Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG TẠI BƯU ĐIỆN HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.19 KB, 27 trang )

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG TẠI BƯU ĐIỆN HÀ GIANG
1. Định hướng chung
Đối với mạng viễn thông Tỉnh Hà Giang đã được thay thế toàn bộ
từ công nghệ Analog sang công nghệ kỹ thuật số. Toàn Tỉnh hiện có 16
tổng đài điện tử kỹ thuật số đặt tại các Trung tâm huyện, thị và một số khu
vực trọng điểm với tổng dung lượng 17.600 số. Có hệ thống truyền dẫn
nội tỉnh đi Hà Nội bằng vi ba số kết hợp với cáp quang. Mạng cáp nội hạt
ở các Trung tâm huyện, thị và một số khu vực được nâng cấp mở rộng đáp
ứng dung lượng kịp thời cho sự phát triển điện thoại, hết năm 2003 đã có
125 xã/178 xã được phổ cập dịch vụ điện thoại; tại Thị xã và khu vực cửa
khẩu Thanh Thuỷ, 03 huyện đã được phủ sóng di động.
Hiện trạng mạng Viễn thông Tỉnh Hà Giang vẫn khai thác đảm bảo
thông tin phục vụ cấp uỷ, chính quyền địa phương, phục vụ an ninh quốc
phòng, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.
Cơ sở hạ tầng mạng lưới tuy đã đầu tư mạnh theo hướng hiện đại
hoá, song hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, do
núi non hiểm trở che chắn nhiều các cuộc điện thoại thường xuyên bị rớt
mạch, làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin, dung lượng của các hệ
thống tổng đài và các tuyến truyền dẫn mới chỉ đáp ứng được nhu cầu
phát triển các dịch vụ truyền thống, đơn lẻ trong trước mắt. Chưa có khả
năng cung cấp được các dịch vụ đa chức năng theo xu hướng phát triển
của xã hội.
Để khắc phục những nhược điểm hiện có trên mạng cho phù hợp
với kỹ thuật, đảm bảo chất lượng thông tin, tính chính xác và an toàn, khả
năng cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội. Em xin
đề xuất giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng viễn thông Tỉnh Hà
Giang giai đoạn (2003-2005).
Trên cơ sở cấu hình thực trạng mạng viễn thông tỉnh Hà Giang do
dung lượng tổng đài thấp, truyền dẫn còn nhiều nhược điểm. Sau khi khảo


sát cụ thể tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã
hội của các khu vực trung tâm huyện, thị, điểm đông dân cư tập trung và
các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, HĐND Tỉnh về mạng lưới
thông tin trong tỉnh.
Xây dựng kế hoạch phát triển mạng viễn thông giai đoạn 2003-2005
với mục tiêu sau:
- Tổng số máy điện thoại đến năm 2005 là 25.061 máy, trong đó: máy
điện thoại cố định 19.061 máy.
- Mật độ máy điện thoại đến năm 2005 là: 3 máy/ 100 dân.
HOÀNG VĂN GA

KHOA QTKD - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
- Số Xã có máy điện thoại đến năm 2005 là 100% Xã.
Các mục tiêu trên được xây dựng trên tình hình thực tế, các sở cứ
khoa học thống kê và dự báo bằng các biểu mẫu:
Bảng 1: Dự báo phát triển thuê bao giai đoạn 2003-2005.
Bảng 2: Năng lực mạng lưới viễn thông giai đoạn 2003-2005.
Bảng 3: Mạng ngoại vi - Bưu điện tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003-2005.
Bảng 4: Chỉ số phát triển mạng lưới viễn thông Tỉnh Hà Giang giai đoạn
2003-2005.
Trên cơ sở thống kê và dự báo trên được xây dựng theo phương án
trong năm 2004-2005 trình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
phê duyệt xin đầu tư mở rộng mạng lưới như sau:
1.1. Thiết bị chuyển mạch
- Mở rộng dung lượng tổng đài RLU-1024 số Bắc Quang thêm 512 số
thành tổng đài RLU-1536 số vào năm 2004 và thêm 1572 số thành tổng
đài RLU-3072 số.
- Xây dựng mới tổng đài NEAXS-61 cho Bưu điện huyện Quang Bình

