Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.56 KB, 39 trang )

Phân tích thực trạng hoạt động và cơ cấu tổ chức
của tổng cục hải quan hiện nay
2.1 Lịch sử hình thành của Tổng cục Hải quan
Vào đầu những năm 80, đất nớc ta gặp rất nhiều khó khăn, lâm vào khủng
hoảng kinh tế. Trớc tình hình đó, Nhà nớc đã quyết định ban hành một số chủ trơng
mới liên quan đến lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu, mở rộng quyền cho địa phơng
kinh doanh xuất nhập khẩu và về cơ cấu nhập khẩu nhằm khắc phục những khó khăn
trong đời sống của nhân dân. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (1982) đã
nhấn mạnh đến tầm quan trọng và cấp thiết của việc hợp tác quốc tế và đã đề ra
nguyên tắc Kết hợp phát triển kinh tế trong nớc và mở rộng quan hệ kinh tế với nớc
ngoài. Trong bối cảnh nh vậy, ngành Hải quan gặp phải những khó khăn về lực lợng,
và cả sự thiếu hụt trầm trọng về phơng tiện phục vụ công tác chuyên môn; cho nên
công tác Hải quan trong thời điểm này đã đứng trớc những thử thách nặng nề.
Với đặc thù của công tác Hải quan, Lãnh đạo Bộ và Ngành luôn coi trọng vấn
đề giáo dục chính trị t tởng cho cán bộ nhân viên, tổ chức thi đua thực hiện cuộc vận
động xây dựng lực lợng Hải quan trong sạch, vững mạnh. Toàn ngành đã tiến hành
cải tiến lề lối làm việc. Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn
thể, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ nhân viên trong mọi công việc,
cũng nh kết hợp công tác t tởng, tổ chức và khuyến khích bằng lợi ích vật chất, giáo
dục động viên toàn thể cán bộ. Đồng thời thờng xuyên coi trọng công tác kiểm tra,
thanh tra, giải quyết khiếu tố. Việc đi sâu sát cơ sở nh vậy đã góp phần phát hiện
những dơn vị, cá nhân làm sai nguyên tắc, chế độ, vi phạm kỷ luật để đề ra biện pháp
xử lý kịp thời những hiện tợng tiêu cực, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong một
số đơn vị, cá nhân.
Sau khi chiến tranh biên giới kết thúc, xét thấy Hải quan ở một số địa phơng
cha thể tiếp tục hoạt động trở lại, Bộ Ngoại thơng đã tạm thời giải tán các chi cục Hải
quan Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, đồng thời thành lập thêm một số đơn vị mới phía
Nam. Việc này đã tạo điều kiện cho các địa phơng có thêm tổ chức và biên chế để
đẩy mạnh các hoạt động ở các địa bàn trọng điểm.
Về chuyên môn, toàn Ngành không ai có trình độ trên đại học, số có trình độ
đại học chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, còn lại là trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp hoặc cha


