp (được sản xuất tại nhà máy sợi Hà
Nội) được sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu nguyên phụ liệu sợi tại các phân xưởng
dệt của doanh nghiệp (theo số liệu thống kê của nhà máy thì 30% đến 50% sợi thành
phẩm sản xuất ra là nguyên phụ liệu đầu vào cho các phân xưởng dệt của doanh
nghiệp), đồng thời một phần phục vụ cho các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp
da giày, công nghiệp sản xuất các loại bao tải...
Sản phẩm vải: bao gồm các loại vải công nghiệp và các loại vải tiêu dùng như: vải bạt
2, vải bạt 3, vải bạt 8, vải bạt 10, vải phin, vải chéo, vải lọc, vải tẩy nhuộm. Được sản
xuất ra với nhiều kiểu dáng, chất lượng, mẫu mã và chủng loại khác nhau phục vụ trên
thị trường các yếu tố sản xuất, đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty dệt và giày
vải xuất khẩu. Đây chính là sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, đem lại cho doanh
nghiệp nguồn thu lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, sản phẩm của công ty còn là các loại quần áo được sản xuất tại nhà máy may
thêu Hà Nội, phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước.
Nhìn chung các sản phẩm của doanh nghiệp luôn được thiết kế và sản xuất dựa trên nhu
cầu của từng nhóm khách hàng. Việc luôn định hướng các sản phẩm của mình theo đối
tượng khách hàng mục tiêu đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của doanh
nghiệp với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây cũng chính là triết lý kinh doanh
của công ty.
3. Đặc điểm về thị trường.
Trong thời kì bao cấp, hoạt động tiêu thụ của công ty chủ yếu dựa trên sự phân bố của
Nhà nước, sản phẩm chủ yếu khi đó cũng chỉ là các loại vải bạt phục vụ quốc phòng…
Bước sang nền kinh tế thị trường, vượt qua những khó khăn ban đầu, đến nay công ty
đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường. Sản phẩm của công ty là các loại
sợi tổng hợp, các loại vải bạt, là những hàng hoá được tiêu thụ trên thị trường các yếu
tố sản xuất, với khách hàng của công ty phần lớn là các doanh nghiệp sản xuất dệt may
và da giày. Thị trường của công ty tập trung phần lớn tại các trung tâm đô thị, các trung
tâm công nghiệp, các thành phố lớn. Những khách hàng truyền thống của công ty như:
công ty giầy Hiệp Hưng, công ty An Lạc, công ty giầy Thượng Đình, công ty may Phú
Nhuận, may Nhà Bè….Bên cạnh đó, công ty còn xuất khẩu những sản phẩm của mình
sang thị trường các nước EU.
Trong những năm gần đây, ngành dệt may và da giầy đã có những bước phát triển
mạnh mẽ cùng với tiến trình đổi mới và phát triển của đất nước. Điều này đã tạo ra nhu
cầu rất lớn về các sản phẩm sợi và vải của công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó, những thay
đổi trong xu hướng tiêu thụ các sản phẩm vải (các doanh nghiệp bây giờ thay vì mua
các loại vải bạt mộc làm nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, họ đã chuyển hướng sang mua các loại vải tẩy nhuộm, bởi làm như vậy các
doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện xử lý tẩy, nhuộm, hấp, giúp chuyên môn hoá sản
xuất, đây cũng chính là xu hướng phân công lao động đang diễn ra hiện nay), đang đặt
ra bài toán cho ban lãnh đạo công ty trong việc duy trì sản xuất và phát triển của công
ty.
