Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LONG BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.99 KB, 35 trang )

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LONG BIÊN.
2.1. Qúa trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của chi nhánh
NHNNo&PTNT Long Biên.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
NHNNo&PTNT thành lập ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của hội
đồng bộ trưởng(nay là chính phủ), Trên cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng nhà nước: tất cả
các chi nhánh ngân hàng nhà nước huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại
các chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng phát triển nông nghiệp
Trung ương được hình thành trên cơ sở vụ tín dụng nông nghiệp ngân hàng nhà nước
và một số cán bộ của Vụ tín dụng thương nghiệp, ngân hàng đầu tư và xây dựng, Vụ kế
toán và một số đơn vị khác. Chi nhánh NHNNo&PTNT Long Biên được thành lập trên
cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Chương Dương (146 Ngô Gia Tự), đi vào hoạt động từ
ngày 1/10/2004 theo quyết định số 351/QĐ-HĐQT ngày 14/9/2004 của HĐQT
NHNNo&PTNT Việt Nam có trụ sở tại 309 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên Hà Nội
Là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNNo& PTNT Việt Nam, một trong những
những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam chú trọng
triển khai nhiệm vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho
khách hàng làm nền tảng; hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình
nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến; theo đúng dự án hiện đại hóa ngân
hàng Việt Nam và của NHNNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Long Biên thực hiện một
số hoạt động nghiệp vụ theo điều lệ của NHNNo&PTNTViệt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Long Biên.
Mô hình tổ chức của chi nhánh NHNNo&PTNT Long Biên được xây dựng theo mô
hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và
đặc điểm hoạt động của chi nhánh.
- Điều hành hoạt động của chi nhánh là giám đốc chi nhánh.
- Giúp việc điều hành chi nhánh có 02 phó giám đốc, hoạt động theo sự phân công
ủy quyền của giám đốc chi nhánh theo quy định.
- Các phòng ban chi nhánh NHNNo&PTNT Long Biên được tổ chức thành 3


khối: khối trực tiếp kinh doanh, khôí hỗ trợ kinh doanh và khối quản lý nội bộ.
Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng sau:
1.Phòng tín dụng.
2.Phòng thanh toán quốc tế.
3.Phòng kế toán ngân quỹ.
4.Phòng giao dịch Bắc Chương Dương, Nguyễn Sơn, Bắc Long Biên, Lương Yên,
Chương Dương.
5.Tổ thẻ.
Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng ban:
6.Phòng kế hoạch nguồn vốn.
7.Phòng tin học.
Khối quản lý nội bộ:
8.Phòng hành chính nhân sự.
9.Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Hình 2.1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY NHNNo&PTNT LONG BIÊN
P.TÍN
DỤNG
P.TT
QT
TỔ
THẺ
PGD
CD,
BCD
P.HCNS
P.KH
-NV
TỔ
KTKT
NỘI

BỘ
P. KT
-NQ
P.TIN
HỌC
PGD
LY,
NS,
BLB
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Giám đốc:
Là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm cao nhất tại chi nhánh
Phụ trách một số nghiệp vụ: Cán bộ; tiền lương; đào tạo; phòng nguồn vốn &kế
hoạch; tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ; công tác tiếp thị. Trực tiếp sinh hoạt tại phòng
nguồn vốn, kế hoạch tổng hợp.
Phó giám đốc thứ nhất
Phụ trách phòng tín dụng và ký duyệt cho vay theo mức phán quyết do giám đốc
ủy quyền, phòng thanh toán quốc tế, phụ trách chi nhánh Chương Dương, tổ nghiệp vụ
thẻ, các công việc khác do giám đốc phân công và ủy quyền. Khi đi vắng giao việc lại
cho giám đốc. Trực tiếp sinh hoạt tại phòng tín dụng.
Phó giám đốc thứ hai:
Phụ trách phòng kế toán ngân quỹ, tin học; thực hiện nhiệm vụ trưởng ban quản lý
kho theo ủy quyền của giám đốc; công tác hành chính quản trị, công tác thi đua, ký
duyệt các chứng từ về chi tiêu nội bộ dưới 5 triệu đồng, phụ trách phòng giao dịch
Nguyễn Sơn, Bắc Long Biên, Lương Yên, các công việc khác do giám đốc ủy quyền.
Khi đi vắng bàn giao công việc cho phó giám đốc thứ nhất. Trực tiếp sinh hoạt tại
phòng kế toán ngân quỹ.
Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban:

