Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD CỦA CÔNG TY CP ĐẠI LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.83 KB, 47 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI ĐÁNH
GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD CỦA CÔNG TY CP
ĐẠI LA
I. Mục tiêu hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch
SXKD của Công ty cổ phần Đại La.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, doanh nghiệp luôn có sự đổi
mới, cải tiến, hoàn thiện các yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình SXKD
của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, công tác quản lý, công nghệ,
nhân lực…Cải tiến, hoàn thiện là tất yếu nhưng với phương châm là
phải làm dần dần từng bước một, không thể ngay lập tức đạt tới sự
hoàn thiện. Đó cũng giống như lý thuyết của “Cách mạng không
ngừng”.
Từ việc tìm hiểu thực trạng của Công ty cổ phần Đại La, nhận
thấy công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch có những ưu
điểm và còn tồn tại một số hạn chế. Do đó cần phải có những biện
pháp hoàn thiện hơn nữa công tác theo dõi, đánh giá nhằm phát huy
những ưu điểm và khắc phục những vấn đề còn hạn chế. Chủ yếu
mục tiêu hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch
hướng tới những nội dung sau đây:
1. Hoàn thiện qui trình TD-ĐG thực hiện kế hoạch.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 1 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Theo dõi, đánh giá thực hiện theo những bước như thế nào? Phải
làm những gì để có một qui trình theo dõi, đánh giá thống nhất, hiệu
quả, gọn nhẹ với mức chi phí thấp nhất? Đó là những câu hỏi mà
doanh nghiệp cần đặt ra và tìm cách trả lời. Công ty Cổ phần Đại La là
một doanh nghiệp sản xuất đã có thương hiệu, hơn nữa cũng đã
thành lập lâu năm và có đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, có chuyên
môn vững vàng, do đó hoàn toàn có khả năng kiểm soát hoạt động
sản xuất kinh doanh bằng một qui trình theo dõi, đánh giá hoàn chỉnh


từ khi lập kế hoạch đến khi thực hiện.
2. Hoàn thiện về mặt nội dung TD-ĐG thực hiện kế hoạch
Nội dung chính của công tác theo dõi, đánh giá phải được hoàn
thiện đó là:
2.1. Khung theo dõi, đánh giá.
Khung theo dõi, đánh giá về mặt nội dung có thể gồm các mục
như sau:
- Xác định các cấp mục tiêu : mục tiêu ưu tiên, các kết quả chủ
yếu được tạo thành và hoạt động cần thực hiện.
- Xác định các chỉ tiêu, chỉ số cần có ở tất cả các cấp mục tiêu.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 2 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Khung theo dõi, đánh giá dựa vào mục tiêu cuối cùng, xác định
kết quả trước sau đó xác định hành động. Khung theo dõi, đánh giá là
định hướng cho doanh nghiệp biết đâu là mối quan tâm chính của họ.
Theo dõi, đánh giá khi đó sẽ không chỉ quan tâm tới mục tiêu cuối
cùng mà là tất cả các cấp mục tiêu. Khi đó trong trường hợp mục tiêu
không được thực hiện hoàn toàn có thể biết rõ nguyên nhân do đâu:
Do hoạt động nào không được đảm bảo, do đầu ra nào không được
tạo ra đúng tiêu chuẩn hay do một yếu tố khách quan nào đó nằm
ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp…Khác với trước đây công ty
hoạt động dựa trên cơ sở: Thực hiện một chuỗi các hoạt động đã
được xác định trước và không đảm bảo khi tất cẩ các hoạt động đó
được thực hiện thì kết quả mong muốn sẽ xuất hiện. Khi đó khó biết
vai trò của từng hành động trong việc tạo thành kết quả ; khó kiểm
soát được mục tiêu và làm công tác theo dõi, đánh giá không có nhiều
ý nghĩa trong việc điều chỉnh hành động để đạt mục tiêu.
2.2. Bảng tiến độ về thời gian.
Trong khung theo dõi, đánh giá chỉ nêu được các chỉ số và nội
dung của các chỉ tiêu còn không thấy được tiến độ thực hiện các chỉ

