Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nội dung và kết quả nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.45 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
THỪA THIÊN HUẾ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội
Trong những năm đầu thập kỷ 90, nhu cầu vốn và các dịch vụ tài chính cho hoạt
động kinh tế quốc phòng nhằm thực hiện những công trình quốc phòng, dự án quốc
gia…của các doanh nghiệp quân đội là rất lớn. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu của các
ngân hàng còn hạn chế. Chính vì vậy, ngày 04/11/1994, NH TMCP Quân đội đã chính
thức đi vào hoạt động theo quyết định số 00374/ GP-UB của Uỷ ban Nhân dân Thành
phố Hà Nội và theo giấy phép hoạt động số 0054/NH-CP ngày 14/09/1994 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NH TMCP Quân đội là 1 trong 5 NH TMCP có trụ
sở tại Hà Nội với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm. Hiện nay,
Hội sở chính toạ lạc tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Website chính thức của Ngân
hàng là www.militarybank.com.vn .
Sau 14 năm, với phương châm hoạt đông "Vững vàng - Tin cậy"; MB đã đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ:
 Liên tục tăng trưởng vốn điều lệ qua mỗi năm. Với sự đóng góp của các cổ đông
chiến lược là Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long TSC, Công ty Cổ phần quản lý
Quỹ đầu tư Chứng khoán Hà Nội HFM, Công ty Quản lý Nợ và khai thác tài sản AMC,
Công ty Cổ phần Địa ốc MB (MB Land), Khách sạn Quốc tế ASIAN và gần 7.000 cổ
đông pháp nhân và thế nhân khác, đến nay vốn điều lệ của MB đã hơn 3.400 tỷ đồng và
dự kiến con số này sẽ tăng lên đến 7.300 tỷ đồng vào năm 2010.
 Thành lập được hơn 93 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại các tỉnh thành trong cả
nước. Một thành tựu đáng nói ở đây là sự lớn mạnh về đội ngũ nhân sự và tính ổn định
1
của nó. Những ngày đầu hoạt động MB chỉ có 25 CBNV mà giờ đây con số đó là hơn
2.000 người. MB còn là một trong những ngân hàng có tính ổn định nhân sự cao nhất.
 Năm 2008 là năm có tốc độ phát triển cao của Ngân hàng. Nói đến thành tựu nổi
bật của MB trong thời gian qua không thể không nói đến những giải thưởng thương hiệu
uy tín như:


 Giải thưởng Top 100 thương hiệu Việt Nam năm 2008
 Giải thưởng Thương hiệu Chứng khoán uy tín và Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam
năm 2008
 Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 2008
 Giải thưởng Trí tuệ năm 2008.
 Giải thưởng thanh toán do HSBC trao tặng.
 Giải thưởng Doanh nghiệp Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008
 Giải thưởng Quả cầu Vàng năm 2008…
Tất cả những điều đó cho thấy rằng Ngân hàng đang hoạt động hiệu quả và phát
triển không ngừng trong tương lai. Mục tiêu của MB cho tới năm 2010 là đưa MB trở
thành Ngân hàng cổ phần hàng đầu trên mảng thị trường lựa chọn, hướng tới một tập
đoàn tài chính có thương hiệu mạnh ở Việt Nam
2.1.2. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội T.T Huế (MB - Huế)
Vào ngày 12/02/2007, MB - Huế chính thức được khai trương và đi vào hoạt
động, theo quy mô Chi nhánh cấp một của Ngân hàng TMCP Quân đội. Trụ sở chính
đặt tại số 3 Hùng Vương - TP Huế. Hiện nay MB - Huế đã mở được 2 phòng giao dịch
là:
 Phòng giao dịch Bắc Trường Tiền - Số 6 Trần Hưng Đạo-TP Huế
 Phòng Giao dịch Nam Vị Dạ - Nhà C3 Phạm Văn Đồng - TPHuế.
MB - Huế đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu thành lập; Bởi lý
do MB - Huế là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên có mặt trên địa bàn Thừa
Thiên Huế, thêm vào đó là tâm lý e ngại trước những sự thay đổi của người dân Huế,
trước đây họ chỉ quen giao dịch với các Ngân hàng thương mại Quốc doanh, hoặc thậm
2
chí không muốn tiếp xúc với Ngân hàng. Mặc dù vậy, bằng những năng lực và chính
sách khách hàng của mình, MB - Huế đã tháo gỡ được những khó khăn ban đầu, tạo
được hình ảnh tốt đẹp trong lòng người dân Huế. Với một đội ngũ nhân lực trẻ, tinh
thông về nghiệp vụ, quan tâm nhiều hơn vào đối tượng khách hàng cá nhân, tận tâm
trong phục vụ đối tượng doanh nghiệp, mang đến cho khách hàng những giải pháp tài
chính-ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mỹ mãn.