• Phòng hành chính nhân sự:
Có các chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc chiến lược, kế hoạch sản
xuất kinh doanh; chiến lược,kế hoạch về NNL. Trực tiếp triển khai, thực hiện các
nghiệp vụ về quản trị nhân sự , công tác hậu cần trong chi nhánh. Thực hiện hướng dẫn
và kiểm tra chuyên đề về quản trị nhân sự trong chi nhánh.
Nhiệm vụ hành chính: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý. Xây
dựng, triển khai, đôn đốc thực hiện chương trình giao ban nội bộ chi nhánh. Xây dựng
kế hoạch họp giao ban tuần. Dự thảo quy định nội quy quản lý, theo dõi quản lý, xây
dựng, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật
tự, nội quy cơ quan. Tư vấn pháp luật trong thực thi các nhiệm vụ về ký kết các hợp
đồng, tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến con người, tài sản của chi
nhánh theo ủy quyền của giám đốc. Giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi
nhánh. Tiếp nhận, luân chuyển công văn giấy tờ, ấn phẩm đi đến đúng địa chỉ. Chăm lo
đời sống vật chất tinh thần, văn hóa thể thao, hiếu hỉ, ốm đau cho nhân viên.
Nhiệm vụ tổ chức cán bộ đào tạo: Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn
vị, mối quan hệ, chiến lược đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực ngắn và dài hạn của chi
nhánh. Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn, bố trí nguồn nhân lực vào
các phòng ban; các biện pháp quản lý lao động, khuyến khích lao động, định mức
khoán quỹ lương; hoàn thiện lưu trữ, quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. Công tác thi đua, khen
thưởng, báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề, quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ,
nhân viên đi công tác, học tập trong và nước.
• Phòng tín dụng:
Chức năng: Chịu sự quản lý trực tiếp, có trách nhiệm thi hành các quyết định
của ban giám đốc chi nhánh, tham mưu cho ban giám đốc công tác chỉ đạo điều hành
hoạt động tín dụng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đạt hiệu quả.
Nhiệm vụ: Trực tiếp thực hiện thẩm định và đề xuất cho vay các dự án, phương
án tín dụng nội , ngoại tệ. Phân tích, nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín
dụng trong 6 tháng. Phân tích, tổng hợp kết quả tín dụng. Xây dựng kế hoạch tín dụng
ngắn, trung và dài hạn. Giúp ban giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng.Thu
thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định phòng ngừa rủi ro tín

dụng. Thẩm định các dự án, phương án đầu tư tín dụng, bảo lãnh vượt quyền phán
quyết của các chi nhánh cấp dưới, các khoản vay tại chi nhánh cần thẩm định.Thẩm
định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh, lập hồ sơ trình tổng
giám đốc phê duyệt.Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh.
• Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Chức năng: Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm toán
nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cán bộ trong tổ không
kiêm nhiệm công tác khác.
Nhiệm vụ: Thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ quy định.Giám sát việc chấp
hành quy định ngân hàng nhà nước, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,
pháp luật, kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ theo quy định. Đánh giá kết quả kinh
doanh, tình hình tài chính của cơ sở. Báo cáo ban giám đốc kết quả kiểm tra và đề xuất
ý kiến .Tiếp nhận các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ của thanh tra ngân hàng
nhà nước.Thực hiện các nghiệp vụ khác do trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc
giám đốc giao.
Quyền hạn:Đề nghị giám đốc cung cấp đầy đủ văn bản, tài liệu điều hành các
cấp, ngành. Cập nhật sự chỉ đạo theo logic về chế độ đảm bảo nghiệp vụ cho quá trình
kiểm tra. Đề xuất khen thưởng sử lý. Độc lập trong đánh giá, nhận xét, kiến nghị trong
công tác kiểm tra nội bộ.
Trách nhiệm: Tổ chức, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kiểm tra nội bộ. Kiểm tra,
kiểm toán phải tuân theo quy định pháp luật, ngân hàng nhà nước, ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Bảo mật tài liêu, số liệu theo quy định. Đánh giá, kiến
nghị phải mang tính kiên định, rõ ràng. Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ.
• Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp:
Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc chiến lược, kế hoạch phát triển kinh
doanh. Nghiên cứu, áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới, tuyên truyền quảng bá các sản
phẩm của chi nhánh. Trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ và kế hoạch nguồn
vốn và tiếp thị.
Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở theo
sự định hướng của NHNNo&PTNT Việt Nam, phù hợp với điều kiện địa phương.

Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng , hình thức, mức lãi xuất huy động vốn.Cân
đối, sử dụng, điều hòa vốn.Quản lý , giao chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc.Theo dõi
việc thực hiện , quyết toán kế hoạch.Tổng hợp, phân tích, đề xuất bịên pháp xử lý
phòng ngừa rủi ro. Đề xuất phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền, yêu cầu triển
khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới. Thực hiện nhiệm vụ thư ký, tổng hợp kết quả
giao ban tháng của toàn chi nhánh. Thống kê, tổng hợp, báo cáo chuyên đề. Thực hiện
các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
• Phòng kế toán- ngân quỹ:
Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh, quản lý tài chính kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh. Trực tiếp triển khai, thực
hiện các nghiệp vụ tài chính, kế toán, ngân quỹ. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên đề tài
chính, kế toán, ngân quỹ.
Nhiệm vụ: Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê. Xây dựng
kế hoạch, quyết toán tài chính. Quản lý giám sát thực hiện chế độ chi tiêu tại chi nhánh.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước. Tiếp nhận quản lý chương trình chi trả
nhanh. Chấp nhận quy định an toàn kho quỹ, định mức tồn kho. Tổ chức thu chi tìên
mặt theo yêu cầu khách hàng. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ hạch toán kế toán.
• Tổ thẻ:
Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho ban giám đốc kế hoạch, chiếm lựoc sản
xuất kinh doanh, nghiên cứu, đưa ra thị trường các loại thẻ thanh toán. Trực tiếp quản lý
và thực hiện các nghiệp vụ về thẻ. Quản lý vận hành hệ thống máy ATM trên địa bàn
quản lý, phát hành theo dõi thẻ ATM và các loại thẻ mà chi nhánh phát hành. Đổi, sửa
và giải quyết các vấn đề liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ cho khách hàng.Tổng
hợp, lưu trữ hồ sơ thẻ khách hàng.
• Phòng thanh toán quốc tế:
Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại và
hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu cho
khách hàng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh
đối ngoại của chi nhánh, về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an tòan tiền vốn của
ngân hàng, khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại. Tiếp thị, tiếp cận phát

triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thu tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của
khách hàng. Thực hiện quản lý thông tin liên quan đến công tác phòng và lập các loại
báo cáo. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng trong quy trình tín dụng và quy trình
quản lý rủi ro theo chức trách của phòng. Đề xuất, tham mưu, giúp việc giám đốc chi
nhánh .
• Phòng tin học :
Trực tiếp quản lý mạng; quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại
chi nhánh. Tổ chức, vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phầm mềm
được áp dụng tại chi nhánh.Chịu trách nhiệm đề xuất, và thực hiện các biện pháp nhằm
đảm bảo đảm hệ thống vận hành thông suốt , đáp ứng yêu cầu hoạt động của chi nhánh,
bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu tại chi nhánh theo. Hướng dẫn, đào tạo, hỗ
trợ, kiểm tra các phòng, tổ, đơn vị thuộc chi nhánh vận hành thành thạo, đúng thẩm
quyền, chấp hành quy định và quy trình của NHNNo&PTNT Việt Nam trong lĩnh vực
công nghệ thông tin. Tham mưu với ban giám đốc và làm đầu mối phối hợp các đơn vị
liên quan. Thực hiện lưu trữ, bảo quản, phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trình phần
mềm theo quy định.
• Phòng giao dịch:
Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân và tổ chức
kinh tế như sau: Mở và quản lý tài khoản tìên gửi, tiền vay của các tổ chức, cá nhân.
Huy động vốn của các thành viên kinh tế và của các cá nhân dưới dạng các loại tiền
gửi, tiền tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn, cả nội, ngoại tệ và các loại tìên gửi
khác. Phát hành các chứng chỉ tiền gửi như: kỳ phiếu, trái phiếu theo thông báo của
giám đốc NHNNo&PTNT chi nhánh Long Biên. Thực hiện nghiệp vụ ngắn hạn, trung
hạn và các nghiệp vụ bảo lãnh đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được
giám đốc chi nhánh Long Biên giao trên cơ sở ủy quyền của tổng giám đốc NHNNo&
PTNT Việt Nam. Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hổ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng, bảo
lãnh cầm cố , thế chấp của khách hàng thuộc các thành phần kinh tế đúng quy định.
Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tìên trong nước bằng VND và dịch vụ phát
hành thẻ ATM cho khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị mở rộng khách hàng. Chấp
nhận nghiêm chỉnh chế độ thông tin, thống kê và báo cáo theo quy định . Tiếp nhân,