tiêu đó. Mà nguyên tắc của việc theo dõi, đánh giá không phải chỉ là
đánh giá cuối kỳ xem kế hoạch có đạt hay không, mà phải xác định
các sai lệch có thể tạo nên sự chệch hướng và tìm ra nguyên nhân.
Bảng tiến độ về thời gian cho biết thời gian thực hiện các mục tiêu, chỉ
tiêu. Đây là cơ sở để kiểm soát về mặt tiến độ và đánh giá khả năng
hoàn thành của kế hoạch
2.3. Bảng tiến độ và phân bổ ngân sách
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 3 KH46B
Mục tiêu Thông tin về kết quả thực hiện
So sánh kết quả có phù hợp với mục tiêu ?
Phát huy thành tích
Xử lý
Điều chỉnh sai lệch

Không
Có thể
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Phải gắn kế hoạch hành động với khung khổ chi tiêu, nếu không thì
không có cách nào để xác định xem liệu việc phân bổ ngân sách có phù
hợp, có hiệu quả không, thành công hay thất bại.
3. Hoàn thiện phương pháp TD-ĐG thực hiện kế hoạch.
Phương pháp theo dõi, đánh giá giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi
làm như thế nào. Doanh nghiệp hướng tới một phương pháp hoàn
thiện hơn, khoa học hơn, có khả năng phối hợp hiệu quả hơn giữa các
cơ quan, chức năng trong việc thực hiện kế hoạch.
4. Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin.
Công ty cổ phần Đại La có lợi thế là có cơ cấu tổ chức và phân
cấp chức năng khá rõ ràng do đó rất thuận lợi cho công tác theo dõi,
đánh giá. Việc quan trọng là phải hoàn thiện nội dung và cơ chế báo
cáo giữa các cấp sao cho khoa học, toàn diện, nề nếp hơn; coi công

việc theo dõi, báo cáo không phải là nhiệm vụ bắt buộc mà trở thành
thói quen, trách nhiệm mang tính tự nguyện của mỗi nhân viên trong
công ty.
5. Hoàn thiện việc triển khai thực hiện TD-ĐG.
Kế hoạch theo dõi, đánh giá đã định hướng cho doanh nghiệp
biết được họ cần phải làm những gì với những bước đi, hành động
như thế nào, là cơ sở để biết được khi nào thì phải hành động. Công
việc tiếp theo là phải hành động và biết cách kiểm tra xem mình đã
hành động phù hợp hay chưa từ đó có những điều chỉnh kịp thời.
Công việc đó được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3-1: Thực hiện theo dõi, đánh giá và ra quyết định
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 4 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 5 KH46B
Lập KH theo dõi, đánh giá
Thực hiện TD-ĐG
Xác định mục tiêu, đầu ra, hoạt độngXác định các chỉ số, chỉ tiêu tương ứng với từng cấp mục tiêu.
Xác định phương pháp thu thập số liệu, cơ chế báo cáo Xác định thời gian đạt được các chỉ tiêu
Xác định tình trạng ban đầu về các chỉ số
Theo dõi, tổng hợp dữ liệuPhân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo.Kết luận, rút kinh nghiệm và chuẩn bị kế hoạch tiếp theo.
Phân bổ ngân sách hoạt động.
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Theo đó thì cần phải hoàn thiện các khâu như: Thu thập thông tin;
tổ chức xử lý số liệu, thông tin; đánh giá, ra quyết định; rút kinh
nghiệm và chuẩn bị cho kỳ kế hoạch tiếp theo.
II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế
hoạch tại Công ty cổ phần Đại La.
1. Xây dựng lại qui trình theo dõi, đánh giá.
Trong qui trình theo dõi, đánh giá của công ty còn thiếu các bước
để lập kế hoạch theo dõi, đánh giá; và bước rút kinh nghiệm, chuẩn bị

lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo- đây là bước rất quan trọng để duy trì và
đảm bảo tính bền vững của hệ thống. Các bước khác vẫn còn có một
số hạn chế cần phải tiếp tục hoàn thiện.
Một qui trình theo dõi, đánh giá có thể thực hiện theo các bước
như sau.
Sơ đồ 3-2: Qui trình theo dõi, đánh giá.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 6 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
1.1. Lập kế hoạch Theo dõi, đánh giá.
Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá sẽ được coi là bước cuối cùng
trong qui trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và là bước đầu tiên
trong qui trình theo dõi, đánh giá của doanh nghiệp. Nghĩa là ngay khi
lập kế hoạch SXKD công ty đã phải xác định được những hoạt động
theo dõi, đánh giá dự kiến để đảm bảo kế hoạch được dùng với tư
cách là công cụ triển khai các hoạt động và hỗ trợ cho quá trình ra
quyết định của người quản lý.
Mục tiêu của kế hoạch theo dõi, đánh giá phải thống nhất với mục
tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong bản kế hoạch TD-ĐG,
mục tiêu cuối cùng sẽ được phân cấp thành cấp đầu ra và hoạt động.
Mục đích của việc phân cấp mục tiêu hay chính là chia nhỏ mục tiêu
cuối cùng thành các mục tiêu thấp hơn tương ứng với những mốc thời
gian và ngân sách cụ thể để cho việc theo dõi, đánh giá thực hiện kế
hoạch được thuận tiện và hiệu quả. Khi cấp đầu ra và hoạt động càng
được xác định chi tiết thì càng dễ dàng đánh giá. Tuy nhiên cần chú ý
xác định đầu ra và hoạt động phải mang tính độc lập tương đối để
công tác theo dõi không bị chồng chéo và lãng phí nguồn lực.
Tất cả các cấp mục tiêu được lượng hóa bằng hệ thống chỉ số,
chỉ tiêu. Phải đảm bảo rằng khi tất cả các chỉ tiêu được hoàn thành thì
mục tiêu lúc đó cơ bản được thực hiện. Để có thể đo lường được chỉ
tiêu phải cần các chỉ số, với vai trò là thước đo. Để đo một chỉ tiêu có

thể cần nhiều chỉ số khác nhau. Tuy nhiên cần lựa chọn các chỉ tiêu và
chỉ số sao cho phải đặc trưng nhất, dễ đo lường và tiết kiệm chi phí,
phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 7 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Doanh nghiệp cần xác định tình trạng ban đầu của các chỉ số.
Điều này có hai tác dụng: Một là làm cơ sở để xác định chỉ số; Hai là
để biết doanh nghiệp ở thời điểm xác định với những họat động cụ thể
đã đạt được kết quả như thế nào. Để xác định tình trạng ban đầu của
các chỉ số, doanh nghiệp có thể dựa vào những dữ liệu thống kê của
các năm trước đó, có thể tham vấn thêm ý kiến từ các cán bộ quản lý
có kinh nghiệm, các lao động giỏi, các chuyên gia đã từng làm việc với
doanh nghiệp hoặc có quan tâm tới tình hình phát triển của doanh
nghiệp, ý kiến từ khách hàng…Từ đó để có được những cái nhìn
mang tính chủ quan và khách quan về tình hình phát triển của doanh
nghiệp.
Xác định thời gian dự kiến để đạt được các mục tiêu để biết được
khi nào thì các hoạt động được bắt đầu và kết thúc, khi nào thì đầu ra,
mục tiêu xuất hiện. Đó là cơ sở để chủ động khi nào thì tiến hành theo
dõi, đánh giá, biết rõ như thế nào là thành công. Ngoài ra còn phải xác
định việc phân bổ ngân sách cho từng hoạt động. Bởi hoạt động vừa
cần đảm bảo tiến độ về thời gian vừa phải đảm bảo nằm trong giới
hạn ngân sách.
Xác định phương pháp theo dõi, đánh giá là bước quan trọng
nhằm đảm bảo việc thu thập số liệu mang tính thống nhất, có được
nguồn số liệu đáng tin cậy. Từ đó nguồn số liệu mới thực sự trở thành
công cụ đắc lực trong quá trình ra quyết định của người quản lý. Việc
xác định rõ ràng khi nào thì thu thập số liệu, thu thập như thế nào, ai
sẽ là người phải báo cáo, báo cáo cho ai, số liệu sẽ được phân tích và
lưu giữ như thế nào…sẽ giúp các bên liên quan chủ động và có trách