Có thể nói hiện nay MB - Huế đã trở thành một trong những Ngân hàng có uy tín
trên điạ bàn tỉnh. Tuy vậy, chưa bằng lòng với kết quả đạt được, MB - Huế luôn cố gắng
hoàn thiện dịch vụ hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng
thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Để đạt
được điều đó, Ngân hàng luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, áp dụng
công nghệ mới và mở rộng thị trường.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh Ngân hàng Quân đội T.T Huế
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý MB - Huế
MB - Huế là Chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Quân đội, do Giám đốc phụ
trách, trợ giúp cho Giám đốc có 1 Phó giám đốc và các phòng ban chức năng sau:
• Phòng KD - QHKH
• Phòng quản lý tín dụng
• Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng
• Phòng Hành chính Tổng hợp
• Phòng giao dịch Bắc Trường Tiền
• Phòng giao dịch Nam Vĩ Dạ
Bộ máy tổ chức của MB - Huế được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Ngân hàng Quân đội T.T Huế
3
Giám đốc
Phó Giám đốc
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
4
Phòng
HCTH
Phòng
Kế toán
- DVKH

Phòng
Quản lý
Tín dụng
Phòng
KD -
QHKH
PGD
Nam
Vĩ Dạ
PGD Bắc
Trường
Tiền
BP
Công
Nghệ
Kế toán
nội bộ
BP
Back
Office
BP
Kế toán
Kho quỹ
Sàn
Giao
Dịch
BP
QHKH
- DN
BP

QHKH
BP
QHKH
BP
Kế toán
Kho quỹ
BP
QHKH
Cá nhân
Kho
Quỹ
Bộ phận thẻ
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
 Ban Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định và giải
quyết mọi công việc trong Ngân hàng, điều hành và chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của Ngân hàng theo đúng kế hoạch chỉ tiêu của Ngân hàng.
Giám đốc phụ trách chung về các hoạt động tín dụng, thanh toán, về kế
toán tài vụ, kho quỹ, nguồn vốn, tài sản…Giúp việc cho Giám đốc là Phó
giám đốc, là người được Giám đốc uỷ quyền quản lý, điều hành các hoạt
động của Ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt, chỉ đạo một số nghiệp vụ do
Giám đốc phụ trách và tham gia bàn bạc với Giám đốc trong việc phát
triển Ngân hàng.
 Phòng Kinh doanh - QHKH: Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược khách
hàng tín dụng, thẩm định và đề xuất cho vay các đối tượng, thường xuyên
theo dõi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay và thu nợ vốn vay.
Thường xuyên phân tính tình hình hoạt động kinh doanh của đối tượng
vay vốn, phân tính kinh tế để lựa chon biện pháp cho vay an toàn và đạt
hiệu quả cao.
 Phòng quản lý tín dụng: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý
tín dụng: cơ chế, chính sách, chế độ, quy trình tín dụng, bảo lãnh, giới hạn

tín dụng; quản lý và xử lý nợ xấu. Giám sát tình hình thực hiện công tác
tín dụng tại Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc, Phòng Kinh doanh trong
các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng. Tập hợp, lập các
báo cáo phục vụ cho công tác quản trị, điều hành, xây dựng chiến lược, cơ
cấu, giới hạn tín dụng. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng và giao
kế hoạch kinh doanh cho các phòng ban
 Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng: Bao gồm bộ phận kế toán nội bộ,
sàn giao dịch và kho quỹ. Trực tiếp hạch toán nghiệp vụ, thanh toán và
cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Kho quỹ thực hiện các
nghiệp vụ thu và phát tiền theo quy định của Giám đốc hoặc người được
uỷ quyền.
 Phòng Hành chính - Tổng hợp: Duới sự chỉ đạo của Giám đốc, quản lý
công tác nhân sự, bố trí sắp xếp mạng lưới cán bộ hợp lý. Thực hiện các
chế độ lương, thưởng, phụ cấp…Chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh
thần cho cán bộ nhân viên. Tư vấn pháp chế về giao kết hoặc tranh chấp
liên quan đến cán bộ công nhân viên, tài sản của Ngân hàng. Phòng HC -
TH còn gồm cả bộ phận IT (Information Technology) thực hiện nhiệm vụ
lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học và làm dịch vụ
tin học.
 Các phòng giao dịch: Hoạt động như Chi nhánh nhưng với quy mô nhỏ,
chị sự quản lý và điều hành của Chi nhánh.
2.1.4. Một số chỉ tiêu về nguồn lực của MB - Huế
2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động
Số lượng lao động không nói lên được hiệu quả trong quản lý nguồn nhân lực mà
phải xem xét trên khía cạnh hợp lý của nó trong cả hệ thống làm việc của Ngân hàng, về
quy mô dịch vụ, về máy móc trang thiết bị và cả về chất lượng của nguồn lao động đó.
Sự tăng lên về lao động có thể phản ánh sự tăng trưởng về quy mô hoạt động những
cũng có thể phản ánh sự dư thừa, dàn trải không cần thiết gây mất cân đối trong bộ máy
tổ chức. Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có liên quan.
Bảng 1 : Tình hình sử dụng lao động tại MB - Huế trong năm 2007 và 2008

ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 2008/2007
Số lượng % Số lượng % +/_ %
Tổng số lao động 34 100 41 100 7 20,58
Phân theo giới tính
+ Nam 15 44,12 17 41,46 2 5,88
+ Nữ 19 55,88 24 58,54 5 14,70
Phân theo trình độ
+ Trên Đại học 0 0 1 2,43 1 2,94
+ Đại học 34 100 40 97,57 6 17,65
( Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Quân đội - Huế)
Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá Ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế,
MB - Huế rất quan tâm phát triển chất lượng đội ngũ lao động của mình. Trong những
năm gần đây, chất lượng lao động của Ngân hàng ngày càng tăng: tỷ lệ lao động có
trình độ Đại học và trên Đại học luôn tăng, không có người nào có trình độ Cao đẳng,
trung cấp hay thấp hơn. Ngoài số lượng cán bộ lâu năm giàu kinh nghiệm, có trình độ
chuyên môn, đa phần đội ngũ lao động của Ngân hàng là những nhân viên trẻ, vừa mới
ra trường rất năng động và ham học hỏi. Bên cạnh đó, MB - Huế còn tổ chức những
khoá bồi dưỡng ngắn hạn cho nhân viên của mình, khuyến khích nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
Dựa vào thống kê, có thể thấy rằng tổng số lao động tại MB - Huế biến động nhẹ
qua các năm. Cụ thể: năm 2007 tổng số lao động của MB - Huế là 34 người, năm 2008
là 41 người tăng 7 người (tương ứng 20,58%) so với năm 2007. Sở dĩ có sự biến động
như vậy là do yêu cầu hoạt động kinh doanh, tăng cường mạng luới hoạt động, mở rộng
quy mô. Trong đó có thể thấy rằng tỷ lệ nữ ở MB - Huế luôn chiếm số lượng lớn so với
tổng lao động. Một phần là do đặc thù của công việc tạo nên cơ cấu lao động ấy, bên
cạnh đó còn thể hiện sự chỉ đạo hợp lý trong chính sách quản lý Ngân hàng.
Xét về trình độ học vấn, tất cả nhân viên MB - Huế đều đạt trình độ Đại học và
trên đại học. Năm 2008 đã có 1 người đạt trình độ trên Đại học và một số cán bộ khác

đang theo học các lớp cao học tại các trường Đại học trong địa bàn TP Huế. Điều này
chứng tỏ chất lượng lao động của MB - Huế rất cao, do yêu cầu đòi hỏi của công viêc,
đồng thời thể hiện sự chú trọng quan tâm đến chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ công
nhân viên tại MB - Huế. Mặt khác, với tinh thần đoàn kết lẫn nhau đã giúp MB - Huế
xây dựng được bầu không khí làm việc vui vẻ, nhiệt tình, kích thích tính thần sáng tạo
trong công việc, mọi người trong Ngân hàng yêu thương quý mến lẫn nhau. Đây là điểm
khác biệt đáng tự hào của MB so với các ngân hàng khác.
2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn.
Bên cạnh yếu tố nhân lực thì vốn cũng được xem là một yếu tố quan trọng bảo
đảm cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, nó thể hiện tiềm lực tài chính của Ngân
hàng. Tình hình tài sản và nguồn vốn của MB - Huế được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại MB - Huế trong năm 2007 và 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008
2008/2007
+/_ %
1. TÀI SẢN 192.693 395.547 202.854 105,27
a. Dự trữ và thanh toán 25.663 19.876 -5.787 -22,55
b. Đầu tư và cho vay 117.538 162.202 44.664 38,00
c. Thanh toán vốn 48.308 210.372 162.064 335.40
d. Tài sản có khác 1.184 3.097 1.913 161,57
2. NGUỒN VỐN 192.693 395.547 202.854 105,27
a. Vốn huy động 192.100 387.935 195.835 101,94
b. Các khoản vay 0 0 0 0
c. Thanh toán vốn 0 0 0 0
d. Tài sản nợ khác 593 7.612 7019 1.183,60
( Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Quân đội - Huế)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, quy mô vốn và tài sản của MB - Huế tăng đều
qua các năm: Năm 2007, tổng tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng là 192.693 triệu
đồng, đến năm 2008 do tăng cường vốn nên giá trị tài sản và nguồn vốn lại tiếp tục tăng