1024 số phục vụ cho huyện Quang Bình mới thành lập đầu năm 2004.
- Xây dựng mới tổng đài RLU 512 số cho khu vực mới tại xã Bằng Hành
huyện Bắc Quang.
- Mở rộng dung lượng tổng đài Vị Xuyên thêm 512 số thành 2048 số.
- Mở rộng dung lượng tổng đài Yên Minh thêm 512 số thành 1024 số.
- Mở rộng dung lượng tổng đài Đồng Văn thêm 512 số thành 1024 số.
- Thay thế RAX-184 Phó Bảng bằng STAREX-256 số chuyển từ Vị
Xuyên lên.
- Xây dựng mới 07 trung tâm thuê bao 128 số cho xã Minh Ngọc (Bắc
Mê), xã Lũng Phìn (Đồng Văn), xã Mậu Duệ (Yên Minh), xã Nà Trì (Xín
Mần), km 26 Xín Mần, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) và 01 bộ tập trung thuê
bao 64 số cho Điểm Bưu điện văn hoá xã Minh Tân (huyện Vị Xuyên).
- Mở rộng dung lượng tổng đài Trung tâm thị xã Hà Giang HOST
NEAXS - 61 thêm 7500 số thành 15000 số.
1.2. Thiết bị truyền dẫn
- Các tuyến vi ba nội tỉnh vẫn giữ nguyên cấu hình năm 2003 mà Tổng
công ty đã phê duyệt để giải quyết nghẽn mạch thường xuyên tại các
Trung tâm từ Trung tâm đến các Huyện và từ Huyện đến Trung tâm.
Trong năm 2004 đề nghị Tổng công ty cho lắp đặt BTS di động và xây
dựng trạm, cột anten cao 20m cho các huyện còn lại: Mèo Vạc, Yên
Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần.
Đề nghị Tổng công ty thay thế các thiết bị có dung lượng lớn hơn
cho tuyến vi ba Ngô Khê - Chiến Phố (Hoàng Su Phì), cổng trời Quản Bạ
HOÀNG VĂN GA

KHOA QTKD - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
- Tùng Sán (Đồng Văn) để khắc phục nghẽn mạch thông tin cho các
huyện phía Tây, phía Bắc.

- Tại Trung tâm thị xã vẫn sử dụng cấu hình cũ, để giải quyết các cống bể
đã trật không thể kéo cáp qua cầu Yên Biên thị xã. Do đó đề nghị được
tiến hành xây dựng mới 3 tuyến cáp chôn đơn mốt, sử dụng thiết bị
ADM1 dung lượng 4E1-8E1 cho các tuyến:
+ Từ trung tâm (Hà Giang) -Yên Biên dài 1,0km.
+ Từ trung tâm (Hà Giang) - Minh Khai dài 2,0km.
+ Từ trung tâm (Hà Giang) - Cầu Mè dài 3,0km.
- Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1
dung lượng ban đầu 8E1-16E1: Tân Quang (Bắc Quang) - Hoàng Su Phì
dài 59km.
Trên tuyến cáp Tân Quang - Hoàng Su Phì lắp thiết bị quang đấu
nối xen rẽ cho trung tâm thuê bao Nậm Dịch, Thông Nguyên (Huyện
Hoàng Su Phì).
- Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1
dung lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bưu điện văn hoá xã Nậm Ty - Bưu điện
văn hoá xã Thông Nguyên (huyện Hoàng Su Phì) dài 12km được rẽ trên
tuyến cáp Tân Quang - Hoàng Su Phì.
- Xây dựng mới tuyến cáp quang đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung
lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bắc Quang - Bằng hành (huyện Bắc Quang)
dài 30km cho tổng đài Bằng Hành để đảm bảo phát triển và phục vụ khu
căn cứ cách mạng của Tỉnh.
- Lắp đặt thiết bị quang nối rẽ cho tổng đài vệ tinh Ngọc Đường (Hà
Giang), tập trung thuê bao - 128 số Minh Ngọc (Bắc Mê) được rẽ trên
tuyến cáp quang trục Cao Bằng - Hà Giang của VTN đưa vào sử dụng
khai thác.
- Xây dựng mới tuyến cáp quang đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1 dung
lượng ban đầu 4E1-8E1 từ Bắc Quang - Quang Bình dài 24 km, lắp thiết
bị quang đấu nối rẽ cho tổng đài Quang Bình NEAXS - 1024 số.
- Lắp đặt thiết bị quang đấu nối rẽ trên tuyến cáp quang Hà Giang-Vị
Xuyên rẽ cho tập trung thuê bao - 128 số Đạo Đức đặt tại điểm Bưu điện