nhiệm trong những hoạt động của mình.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 8 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
1.2. Thực hiện theo dõi, đánh giá.
Trước hết cần phải khẳng định rằng: Chu kỳ thực hiện theo dõi,
đánh giá có thể coi như một vòng tròn không khép kín, điều đó thể
hiện tính kế thừa và tính bền vững của hệ thống theo dõi, đánh giá.
Quá trình thực hiện theo dõi, đánh giá chính là quá trình thu thập, xử
lý thông tin, đánh giá và ra quyết định. Đó là qui trình mang tính liên
tục chứ không nhất thiết là bắt đầu và kết thúc trong năm kế hoạch
hoặc sau một lần đánh giá thì có nghĩa là những kết quả đó đã kết
thúc, không còn liên quan tới những giai đoạn sau. Bởi những thông
tin và những nhận định có được vẫn tiếp tục là cơ sở cho các quá
trình ra quyết định tiếp theo của người quản lý.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 9 KH46B
Phân tích tìm nguyên nhân
Theo dõi
Đánh giá
Quyết định
Thực hiện
Rút kinh nghiệm
Kế hoạch
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Sơ đồ 3-3: Chu kỳ thực hiện theo dõi, đánh giá.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 10 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Do đó công ty có thể thêm một bước trong qui trình theo dõi, đánh
giá là: Rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho hoạt động thực hiện ( kế
hoạch) tiếp theo. Đây là bước đảm bảo tính kế thừa và bền vững của
hệ thống. Khi đã nắm bắt được thực trạng của doanh nghiệp mình

một cách tổng thể, có những nhận định, những kinh nghiệm trong
quản lý sẽ giúp cho những người quản lý có những hướng phát triển
mới cho doanh nghiệp. Cứ như vậy hệ thống với nguồn thông tin vô
giá luôn được mở rộng và phát triển không ngừng.
2. Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin.
Hệ thống cung cấp thông tin của công ty chủ yếu được chia sẻ
theo chiều dọc, nghĩa là ra quyết định theo chiều từ trên xuống dưới
còn báo cáo theo chiều từ dưới lên trên. Do đó sẽ hoàn thiện theo
hướng thông tin sẽ được chia sẻ theo cả chiều ngang và chiều dọc
giữa các cấp kế hoạch và giữa các chức năng trong cùng một cấp.
Đảm bảo thông tin luôn được cập nhật và chia sẻ.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 11 KH46B
BGĐ XN1
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Ban giám đốc
Phòng kinh tế Phòng KHTHPhòng TC-HC
BGĐ XN2
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Ra quyết định
Báo cáo
Chia sẻ thông tin
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Sơ đồ 3-4: Vai trò của các chức năng trong chia sẻ thông tin.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 12 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Mỗi chức năng trong công ty đều được gắn với một nhiệm vụ,
trách nhiệm, phương tiện hay với các kết quả mong đợi. Bản thân mỗi
chức năng không chỉ có nhiệm vụ riêng mà có những nhiệm vụ được

giao quyền và có những nhiệm vụ chung. Mỗi chức năng không chỉ
ảnh hưởng tới những chức năng khác mà còn bị những chức năng
khác chi phối. Việc chia sẻ thông tin giữa các chức năng sẽ đảm bảo
sự vận hành thông suốt của cả một hệ thống.
Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin chủ yếu là hoàn thiện cơ
chế báo cáo. Trong cơ chế báo cáo có thể nêu các nội dung : Thời
gian báo cáo, nội dung báo cáo, địa điểm báo cáo, người viết và
người nhận báo cáo.
Bảng thiết kế cơ chế báo cáo trong công ty có thể có mẫu như
sau:
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 13 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Bảng 3-1: Qui định cơ chế báo cáo tại công ty Cổ phần Đại La.
STT
Người viết
Báo cáo
Người nhận
Báo cáo
Nội dung
Báo cáo
Thời gian
Báo cáo
Địa điểm
Báo cáo
1 Phòng kế
hoạch
Ban giám đốc - Số lượng sản phẩm nhập kho.
- Tỉ lệ gạch đạt tiêu chuẩn chất
lượng.
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ.

