Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG VỀ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG CỦA XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.42 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG VỀ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG CỦA XÍ
NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI
1. Các chế độ tiền lương tiền thưởng hiện nay của nhà nước ta.
1.1. Các chế độ chính sách tiền lương hiện nay:
1.1.1. Chế độ tiền lương theo công việc.
Tiền lương theo hệ số cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công
nhân, những người trực tiếp sản xuất. Đó là quy định của nhà nước mà các
doanh nghiệp vận dụng để trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng và
chất lượng lao động khi họ hoàn thành công việc nhất định chất lượng lao động
này được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do các doanh nghiệp xây
dựng lên theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do nhà nước ban hành.
Chế độ tiền lương cấp bậc gồm 3 yếu tố sau đây: tiêu chuẩn cấp bậc kỹ
thuật, thang lương và mức lương.
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật phản ánh trình độ yêu cầu kỹ thuật của công
nhân có liên quan chặt chẽ với mức độ phức tạp của công việc nói cách khác
giữa cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hiện nay người ta thường áp dụng 2 loại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật sau:
+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thống nhất của các nghề chung tức là các
nghề hiện có trong tất cả hoặc trong nhiều nghề sản xuất. VD: công nhân cơ khí
công nhân sửa chữa.
+ Tiêu chuẩn cấp bậc theo ngành, đúng cho các nghề đặc biệt, chỉ có một
số ngành đường sắt: công nhân lái máy, công nhân sửa chữa bảo dưỡng đầu
máy...
- Thang lương:
Thang lương là bảng xác định quan hệ nghề hoặc những nhóm nghề
giống nhau theo trình độ cấp bảo hộ. Mỗi thang lương gồm có một số cấp bậc
lương và hệ số tương ứng. Hệ số lương chỉ rõ lao động của một công nhân nào
đó được trả lương lao động giản đơn như thế nào.
- Mức lương:
Mức lương là một số liệu tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị


thời gian (giờ, ngày, tháng...) phù hợp với cấp bậc trong thang lương. Công thức
tính mức lương bậc nào đó như sau:
Li = Lt . Ki
Trong đó: Li: là mức lương tháng của CN bậc i
Lt: là mức lương tối thiểu do nhà nước qui định
Ki: là hệ số bậc lương i
1.1.2. Chế độ lương chức vụ - chức danh
Chế độ lương này áp dụng cho cán bộ, công nhân viên trong doanh
nghiệp, cũng như trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, và lực lượng vũ
trang khi họ đảm nhận các chức danh chức vụ trong đơn vị mình.
Chế độ tiền lương theo chức vụ được thực hiện thông qua các bảng lương
chức vụ, bảng lương chức vụ bao gồm các nhóm chức vụ khác nhau, được quy
định trả lương theo lao động của từng chức vụ (có tính đến những yếu tố chủ
yếu trong đó có qui mô của từng đơn vị, tầm quan trọng của từng vị trí, mức độ
phức tạp và khối lượng của từng công việc). Mỗi chức vụ đều qui định người ở
chức vụ đó cần phải có đủ tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị, văn hóa, chuyên
môn đủ để hoàn thành chức vụ được giao.
Mức lương tháng của mỗi cán bộ và nhân viên, được tính bằng cách lấy
mức lương tối thiểu, nhân với hệ số lương của mình và cộng với phụ cấp lương
nếu có.
1.1.3. Các khoản phụ cấp, trợ cấp và thu nhập khác
- Phụ cấp khu vực: áp dụng với những nơi xa xôi hẻo lánh có nhiều khó
khăn gồm 7 mức lương so với lương tối thiểu: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.
- Phụ cấp độc hại nguy hiểm:
áp dụng đối với những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc
hại, nguy hiểm chưa xác định trong mức lương: phụ cấp gồm 4 mức lương 0,1;
0,2; 0,3, 0,4. So với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp trách nhiệm:
áp dụng đối với nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao, phải kiêm
nhiệm quản lý không phụ thuộc vào chức vụ lãnh đạo. Gồm 3 mức: 0,1; 0,2;

