Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.4 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CẦN THƠ
4.1 TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CỔ PHIẾU TSC KỂ TỪ KHI NIÊM YẾT TRÊN
HOSE
4.1.1 Khối lượng khớp lệnh giao dịch
Dựa vào số liệu thống kê ở Phụ lục 1 và việc xử lý số liệu do phần mềm
Metastock thực hiện sẽ cho ta những kết quả phân tích được thể hiện ở các biểu đồ sau
đây:
Khi đề cập đến một số phương pháp phân tích phổ biến dựa trên giá cả của cổ
phiếu qua các phiên, ta có nhiều phương pháp và chỉ số phân tích khác nhau. Tuy nhiên
sự phỏng đoán và xác nhận về giá cả trong tương lai không chỉ phụ thuộc vào giá của
cổ phiếu tại mỗi phiên mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có khối lượng
giao dịch trong ngày. Do đó vấn đề về phân tích khối lượng giao dịch trên thị trường
của cổ phiếu TSC sẽ được đề cập trong phần này.

Đồ thị 4: Khối lượng giao dịch TSC qua các phiên
Ngày 04/10/2007, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã
chứng khoán TSC) đã chính thức đưa 8.312.915 cổ phiếu, tương đương với tổng giá trị
chứng khoán niêm yết là 83.129.150.000 đồng, lên niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán Tp.HCM (HOSE). Đây là cổ phiếu thứ 116 có mặt tại sàn HoSE.
Tại ngày giao dịch đầu tiên trên HoSE, cơ cấu sở hữu tại TSC chỉ có 20,89%
(1,73 triệu cổ phiếu) thuộc sở hữu của các cổ đông ngoài công ty; 1,85 triệu cổ phiếu
thuộc cán bộ công nhân viên và một số cổ đông đặc biệt; 4,73 triệu cổ phiếu còn lại
(chiếm gần 57%) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm
giữ. Đây hứa hẹn là cổ phiếu thuộc loại “hàng hiếm" trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Quả thật như vậy, nhìn vào đồ thị 4 và Phụ lục số 1 ta thấy, ngay trong phiên
giao dịch đầu tiên, chỉ có 9.890 cổ phiếu TSC được chuyển nhượng ở mức giá kịch trần
48.000 đồng/cổ phiếu (theo như tính toán HOSE trước đó, giá tham chiếu trong ngày
giao dịch đầu tiên của TSC là 40.000 đồng, biên độ dao động giá trong ngày giao dịch
đầu tiên là 20% so với giá tham chiếu).


Nhận thấy trong thời qua khối lượng giao dịch có hai thời điểm rất đặc biệt tại
điểm số (1) và (2) ở đồ thị 4. Tại hai điểm này tên đồ thị đã nói lên khi giá đang ở đỉnh
điểm thì những người nắm giữ cổ phiếu TSC trước khi lên sàn HOSE thì họ bắt đầu bán
ra để hiện thực hóa lợi nhuận của mình (ngoại trừ những đối tượng không được phép
bán theo quy định của Luật Chứng khoán). Khối lượng giao dịch các phiên khá lớn và
không đều đặn trong các tháng qua kể từ ngày khi niêm yết. Như vậy có thể thấy mặc
dù cổ phiếu này giảm giá khá mạnh trong thời gian gần đây do tác động chung của thị
trường nhưng khối lượng bán ra không ồ ạt mà khá đều đặn chứng tỏ nhiều người muốn
bán nhưng không phải là bán tống bán tháo mà họ bán nhưng vẫn với hy vọng giá sẽ
hồi phục nên bán ra với khối lượng vừa phải. Trong tình hình như vậy nếu cổ phiếu này
hồi phục thì nhừng người đã bán cổ phiếu này sẽ tìm cách mua lại để gỡ lại khoản thua
lỗ những người khác cũng sẽ rất muốn mua cổ phiếu này vì nghĩ là nó đã giảm giá khá
nhiều nên có lẽ nó khá rẻ để mua. Như vậy nếu TSC tăng giá trở lại thì nó sẽ tăng rất
nhanh và có thể khôi phục lại ở một mức giá khá cao. Hiện tại nhà đầu tư vẫn cầm
chừng đối với cổ phiếu này chưa giám khẳng định về xu hướng sắp tới của nó.
Tóm lại theo phân tích tại các thời điểm giá cổ phiếu đang ở đỉnh điểm thì khối
luợng giao dịch cũng rất lớn như ở điểm số (1) và (2) trên đồ thị 4, do đó đây cũng là
một dấu hiệu để nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu TSC có thể phản ứng kịp thời với thị
trường để hiện thực hóa lợi nhuận của mình. Theo nhận định thì cổ phiếu TSC sẽ ngừng
giảm giá và đảo chiều tăng giá trong thời gian không xa sắp tới và khi tăng giá nó sẽ
tăng giá rất nhanh và đạt mức hồi phục khá cao. Trong điều kiện thị trường như hiện
nay thì sự hồi phục của TSC sẽ không nhanh và được mặc dù xét riêng nó thì hoàn toàn
có thể nhưng phải luôn nhớ là thị xu thế chung của thị trường luôn có tác động mạnh
đến từng cổ phiếu trên thị trường.
4.1.2 Giá khớp lệnh qua các phiên giao dịch
Ý nghĩa của việc phân tích giá và khối luợng giao dịch cổ phiếu qua các phiên
như sau:
- Khi giá cả đang tăng, khối lượng giao dịch ít, phản ánh tình trạng hàng hóa trên
thị trường khan hiếm. Khi đến một mức giá nào đó hoặc đến một giai đoạn mùa vụ nào
đó, khi những người nắm giữ cổ phiếu cảm thấy được giá thì họ sẽ tìm cách bán ra, sự