có nghề. Công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ lúc này lại phụ thuộc hoàn toàn vào kế
hoạch chỉ tiêu đào tạo hàng năm của Bộ Ngoại thơng. Ngoài Khoa Hải quan nằm
trong trờng Trung cấp Ngoại thơng, Ngành cha tổ chức đợc một khoá đào tạo nào ở
bậc đại học. Vì vậy, số cấn bộ tốt nghiệp Trung cấp Hải quan trở thành nòng cốt
trong mọi khâu công tác nghiệp vụ và cũng là những giáo viên tại chức, trực tiếp
huấn luyện, truyền đạt kinh nghiệm công tác cho số cán bộ nhân viên mới ở cơ sở.
Sự tăng trởng nhanh chóng về số lợng các phơng tiện vận tải xuất nhập cảnh,
và hơn thế nữa, mạng lới bu điện ngoại dịch đợc mở rộng, đã trở thành những khó
khăn thách thức thực sự đối với lực lợng Hải quan ở biên giới, cửa khẩu. Nhng, vợt
lên mọi thử thách, Ngành đã có những biện pháp kiên quyết trong công tác kiểm tra,
giám sát, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Trong 3 năm ( 1981- 1983) ngành
đã làm thủ tục cho 5345 lợt tàu biển, 219997 lợt ô tô và 9775 lợt chiếc máy bây xuất
nhập cảnh qua các cửa khẩu nớc ta.
Mặc dầu trong điều kiệncòn nhiều khó khăn về lực lợng và thiếu thốn phơng
tiện, lại ít nhiều bị các hiện tợng tiêu cực trong xã hội tác động đến nhng Ngành Hải
quan đã tập trung củng cố lực lợng và nâng cao trình dộ nghiệp vụ, đồng thời kết hợp
cùng các ngành chức năng để điều tra khám phá các vụ buôn lậu qua biên giới.
Củng cố và tăng cờng hiệu quả công tác của ngành Hải quan trở thành mối
quan tâm chung của Lãnh đạo Đảng và Nhà nớc. Vì vậy, Bộ Chính trị TW Đảng và
Thờng vụ Hội đồng Bộ trởng đã ra quyết định tổ chức lại ngành Hải quan. Sau khi
Hội đồng Nhà nớc có Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN ngày 30/8/1984 phê chuẩn việc
thành lập Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trởng, ngày 20-10-1984,
Hội đồng Bộ trởng ban hành Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan ( gồm 11 điều ). Nghị định nêu rõ: Tổng
cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trởng, là công cụ chuyên chính nửa vũ
trang của Đảng và Nhà nớc có chức năng:
- Kiểm tra và quản lý hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các loại công cụ
vận tải xuất nhập qua biên giới nớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam;
- Thi hành chính sách thuế xuất, nhập khẩu;

- Ngăn ngừa và chống các vi phạm luật lệ Hải quan và các luật lệ khác
liên quan đến việc xuất nhập khẩu;
- Chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ
qua biên giới.
Nhằm đảm bảo thực hiện đúng chính sách Nhà nớc độc quyền về ngoại thơng,
ngoại hối, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã
hội và phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nớc.
nghị định xác định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của Hải quan là: Trình Hội đồng Bộ
trởng quyết định các chính sách, chế độ, thể lệ về Hải quan, về phơng thức quá cảnh
đối với hàng hoá và công cụ vận tải của nớc ngoài qua lại Việt Nam và hớng dẫn thi
hành quyết định quyết dịnh đó. Đồng thời, Tổ chức, chỉ đạo thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan đợc quy định trong điều lệ Hải quan năm 1960
Lập các dự án kế hoạch thu thuế xuất nhập khẩu cho toàn ngành và các đơn vị Hải
quan.
Nghị định cũng đã quyết định hệ thống tổ chức bộ máy Hải quan trong cả nớc
bao gồm:
- Tổng cục Hải quan;
- Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ơng;
- Hải quan cửa khẩu;
- Các đội kiểm soát Hải quan cơ động của Tổng cục đóng ở Hải
Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan theo từng thuộc tính ảnh
hởng đến các mặt công tác nghiệp vụ hải quan của Tổng cục Hải quan Việt Nam
2.2.1 Hệ thống tổ chức bộ máy ngành Hải quan từ 1984 đến 1993
Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nớc ra Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN thành lập
Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trởng ( nay là Chính phủ ) có Nghị
định 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải
quan. Theo Nghị định này, Hải quan Việt Nam đợc tổ chức thành hệ thống bao gồm:
- Tổng cục Hải quan đóng trụ sở tại TP. Hà Nội và có bộ phận thờng trực
đóng tại TP. Hồ Chí Minh.

- Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ơng ở những tỉnh,
thành phố, đặc khu có các cửa khẩu do Hội đồng Bộ trởng quy định.
- Hải quan cửa khẩu ở những nơi có quy định của Hội đồng Bộ trởng là
cửa khẩu biên giới đờng bộ, đờng biển, đờng sông, ga xe lửa liên vận
quốc tế. Các đội kiểm soát hải quan.
- Các đội kiểm soát cơ động của Tổng cục đóng tại Hà Nội, Hải Phòng,
thành phố Hồ Chí Minh.
Nh vậy, Hải quan Việt Nam đã đợc thiết lập trên nguyên tắc tập trung thống
nhất với 3 cấp cơ bản:
- Tổng cục Hải quan;
- Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ơng;
- Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát Hải quan.
Ngày 20/2/1990, Hội đồng Nhà nớc thông qua Pháp lệnh Hải quan quy định
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam và quy định chế độ
quản lý Nhà nớc về Hải quan nhng cho đến trớc khi có Nghị định 16/CP ngày
7/3/1994 thì hệ thống tổ chức bộ máy Hải quan vẫn tiếp tục đợc duy trì theo quy định
của Nghị định 139/HĐBT.
2.2.2 Hệ thống tổ chức bộ máy theo quy định của Pháp lệnh Hải quan và Nghị
định 16/CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng
cục Hải quan.
Hệ thống tổ chức bộ máy theo quy định của Pháp lệnh Hải quan và Nghị định
16/CP của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải
quan là mô hình tổ chức khá ổn định trong một thời gian khá dài là sự kế thừa của mô
hình tổ chức trớc đó và đã phát huy đợc hiệu quả tích cực trong thời kì đầu của kinh
tế thị trờng với những kinh nghiệm phong phú trong xây dựng tổ chức bộ máy của
Ngành. Vì vậy, cần đợc phân tích đánh giá sâu sắc rút ra những vấn đề cần thiết cho
việc hoàn thiện tổ chức ở các giai đoạn tiếp theo.
a) Khái quát chung về tổ chức bộ máy:
a.1 Về hệ thống tổ chức:
Theo pháp lệnh Hải quan và Nghị định 16/CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm

vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc
Chính phủ, đợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, gồm 3 cấp :
- Cấp Trung ơng ( Tổng cục Hải quan ).
- Cấp tỉnh ( Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố).
- Cấp cơ sở ( Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan ).
a.2 Về cơ cấu tổ chức bộ máy các cấp đến trớc khi có Luật Hải quan:
- Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc cơ quan Tổng cục ( có các phòng, đội trực
thuộc : Có 12 Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc với 57 phòng, đội và đơn vị
tơng đơng ).
- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố ( có các phòng, Hải quan cửa
khẩu, Đội kiểm soát Hải quan trực thuộc ) :
o Có 30 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố với 218 phòng,
146 Hải quan cửa khẩu và tơng đơng, 18 đội kiểm soát và 7
trạm kiểm soát liên hợp.
o Hải quan cửa khẩu và một số phòng nghiệp vụ có các Đội
nghiệp vụ trực thuộc.
- Trờng Cao đẳng Hải quan : có 9 phòng, khoa. ( Kể từ năm 2006, Tr-
ờng cao đẳng Hải quan đợc sáp nhập với Phân viện Tài chính thành
phố Hồ Chí Minh).
2.2.3 Hệ thống tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam theo quy định của Luật Hải
quan và Nghị định 96/2002/NĐ- CP ngày 19/11/2002 :
Khái quát chung về tổ chức bộ máy đợc sắp xếp theo yêu cầu của Luật Hải
quan và Nghị định 96/2002/NĐ-CP :
- Về căn bản, hệ thống tổ chức Hải quan Việt Nam vẫn đợc tổ chức
theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo 3 cấp :
o Tổng cục Hải quan;
o Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.
o Chi cục Hải quan.
- Sau khi Luật Hải quan đợc công bố, ngành Hải quan đã tiến hành sắp
xếp lại bộ máy bên trong các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục

Hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi căn bản về quy trình
nghiệp vụ; khắc phục sự cồng kềnh của bộ máy gián tiếp.
- Qua sắp xếp lại số lợng đầu mối cấp phòng thuộc Cục Hải quan tỉnh,
thành phố từ 218 còn 118 đầu mối cấp phòng, bỏ cấp đội thuộc
phòng và tăng cờng đợc 714 biên chế gián tiếp xuống các Chi cục
cửa khẩu.
- Ngày 4/9/2002, Thủ tớng Chính phủ có quyết định 113/2002/QĐ-CP
chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính.
- Sau khi có Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 13/11/2002, ngành đã
xây dựng và trình Bộ ký ban hành các quyết định quy định về chức
năng, nhiệm vụ của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, các Vụ, Cục
thuộc cơ quan Tổng cục và các đơn vị sự nghiệp. Thành lập thêm
Cục Kiểm tra sau thông quan, phòng Thanh tra và một số phòng Giá
tính thuế ở các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Ngày 22/11/2005 Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 6641/QĐ-TTg thành
lập Trờng Cao Đẳng Tài chính Hải quan trên cơ sở tổ chức lại Tr-
ờng Cao đẳng Tài chính Kế toán 4, Trờng Cao đẳng Hải quan và
Phân viện TP Hồ Chí Minh thuộc Học viện Tài chính; Ngày 6/1/2006
Bộ trởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập Trung tâm đào
tạo, bồi dỡng công chức thuộc Tổng cục Hải quan.
Về cơ bản đến nay, bộ máy tổ chức của Ngành đã đợc tổ chức khá hoàn chỉnh
trên cơ sở các quy định của Luật Hải quan.
Cơ cấu tổ chức bộ máy các cấp hiện nay :
- Vụ, Cục, các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục : 10 Vụ, Cục và Văn phòng
( 6 Vụ không có phòng ) và 6 đơn vị sự nghiệp.
- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có các cấp phòng, chi cục, đội
kiểm soát :
+ Có 33 Cục với 176 phòng, 152 Chi cục, 35 đội kiểm soát.
+ Các Chi cục Hải quan : Có một số đội nghiệp vụ đợc sắp xếp theo yêu
cầu nghiệp vụ tuỳ theo quy mô và khối lợng công việc.