0,3. So với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp làm đêm: áp dụng đối với công nhân viên chức làm thêm giờ từ
22 giờ đêm đến 6h sáng gồm 2 mức:
+ 30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công nhân không thường
xuyên làm đêm.
+ 40% lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công nhân thường xuyên đi
làm đêm.
- Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc ở
những vùng kinh tế mới, hải đảo, có cơ sở hạ tầng kém phát triển, điều kiện sinh
hoạt khó khăn gồm 4 mức sau: 20%; 30%; 40%; 50% mức lương cấp bậc hay
mức lương chức vụ.
- Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chỉ số giá sinh hoạt
(lương thực, thực phẩm, dịch vụ...) cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân của
cả nước từ 10% trở lên. Phụ cấp gồm 5 mức: 10%; 15%; 20%; 25%; 30% so với
mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc phải
thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp này gồm 3 mức: 0,2;
0,4; 0,6 so với mức lương tối thiểu.
- Trợ cấp và các khoản thu nhập khác (bảo hiểm xã hội).
Bao gồm trợ cấp ốm đau, thai sản, mất sức lao động, nghỉ hưu, gia đình
khó khăn ở một mức độ nhất định, đó là những quy định bắt buộc, đồng thời nó
cũng có tác dụng làm nhân viên gắn bó với doanh nghiệp.
Nói chung tổng giá trị các khoản trợ cấp và thu nhập thêm so với quỹ tiền
lương cơ bản, thường thay đổi khác nhau ở mỗi đơn vị, và tại các thời điểm
khác nhau.
Hiện nay bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, là quyền lợi thiết yếu của mỗi
người lao động. Các doanh nghiệp và người lao động cần có quyền và nghĩa vụ
thực hiện các khoản đóng góp này:
. Đối với BHXH doanh nghiệp đóng 15% người lao động 5%.
. Đối với BHYT: doanh nghiệp đóng 5%.

. Người lao động đóng 1%.
1.2. Tiền thưởng và các hình thức khen thưởng:
- Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ xung cho tiền lương nhằm quán
triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn với hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Tiền thưởng này là số lợi nhuận còn lại của đơn vị, sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước, trích nộp quỹ tái
đầu tư phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ (nếu có) theo qui định hiện
hành của nhà nước.
Quỹ khen thưởng không quá 50% quỹ tiền lương thực hiện của đơn vị.
- Khen thưởng trong sản xuất kinh doanh.
Tổ chức khen thưởng về chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng
của sản phẩm (giảm tỷ lệ phản công sản phẩm) nguồn khen thưởng thông
thường trích từ giá trị tiền làm lợi cho doanh nghiệp do làm giảm tỷ lệ hàng hóa
sai hỏng.
Tổ chức khen thưởng về tiết kiệm vật tư, bởi tiết kiệm vật tư cho phép
giảm chi phí vật tư, tăng hiệu quả đồng vốn dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.
Nguồn khen thưởng trích từ phần vật tư tiết kiệm được và mức thưởng không
quá 50% số tiền tiết kiệm được.
Thưởng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nó tùy thuộc vào tính chất
công việc và giá trị của đề tài sáng kiến (tiết kiệm, làm lợi) mà có các mức độ
trích thưởng khác nhau.
1.3. Quỹ lương và thành phần quỹ lương
1.3.1. Quỹ lương
Quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh
nghiệp phải trả cho người lao động, làm việc phục vụ quá trình sản xuất kinh
doanh dịch vụ.
1.3.2. Thành phần quỹ lương
Thành phần quỹ lương bao gồm: Tiền lương theo tháng theo hệ thống của
thang lương, bảng lương của nhà nước.

- Tiền lương trả theo sản phẩm.
- Tiền lương trả cho cán bộ, công nhân viên khi sản xuất ra những sản
phẩm không đúng qui định.
- Tiền lương trả cho cán bộ, công nhân viên trong thời gian ngừng việc do
máy móc thiết bị ngừng chạy vì thiếu nguyên liệu, vật liệu nhiên liệu, chờ
việc ...
- Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian điều động
công tác hoặc thời gian huy động đi làm nghĩa vụ của nhà nước.
- Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được cử đi học theo chế độ
qui định nhưng vẫn còn tính trong biên chế.
- Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên chức nghỉ phép định kỳ, nghỉ
vì việc riêng trong phạm vi chính sách mà nhà nước qui định.
- Các loại tiền lương có tính chất thường xuyên.
- Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, tăng ca.
- Phụ cấp dạy nghề, giáo dục tạo trong sản xuất.
- Phụ cấp trách nhiệm cho các tổ trưởng sản xuất, công nhân lái xe.
- Phụ cấp thâm niên nghề nghiệp trong các ngành đã được nhà nước qui
định.
- Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học kỹ thuật có tài năng.
- Phụ cấp khu vực.
- Ngoài ra còn có các phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương.
1.3.3. Kết cấu quỹ lương của công nhân sản xuất
Quỹ lương của công nhân sản xuất được chia làm 4 loại như sau:
- Quỹ tiền lương cấp bậc
- Quỹ tiền lương giờ
- - Quỹ tiền lương ngày
- Quỹ tiền lương tháng
1.3.4. Lập kế hoạch quỹ tiền lương
Một số phương pháp xác định quỹ lương kế hoạch của doanh nghiệp như
sau:

- Xác định quỹ lương kế hoạch theo đơn giá lương kế hoạch của đơn vị
sản phẩm phương pháp này dựa vào số lượng từng loại sản phẩm kỳ kế hoạch
và đơn giá lương kế hoạch của từng đơn vị sản phẩm.
- Xác định quỹ lương kế hoạch theo doanh thu: phương pháp này dựa vào
doanh thu kế hoạch của doanh nghiệp.
- Xác định quỹ lương và kế hoạch tiền lương bình quân và số lao động
bình quân phương pháp này dựa vào tiền lương bình quân của kỳ báo cáo, tiền
lương bình quân dự kiến kỳ kế hoạch và số lao động bình quân kỳ kế hoạch.
- Xác định quỹ lương kế hoạch theo chỉ số sản lượng, chỉ số năng suất lao
động.
2. Các nguồn hình thành quỹ tiền lương tiền thưởng của Xí nghiệp
Đầu máy hà nội
Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định của mọi thành
công. Đặc biệt là trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đất nước
ta chuyển mình từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ tiền lương của người lao động
đã được nhà nước quan tâm, sửa đổi cùng với những sửa đổi khác nhằm tạo ra
môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
- Là một doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội là xí nghiệp
thành viên trực thuộc Công ty vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội, sản phẩm
của doanh nghiệp là những đoạn sản phẩm trong tổng sản phẩm của công ty
ngành cho nên nguồn hình thành quỹ lương cũng phần nào phụ thuộc.
2.1. Tình hình lao động của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội
Với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp sức kéo cho ngành nên Xí nghiệp Đầu
máy Hà Nội có những đặc thù riêng. Lực lượng lao động bao gồm nhân lái máy,
công nhân sửa chữa, và các bộ phận phụ trợ, với số lượng lớn. Với tổng số công
nhân viên chức đến này 1-1-2004 là 1605 người, trong đó lao động nữ có 167
người lao động nam là 1438 lao động. Số lao động nam chiếm số lượng lớn ≈
89,6% trong tổng số lao động của xí nghiệp. Họ tập chung chủ yếu ở lái máy và
sửa chữa, đó là những công việc đòi hỏi sức khoẻ, tinh thần lao động.

- Lực lượng lao động của xí nghiệp là tương đối trẻ, độ tuổi từ 20-40 là
751 người chiếm 46%, độ tuổi từ 40-50 chiếm 36%, còn độ tuổi trên 50 chiếm
18%.
Cho nên với độ tuổi như vậy xí nghiệp vừa có điểm mạnh về sức khoẻ,
trẻ hóa vừa có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
- Lực lượng lao động trực tiếp là 1412 người chiếm 88% bộ phận gián
tiếp chiếm 12%.
Trình độ văn hóa: đại học và trên đại học: 184 người chiếm 11,5%.
Các đối tượng đang tham gia học tại các trường đại học là 76 người. Còn
lại là các lao động đã tốt nghiệp cấp II, 420 người cấp III và trung học chuyên
nghiệp.
Số lượng
Chỉ tiêu
Số người Tỷ trọng
Lao động nam 1438 89,6%
Lao động nữ 167 10,4%
Lao động trực tiếp 1412 88%
Lao động gián tiếp 193 12%
Tuổi dưới 50 1316 82%
Tuổi trên 50 289 18%
Trình độ chuyên môn
(kỹ sư)
184 11,5%
Tổng số lao động 1605 100%
2.2. Phương pháp phân phối quĩ tiền lương
- Căn cứ công văn số 4320/LĐTBXD/TL ngày 29-12-1998 của Bộ Lao
động thương binh xã hội về việc hướng dẫn xây dựng qui chế trả lương trong
doanh nghiệp nhà nước.
- Căn cứ hướng dẫn của Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là Tổng
Công ty Đường sắt Việt Nam) và Xí nghiệp liên hợp 1 (nay là Công ty Vận tải

