Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.14 KB, 18 trang )

Hoạch định chiến lược phát triển cảng hàng không Rạch Giá giai đoạn 2010-2015
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là một nghệ thuật khoa học thiết lập, thực hiện và đánh
giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng, cho phép một tổ chức đạt được
những mục tiêu đề ra.
Những chiến lược chủ yếu của một doanh nghiệp chứa đựng những mục
tiêu, những cam kết về nguồn lực để đạt được mục tiêu này, và những chính sách
chủ yếu cần được tuân theo trong khi sử dụng các nguồn lực này.
Ngoài ra chiến lược còn là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách
cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ công
ty đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì và công ty sẽ thuộc vào
lĩnh vực kinh doanh gì.
2.1.2 Quá trình quản trị chiến lược
Là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật thích hợp nhằm
xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và của từng bộ phận trong
doanh nghiệp.
Bao gồm 3 giai đoạn:
2.1.2.1 Gian đoạn hình thành chiến lược
Là quá trình thiết lập quản trị kinh doanh, thực hiện điều tra, nghiên cứu để
xác định các khuyết điểm bên trong và bên ngoài để đề ra mục tiêu dài hạn và lựa
chọn giữa chiến lược thay thế.
Hoạt động của hình thành chiến lược bao gồm :
a. Tiến hành nghiên cứu, xem xét tổng quan rồi đưa ra những điểm mạnh điểm
yếu :
Các bước trong giai đoạn này được thể hiện như sơ đồ dưới đây:

1
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa SVTH: Đinh Thị Ngọc Hà
1


Nhận thức cơ hội (1)
Thiết lập mục tiêu (2)
Đánh giá các phương án (5)
Xây dựng các phương án (4)
Xác định các tiền đề hoạch định (3)
Lựa chọn phương án tối ưu (6)
Hoạch định kế hoạch phụ trợ (7)
Hoạch định ngân quỹ (8)
Hoạch định chiến lược phát triển cảng hàng không Rạch Giá giai đoạn 2010-2015
Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu, xem xét tổng quan rồi đưa ra những điểm mạnh,
điểm yếu
∗ Bước 1: Nhận thức cơ hội và nắm bắt được vấn đề
Tìm hiểu cơ hội là điểm bắt đầu thực sự của hoạch định. Cơ hội có thể có
trong hiện tại và tương lai. Khi xem xét chúng đòi hỏi phải có cái nhìn toàn diện,
chính xác về thị trường cạnh tranh, về nhu cầu khách hàng, về các điểm mạnh và
điểm yếu của mình, và về mục đích phải đạt được trong tương lai. Việc hoạch định
đòi hỏi phải thực hiện dự đoán về khả năng xuất hiện cơ hội. cơ hội có thể lớn
hoặc nhỏ, có thể đáng giá với doanh nghiệp này mà lại không với doanh nghiệp
kia. Cần phải sớm dự đoán và phát hiện được cơ hội lớn và quan trọng với doanh
nghiệp mình.
∗ Bước 2 : Thiết lập mục tiêu
Bước này đòi hỏi phải xác định được mục tiêu với các kết quả cụ thể cần
đạt được tại từng thời điểm cụ thể nhất định. Từ đó cần xác định được các công
việc cần làm, khi nào sẽ bắt đầu thực hiện và kết thúc hoàn thành, nơi nào cần phải
chú trọng ưu tiên.
∗ Bước 3: Phát triển các tiền đề hoạch định
2
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa SVTH: Đinh Thị Ngọc Hà
2
Hoạch định chiến lược phát triển cảng hàng không Rạch Giá giai đoạn 2010-2015