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan gồm :
a) Bộ máy giúp việc Tổng cục trởng Tổng cục Hải quan :
1. Vụ Giám sát quản lý về hải quan:
2. Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu;
3. Vụ pháp chế:
4. Vụ hợp tác quốc tế;
5. Vụ Kế hoạch Tài chính;
6. Vụ Tổ chức cán bộ;
7. Thanh tra;
8. Văn phòng;
9. Cục Điều tra chống buôn lậu;
10. Cục Kiểm tra sau thông quan;
11. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan.
b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan :
1. Viện nghiên cứu Hải quan;
2. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc;
3. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Trung;
4. Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Nam;
5. Trờng Cao đẳng Hải quan;
6. Báo Hải quan.
c) Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng ( các Cục Hải
quan địa phơng ) trực thuộc Tổng cục Hải quan.
d) Các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tơng đơng trực
thuộc Cục Hải quan địa phơng.
2.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan các cấp :
a) Tổng cục Hải quan:
a.1 Chức năng:
Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý
Nhà nớc về lĩnh vực Hải quan và tổ chức thực hiện ché độ quản lý Nhà nớc về Hải
quan trên phạm vi cả nớc.

a.2 Nhiệm vụ, quyền hạn :
Tổng cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, theo quy định của Luật Hải
quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn
cục thể sau đây :
- Về nghiệp vụ :
+ Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan;
+ Đảm bảo thực hiện quy định của Nhà nớc về xuất khẩu, nhập khẩu, về
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm
quyền do pháp luật quy định.
+ Tiến hành những biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, điều tra và xử lý hành
vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua
biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của Nhà nớc về hải quan trong
phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
+ Thực hiện thống kê Nhà nớc về hải quan.
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng
hoá xuất nhập khẩu;
- Về xây dựng lực lợng :
+ Đào tạo, bồi dỡng đội ngũ nhân viên Hải quan;
+ Hợp tác quốc tế với Hải quan cả nớc;
- Kiến nghị với các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền về các chủ trơng,
biện pháp quản lý nhà nớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ; hớng dẫn tổ chức cá nhân thực hiện
quy định của Nhà nớc về hải quan.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
trong ngành hải quan;

- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện thống kê nhà nớc về hải quan;
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo, thực hiện chế độ tiền lơng và
chính sách, chế độ đãi ngộ, khên thởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
chức, viên chức nhà nớc thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục; tổ chức
công tác đào tạo, bồi dỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Bộ trởng Bộ Tài chính.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng và
xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Quản lý tài chính và tài sản của nhành hải quan theo quy dịnh của pháp
luật và phân cấp của Bộ Tài chính.
a.3 Địa bàn hoạt dộng và khu vực kiểm soát hải quan :
- Địa bàn hoạt dộng : khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng sông quốc tế,
cảng hàng không dân dụng quốc tế, bu điện quốc tế.
- Khu vực kiểm soát hải quan : dọc theo biên giới bờ biển, hải đảo, vùng
tiếp giáp lãnh hải và những địa điểm khác ở nội địa ( gắn với phân cấp
cho các cấp chính quyền địa phơng ).
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố :
b.1 Chức năng :
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nớc về hải quan ở địa phơng và thực hiện các
nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân ccáp cho các cấp của Tổng cục
Hải quan.
b.2 Nhiệm vụ :
- Tổ chức giám sát, quản lý về hải quan;
- Tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu;
- Tổ chức đấu tranh chống buuôn lậu hoặc vân chuyển trái phép qua biên
giới và xử lý các vi phạm về hải quan;
- Tổ chức thống kê Nhà nớc về hải quan;
- Kiến nghị, đề xuất với Tổng cục Hải quan những vấn đề sử đổi, bổ sung về
chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động của Hải quan ở địa