- Số lượng hợp đồng liên doanh liên
kết được kí kết
- Số lượng công trình xây lắp được
đấu thầu
- Tiến độ thực hiện các công trình
xây lắp.
- Phản hồi từ khách hàng
- Quảng cáo, tiếp thị.
- Xây dựng và duy trì hệ thống xử lý
chất thải.
- Báo cáo hàng
tháng.
- Báo cáo hàng quí
- Báo cáo cuối năm
-Văn phòng
giám đốc.
- Cuộc họp toàn
công ty.
2 Phòng TC-
HC
Ban giám đốc - Đào tạo và tuyển dụng nhân công.
- Bảo hộ an toàn lao động cho công
nhân.
- Tình hình đảm bảo nhu cầu về
nguyên vật liệu và trang bị lao động.
- Bảo đảm sức khỏe cho người lao
động và các nhu cầu tinh thần khác.
- Báo cáo cuối năm
- Báo cáo hàng quí.
- Báo cáo hàng

tháng.
- Văn phòng
giám đốc
- Họp cuối năm
3 Phòng kinh
tế
Ban giám đốc - Áp dụng hệ thống thống kê kế toán
phù hợp với tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty.
- Báo cáo tiền lương
- Công bố tình hình tài chính của
công ty : doanh thu, chi phí, lợi
nhuận.
- Tính toán các khoản nộp ngân sách.
-Báo cáo cuối năm
- Báo cáo hàng
tháng
- Văn phòng
giám đốc
- Họp cuối năm
4 Xí nghiệp I P.KHTH, P.
KT,
P.HC-TC
- Lượng gạch mộc sản xuất qui đổi
- Lượng gạch đạt chuẩn
- Bảo dưỡng và sửa chữa máy móc,
thiết bị.
- Bảng chấm công của nhân viên.
Báo cáo hàng
tháng.

Tại các phòng
ban liên quan.
5 Xí nghiệp II - Lượng gạch mộc sản xuất qui đổi
- Lượng gạch đạt chuẩn
- Bảo dưỡng và sửa chữa máy móc,
thiết bị.
- Bảng chấm công của nhân viên.
- Khả năng cung kịp thời điện năng
và các thiết bị điện.
- Lượng sản phẩm gia công, lắp đặt.
Báo cáo hàng
tháng
Tại các phòng
ban liên quan.
6 Tổ trưởng - Trưởng ca
- Ban giám
đốc
xí nghiệp
- Số lượt vagông được đưa vào lò
nung tuynel
- Cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ,
kịp thời cho sản xuất
- Công suất lò nung
- Công suất điện tiêu thụ trung bình.
- Lượng gạch mộc sản xuất.
- Lượng gạch nhập
Báo cáo hàng ngày. Phòng giám đốc
xí nghiệp
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 14 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển

- Lượng gạch thanh lý
- Bảng theo dõi, chấm công người
lao động
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 15 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Trong các báo cáo định kỳ cần phải tuân thủ những nội dung đã
được cam kết. Từ cấp giám đốc xí nghiệp trở nên, ngoài việc thống kê
các số liệu theo yêu cầu, trong bản báo cáo cần nêu các nội dung như
sau:
- Khái quát đặc điểm tình hình trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.
- Kiểm điểm những hoạt động, những vấn đề đã làm và chưa làm
được.
- So sánh các chỉ tiêu thực hiện và kế hoạch.
- Xác định các chênh lệch có ý nghĩa nhất.
- Giải thích các chênh lệch dựa vào sự so sánh với các kỳ trước
đó và đặt chúng trong hoàn cảnh hiện tại để xác định tính hợp lý của
các chênh lệch, đánh giá xem đó có thực sự là những trở ngại cần
phải khắc phục ngay.
- Bằng cách này hay cách khác có thể đưa ra những biện pháp
khắc phục hoặc có yêu cầu được giúp đỡ để cải thiện tình hình. Báo
cáo các hành động đã thực hiện hoặc đang triển khai thực hiện điều
chỉnh (nếu có).
Còn đối với người nhận báo cáo sẽ có trách nhiệm lớn hơn, phải
có khả năng tổng hợp số liệu và có cái nhìn tổng thể diễn biến tình
hình, tránh cái nhìn lệch lạc, phiến diện. Người nhận báo cáo có các
trách nhiệm như:
- Tổng hợp báo cáo của các đơn vị trực thuộc, so sánh và xâu
chuỗi các nguồn thông tin.
- Phân tích số liệu và từ nhận xét của các bản báo cáo tìm ra
những chênh lệch mang tính đặc trưng nhất của tổng thể.

SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 16 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
- Có thể có các yêu cầu giải thích hoặc báo cáo thêm từ cấp dưới.
- Thông báo các giải pháp kèm theo giải thích cụ thể nếu yêu cầu
của cấp dưới không được xem xét giải quyết.
- Đưa ra hướng chỉ đạo hoạt động trong thời gian tới.
3. Bổ sung nội dung theo dõi, đánh giá.
3.1. Lập khung theo dõi, đánh giá về mặt nội dung.
Đây là bước mà công ty chưa có và cần bổ sung. Trong đó xác
định các cấp mục tiêu và xây dựng hệ thống chỉ số, chỉ tiêu cho mỗi
cấp đó. Các cấp mục tiêu cần xác định là : Mục tiêu ưu tiên của doanh
nghiệp; Các đầu ra chủ yếu mà doanh nghiệp mong muốn; Các hoạt
động chủ yếu sao cho khi các hoạt động đó được thực hiện thì đầu ra
sẽ xuất hiện. Việc xây dựng tất cả các cấp mục tiêu này nhằm mục
đích tạo cơ sở cho doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ quá trình từ
hoạt động, đầu ra đến việc đạt mục tiêu. Công tác theo dõi sẽ dựa vào
hệ thống chỉ số, công tác đánh giá sẽ dựa vào hệ thống chỉ tiêu.
3.1.1. Xác định các cấp mục tiêu.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 17 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Công ty có thể sử dụng cây mục tiêu để phân cấp mục tiêu. Từ
mục tiêu dài hạn phân chia thành các mục tiêu ngắn hạn, đầu ra và
hoạt động. Theo chiều từ dưới lên trên cây mục tiêu có ý nghĩa là
phương tiện để đạt mục đích, trả lời câu hỏi: Làm như thế nào?
Trong việc xác định các cấp mục tiêu, công ty có thể thêm một số
nội dung, cụ thể như sau:
- Mục tiêu về sản xuất kinh doanh : Đây là mục tiêu chính trong
công tác theo dõi, đánh giá của công ty. Tuy nhiên khi theo dõi, đánh
giá cần hoàn thiện theo hướng chi tiết theo từng kết quả và hoạt động
đặc biệt là đầu tư cải tiến, bảo trì máy móc thiết bị; cung ứng nguyên