văn hoá xã Đạo Đức.
Năm 2005
Mạng thiết bị truyền dẫn xin đề nghị Tổng công ty đầu tư tiếp:
- Xây dựng mới tuyến cáp treo, chôn đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1
dung lượng ban đầu 8E1 - 16E1 cho tuyến: Hà Giang - Quản Bạ - Yên
Minh - Mèo Vạc (dài 154km). Lắp đặt thiết bị đấu nối rẽ cho các trung
tâm thuê bao - 128 số cho: Quyết Tiến (Quản Bạ), Mậu Duệ (Yên Minh),
Lũng Phìn (Đồng Văn), Minh Tân (Vị Xuyên).
HOÀNG VĂN GA

KHOA QTKD - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
3
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
- Xây dựng mới tuyến cáp quang chôn đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1
dung lượng 8E1 - 16E1 cho tuyến Hoàng Su Phì - Xín Mần dài 42km.
- Xây dựng mới tuyến cáp quang treo đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1
dung lượng 4E1 - 8E1 cho tuyến Quang Bình - Nà Trì dài 16 km.
- Xây dựng mới tuyến cáp quang chôn đơn mốt, sử dụng thiết bị ADM1
dung lượng 8E1 - 16E1 cho tuyến Hà Giang - Thanh Thuỷ dài 20 km.
Giai đoạn 2004 - 2005 xây dựng mới 357 km cáp quang, treo, chôn.
1.3. Thiết bị mạng ngoại vi giai đoạn 2004 - 2005
Xin đề nghị Tổng công ty đầu tư mạng ngoại vi trong giai đoạn 2004 -
2005 như sau:
1.3.1. Tại thị xã Hà Giang
- Đầu tư thêm 4110 đôi cáp gốc để phát triển dung lượng với chiều dài
15km.
- Thay thế các tuyến cáp cũ có dung lượng nhỏ bằng cáp có dung lượng
lớn 400 x 2 với chiều dài 7,7 km.
- Phát triển cáp ngọn với dung lượng 6000 đôi với tổng chiều dài 20 km.
1.3.2. Huyện Bắc Quang

- Đầu tư mới 800 đôi cáp gốc với chiều dài 8km.
- Đầu tư cáp ngọn nội huyện và các Bưu cục số lượng 1500 đôi chiều dài
20 km.
1.3.3. Huyện Vị Xuyên
- Đưa mạng cáp cống bể vào hoạt động với dung lượng 810 đôi.
- Đầu tư mới 500 đôi cáp gốc với chiều dài 5,5 km.
1.3.4. Huyện Bắc Mê
- Đầu tư thêm 1500 đôi cáp gốc chiều dài 3 km.
- Phát triển 750 đôi cáp ngọn nội huyện + xã chiều dài 30 km.
1.3.5. Huyện Yên Minh
- Xây dựng mới mạng cáp cống bể ngầm chiều dài 3 km.
- Đầu tư thêm 300 đôi cáp gốc chiều dài 1,5 km.
- Đầu tư thêm 500 đôi cáp ngọn nội huyện + xã chiều dài 5,5 km.
1.3.6. Huyện Quản Bạ
- Đầu tư thêm 200 đôi cáp gốc để phát triển trung tâm thuê bao Quyết
Tiến chiều dài 3 km.
1.3.7. Huyện Hoàng Su Phì
- Xây dựng mạng cáp cống bể ngầm chiều dài 2 km.
- Đầu tư thêm 400 đôi cáp gốc với chiều dài 2,5 km.
- Đầu tư thêm 500 đôi cáp ngọn cho nội huyện + xã với chiều dài 14 km.
HOÀNG VĂN GA

KHOA QTKD - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
4
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
1.3.8. Huyện Đồng Văn
- Đầu tư 400 đôi cáp gốc cho tổng đài Phó Bảng chiều dài 3 km.
- Đầu tư thêm 300 đôi cáp ngọn với chiều dài 20 km.
1.3.9. Huyện Quang Bình
- Đầu tư 300 đôi cáp gốc cho tổng đài 3 km.