quản lý và sử dụng có hiệu quả và an toàn tài sản, công cụ được giao. Được sử dụng
con dấu riêng trong giao dịch với khách hàng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám
đốc giao.
2.2. Tình hình hoạt động của chi nhánh NHNNo&PTNT Long Biên.
2.2.1. Tình hình kinh doanh chung.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh của chi nhánh
NHNNo&PTNT Long Biên (2005-2007)
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007
I-Tổng huy động vốn 889 1335 1631
-Theo thành phần kinh tế
+Huy động dân cư 266 205 260
+Huy động TCKT 623 1130 1371
-Theo thời gian huy động
+Không kỳ hạn&dưới 12 tháng 224 356 626
+Có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng 56 46 23
+Trên 24 tháng 386 612 982
II-Sử dụng vốn
Doanh số cho vay 315 624 1585
Doanh số thu nợ 261 486 1195
Dư nợ 296 463 853
-Theo loại ngọai tệ
+Nội tệ 246,56 356,51 643
+Ngoại tệ(quy đổi) 49,44 106,49 210
-Theo thời hạn cho vay
+Ngắn hạn 275,28 416,7 741
+Trung hạn 14,8 32,41 77
+Dài hạn 5,92 13,89 34
III-Tổng thu 37,3 123,4 160,2
IV- Tổng chi 35,4 111 136,61

(Nguồn: Phòng kế hoạch -nguồn vốn chi nhánh NHNNo&PTNT Long Biên)
Nhìn vào bảng ta có những nhận xét sau:
•Về tổng huy động vốn:
Tổng huy động vốn tăng qua các năm từ 2005 đến 2007. Năm 2006 Tăng 1.5
lần so với năm 2005, năm 2007 tăng1,22 lần so với năm 2006. Có sự gia tăng như vậy
vì cuối năm 2004 chi nhánh mới được thành lập và đi vào hoạt động nên năm 2005 vốn
huy động được không lớn, đến năm 2006 chi nhánh đã hoạt động ổn định, tổng vốn huy
động đã có sự gia tăng mạnh mẽ, năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO
nhưng sự gia tăng vốn huy động chỉ tăng1,22 lần so với nănm2006 vì năm 2007 có một
loạt ngân hàng mới thành lập và đặt chi nhánh trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh gay gắt.
Nếu phân chia tổng số vốn huy động được theo thành phần kinh tế, huy động
từ dân cư chiếm tỉ lệ thấp hơn huy động từ tổ chức kinh tế và có xu hướng giảm dần
qua các năm từ 2005 đến 2007 cụ thể: huy động vốn từ dân cư năm 2005chiếm 29,9%
tổng huy động vốn, năm 2006 là 15,35%, năm 2007 là 16%.Huy động vốn từ TCKT lần
lượt là năm 2005:70,1%, năm2006:84,65%, năm 2007:84%. Có sự phân chia như vậy vì
chi nhánh đóng trên địa bàn dân cư có thu nhập trung bình khá chiếm đa số, có nhiều
các khu công nghiệp đóng với các doanh nghiệp trong nước và liên doanh lớn. Các năm
2006, 2007 có làn sóng đầu tư lớn vào Việt Nam và nền kinh tế tăng trưởng cao lượng
vốn của các tổ chức kinh tế càng tăng cao.
Nếu phân chia tổng số vốn huy động được theo thời gian huy động ta thấy vốn
huy động dài hạn, trung hạn giảm qua từng năm trong khi vốn huy động ngắn hạn dài
hạn lại tăng qua từng năm cụ thể tỉ lệ các loại vốn qua các năm như sau:
Bảng 2.2: Tỉ lệ các loại vốn huy động qua các năm.
Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm20
07
Không kỳ hạn&dưới 12 tháng 25,2% 26,7% 38%
Có kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng 6,3% 3,4% 2%
Từ 24 tháng trở lên 68,5% 69,9% 60%
.Sự gia tăng của tỉ lệ vốn huy động dài hạn phù hợp với mục tiêu của chi nhánh là tăng lượng vốn huy
động dài hạn và phù hợp xu hướng chung của toàn ngân hàng.