phơng;
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo;
- Tổ chức thanh tra và kiểm tra.
b.3 Địa bàn hoạt động và khu vực kiểm soát hải quan cụ thể :
- Địa bàn hoạt động :
+ Các khu vực cửa khẩu đờng bộ, bao gồm các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ
dọc theo biên giới quốc gia;
+ Các cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng biển, cảng sông có thông thơng
với nớc ngoài bằng đờng biển, đờng sông; Đối với cảng biển quốc tế, khu vực này
còn bao gồm cả khu vực xung quanh phao số O và nơi quy dịnh cho tầu thuyền
xuất cảnh, nhập cảnh neo đạu để chờ vào cảng biển quốc tế và dọc theo các luồng
lạch từ các khu vực nói trên vào cảng biển quốc tế.
+ Các bu điện quốc tế có chuyển nhận th từ, bu kiện với nớc ngoài.
+ Các tuyến đờng quá cảnh mợn đờng Việt Nam tính từ cửa khẩu nhập đến cửa
khẩu xuất.
- Khu vực kiểm soát hải quan ( thực hiện phối hợp, không phải là lực lợng
chủ trì ) :
+ Dọc theo biên giới đát liền : Các xã và các đơn vị hành chính tơng đơng trong
khu vực biên giới.
+ Trên sông suối biên giới là phần sông suối biên giới trong phạm vi các xã và
đơn vị hành chính tơng đơng trong khu vực biên giới.
+ Dọc theo bờ biển và hải đảo : Bao gồm các xã và các đơn vị hành chính tơng đ-
ơng ở ven biển và hải đảo.
+ Trên biển: Bao gồm nội thuỷ, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.
c) Hải quan cửa khẩu:
Hải quan cửa khẩu có chức năng, nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện chế độ quản lý Nhà nớc về hải quan đối với hoạt động xuất
nhập khẩu và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ
qua cửa khẩu.
d) Đội kiểm soát Hải quan:

Đội kiểm soát Hải quan có chức năng, nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vân
chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.
2.2.5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ phận trực
thuộc Tổng cục Hải quan
a. Vụ Giám sát quản lý về hải quan:
Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy
chế, quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phơng tiện vận tải quá cảnh,
xuất cảnh, nhập cảnh; về thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu; về tổ chức thực hiện các điều ớc quốc tế về hải quan mà Việt Nam
tham gia hoặc ký kết trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Đề xuất, kiến nghị những vấn dề cần sửa đổi, bổ sung về chế độ chính sách
quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phơng tiện vận tải xuất
nhập cảnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
Xây dựng các đề án, giải pháp cải cách thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám
sát Hải quan.
Xây dựng các đề án, chơng trình, kế hoạch hiện đại hoá về nghiệp vụ thủ tục
hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; đề xuất việc trang bị các phơng tiện kỹ thuật
phục vụ công tác kiểm tra giám sát hải quan.
Trình Tổng cục trởng quyết định cấp giấy phép thành lập kho ngoại quan, kho
bảo thuế, quyết định thành lập địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu ngoài cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Quản lý hoạt động của các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất nhập
khẩu thuộc Tổng cục Hải quan theo phân công của Tổng cục trởng; hớng, quản lý
việc sử dụng kết quả phân tích, phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu.
Hớng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện nghiệp vụ về thủ tục hải
quan kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, quá cảnh, chuyển
cửa khẩu, phơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Giúp Tổng cục trởng giải quyết khiếu nại của các cá nhân, đơn vị trong việc