lên 395.547 triệu đồng, tăng 202.854 triệu đồng so với năm 2007 (tương ứng tăng
105,27%. Sự tăng lên của tài sản và nguồn vốn trong những năm qua có thể được giải
thích bởi những nguyên nhân sau:
 Về tài sản: Nhìn vào bảng tổng kết tài sản trong cả 2 năm có thể thấy:
Khoản mục thanh toán vốn chiếm tỷ trọng lớn và có xu tăng cao nhất trong tổng
tài sản. Tuy năm 2007 thanh toán vốn chỉ đạt 48.308 triệu đồng, nhưng qua năm 2008,
khoản mục này đã tăng lên 210.372, (đã được bù trừ với bên Nợ). tăng 162.064 triệu
đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 335,4% so với năm 2007.
Đứng thứ hai về tỷ trọng là các khoản đầu tư và cho vay, nhưng lại có xu hướng
tăng trưởng chậm qua các năm. Cụ thể năm 2007 đạt 117.538 triệu đồng và 162.202
triệu đồng năm 2008, tăng 44.664 triệu đồng so với năm 2007, Tương ứng tăng 38%.
Trong đó, tỷ lệ cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục này, và đây cũng
chính là hoạt động chính của Ngân hàng.
Khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng tài sản là khoản dự trữ và thanh
toán, cũng là khoản mục có xu hướng giảm đi qua hai các năm. Cụ thể năm 2007 dự trữ
và thanh toán đạt 25.663 triệu đồng nhưng qua năm 2008 thi đã giảm xuống còn 19.876
triệu đồng, giảm 5.787 triệu đồng tức -22,55%. Để có thể chủ động trong thanh toán và
đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng thì Ngân hàng cần tăng cao khoản mục
này lên.
 Về nguồn vốn: Sự tăng lên của các khoản mục này được giải thích:
Khoản mục luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và liên tục tăng về lượng tuyêt đối qua
các năm là khoản mục vốn huy động. Năm 2007, Ngân hàng huy động được 192.100
triệu đồng, qua năm 2008, con số này đã tăng lên 387.935 triệu đồng, tăng 195.835 triệu
đồng, tức tăng 101,94% so với năm 2007. Nhìn vào bảng tình hình tài sản và nguồn vốn,
ta có thể thấy rằng nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là từ việc huy động vốn, chủ yếu
là vốn huy động từ các cá nhân trong dân chúng. Ngân hàng không vay hay có vốn và
quỹ của các tổ chức tín dụng khác. Qua đó có thể thấy Ngân hàng hoạt động khá hiệu
quả trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ dân chúng và cho các cá nhân và tổ chức vay lại
để đầu tư và tiêu dùng. Sự gia tăng này chính là cơ sở cho việc mở rộng quy mô tín
dụng cũng như gia tăng các khoản đầu tư cho Ngân hàng.

Như vậy, nhìn chung tổng tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các
năm. Nhưng nếu xét sự tương quan giữa nguồn vốn huy động được và các khoản cho
vay thì có thể thấy rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa phát huy hết khả năng
vốn có của nó.Vì vậy, trong những năm tới, MB - Huế cần mở rộng quy mô cho vay
đồng thời cũng nên tham gia các hoạt động đầu tư khác để có thể phân tán rủi ro, đem
lại nguồn thu nhập ngày càng cao cho Ngân hàng.
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Tuy rằng MB - Huế chỉ mới được thành lập cách đây hơn 2 năm nên gặp nhiều
khó khăn, những với phương châm hoạt động "Vững vàng - Tin cậy", MB - Huế đã chú
trọng nâng cao chất lượng của tất cả các mặt hoạt động thông qua chính sách đào tạo
nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên, ứng dụng khoa học và đầu
tư cơ sở vật chất. Do vậy, đến giờ MB - Huế đã đạt được những kết quả đáng kể:
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của MB - Huế trong năm 2007 và 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng

×