Hành khách Đường sắt Hà Nội) giám đốc xí nghiệp Hà Nội ban hành quy chế
trả lương cho cán bộ công nhaan viên theo nguyên tắc sau:
+ Phân phối theo lao động, tiền lương gắn với năng suất, do đó tiền lương
phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận không
phân phối bình quân những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ
chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất
công tác thì được trả lương cao.
Ngược lại những người hoặc nhóm người bộ phận do chủ quan làm ảnh
hưởng, giảm năng suất, chất lượng sản phẩm, lãng phí vật tư thì bị giảm lượng,
và còn có thể bị khấu trừ vào thu nhập của mình để bù vào thiệt hại mà họ gây
ra.
+ Tiền lương được phân phối tăng hoặc giảm theo tổng quỹ lương thực
hiện của xí nghiệp.
+ Để thực hiện được phân phối hết quỹ lương, xí nghiệp lập quỹ lương dự
phòng 10% quỹ lương kế hoạch, quỹ này được phân phối lại vào cuối quý, cuối
năm và dùng trả công khuyến khích sản xuất nếu còn.
+ Trong điều kiện hiện tại xí nghiệp áp dụng chế độ phân phối lương dựa
vào hệ thông thang bảng lương quy định tại nghị định 26/CP với mức lương tối
thiểu hiện hành, vừa dựa vào chỉ số năng suất chất lượng và các yếu tố khác để
thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
+ Tiền lương và thu nhập phân phối trực tiếp cho từng cán bộ công nhân
viên và được ghi vào sổ lương theo quy định của nhà nước.
2.3. Các nguồn hình thành quỹ lương
Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, công tác vận tải, tổng quý
lương xí nghiệp phân phối cho cán bộ công nhân viên được hình thành từ các
nguồn.
- Quỹ lương sản xuất chính theo đơn giá sản phẩm công đoạn do Công ty
Vận tải Hành Khách đường sắt Hà Nội giao bao gồm:
+ Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao chính.
+ Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của nhà nước.

+ Quỹ tiền lương trả cho lao động đặc thù.
- Quỹ tiền lương sản xuất ngoài vận doanh bao gồm: khôi phục, chế tạo
phụ tùng, đại tu đầu máy...
- Quỹ tiền lương từ các hoạt động khác: cho thuê đầu máy, cấp nhiên liệu,
dịch vụ vận tải, các dịch vụ khác.
- Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
Đối với những tháng có hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, tiền lương
cho người lao động bắt buộc theo yêu cầu chủ quản lý chuyên môn, kỹ thuật
nghiệp vụ thì sử dụng chủ yếu ở quỹ lương dự phòng đã được xác lập từ tháng
trước và có sự thỏa thuận giữa giám đốc và người lao động.
3. Các hình thức trả lương hiện nay của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội
Do đặc thù của ngành và riêng Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội nên việc trả
lương cho người lao động có nhiều hình thức chủ yếu là các hình thức sau:
+ Trả lương thời gian
+ Trả lương khoán sản phẩm
+ Phân phối lại quỹ lương (Thưởng quý, năm )
a. Hệ thống chế độ phụ cấp của nhà nước đang áp dụng tại xí nghiệp
Loại phụ cấp Mức PC Căn cứ tính PC
1 Phụ cấp chức vụ
- Giám đốc xí nghiệp 0,5 Theo lương tối thiếu
- Phó giám đốc 0,4 -
- Trưởng phòng, QĐ (và tương
đương)
0,3 -
- Phó phòng, PQĐ (và tương
đương)
0,2 -
2 Phụ cấp trách nhiệm
- Tổ trưởng sản xuất 0,1 Theo lương tối thiếu
- Tổ trưởng công tác phòng

khám sức khoẻ khu vực
0,1 -
Trách nhiệm kế toán 0,1 -
- Thủ quỹ 0,1 -
- Tổ trưởng trực ban Hà Nội 0,1 -
3 Phụ cấp làm ca đêm Lương cấp bậc
- Ca 3: từ 22h-6h 40% LCB x 40%x giờ ca 3
giờ chế độ
4 Phụ cấp khu vực
- Đồng Đăng 50% Theo lương tối thiểu
- Đồng mỏ 30% -
- Mạo Khê 10% -
- Ninh Bình 10% -
5 Phụ cấp độc hại
- Cho công nhân có chức danh
chưa xếp theo bảng lương độc hại
10% Theo lương tối thiếu
Ghi chú:
1- Phụ cấp trách nhiệm tính theo công thực tế sản xuất công tác
2- Phụ cấp chức vụ áp dụng đối với Đội trưởng đội Kiến trúc, đội
trưởng đội lái máy bằng phó phòng, phó quản đốc.
b. Khoản tiền lương áp dụng chung trong toàn xí nghiệp
- Đối tượng áp dụng: tất cả cán bộ - CNV trong toàn xí nghiệp
- Những số liệu chung cho các phương pháp trả lương:
* Lmin = Lương tối thiểu - Hiện tại khi xây dựng công thức 240.000đ
* HSL = Hệ số lương (được hiểu là HSL riêng của từng cá nhân).
* HSLcv = Hệ số lương công việc.
* LCB = Lương cấp bậc = HSL x Lmin
* LCBcv = Lương cấp bậc công việc = HSLcv x Lmin
* Thời gian LĐ:

. Tính theo công = 22 công/tháng
. Tính theo giờ = 176 h/tháng
+ Các công việc trả lương áp dụng chung trong toàn xí nghiệp
* Lương nghỉ:
+ Nghỉ phép năm, lễ, tết.
+ Nghỉ việc riêng có lương (theo luật LĐ).
+ Học tại chức, tập trung dài hạn trên 3 tháng liên tục
Công thức tính: Tp =
176
min
HSLxL
x Np
Trong đó:
. Tp = Tiền lương nghỉ phép, lễ, tết, việc riêng, học.
. Np = Công thực tế phép, lễ, tết, học ...
. HSL cấp bậc cá nhân có cả phụ cấp chức vụ, khu vực...
Ghi chú: Trong HSL không có hệ số phụ cấp trách nhiệm.
* Lương hội họp:
- Hội họp, học nghiệp vụ, công tác Đảng, CĐ, TN, công tác khác của xí
nghiệp giao (đối với CN trực tiếp sản xuất).
Công thức tính:
T
tgh
=
176
min
HSLxL
x K
đc
x N

tgh
Trong đó:
. T
tgh
= Tiền lương thời gian hội họp, học nghiệp vụ...
. K
đc
= Hệ số điều chỉnh lương của Công ty Vận tải Hành khách
đường sắt Hà Nội.
. N
tgh
= Giờ công thực tế hưởng lương thời gian hội họp.
Ghi chú: - Không áp dụng các hệ số K
1
.
- Không có hệ số phụ cấp trách nhiệm.
* Lương nghỉ ốm: ốm, đẻ, thai sản: Thanh toán theo tỉ lệ và thủ tục của
BHXH hiện hành.
* Lương chờ việc: Chờ việc, chờ giải quyết chế độ:
T
ch
=
176
min
HSLxL
x 0,7 x N
ch
Trong đó:
- T
ch

: Tiền lương chờ việc
- N
ch
: Ngày công thực tế chờ việc
- áp dụng chờ việc do sự cố điện, nước, thiên tai và những lý do khác
không thuộc trách nhiệm người lao động.
- Chờ giải quyết chế độ
- Khi bị tạm giam, đình chỉ công việc... giải quyết theo qui định hiện hành
của nhà nước.
c. Các hình thức trả lương
Ap dụng việc trả lương cho CB-CNV trong toàn xí nghiệp theo 3 hình
thức:
* Đối với quỹ lương sản xuất chính thì trả cho CBCNV hàng tháng.
* Đối với quỹ lương do cấp trên bổ sung và trích từ quỹ lương XN để
phân phối những ngày lễ tết, kỷ niệm v.v... Được phân phối theo quy chế chung
của XN trong từng thời điểm cụ thể, do giám đố XN quy định.
* Đối với quỹ lương sản xuất ngoài vận tải: quỹ lương này được xác định
theo đơn giá tiền lương sản xuất ngoài vận tải do Tổng Công ty duyệt và doanh
thu thu được. Xí nghiệp có quy chế phân phối cụ thể tùy theo mức độ đóng góp
các bộ phận và tỉ lệ đưa vào quỹ dự phòng của XN. Với số được nhận hàng
tháng (hoặc hàng quý), các bộ sẽ phân phối cho CBCNV theo quy chế của bộ
phận, tuân thủ theo những quy định của xí nghiệp.
3.1. Lương thời gian
3.1.1. Đối tượng áp dụng
Cán bộ lãnh đạo xí nghiệp và các bộ phận (kể cả chuyên trách đảng, đoàn
thể); viên chức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất
mà công việc không áp dụng được hình thức khoán sản phẩm.
3.1.2. Cách tính lương
Theo công thức tính:
T