•Về sử dụng vốn:
Doanh số cho vay tăng qua từng năm: năm 2006 tăng 1,98 lần so với
năm2005, năm 2007 tăng 2,54 lần so với năm 2006. Tỉ lệ giữa doanh số cho vay trên
tổng số vốn huy động năm 2005 là 58% đến năm 2006 giảm xuống là 46% và năm
2007 tăng lên 97% . Tỉ lệ giữa dư nợ trên doanh số cho vay giảm từ 0,94 năm 2005
xuống 0,72 năm 2006 và còn 0,54 năm2007 cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng
đang tăng và ở mức cao ,vốn trong ngân hàng huy động được được quay vòng kinh
doanh chứ không nằm đọng trong ngân hàng
Do tính ổn định của VNĐ tỉ lệ dư nợ bằng nội tệ vẫn chiếm tỉ lệ lớn, lượng
ngoại tệ chiếm ít nhưng đang có xu hướng tăng do hoạt động đầu tư của nước ngoài vào
các khu công nghiệp trên địa bàn chi nhánh hoạt động tăng và hoạt động kinh tế đối
ngoại phát triển khi Việt Nam gia nhập WTO.
Bảng 2.3: Tỉ lệ nội và ngoại tệ trong tổng dư nợ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nội tệ 83,3% 77% 75%
Ngoại tệ(quy đổi) 16,7% 23% 25%
Vay ngắn hạn chiếm tỉ lệ cao, vay trung và ngắn hạn chiếm tỉ lệ thấp vì trong dài
hạn rất khó kiểm soát tỷ giá,lam phát nhất là với vay bằng ngoại tệ.
•Về tổng thu, chi:
Tổng thu, chi của chi nhánh cũng tăng nhanh qua các năm, chênh lệch giữa thu
và chi cũng tăng cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng có hiệu quả.
•Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu trên có một số chỉ tiêu khác phản ánh sự phát triển đi
lên của chi nhánh là:
Về nghiệp vụ bảo lãnh: Trong năm 2007 chi nhánh đã thực hiện tổng số món
phát hành bảo lãnh đạt 104 món tăng so với năm 2006 là 65 món, hiện tại còn 69 món
với số dư bảo lãnh là 28,392 tỷ đồng, số phí thu được là 296 triệu đồng và không có
khách hàng nào khó khăn trong thanh toán.
Về kinh doanh ngoại tệ năm 2007 doanh số mua là 65,374 triệu USD, doanh số
bán là 65.349 triệu USD , tăng so với năm 2006 là 35,6 triệu USD.
Tổng số phát hành thẻ đến 31/12/2007 là 6276 thẻ tăng 2986 thẻ so với năm

2006.
2.2.2. Tinh hình sử dụng lao động
Bảng 2.4: Thống kê lao động cuối năm qua các năm 2005, 2006, 2007
Đơn vị tính: Người
Diễn Giải Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng Nữ % Tổng Nữ % Tổng Nữ %
I-Số lao động toàn đơn vị 55 40 72,7 54 38 70,4 64 48 75
II- Đảng viên 23 15 65,2 22 14 63,6 25 16 64
III-Cán bộ lãnh đạo
1-GĐ,PGĐChi nhánh cấp 1 3 1 33,3 3 1 33,3 3 1 33,3
2-GĐ,PGĐChi nhánh cấp 2 2 2 100 1 1 100 1 1 100
3-Trưởng phòng, phó phòng chi nhánh
cấp 1
9 5 55,5 13 8 61,5 13 8 61,5
4-Trưởng phòng, phó phòng chi nhánh
cấp 2
4 2 50 4 2 50 4 1 25
5-Tham gia cấp ủy đảng cơ sở 5 3 60 4 3 75 5 3 60
6- Cán bộ tham gia ban chấp hành
công đoàn
5 4 80 5 4 80 5 4 60
IV-Trình độ CM
-Thạc sĩ 1 1 100 1 0 2 1 50
-Đại học , cao đẳng 47 33 70,2 45 32 71,1 51 40 78,4
-Trung cấp 6 5 83,3 6 5 83,3 8 6 75
-Sơ cấp 2 1 50 2 1 50 3 1 33,3
V-Trình độ chính trị
-Cao cấp 2 1 50 2 1 50 3 1 33,3
-Trung cấp 46 33 71,8 44 31 70,5 52 41 78,8
-Sơ cấp 8 6 75 8 6 75 9 6 66,7