bán ra của họ gặp đúng nhu cầu hàng của phe mua khiến cho khối lượng giao dịch
thành công tăng cao, tốc độ tăng giá sẽ hãm lãi hoặc giảm giá. Một trường hợp khác là
phe mua vào cảm thấy nếu tiếp tục mua vào với giá cao sẽ nguy hiểm nên họ chấm dứt
việc mua vào, lượng cầu giảm khiến cho khối lượng khớp thành công không có sự biến
đổi tăng đột biến.
- Khi giá cả đang giảm, khối lượng giao dịch ít phản ánh tình trạng hàng hóa trên
thị trường bị coi rẻ. Khi đến một mức giá nào đó hoặc đến một giai đoạn mùa vụ nào
đó, một số nhà đầu tư cảm thấy được giá hời và muốn mua vào. Nhu cầu của họ gặp
lượng cung bán ra lớn trên thị trường khiến cho khối lượng khớp thành công tăng cao,
tốc độ giảm giá chậm lại hoặc tăng giá. Một trường hợp khác là phe bán ra cảm thấy
nếu tiếp tục bán ra sẽ bị hớ nên họ chấm dứt bán ra, lượng cung giảm khiến cho khối
lượng khớp thành công không có sự biến đổi tăng đột biến.
- Khi giá cả “dập dềnh” với khối lượng giao dịch nhỏ, thị trường ở trạng thái đóng
băng. Lúc này không dễ đoán trước được điều gì.
- Khi giá cả “dập dềnh” với khối lượng giao dịch lớn tiềm ẩn một khả năng về sự
thay đổi xu thế trong tương lai gần nhưng khó dự đoán. Trong trạng thái này cần theo
dõi liên tục và thường xuyên các biến động trạng thái của thị trường dựa trên sự kết hợp
với các phương pháp phân tích khác.
Đồ thị 5: Giá khớp lệnh của TSC qua các phiên giao dịch
Trở lại với cổ phiếu TSC, trong 2 phiên giao dịch đầu tiên, có nhiều nhà đầu tư
quyết tâm mua cổ phiếu mới lên sàn là TSC nhưng không được. Ngày đầu tiên giao
dịch (4/10/2007), khối lượng đặt mua TSC lên tới 6,5 triệu đơn vị cổ phiếu, trong khi
khối lượng bán chỉ 9.890 cổ phiếu, khớp lệnh với giá 48.000 đồng, tăng trần 20% so với
giá tham chiếu. Trong ngày 5-10, các nhà đầu tư đặt mua TSC với khối lượng lên đến
12,5 triệu cổ phiếu, nhưng số bán ra chỉ 3.200 cổ phiếu. Do cung cầu mất cân đối lớn
nên TSC tiếp tục tăng kịch trần. TSC có vốn điều lệ 83 tỉ đồng, hoạt động chế biến
nông sản có quy mô lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, lợi nhuận 9 tháng đầu
năm 2007 (thời điểm bắt đầu lên sàn) là 35 tỉ đồng. Do thấy TSC đạt mức lợi nhuận khá
cao, giá lại đang rẻ nên nhà đầu tư quyết săn lùng mua TSC cho bằng được và kỳ vọng
cổ phiếu này sẽ tăng giá mạnh trong thời gian khá dài. Thực sự đều đó đã xảy ra khi giá

cổ phiếu TSC tăng trần 16 phiên liên tiếp kể từ ngày giao dịch đầu tiên.
Nhìn vào đồ thị 5 phân tích cho ta thấy giá cổ phiếu TSC có bốn điểm đặc biệt
(1), (2), (3) và (4). TSC có giá đạt đỉnh điểm vào ngày 05/11/2007 với giá 116.000
đồng, và đạt đỉnh lần hai vào ngày 13/02/2008 với giá 105.000 đồng. Đợt điều chỉnh
giá khá mạnh và đạt đáy vào ngày 26/03/2008. Tại vị trí số (4) giá cổ phiếu TSC bắt
đầu hồi phục trở lại. Nếu có những thông tin hỗ trợ tích cực từ chính sách kinh tế vĩ mô
thì xu hương tăng giá sẽ vững chắc hơn.

×