thực hiện các quy định về giám sát hải quan.
Tổ chức công tác thống kê, đánh giá tình hình và kết quả công tác giám sát
quản lý về hải quan của toàn ngành theo quy định.
Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiệp vụ giám sát quản lý hải quan theo phân
công của Tổng cục trởng.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác
giám sát quản lý.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trởng giao.
b. Vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu:
Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy
chế, quy trình hớng dẫn nghiệp vụ, chế độ kế toán về thuế và thu khác đối với hàng
hoá xuất nhập khẩu trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Đề xuất, kiến nghị với Tổng cục trởng những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung
chính sách, chế độ, chấn chỉnh cải tiến biện pháp quản lý, quy trình nghiệp vụ thu
thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
Trình Tổng cục trởng kế hoạch phân bổ chỉ tiêu thu các loại thuế và thu khác
đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Hớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện chính sách, chế
độ, quy trình nghiệp vụ, kế hoạch thu thuế xuất nhập khẩu và thu thuế khác; hớng
dẫn, kiểm tra việc xác định trị giá tính thuế, truy thu, truy hoàn thuế, miễn thuế, giảm
thuế, theo dõi và đôn đốc nợ đọng thuế, cỡng chế và xử lý vớng mắc về thuế và thu
khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Giúp Tổng cục trởng giải quyết khiếu nại đối với các quyết định thu thuế và
thu khác đối với hàng hoá xuất nhạp khẩu của cơ quan hải quan các cấp.
Tổng hợp, thông kê, đánh giá tình hình và kết quả công tác thu thuế và thu
khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của toàn ngành theo quy định của pháp
luật.
Tổ chức thực hiện chơng trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về thuế xuất nhập
khẩu theo sự phân công của Tổng cục trởng.
Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác thu

thuế xuất nhập khẩu.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục giao.
c. Vụ pháp chế:
Trình Tổng cục trởng chơng trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn của
ngành Hải quan, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo Tổng cục trởng tình hình, tiến
độ thực hiện chơng trình xây dựng pháp luật đã đợc phê duyệt.
Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan soạn thảo các
văn bản quy phạm pháp luật về hải quan, các điều ớc quốc tế về hải quan theo sự
phân công của Tổng cục trởng; tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm
pháp luật, các điều ớc quốc tế liên quan đến hoạt dộng hải quan do các Bộ, ngành gửi
đến lấy ý kiến.
Xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính về hải
quan trình cấp có thẩm quyền ban hành; hớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện xử lý vi
phạm hành chónh trong ngành; kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề có
liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan.
Xem xét trình cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định
xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và quyết định áp dụng các biện pháp ngăn
chặn hành chính thuộc thẩm quyền của Tổng cục trởng.
Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Hải quan tổ
chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hải quan.
Thẩm định và bảo đảm tính pháp lý của các văn bản do Tổng cục ban hành
hoặc trình cấp trên ban hành. Giúp Tổng cục trởng kiểm tra, xử lý những văn bản
không đảm bảo tính pháp lý do các tổ chức, đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan ban
hành.
Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật Hải quan theo sự phân côngcủa Tổng
cục trởng.
Tổng kết, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế trong
ngành hải quan.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trởng giao.
d. Vụ hợp tác quốc tế:

Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các qui
định, quy chế của Tổng cục Hải quan về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan; các
chơng trình hợp tác quốc tế của ngành Hải quan và tổ chức thực hiện sau khi đợc phê
duyệt.
Đề xuất phơng án và lộ trình gia nhập hoặc kí kết các điều ớc quốc tế có liên
quan đến hoạt động hải quan; hớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, các đơn vị trong toàn
ngành triển khai thực hiện các cam kết quốc tế, các điều ớc quốc tế về hải quan mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Chủ trì tổ chức hoặc tham gia các cuộc đàm phám quốc tế, hội nghị, hội thảo
quốc tế về hải quan theo chơng trình kế hoạch và uỷ nhiệm của Tổng cục trởng.
Là đầu mối tiếp nhận và đề xuất với Tổng cục trởng việc triển khai thực hiện
dự án quốc tế liên quan đến hải quan; kiểm tra theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện
dự án; định kỳ báo cáo Tổng cục trởng tình hình và tiến độ thực hiện dự án.
Thực hiện công tác ngoại vụ của Tổng cục; làm đầu mối đón đoàn ra, đoàn vào
và phối hợp các đơn vị hữu quan trong việc cử đoàn ra; chủ trì phối hợp với các đơn
vị có liên quan chuẩn bị các tài liệu, văn bản cần thiết liên quan đến nội dung làm
việc với các đối tác nớc ngoài; lập kế hoạch các đoàn ra, đoàn vào hàng năm, dự trù
tài chính đối ngoại; hớng dẫn về thủ tục lễ tân,giải quyết các thủ tục visa, hộ chiếu
cho cán bộ công chức trong ngành đi học tập, công tác tại nớc ngoài; lu trữ, quản lý
và xử lý các văn bản đối ngoại di, đến có liên quan đến các hoạt động hợp tác của
ngành Hải quan; là đầu mối quản lý việc phiên dịch, biên dịch, khai thác, thông tin,
các tài liệu hợp tác quốc tế về Hải quan.
Tổng kết, đánh gái và báo cáo tình hình và kết quả hoạt dộng hợp tác quốc tế
của ngành Hải quan theo quy định.
Đề xuất, kiến nghị với Tổng cục trởng các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung chơng
trình, kế hoạch, biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hợp tác quốc tế về Hải
quan.
Thực hiện các nhiệm vụ khác đợc giao.
e. Vụ kế hoạch tài chính:
Nghiên cứu xây dựng các qui định hoặc hớng dẫn thực hiện các qui định của

Nhà nớc và của Bộ về quản lý tài chính, quản lý kinh phí hành chính sự nghiệp, quản
lý đầu t và xây dựng, quản lý tài sản công trình cấp có thảm quyền ban hành để áp
dụng thống nhất trong toàn ngành hải quan.
Hớng dẫn các đơn vị trong ngành hải quan lập dự toán kinh phí hàng năm của
đơn vị; tổng hợp dự toán kinh phí hàng năm của toàn ngành hải quan; trình Tổng cục
trởng phân bổ kinh phí cho các đơn vị trong ngành theo dự toán đợc giao.
Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán tài chính năm của các đơn vị; tổng hợp và
lập báo cáo quyết toán tài chính toàn ngành trình Tổng cục trởng; thông báo phê
duyệt quyết toán tài chính năm cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục.
Giúp Tổng cục trởng tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nớc về
tiền lơng, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ công chức ngành hải
quan theo qui định; quản lý kinh phí, quản lý vốn đầu t, quản lý tài chính, kế toán và
quyết toán theo quy định của Nhà nớc và của Bộ.
Giúp Tổng cục trởng thực hiện các dự án về đầu t xây dựng và mua sắm các
trtang thiết bị có giá trị lớn theo phân công và phân cấp của Tổng cục trởng; thống
nhất quản lý công tác đầu t xây dựng cơ bản, quản lý vật t, niêm phong, ấn chỉ, tài
sản trong ngành hải quan theo qui định của Nhà nớc và của Bộ Tài chính.
Hớng dẫn thực hiện công tác kế toán trong toàn ngành và tổ chức thực hiện
công tác tài chính kế toán của đơn vị dự toán cấp 2 theo đúng qui định.
Theo dõi, đề xuất giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính
của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục.
Tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí, vốn đầu t, việc chấp hành chế
độ tài chính và kế toán của các đơn vị trong ngành.
Tổng hợp, báo cáo tình hìnhcông tác tài chính, kế toán của toàn ngành theo qui
định của Bộ Tài chính và của Tổng cục.
Thực hiện các nhiệm vụ khác đợc giao.
f. Văn phòng:
Xây dựng trình Tổng cục trởng các chơng trình, kế hoạch công tác tuần, tháng,
quý, 6 tháng, năm của ngành và của cơ quan Tổng cục; theo dõi, đôn đốc các đơn vị
trong ngành thực hiện các chơng trình, kế hoạch công tác đã đề ra.