tg
=
176
1 clbdmindcmin
xKxKxKLxKHSLxL +
x N
tg
+ T
p
+ T
pc
+ T
kc
– T
tr
Trong đó:
. T
tg
= Tiền lương làm việc tính theo thời gian
. N
tg
= Giờ công thực tế sản xuất, công tác.
. T
p
= Lương phép, lễ, học, việc riêng có lương.
. T
pc
= Lương phụ cấp. bao gồm: phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, khu
vực, làm đêm.
. T

kc
= Các khoản cộng
. T
tr
= Các khoản trừ (tiền nhà, điện, nước, BHXH...)
. K
đc
= Hệ số điều chỉnh tiền lương theo khu vực công việc trong
XN
. K
1
= Hệ số tính chất công việc (bao gồm K tính chất công việc +
K khu vực tác động trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng của Xí nghiệp).
. K

= Hệ số biến độ: hệ số này làm tăng hoặc giảm lượng K1 khi
sản lượng hoàn thành hàng tháng của xí nghiệp tăng hoặc giảm. Lấy kết quả
tháng trước tính cho tháng sau.
. K
cl
= Hệ số chất lượng công việc.
Phân loại A, B, C.
3.1.3. Xác định các hệ số
a. Hệ số điều chỉnh tiền lương K
đc
- K
đc
: tăng hoặc giảm tùy thuộc mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất và
tổng quỹ lương xí nghiệp thực hiện được.
- K

đc
: khác nhau giữa các khu vực công việc trong xí nghiệp.
- Quy định: K
đc
điều chỉnh theo từng quý; lấy kết quả quý trước tính cho
quý sau; và thông báo các bộ phận biết:
Hệ số Khu vực
Khu vực I Lãnh đạo XN, cơ quan Đảng, đoàn thể, các phòng
ban nghiệp vụ, nội cần các phân đoạn PX và trạm đầu máy;
các PX không làm khoán; gián tiếp và các chức danh
không làm khoán trong các PX làm khoán.
Khu vực II Nhà trẻ, nhà khách xí nghiệp, dịch vụ khu vực Hà
Nội và Yên Viên, học chuyển hóa nghề trên 1 tháng dưới 3
tháng.
Khu vực III Trông coi nhà cửa, máy móc thiết bị ở các tuyến
đường
Khu vực I: k =1; khu vực II: k = 0,6; khu vực III: k=0.
Bảng hệ số tính chất công việc K
1
Hệ số K
1
bao gồm:
* Hệ số tính chất công việc: hệ số này phụ thuộc theo tính chất, khối
lượng công việc đảm nhận của từng người và tiêu chuẩn công chức viên nhà
nước, cấp bậc kỹ thuật công nhân.
- Hệ số gia tăng cho những vị trí công việc tác động trực tiếp đến sản
phẩm cuối cùng của xí nghiệp.
K
1
bao gồm bảng I và bảng II dưới đây:

Bảng 1:
Hệ số Chức danh và tính chất công việc
1,8 Giám đốc xí nghiệp
1,4 Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch CĐXN, phó giám đốc XN
1,2 Trưởng phòng, quản đốc phân xưởng, phân đoạn trưởng, bí thư
đoàn TNCS xí nghiệp
0,9 Phó quản đốc, phân đoạn phó, phó phòng, trạm trưởng trạm
đầu máy, trưởng ban của Đảng, phó chủ tịch công đoàn xí nghiệp
0,7 Chuyên viên chính, kỹ sư chính, đội trưởng kiến trúc
0,6 Chuyên viên, kỹ sư, thợ bậc 7/7 trên 10 năm công tác, đội
trưởng lái máy
0,4 Chuyên viên, kỹ sư từ 5 đến 10 năm công tác, thợ bậc 7, 6;
trực ban đầu máy Hà Nội + Yên Viên, trạm trưởng nhiên liệu; trưởng
ban CĐ xí nghiệp.
0,3 Chuyên viên, kỹ sư dưới 5 năm công tác, cán sự, thợ bậc 5, 4;
trực ban ĐM các trạm; phụ trực ban; quản lý nhiên liệu, lái xe ô tô
các loại; cắt ban
0,25 Nhân viên, thợ bậc 3, 2, lao động phổ thông, quản gia, công
nhân vệ sinh công nghiệp, các chức danh khác tương đương.
Các hệ số ghi trong bảng 1 được xác định 1 lần
Cán bộ - CNV làm công việc theo chức danh nào thì hưởng hệ số bảng
lương theo chức danh đó. Khi chuyển vị trí công việc, cấp bậc thì sửa đổi hệ số
tương ứng.
Phòng TCLĐ tham mưu cho Giám đốc và các bộ phận lập danh sách này.
Bảng 2
Hệ số Vị trí, khu vực tác động trực tiếp sản phẩm cuối cùng
0,8 Giám đốc xí nghiệpGiámGiám đóc
0,5 Phó giám đốc sửa chữa, phó giám đốc vận tải
0,4 Các phó giám đốc khác, phân đoạn trưởng, quản đốc phân
xưởng