- Đầu tư mới 300 đôi cáp ngọn với chiều dài 10 km.
Thiết bị ngoại vi toàn tỉnh phải đầu tư giai đoạn 2004 - 2005.
+ Đầu tư thêm 14.750 đôi cáp gốc với chiều dài 70,5 km.
+ Đầu tư thêm 20.100 đôi cáp ngọn với chiều dài 450 km.
+ Xây dựng mới cống bể cáp 27 km.
+ Kéo cáp vào cống bể 60 km.
Ngoài đầu tư của Tổng công ty. Bưu điện tỉnh được dùng nguồn vốn
phân cấp đầu tư của đơn vị để sử dụng cho việc đầu tư mua sắm thiết bị,
đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển mạng lưới thuê bao cho các mạng
ngoại vi trung tâm huyện, thị và các khu vực kinh tế trọng điểm.
2. Các giải pháp phát triển mạng lưới viễn thông
2.1. Hoàn thiện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
2.1.1. Nội dung
Sau khi các kế hoạch được thực hiện thì chất lượng mạng viễn
thông trong giai đoạn tới dung lượng đảm bảo nhu cầu phục vụ nhân dân,
chất lượng mạng chuyển mạch và mạng truyền dẫn sẽ tốt hơn, tốc độ
nhanh hơn, chính xác, an toàn hơn.
Hệ thống truyền dẫn bằng thiết bị vi ba số trên mạng vẫn duy trì sử
dụng kết hợp với kế hoạch phát triển cáp quang được thực hiện thì mạng
viễn thông tỉnh Hà Giang không bao giờ mất liên lac, các tổng đài được
nối với nhau bằng đường vi ba và đường cáp quang thực hiện theo vòng
ring.
2.1.2. Các điều kiện, giải pháp để thực hiện
- Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển mạng viễn thông trên cơ sở cấu trúc
mạng đã được Tổng công ty phê duyệt.
- Trên cơ sở đó trình Tổng công ty xin đầu tư mở rộng mạng lưới từng
giai đoạn theo kế hoạch và chiến lược phát triển mạng lưới viễn thông của
Tổng công ty.
- Các dung lượng tổng đài cần phải thay thế mở rộng thêm thiết bị truyền
dẫn cần phải cáp quang hoá trên mạng để đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, HĐND Tỉnh và các nghị
quyết của hội nghị về việc phát triển mạng lưới viễn thông tỉnh Hà Giang
nhất là thông tin phục vụ các vùng sâu, vùng xa, các đồn biên phòng và
các xã biên giới.
HOÀNG VĂN GA

KHOA QTKD - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
5
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
- Tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ vốn của Ngành trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng thông tin của đất nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đảm bảo
phục vụ an ninh, quốc phòng cho sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa
phương.
2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Bưu điện tỉnh Hà Giang là đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam có nhiệm vụ khai thác các dịch vụ Bưu chính
Viễn thông trên địa bàn Tỉnh chủ động trong công tác tìm kiếm và chiếm
lĩnh thị trường trong môi trường mới, thực hiện sản xuất kinh doanh theo
kế hoạch Tổng công ty giao và làm tốt công tác xã hội đối với địa phương.
Với mục tiêu và nhiệm vụ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và phục
vụ tốt khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, chăm
sóc khách hàng tận tình, chu đáo. Thực hiện kế hoạch phát triển thuê bao
điện thoại và kế hoạch doanh thu.
Hoà nhập môi trường kinh doanh với nhịp độ phát triển chung của
toàn Ngành, xu hướng hội nhập cạnh tranh đòi hỏi chất lượng sản phẩm
dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng phải được chú trọng. Trong
những năm gần đây Bưu điện Hà Giang luôn giữ được tốc độ tăng trưởng
đáng kể trên các loại hình dịch vụ Bưu chính Viễn thông, đảm bảo được
sự phát triển thuê bao theo đúng kế hoạch Tổng công ty giao.
Nắm bắt được tình hình thực tế trên đơn vị đã ý thức được việc