Tham mu cho Tổng cục trởng quyết định các biện pháp chỉ đạo, hớng dẫn và
kiểm tra việc thực hiện chơng trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc, chế độ
thông tin báo cáo trong toàn ngành.
Thẩm định về nội dung và thể thức hành chiính của các dự thảo văn bản do các
đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan soạn thảo trớc khi trình cấp có thẩm quyền ban
hành; chịu ntrách nhiệm về thủ tục hành chính của các văn bản do Tổng cục ban
hành.
Giúp Tổng cục trởng tổ chức điều hành, phối hợp giải quyết các công việc có
liên quan giữa các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, đảm bảo các mặt hoạt động đợc
liên tục, thống nhất, đúng tiến độ.
Tổng hợp, báo cáo định kì, đột xuất tình hình hoạt động chung trong ngành;
giúp lãnh đạo Tổng cục tổ chức công tác sơ kết, tổng kết định kì và dột xuất để báo
cáo cấp trên theo chế độ quy định; phối hợp chuẩn bị nội dung, cung cấp các tài liệu
phục vụ các cuộc họp của lãnh đạo Tổng cục và của lãnh đạo Bộ.
Hớng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện công tác hành chính, văn
th, lu trữ, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo đúng chế độ quy định của Nhà nớc và Bộ.
Tổ chức thực hiệncông tác hành chính, văn th, lu trữ tại cơ quan Tổng cục; tổ
chức công tác thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tổng cục và hoạt
động của cơ quan Tổng cục.
Tham mu giúp Tổng cục trởng chỉ đạo, hớng dẫn công tác thi đua khen thởng
trong toàn ngành hải quan; kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả công tác thi đua
khên thởng;
Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về các mặt
hoạt động của ngành hải quan theo phân công của Tổng cục trởng; tổ chức các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể thao và su tầm, quản lý các t liệu, hiện vật để xây dựng
truyền thống Hải quan Việt Nam.
Thực hiện công tác quản trị, tài vụ và kế toán đơn vị dự cấp 3 của cơ quan
Tổng cục theo đúng quy định; lập dự toán ngân sách nhà nớc hàng năm, quản lý và
thực hiện thanh, quyết toán việc chi tiêu của cơ quan Tổng cục; thực hiện chế độ tiền
lơng, các chế độ đãi ngộ đối với công chức thuộc cơ quan Tổng cục theo quy định;

đảm bảo trật tự an toàn, vệ sinh nội vụ cơ quan, điều kiện và phơng tiện làm việc;
quản lý cơ sở vật chất, phơng tiện đi lại và tài sản công; tổ chức công tác y tế của cơ
quan Tổng cục.
Tổ chức thực hiện các quy định về hội họp, giao ban, khánh tiếtcủa Tổng
cục.
Thực hiện các nhiệm vụ khác đợc giao.
g. Thanh tra
Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp
luật của các đơn vị, cá nhân trong ngành hải quan theo chơng trình, kế hoạch đợc phê
duyệt.
Xây dựng Quy chế hoạt động thanh tra trình Tổng cục trởng phê duyệt để thực
hiện thống nhất trong ngành hải quan.
Chỉ đạo, quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành Hải quan.
Hớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện các quy định
của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
chỉ đạo, hớng dãn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra đối với Thanh tra Cục Hải quan tỉnh
và Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan Tổng cục Hải quan.
Tổ chức xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ,
công chức trong ngành hải quan thuộc thẩm quyền giải quyết nhng còn tiếp tục khiếu
nại.
Thống kê, báo cáo về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo trong toàn ngành
Hải quan; thờng trực và chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức việc tiếp
dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan.
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện cac biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý
theo quy định của pháp luật các hành vi tiêu cực, tham nhũng, gian lận thơng mại
trong nội bộ ngành hải quan.
Báo cáo Tổng cục trởng hoặc quyết định tạm đình chỉ việc thi hành, sửa đổi
hoặc bãi bỏ quyết định không đúng về công tác thanh tra, kiểm tra của thủ trởng các
đơn vị trong ngành hải quan theo đúng qui định của pháp luật.
Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của

ngành Hải quan; kiến nghị sửa đổi, bbổ sung chính sách, pháp luật về hải quan cho
phù hợp với yêu cầu của quản lý nhà nớc về Hải quan.
Thực hiện việc quản lý, lu trữ hồ sơ, tài liệu, thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết
công tác theo quy định của Tổng cục Hải quan, Thanh tra Nhà nớc và Thanh tra Bộ
Tài chính.
Thực hiện các nhiệm vụ khác đợc giao.
2.2.6 Quyền hạn :

×