Đó là các dự báo, các giả thuyết về môi trường, các chính sách cơ bản có
thể áp dụng các kế hoạch hiện có của công ty… cần phải đánh giá chính xác các
điều kiện tiền đề trên và dự đoán được sự biến động và phát triển của nó. Trong
thực tế, nếu người lập kế hoạch càng hiểu biết về các tiền đề và càng đánh giá
đúng nó, thì việc hoạch định nói chung và hoạch định chiến lược nói riêng, của tổ
chức sẽ càng được thực hện và phối hợp chặt chẽ hơn.
∗ Bước 4: Xác định các chiến lược có khả năng thực hiện
Bước này đòi hỏi phải nghiên cứu và xây dựng các phương án có hành
động khác nhau. Khi các kế hoạch càng lớn thì việc tìm kiếm và xây dựng các
phương án cũng càng phức tạp.
∗ Bước 5: Đánh giá và so sánh các phương án
Sau khi xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu khác nhau, cần phải
xem xét ưu điểm, nhược điểm của từng phương án trên cơ sở các tiền đề và mục
tiêu phải thực hiện.
∗ Bước 6: Lựa chọn các phương án tối ưu
Sau khi so sánh các phương án, người ta sẽ chọn phương án tối ưu. Đôi khi
việc phân tích và đánh giá các phương án cho thấy rằng, có hai hay nhiều phương
án thích hợp và nhà quản trị có thể quết định thực hiện một số phương án, chứ
không phải đúng một phương án tối ưu.
∗ Bước 7: Hoạch định kế hoạch phụ trợ
Trên thực tế phần lớn các kế hoạch chính đều cần kế hoạch phụ để đảm bảo
kế hoạch được thực hiện tốt.
∗ Bước 8: Lập ngân quỹ, các chi phí thực hiện
Sau khi kế hoạch đã xây dựng xong, đòi hỏi các mục tiêu, các thông số cần
lượng hóa chúng như : tổng thu nhập, chi phí, lợi nhuận…Các ngân quỹ này sẽ là
các tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế và chất lượng của các kế
hoạch đã xây dựng.
b. Nhà quản trị phải kết hợp trực quan để phân tích
Có nhiều kỹ thuật quản trị chiến lược cho phép các nhà chiến lược kết hợp
trực quan với phân tích trong việc đưa ra và lựa chọn các chiến lược thay thế. Một

số công cụ này là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu
3
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa SVTH: Đinh Thị Ngọc Hà
3
Hoạch định chiến lược phát triển cảng hàng không Rạch Giá giai đoạn 2010-2015
tố bên trong, ma trận đánh giá hoạt động và vị trí chiến lược, ma trận nhóm tư vấn,
ma trận kế hoạch và định lượng.
c. Cuối cùng là đưa ra chiến lược.
Đưa ra các quyết định vì không một tổ chức nào có những nguồn tài
nguyên vô tận nên các nhà chiến lược buộc phải đưa ra các quyết định liên quan
đến việc chọn chiến lược thay thế nào sẽ làm lợi cho công ty nhiều nhất. các quyết
định trong giai đoạn hình thành chiến lược sẽ gắn tổ chức với các sản phẩm, các
thị trường, nguồn tài nguyên và công nghệ cụ thể trong một thời gian kéo dài. Các
chiến lược định rõ các lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. các quyết định chiến lược
có ảnh hưởng lâu dài hoặc tốt hơn hoặc xấu hơn đối với tổ chức và có những hiệu
quả chức năng chủ yếu. các nhà chiến lược có tầm nhìn xa tốt nhất để hiểu hết
những phân nhánh của việc hình thành các quyết định. Họ có quyền kết hợp những
nguồn tài nguyên cần thiết cho việc thực thi chiến lược.
2.1.2.2 Giai đoạn thực thi chiến lược
Giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn hoạt động của quản trị chiến
lược. Thực thi có nghĩa là huy động quản trị viên và nhân viên để thực hiện các
chiến lược đã đề ra.
Giai đoạn này bao gồm :
a. Thiết lập mục tiêu hàng năm
4
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa SVTH: Đinh Thị Ngọc Hà
4
Mục tiêu chiến lượcTăng trưởng
Mục tiêu trung hạnTăng gấp đôi thu nhập trong vòng 2 năm tới thông qua phát triển theo định hướng mới
Hoạch định chiến lược phát triển cảng hàng không Rạch Giá giai đoạn 2010-2015

Mục tiêu hàng năm
Bộ phận I Bộ phận II Bộ phận III
… … ….
Nghiên cứu và
phát triển
Sản xuất Marketting Tài chính Nhân lực
… … … … …
Hình 2: Sơ đồ Thiết lập mục tiêu hàng năm
b. Đề ra các chính sách
c. Phân phối các nguồn tài nguyên
Kỹ thuật tay nghề giữa các cá nhân là điều cần thiết cho việc thực thi
chiến lược thành công. Việc thực thi chiến lược cần được các ngân quỹ ủng hộ
chiến lược, các chương trình, môi trường văn hóa và đồng thời liên kết việc thúc
đẩy nhân viên với phần thưởng đối với cả các việc mục tiêu dài hạn và mục tiêu
hàng năm.
2.1.2.3 Đánh giá chiến lược
Giai đoạn cuối cùng là đánh giá chiến lược, đánh giá tất cả các chiến lược
tùy thuộc vào sự thay đổi tương lai vì các yếu tố bên trong và bên ngoài luôn luôn
có sự thay đổi.
Giai đoạn này bao gồm :
a. Xem xét lại các yếu tố bên trong và bên ngoài, hoạt động này là cơ sở
chiến lược hiện tại.
Ma trận các yếu tố bên trong _IFE
Yếu tố nội bộ chủ yếu Tầm quan Phân loại Số điểm quan trọng
5
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa SVTH: Đinh Thị Ngọc Hà
5
Triết lí kinh doanh
Mục tiêu của doanh nghiệp
Kế hoạch ngân quỹKiểm tra, đánh giá và điều chỉnh