chăm sóc, tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường các loại hình dịch vụ
nhằm vào đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng cao để phát triển
mang lại lợi ích kinh tế và phù hợp với việc thúc đẩy kinh tế lâu dài trên
mọi lĩnh vực.
Những năm tới tiếp tục mở rộng thị trường trong tỉnh, nắm bắt được
nền kinh tế từng vùng, từng khu vực, từng địa bàn trong Tỉnh để phát triển
các dịch vụ Bưu chính Viễn thông theo đúng hướng đầu tư hiệu quả vào
các vùng thị trường tiềm năng phát triển mạnh, chú trọng khai thác các thị
trường tiềm ẩn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kinh doanh tiếp
thị sát với tình hình thị trường. Chủ trương giữ vững thị trường trong môi
trường cạnh tranh mới, nâng cao chất lượng, mở rộng các loại hình dịch
vụ để kích thích, thu hút khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ ngày
càng nhiều.
Năm 2004 và những năm tiếp theo dự đoán sẽ có nhiều nhà kinh
doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông đầu tư vào thị trường Hà Giang và
sự cạnh tranh xuất hiện. Nhất là đối với các loại hình dịch vụ mới gây thu
hút lớn đối với khách hàng. Biện pháp chính là tập trung vào phát triển và
nâng cao chất lượng các loại dịch vụ, đồng thời có kế hoạch xây dựng
HOÀNG VĂN GA

KHOA QTKD - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
6
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
chiến lược đầu tư mở rộng các loại hình dịch vụ như: tuyên truyền, quảng
cáo, khuyến mãi, đào tạo hướng dẫn sử dụng dịch vụ.
Đẩy mạnh việc tìm hiểu nhu cầu thị hiếu khách hàng hướng sản
phẩm dịch vụ của mình cho phù hợp với yêu cầu và đề nghị của khách
hàng và giảm giá cước phù hợp theo từng vùng, từng đối tượng, kích thích
thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Trong thời gian tới về mạng lưới viễn thông kế hoạch phát triển giai

đoạn 2004 - 2005 trình Tổng công ty đầu tư mở rộng cả về số lượng và
chất lượng thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, cáp quang hoá đến cả
khu vực, điểm Bưu điện văn hoá xã, tại một số điểm như: Lũng Phìn
(Đồng Văn), Mậu Duệ (Yên Minh), Quyết Tiến (Quản Bạ), Minh Tân,
Đạo Đức (Vị Xuyên), Km26, Nà Trì (Xín Mần), Nậm Dịch, Thông
Nguyên (Hoàng Su Phì), Bằng Hành (Bắc Quang), Minh Ngọc (Bắc Mê)
và mở rộng tổng đài khu vực cho Yên Biên, Minh Khai (thị xã Hà Giang).
Như vậy trong giai đoạn này chất lượng mạng lưới viễn thông của
Bưu điện Hà Giang sẽ được nâng cấp. Khả năng cung cấp các dịch vụ gia
tăng và dịch vụ IP sẽ được đáp ứng, nhu cầu sử dụng của nhân dân sẽ tăng
và phạm vi cung cấp trên thị trường sẽ được mở rộng. Khả năng sẽ làm
giảm đi các thị phần viễn thông của các đối thủ cạnh tranh thâm nhập vào
thị trường Hà Giang cùng cung cấp một số dịch vụ như điện thoại VoIP,
Internet, điện thoại trên Internet... Nhằm chủ động chiếm lĩnh thị trường
trong những năm tiếp theo cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Nâng cao chất lượng mạng lưới viễn thông, mở rộng đầu tư chiều sâu,
chiếm lĩnh thị phần, giá cước hợp lý.
- Tăng cường chăm sóc khách hàng, thường xuyên tổ chức các đợt tìm
hiểu nhu cầu, thị hiếu khách hàng, các chương trình phải được chú trọng
và qui mô hơn.
- Mở các lớp tập huấn về chăm sóc khách hàng cho CBCNV quản lý và
các nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng, trang bị thêm về khoa
học và công nghệ.
- Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị nhất là đối với các dịch vụ mới
bằng các hành động cụ thể và có kế hoạch hướng vào khách hàng sử dụng.
2.3. Phân công, phân cấp hợp lý trong xây dựng kế hoạch đầu tư giữa
Tổng công ty và Bưu điện Hà Giang
Phân theo nhóm:
Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, các dự án đầu tư trong
nước được phân theo 3 nhóm A, B, C, còn các dự án đầu tư nước ngoài

chỉ phân theo hai nhóm A và B.
Có hai tiêu thức dùng để phân nhóm:
- Dự án thuộc ngành kinh tế nào.
HOÀNG VĂN GA