VI-Trình độ ngoại ngữ
-Bằng B trở lên 25 17 68 25 16 64 35 25 71,4
VII-Trình độ vi tính
A 26 20 76,9 26 19 73,1 26 19 73,1
B 25 18 72 24 17 70,8 34 27 79,4
Đai học 3 2 66,7 3 2 66,7 4 2 50
VIII-Cử đi đào tạo
-Thạc sĩ 1 0 1 1 100 1 0
-Ngoại ngữ 3 2 66,7 2 2 100 3 2 66,7
(Nguồn: Phòng HC-NS Chi nhánh NHNo&PTNT Long Biên)
Nhận xét:
Lực lượng lao động của chi nhánh năm 2007 tăng 16,36% so với năm 2005, do
sự mở rộng hoạt động của chi nhánh. Trong tổng lực lượng lao động lao động nữ chiếm
một tỉ lệ lớn năm 2005 là 72,7%,năm 2006 là 70,4%, năm 2007 là 75%, có sự chênh
lệch tỉ lệ giữa lao động nam và nữ như vậy vì đây là một ngân hàng hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ, công việc có những đặc thù phù hợp với nữ giới
Về trình độ chuyên môn ta thấy năm 2005: 1,8% có trình độ thạc sĩ;
85,45% có trình độ ĐH-CĐ; 10,9% có trình độ trung cấp; 3,6% có trình độ sơ cấp. Năm
2006 tỉ lệ là thạc sĩ: 1,85%, ĐH-CĐ:83,3%, trung cấp: 11,1%, sơ cấp: 3,7%. Năm 2007
là thạc sĩ: 3,13, ĐH-CĐ: 79,7%, trung cấp:12,5%, sơ cấp: 4,7%. Như vậy đa số cán bộ
nhân viên trong chi nhánh có trình độ đại học, không có cán bộ có
trình độ tiến sĩ, tỉ lệ lao động có trình độ cao học tăng từ năm 2005 đến năm
2007. Tỉ lệ cán bộ có trình độ ngoại ngữ từ bằng B trở lên qua các năm là năm
200545,5%, năm 2006 là 46,3%, năm 2007 là 54,68%, có sự gia tăng qua các năm
nhưng vẫn chậm.
2.3. Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển NNL của chi nhánh Long
Biên
2.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tại chi nhánh Long Biên
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh Long Biên chịu ảnh hưởng của

nhiều nhân tố:…..các nhân tố ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.
Bảng 2.5: Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Các nhân tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng (xếp theo thứ tự từ ảnh
hưởng nhiều đến ít tương ứng số thứ tự từ cao
đến thấp)
Kinh phí đào tạo 4
Công nghệ 6
Quan điểm về đào tạo của lãnh đạo 5
Đặc điểm sản xuất kinh doanh 3
Bản thân người lao động 2
Kế hoạch đào tạo của ngân hàng trung ương 1
Giảng viên 7
Tài liệu và chương trình học 8
(Nguồn phòng hành chính- nhân sự chi nhánh Long Biên)
2.3.1.1-Kế hoạch đào tạo của NHNNo&PTNT trung ương
Kế hoạch đào tạo của NHNNo& PTNT Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động đào tạo của chi nhánh Long Biên đây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất.
NHNNo&PTNT Việt Nam thành lập một TTĐT đây là nơi tập trung tất cả các hoạt
động đào tạo của toàn hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam từ việc xác định nhu cầu, lên
kế hoạch đào tạo, dự tính kinh phí …Căn cứ vào kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong
năm NHNNo&PTNT Việt Nam lập kế hoạch đào tạo cho một năm cho toàn bộ ngân
hàng sau đó gửi cho chi nhánh công văn yêu cầu đăng ký nhu cầu học viên trên cơ sở
danh sách các chuyên đề đào tạo, số lớp, số ngày học, đối tượng học. Chi nhánh thông
báo cho các phòng ban trong chi nhánh đăng kí học viên sau đó chi nhánh tổng hợp gửi
trung tâm đào tạo của NHNNo& PTNT Việt Nam để bố trí lớp học. Khi có lớp học
được tổ chức TTĐT sẽ gửi công văn xuống chi nhánh yêu cầu cử người đi học theo số
lượng, đối tượng trong công văn và trên cơ sở bảng đăng ký đã gửi trung tâm đầu năm.
Trung tâm đào tạo gửi học viên đến các cơ sở đào tạo khu vực, các cơ sở liên kết, hoặc
trung tâm tổ chức học tại trung tâm và trụ sở chính. Những lớp nào đào tạo cho hầu như
toàn bộ cán bộ nhân viên trong chi nhánh trung tâm sẽ cho chi nhánh tự tổ chức theo