Hoạch định chiến lượcKiểm tra chiến lượcChương trình kế hoạch ngắn hạn hơnKiểm tra chương trìnhKế hoạch tác nghiệpKiểm tra tác nghiệp
Hoạch định chiến lược phát triển cảng hàng không Rạch Giá giai đoạn 2010-2015
trọng
… … … …
Tổng số điểm
b. Đo lường kết quả vừa nhận được
Hình 3: Sơ đồ đo lường kết quả vừa nhận được
c. Thực hiện các hoạt động điều chỉnh
2.1.3 Nội dung hoạch định chiến lược của doanh nghiệp
2.1.3.1 Phân tích hoàn cảnh nội tại của doanh nghiệp để nhận ra các điểm mạnh,
điểm yếu
Hoàn cảnh nội tại của công ty bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên
trong công ty. Hoàn cảnh nội tại sẽ chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của
công ty từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu
điểm để đạt được lợi thế tối đa.
Các nguồn lực chủ yếu để công ty tồn tại bao gồm tiền vốn, con người,
nguyên vật liệu. Mỗi bộ phận chức năng của công ty chịu trách nhiệm tìm kiếm
hoặc bảo toàn một hoặc nhiều nguồn lực nói trên.
6
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa SVTH: Đinh Thị Ngọc Hà
6
Hoạch định chiến lược phát triển cảng hàng không Rạch Giá giai đoạn 2010-2015
Người lập kế hoạch có thể phát triển nhận thức tốt hơn về hoàn cảnh nội
tại, nhờ phân tích các yếu tố chủ yếu, để làm rõ các ưu điểm hoặc các khuyết điểm
của công ty
Trong nội dung này cần phân tích các yếu tố sau:
+ Tài chính – Kế toán
Bộ phận tài chính có ảnh hưởng lớn đến tổ chức. vì vậy khi phân tích cần
chú ý đến nhiều chỉ tiêu như : khả năng huy động vốn ngắn hạn, dài hạn ; nguồn
vốn của doanh nghiệp ; chi phí sử dụng vốn ; chi phí sử dụng cho mọi hoạt động

của doanh nghiệp.
+ Marketing
Nhiệm vụ của công tác quản trị Marketing là điều chỉnh mức độ, thời gian
và tính chất nhu cầu giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Khi phân tích yếu tố
này cần chú ý đến : mức độ nổi tiếng, chất lượng và ấn tượng về sản phẩm, dịch
vụ, thị phần của ngân hàng, khả năng thu thập thông tin cần thiết về thị trường,
quảng cáo và khuyến mãi…
+ Nhân sự
Yếu tố nhân sự đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh
nghiệp. con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối
cảnh môi trường, lựa chọn, thực thi và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp.
khi phân tích yếu tố này cần phân tích các chỉ tiêu: bộ máy lãnh đạo, trình độ tay
nghề và tư cách đạo đức của cán bộ, công nhân viên, trình độ chyên môn, kinh
nghiệm
+ Yếu tố về nguồn lực vật chất
Yếu tố về nguồn lực vật chất thể hiện thông qua tài sản của tổ chức, nó thể
hiện quy mô của một tổ chức. cũng như phản ánh sự tăng lên hay giảm xuống của
tài sản hay nguồn vốn để đánh giá quy mô của tổ chức đó.
Từ những phân tích trên, ta có bảng tổng hợp các yếu tố môi trường nội bộ: Ma
trận IFE_ Interal Factor Evaluation Matrix
Yếu tố nội bộ chủ yếu Tầm quan
trọng
Phân loại Số điểm quan trọng
… … … …
Tổng số điểm
Để hình thành ma trận IFE cần thực hiện qua 5 bước sau:
7
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa SVTH: Đinh Thị Ngọc Hà
7

×