KHOA QTKD - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
7
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
- Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ.
Trong các nhóm thì nhóm A là quan trọng nhất, phức tạp nhất, còn
nhóm C là ít quan trọng và ít phức tạp hơn.
Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 42/CP các dự án thuộc Bưu
chính Viễn thông được phân ra như sau:
Nhóm A: Các dự án đầu tư có mức vốn trên 200 tỷ đồng, dự án
ODA có mức vốn trên 1,5 triệu USD và trên 75 tỷ đồng đối với dự án kiến
trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông.
Nhóm B: Dự án đầu tư có mức vốn từ 30 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng.
Dự án ODA có mức vốn dưới 1,5 triệu USD và từ 7 tỷ đồng đến 75 tỷ
đồng đối với dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông.
Nhóm C: Dự án đầu tư có mức vốn dưới 30 tỷ đồng và dưới 7 tỷ
đồng đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông.
Đối với các kiến trúc dân dụng (y tế, giáo dục và nghiên cứu khoa học)
trong ngành Bưu điện áp dụng theo điều lệ 42/CP tổng mức vốn nêu trên
bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thềm lục
địa, vùng trời (nếu có).
Thẩm quyền quyết định đầu tư và uỷ quyền đầu tư:
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ trưởng Bộ Bưu
chính Viễn thông Việt Nam) quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B có
mức vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên đối với các dự án thông tin, từ 35 tỷ
đồng trở lên đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn

thông, quyết định đầu tư các dự án nhóm B và nhóm C của các đơn vị
hành chính sự nghiệp thuộc Tổng cục (nay là Bộ). Riêng nhóm B trước
khi quyết định đầu tư phải có ý kiến thống nhất của Bộ kế hoạch và đầu tư
về kế hoạch đầu tư.
Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
được quyết định đầu tư dự án nhóm B (trừ ODA) có mức vốn dưới 100 tỷ
đồng đối với các dự án thông tin, dưới 35 tỷ đồng đối với các dự án kiến
trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông. Các dự án nhóm B trước khi
quyết định đầu tư cần có ý kiến thống nhất của Bộ kế hoạch và đầu tư về
kế hoạch đầu tư và Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu
chính Viễn thông Việt Nam) về quy định phát triển ngành và nội dung
kinh tế kỹ thuật của dự án.
Về phân cấp giữa Tổng công ty và Bưu điện Hà Giang uỷ quyền
Giám đốc quyết định đầu tư dự án đến 500 (năm trăm) triệu đồng, riêng
các dự án kiến trúc đến 250 (hai trăm năm mươi) triệu đồng.
Các quyết định phê duyệt dự án đầu tư của Tổng giám đốc và Giám
đốc các đơn vị thành viên phải gửi về Hội đồng quản trị để báo cáo. Trong
trường hợp cần thiết, khi phát hiện thấy dự án được uỷ quyền quyết định
HOÀNG VĂN GA

KHOA QTKD - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
8
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
đầu tư có dấu hiệu vi phạm các quy định hiện hành Hội đồng quản trị sẽ ra
quyết định đình chỉ đầu tư.
2.4. Hoàn thiện phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới
viễn thông Bưu điện Hà Giang
Trong thực tế các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp
lập kế hoạch như: phương pháp cân đối, phương pháp định mức, phương
pháp phân tích các nhân tố tác động, phương pháp tỷ lệ cố định, phương

