Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.43 KB, 3 trang )
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của ngành công nghệ thông tin đã đem lại cho
con người những tiến bộ vượt bậc trong đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt với sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế thế giới trong nhưng năm qua thì xu hướng khu vực hoá, toàn
cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan. Việt Nam không nằm ngoài xu thế này với
việc tham gia vào những tổ chức, diễn đàn kinh tế và thế giới, các hiệp định thương mại
song phương và đa phương. Hội nhập kinh tế quốc tế là một bước đi đúng đắn mở ra cho
Việt Nam những cơ hội mới, tạo điều kiện cho Việt Nam không ngừng nâng cao vị thế của
mình trên trường quốc tế, trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ, về cơ chế
quản lý của các nước phát triển. Tuy nhiên hội nhập kinh tế cũng đặt Việt Nam trước những
thách thức lớn cần được giải quyết, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng vì đây là
lĩnh vực có vai trò quyết định mức độ hội nhập kinh tế.
Ngành Ngân hàng ngày nay được coi là ngành kinh tế huyết mạch, là hệ tuần hoàn
của nền kinh tế. Có tầm quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất
nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm đó của Đảng và Nhà nước giao cho, một trong
những vấn đề cấp bách đặt ra cho Ngành ngân hàng là phải xây dựng được hệ thống đủ
mạnh trên tất cả các lĩnh vực: hoạch định, thực thi chính sách, năng lực điều hành, quản lý,
kinh doanh, phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại thích ứng với cơ chế thị trường. Nên
kinh tế hội nhập sẽ làm cho các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ từng bước phát
triển cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi sự luân chuyển vốn nhanh, các quan hệ thanh
toán phải đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy đi đôi với việc đổi mới cơ
chế tổ chức, quản lý thì Ngành ngân hàng cần tập trung cải tiển hoạt động thanh toán, đặc
biệt là trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động thanh toán KDTM, trong những năm
qua hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – MCSB nói chung và Chi nhánh
Ngân hàng Quân đội Thừa Thiên Huế nói riêng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế,
nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ thanh toán nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng
và nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới. Mặc dù công tác thanh toán KDTM qua
các ngân hàng tại MB - Huế đã đạt được những thành quả đáng kể, song còn nhiều điều bất