hướng dẫn của TTĐT và báo cáo lại kết quả bằng văn bản cho TTĐT. Là chi nhánh cấp
1 nên công tác đào tạo của chi nhánh Long Biên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch
đào tạo của NHNNo&PTNT Việt Nam. Như vậy kế hoạch đào tạo của NHNNo&PTNT
Việt Nam là cơ sở để chi nhánh Long Biên xây dựng kế hoạch đào tạo của mình. Nếu
kế hoạch ấy tốt, phù hợp thì công tác đào tạo tại chi nhánh Long Biên thuận lợi và đạt
kết quả tốt và ngược lại.
Đa số chương trình phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh, nhu cầu của học
viên. Nội dung chương trình học cung cấp cho học viên đầy đủ và kịp thời những kiến
thức mới, cập nhật và cần thiết cho công việc. Phương pháp đào tạo hợp lý, TTĐT đã
kết hợp nhiều lớp học, tập huấn, hội nghị tại những khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng để có thể
kết hợp việc học và nghỉ ngơi cho học viên đồng thời nâng cao chất lượng của khóa
học. Tuy nhiên cũng vẫn còn những hạn chế nhất định như: Bố trí thời gian và địa điểm
lớp học không tốt ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh, các lớp học bố trí vào cuối
năm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh vì đây là thời điểm công việc cuối năm
bận rộn hay với những nữ nhân viên có con nhỏ việc phải đi học xa nhà trong một thời
gian sẽ có khó khăn, nội dung chương trình học do TTĐT cung cấp là được thiết kế
chung cho toàn hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam vì vậy đôi khi áp dụng thực tế vào
thực tiễn của chi nhánh có sự không phù hợp, dẫn đến việc tác dụng của các chương
trình đào tạo với chi nhánh không như mong muốn. Việc phụ thuộc vào kế hoạch đào
tạo của TTĐT sẽ làm cho công tác đào tạo của chi nhánh thiếu tính chủ động, độc lập
và linh hoạt.
2.3.1.2. Người lao động
Là đối tượng tham gia quá trình đào tạo và là chủ thể tham gia đào tạo. Theo điều
tra của phòng hành chính- nhân sự thì đây là nhân tố ảnh hưởng lớn thứ 2 đến công tác
đào tạo của chi nhánh sau kế hoạch đào tạo của NHNNo&PTNT Việt Nam. Vì là đối
tượng tiếp nhân chương trình học nên trình độ của người lao động, thiện chí học tập và
mong muốn học tập của người lao động ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả của côn tác
đào tạo. Trình độ của người lao động đồng đều và cao, họ có mong muốn học tập để
khẳng định và vươn lên sẽ là tiền đề tốt để chương trình học đem lại kết quả cao và
ngược lại.

Cán bộ trong chi nhánh số lượng không lớn, tuổi đời trẻ, trình độ tương đối cao và
đồng đều song vẫn chưa đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tế vì vậy cần đào tạo nâng cao
Bảng 2.6:Thống kê lao động của chi nhánh đến 31/12/2007
Chỉ tiêu
Số lượng Theo trình độ chuyên
môn
Theo độ tuổi

×