0,2 Phân đoạn phó, phó quản đốc, trạm trưởng đầu máy, chỉ đạo
tài xế, kỹ thuật vận dụng, giám sát, nhiệt lực, trực ban đầu máy,
phụ trực ban, cắt ban, đội trưởng kiến trúc, quản lý nhiên liệu, kỹ
thuật và điều độ tài xế, thống kê phân đoạn
Các phòng ban: kế hoạch, vật tư, kỹ thuật, tài vụ, TCLĐ,
KCS, tổ điều độ, hóa nghiệm, CB kỹ thuật khác.
0,1 Bộ phận dân đảng, phòng Y tế, bộ phận Hành chính, Bảo vệ,
thi đua thuộc phòng HCTH; bảo vệ Yên Viên, bảo vệ các trạm
b. Hệ số chất lượng công việc Kcl
Chất lượng công việc hàng tháng của CB-CNV được phân hạng A, B, C
với hệ số như sau:
A = 1,0
B = 0,8
C = 0,5
+ Hạng A: Hoàn thành khối lượng công việc và nhiệm vụ được giao với
chất lượng tốt, kịp tiến độ. Không vi phạm chế độ chính sách, QTQT, nội quy
XN.
+ Hạng B: Hoàn thành nhiệm vụ ở mức bình thường, có sai sót nhỏ chưa
đến mức khiển trách. Tiến độ công việc còn bị chậm.
+ Hạng C: Không hoàn thành khối lượng công việc hoặc nhiệm vụ được
giao. Vi phạm chế độ chính sách, qui trình qui tắc, nội qui XN, bị xử lý kỷ luật
khiển trách trở lên.
+ Đối với cán bộ trưởng phòng, quản đốc, phân đoạn trưởng: đội trưởng
lái máy, đội trưởng kiến trúc.
c. Xếp loại B khi:
+ Bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không đạt chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật và tiến độ. Cụ thể:
- Phòng ban có sai sót lớn.
- Phân đoạn, phân xưởng vận dụng có tai nạn nặng do công nhân vi
phạm qui trình qui tắc, 1/2 số đội lái máy không đạt chỉ tiêu nhiên liệu; đội lái

máy có 1/2 số đầu máy không đạt chỉ tiêu nhiên liệu và khám không đạt 50
điểm.
- Phân xưởng có 50% máy không đạt tiến độ giờ dừng sửa chữa do chủ
quan PX gây nên và 1/2 số ngày trong tháng có máy lâm tu do chất lượng sửa
chữa không tốt.
- Đơn vị có cá nhân vi phạm đáng xếp loại B, C mà vẫn xếp loại A.
d. Xếp loại C khi:
Bộ phận có CB-CNV vi phạm chính sách chế độ và tiêu cực bị xử lí kỉ
luật chuyển việc khác.
Quy định:
Bí thư Đảng ủy phân loại cho cán bộ bộ phận đảng và đoàn thể.
Giám đốc phân loại cho các phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc, phân
đoạn trưởng.
Trưởng phòng, quản đốc, phân đoạn trưởng phân đoạncho CBNV dưới
quyền.
Giao trách nhiệm cho các chuyên viên tiền lương của phòng TCLĐ kiểm
tra lại việc xếp loại hàng tháng của các bộ phận. Nếu không phát hiện được việc
xếp loại sai ở bộ phận mình phụ trách, thì các chuyên viên đó bị xếp loại B.
3.1.4. Lương thời gian công nhân lái máy
Công nhân lái máy, những ngày trong tháng không lái tàu, không bảo
dưỡng mà làm việc khác thì hưởng lương thời gian theo qui định riêng cho công
nhân lái máy.
* Lương thời gian bảo dưỡng:
a. Đối tượng
Làm kho
Làm chất lượng
Đốt lò, trông lửa đầu máy hơi nước
Bảo dưỡng đầu máy điezen TG, Đông phong vào sửa chữa các cấp ở
phân xưởng Yên Viên.
b. Cách trả lương:

T
tgbd
=
176
clbddcminmin
xKxKxKLHSLxL +
x N
sx
+ T
p
+ T
pc
+ T
kc
– T
tr
Trong đó: - T
tgbd
= Tiền lương thời gian bảo dưỡng
- K
đc
= Hệ số điều chỉnh lương (cùng khu vực I làm lương
thời gian của xí nghiệp)
- K
bd
= Hệ số biến động lương chung của xí nghiệp
- K
cl
= Hệ số chất lượng công việc
- N

sx
= Giờ sản xuất thực tế của công nhân
- T
kc
= Các khoản cộng
- T
tr
= Các khoản trừ
- K
cl
= Hệ số chất lượng phân thành 3 hạng: A=1,0; B=0,8; C=0,5
c. Tiêu chuẩn phân hạng K
cl
Hạng A:
Giờ công tác, sản xuất có năng suất chất lượng tốt chiếm trên 2/3 trong
tháng.
Không vi phạm kỉ luật lao động, nội qui xí nghiệp, qui trình qui tắc
Chấp hành tốt các qui định về an toàn và vệ sinh lao động.
Hạng C:
Không hoàn thành khối lượng công việc giao.
Vi phạm kỉ luật lao động, nội qui xí nghiệp, QTQT để xẩy ra TNLĐ
Làm hư hỏng, mất mát thiết bị, dụng cụ làm việc.
Hạng B: Trên hạng C và dưới hạng A.
Lưu ý: nếu làm việc theo chế độ ban kíp thì tính thời gian thanh toán
lương theo chế độ ban kíp.
d. Qui định xét phân loại Kcl : phân đoạn trưởng, phân đoạn phó, quản
đốc, phó quản đốc phân xưởng vận dụng Yên Viên phân loại hàng tháng cho
công nhân viên dưới quyền theo qui định.
* Lượng dự phòng
a. Đối tượng:

Dự phòng hàng ngày.
Chờ trạm ngoài từ ngày thứ hai.
Theo tàu.
Làm việc khác chờ đợi trong thời gian chưa có quyết định chính thức
b. Cách tính lương
T
dp
=
176
mincv
xLHSL
x N
dp
Trong đó:
- T
dp
= Tiền lương thời gian dự phòng cho 4 đối tượng kể trên
- HSL
cv
= Hệ số lương công việc
Qui định : Tài xế = 3,07
Phụ TX = 2,73
- N
dp
= Giờ công thực tế trả lương cho 4 đối tượng kể trên.
3.2. Trả lương khoán
3.2.1. Trả lương khoán cho công nhân lái máy
Công nhân lái máy được trả lương dưới các hình thức sau đây:
- Khoán chuyến tàu
- Khoán bảo dưỡng đầu máy

- Lương thời gian đối với công nhân lái máy
Công thức trả lương tổng quát:
T
lm
= T
cl
+ T
bd
= T
tgbd
+ T
dp
+ T
p
+ T
pc
+ T
kc
- T
tr
Trong đó: - T1m = Tiền lương công nhân lái máy nhận trong tháng
- T
ct
= Lương khoán chuyến tàu
- T
bd
= Lương khoán bảo dưỡng
- T
tgbd
= Lương thời gian bảo dưỡng

- T
dp
= Lương dự phòng, theo tàu, thường trực, việc khác
- Tp
p
= Lương lễ, phép, học, việc riêng có lương
- T
kc
= Lương các khoản cộng
- T
tr
= Các khoản trừ (lỗ nhiên liệu, tiền BHXH...)
- T
pc
= Phụ cấp các loại (trách nhiệm, làm đêm...)
3.2.1.1. Khoán chuyến tàu
Đối tượng áp dụng: Là công nhân lái máy kéo các chuyến tàu: khách,
hành, thoi, cồn, đẩy, chạy đơn, ghép đôi, ghép nguội, với các loại đầu máy mà
xí nghiệp đưa ra vận dụng.
* Chỉ tiêu khoán và cách tính lương:
Gồm có: - Định mức chuyến tàu
- Đơn giá khoán
- Số lượng chuyến tàu
- Chất lượng chuyến tàu
1. Định mức chuyến tàu: định mức chuyến tàu (hoặc đội tàu) là số lượng
chuyến tàu qui định đối với một mác tàu do một đầu máy kéo trong
một tháng.
Mức tính theo công thức:
Mức = Đội (chuyến) x (1- HS bất bình hành) x 22

×