pháp quan hệ động, . . . Bưu điện Hà Giang đang sử dụng phương pháp
cân đối, phương pháp này việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu về
một đối tượng kinh tế với tư cách là chỉ tiêu kế hoạch và khả năng đáp
ứng nhu cầu đó nhằm đề xuất các biện pháp thiết lập và duy trì quan hệ
cân bằng cần phải có giữa chúng.
Khi sử dụng phương pháp cân đối, phải tiến hành lập các bảng cân
đối để qua đó phát hiện tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng
đáp ứng về một đối tượng cụ thể. Có thể gặp các trường hợp nhu cầu lớn
hơn hoặc nhỏ hơn khả năng và ngược lại. Trong những trường hợp như
thế các biện pháp cân đối về thực chất chính là các biện pháp tác động vào
nhu cầu và khả năng làm cho chúng trở thành tương xứng với nhau. Các
bước được tiến hành:
Bước 1: Xác định nhu cầu các yếu tố sản xuất để thực hiện các mục
tiêu kinh doanh dự kiến.
Bước 2: Xác định khả năng bao gồm khả năng đã có và chắc chắn
sẽ có của doanh nghiệp về các yếu tố sản xuất.
Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố sản xuất.
Trong cơ chế thị trường, áp dụng phương pháp này doanh nghiệp
phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Cân đối được thể hiện là cân đối động, cân đối để lựa chọn phương án
sản lượng và dựa trên hai yếu tố biến động đó là nhu cầu thị trường và các
nguồn khả năng có thể khai thác.
- Thực hiện cân đối hoàn toàn, tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau để
liên tục bổ xung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của
môi trường kinh doanh.
Dựa trên các bảng cân đối của doanh nghiệp đó là: Cân đối vật tư,
cân đối lao động, cân đối tài chính.
2.5. Hoàn thiện nội dung kế hoạch
2.5.1. Nội dung kế hoạch của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Dự kiến đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước trên tất cả

các mặt sản xuất kinh doanh, phục vụ, hiệu quả, nộp ngân sách, thực hiện
chính sách xã hội. . .
- Xây dựng kế hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông năm kế hoạch gồm:
HOÀNG VĂN GA

KHOA QTKD - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
9
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
+ Căn cứ xây dựng kế hoạch:
. Những định hướng lớn của Nhà nước
. Môi trường sản xuất kinh doanh trong khu vực và thế giới định hướng
công nghệ, kỹ thuật,...
. Tình của các đối tác cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
Bưu chính Viễn thông.
+ Mục tiêu tổng quát.
+ Những nhiệm vụ và các mục tiêu chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực.
- Biện pháp và điều kiện thực hiện kế hoạch:
+ huy động vốn trong và ngoài nước, cân đối hoán trả.
+ Cải tiến và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ.
+ Các biện pháp khác.
- Các kiến nghị và đề xuất.
Kế hoạch hàng năm của Tổng công ty bao gồm ba bộ phận cơ bản:
. Kế hoạch mục tiêu: Mục tiêu sản xuất; lợi nhuận; phục vụ xã hội.
. Kế hoạch điều kiện bao gồm kế hoạch về vốn đầu tư, về lao động tiền
lương, về kỹ thuật.
. Kế hoạch hiệu quả tài chính và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh,
bao gồm các mục tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và các yếu tố sản xuất về
phân phối kết quả đạt được.
Để đảm bảo sự phát triển toàn diện và đúng hướng hoạt động kinh
doanh và phục vụ. Tổng công ty nêu lên một số hệ thống chỉ tiêu gồm các

chỉ tiêu doanh thu, số máy điện thoại phát triển, chi phí khấu hao cơ bản,
lợi nhuận, đơn giá tiền lương, đầu tư số lượng sản phẩm chủ yếu,...
Phương pháp xây dựng kế hoạch của Tổng công ty chủ yếu là phương
pháp dự báo và phương pháp cân đối.
2.5.2. Nội dung công tác kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn
thông của Bưu điện Hà Giang
Kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông phản ánh
năng lực hiện có của phần mạng lưới mà đơn vị được giao quản lý, mức
độ tận dụng mạng lưới cho sản xuât, kinh doanh và dự kiến phát triển
trong năm kế hoạch để đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và
phục vụ.
Kế hoạch phát triển mạng lưới được xây dựng theo các chỉ tiêu chủ
yếu sau:
- Nguyên giá tài sản cố định theo các nguồn vốn đơn vị huy động được.
Chỉ tiêu này là cơ sở để đơn vị xác định khấu hao tài sản cố định, là cơ sở
để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. Trong chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố
định phải ghi rõ giá trị các nguồn vốn hình thành tài sản cố định, kể cả
nguồn vốn BCC.
HOÀNG VĂN GA

KHOA QTKD - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
10

×