Bảng 6. Thị phần của công ty trên thị trường
Năm 2005 Vị trí Năm 2006 Vị trí Biến động
Sản
phẩm
được sản
xuất
trong
nước
Các công
ty chiếm
trên 10%
thị phần
Dệt Minh Khai 13,2% 3 14,1% 4 Tăng 1,1%
Dệt 19/5 Hà Nội 11,1% 4 15% 3 Tăng 3,9%
Dệt Vĩnh Phú 19% 1 21,5% 1 Tăng 2,5%
Dệt Phong Phú 16,7% 2 19,4% 2 Tăng 2,7%
Các công
ty chiếm
dưới 5%
thị phần
Công ty Phương
Nam
0,8% 8 2,56% 6 Tăng 1,76%
Dệt len Mùa
Đông
1,6% 7 3,2% 5 Tăng 1,6%
Nhuộm Tô Châu 5% 5 1,3% 8 Giảm 3,7%
Dệt kim Hà Nội 2,2% 6 1,9% 7 Giảm 0,3%
Sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài 30,4% 21,04% Giảm
9,36%
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
Bốn doanh nghiệp có thị phần chiếm lĩnh hàng đầu trên thị trường (là những doanh
nghiệp chiếm trên 10% thị phần) đều có mức tăng trưởng về mặt thị phần. Tuy nhiên, do
có tốc độ tăng trưởng thị phần lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng về mặt thị phần của
công ty dệt Minh Khai nên công ty dệt 19/5 Hà Nội đã chuyển từ vị trí thứ 4 lên vị trí thứ
3 trong bảng xếp hạng, chứng tỏ những hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp trong chiến
lược sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp…Bốn doanh nghiệp có
mức thị phần dưới 5% đang diễn ra hai xu hướng: Trong khi Công ty Phương Nam và
Dệt len Mùa Đông có mức tăng trưởng thị phần khá ấn tượng, và nếu như giữ được tốc
độ tăng trưởng thị phần như vậy, thì đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng mà
công ty dệt 19/5 Hà Nội phải tính tới, thì hai doanh nghiệp Dệt len Mùa Đông và Nhuộm
Tô Châu lại có sự suy giảm về mặt thị phần. Thực tế cho thấy, khoảng cách giữa dệt 19/5
Hà Nội với hai doanh nghiệp dẫn đầu đã có sự thu hẹp. Tuy nhiên, sự thu hẹp này là
không đáng kể và còn cần có sự nỗ lực hơn nữa trong những năm sắp tới để rút ngắn
khoảng cách, đặc biệt là khi hai doanh nghiệp trên cũng đạt được tốc độ tăng trưởng thị
phần khá ấn tượng.
Mặt khác, tuy đã vượt lên trên so với dệt Minh Khai về thị phần của toàn ngành, nhưng
khoảng cách giữa hai doanh nghiệp là không quá lớn (năm 2006 Dệt Minh Khai chiếm
14,1% thị phần trong khi Dệt 19/5 Hà Nội chiếm 15% thị phần). Chính vì vậy, công ty
đang chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ phía sau.
Mặt khác qua bảng số liệu trên, ta cũng nhận thấy, thị phần của các sản phẩm nhập
khẩu đang có xu hướng giảm xuống (từ 30,4% của năm 2005 xuống còn 21,04% của
năm 2006), chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước đã tìm được chỗ đứng của mình trên
thị trường.
4.Đặc điểm về máy móc thiết bị.
4.1. Tình hình máy móc thiết bị tại các phân xưởng sản xuất.
Bảng 5. Thống kê máy móc thiết bị hiện tại của công ty
Tên máy Số lượng(cái) Năm đầu tư Nguyên giá (đồng)
Máy đậu TQ 2 1996 5.147.000
Máy đậu Ba Lan 2 1994 19.307.000
Máy đậu Tiệp 2 2002 21.000.000
Máy se TQ A631 17 1966 25.500.000
Máy se A813 2 1993 49.000.000
Máy se A814 2 1993 58.000.000
Máy se 1 2002 37.600.000
Máy ống TQ 2 1966 5.800.000
Máy ống Ba Lan 2 1990 8.900.000
Máy ống LX 4 1988 30.000.000
Máy mắc Pháp 1 1966 15.600.000
Máy mắc TQ 2 1993 20.500.000
Máy dệt TQ 44 1966 8.000.000
Máy dệt UTAS 24 1999 6.500.000
Máy chải 3 1998 7.260.000
Máy ghép 1 1998 3.400.000
Máy thô 1 1998 7.200.000
Máy sợi con 4 1998 4.500.000
Máy thêu Úc 12 2003 20.000.000
(Nguồn : Phòng kĩ thuật )
* Nhà máy dệt Hà Nội: đặt tại 89 Lĩnh Nam quận Hoàng Mai, và Thôn Văn, xã Thanh
Liệt, Huyện Thanh Trì. Tại các phân xưởng này, hầu hết là các máy móc thiết bị lạc
hậu, đã được công ty sử dụng trong nhiều năm, nhiều máy đã hết thời gian khấu hao,
phần lớn là các máy móc được nhận viện trợ từ Trung Quốc, Liên Xô, các nước Đông
Âu từ thời bao cấp.
* Nhà máy sợi Hà Nội: hoạt động tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân. Tại đây,
công nghệ sản xuất ở mức trung bình, 80% dây chuyền sản xuất được đầu từ năm 2000
trở lại đây, công nghệ chủ yếu là bán tự động, do Trung Quốc sản xuất.
- Năm 1998: công ty tiến hành đầu tư mở rộng phân xưởng sợi, tăng công suất của dây
chuyền sản xuất sợi lên 1500 tấn sợi/năm.
- Năm 2001: công ty tiến hành đầu tư mở rộng phân xưởng sợi, tăng công suất của dây
chuyền sản xuất sợi lên 1750 tấn sợi/năm.
- Năm 2007: công ty hoàn thành việc đầu tư mở rộng phân xưởng sợi, với công suất dự
kiến của dây chuyền sợi đạt 3000 tấn sợi/năm.