vật liệu; tổ chức sản xuất và phân công lao động.
- Mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực: Đây là mục tiêu công ty
đã đặt ra nhưng chủ yếu quan tâm tới nhân lực trong quản lý. Do đó
cần thêm một số hoạt động về: chăm lo sức khỏe cho người lao động,
bảo hộ lao động, đào tạo nâng cao tay nghề lao động, chăm lo đời
sống tinh thần cho người lao động.
- Mục tiêu bảo vệ môi trường: Đây là mục tiêu công ty chưa đề
cập đến và cần phải bổ sung để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững
và phát triển vì lợi ích cộng đồng của doanh nghiệp. Một số hoạt động
có thể triển khai và cần được theo dõi, đánh giá đó là : Hoàn thiện hệ
thống máy móc thiết bị thân thiện môi trường, xây dựng và vận hành
hệ thống xử lý chất thải.
Theo hướng đó, công ty sẽ xây dựng được cây mục tiêu như sau:
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 18 KH46B
Chiến lược phát triển
Tạo doanh thu Phát triển nguồn nhân lực Bảo vệ môi trường
Vật liệu xây dựng Các nguồn khác Lao động tay nghề cao Sức khỏe người lao động Hệ thống xử lý chất thải Cây xanh
Cung ứng NVL
Sản xuất theo qui trình
Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị
Tiêu thụ sản phẩm
Sản xuất theo qui trình
Tổ chức lớp học nâng cao tay nghề lao động
Tuyển dụng lao động
Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động
Tổ chức các chương trình giải trí
Trồng , chăm sóc cây xanh
Tổ chức lớp học an toàn lao động
Cải tiến thiết bị xử lý khói bụi
Đầu tư tu bổ hệ thống xử lý chất thải

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Sơ đồ 3-5: Cây mục tiêu kế hoạch
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 79 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
3.1.2. Xây dựng khung theo dõi, đánh giá.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 20 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Cột thứ nhất trong khung theo dõi, đánh giá là tất cả các cấp mục
tiêu và đã được xác định trong cây mục tiêu.
Cột thứ hai là các chỉ số, được xây dựng cho tất cả các cấp mục
tiêu. Các chỉ số chính là các thước đo phục vụ cho công tác theo dõi
của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho hệ thống. Do đó chỉ số cần
phải đảm bảo tính thống nhất và phải cẩn thận khi thêm hoặc bớt chỉ
số. Một chỉ số có các nội dung là: Khái niệm (tên gọi) của chỉ số,
phương pháp thu thập chỉ số, tình trạng ban đầu của chỉ số. Việc xác
định phương pháp thu thập và tình trạng ban đầu của chỉ số rất quan
trọng trong trường hợp là chỉ số mới. Cần phải tiến hành thử nghiệm
phương pháp thu thập ít nhất là ba lần và thảo luận tính hợp lý về
cách thức thu thập và chi phí trước khi đưa vào danh mục chỉ số mới.
Cột thứ ba là các chỉ tiêu. Chỉ tiêu được xác định dựa vào các cơ
sở:
- Tình trạng ban đầu của chỉ số: Xác định dựa vào cơ sở dữ liệu
(đối với chỉ số cũ) và tiến hành thu thập, đánh giá bằng phương pháp
đã được thống nhất (đối với chỉ số mới).
- Mong muốn của doanh nghiệp trong giới hạn thời gian và ngân
sách nhất định.
- Dự kiến những cố gắng của doanh nghiệp trong thời gian tới
hoặc là những chính sách đầu tư từ giai đoạn trước…phát huy hiệu
quả trong thời gian tới như thế nào? Có thể có hiệu ứng tích cực hay
không?

Bằng sự cân đối giữa khả năng và mong muốn, doanh nghiệp sẽ
đặt ra những chỉ tiêu cụ thể cho từng hoạt động, đầu ra và mục tiêu.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 21 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Bảng 3-2: Khung theo dõi, đánh giá về mặt nội dung.
Khoản mục Chỉ số Chỉ tiêu
A Mục tiêu 1
Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao
uy tín và khẳng định thương
hiệu Đại La với khách hàng và
trên thị trường bằng chất
lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Số lượng sản phẩm sản xuất qui đổi.
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ qui đổi.
- Giá bán bình quân qui đổi.
- Chi phí bình quân tính trên một đơn
vị sản phẩm.
- Số lần công ty được khen thưởng,
xuất hiện trên các phương tiện truyền
thông.
- Số lần khách hàng có phản hồi xấu
về chất lượng hay phong cách phục vụ
của công ty.
- Doanh thu tăng 13%
- Kiềm chế mức tăng chi phí ở mức
3%.
- Tỉ lệ sản phẩm xuất cho khách hàng
không bị khiếu nại tăng lên đến 99%.
I Đầu ra.
Vật liệu xây dựng sản xuất.

- Gạch 2 lỗ.
- Gạch đặc máy.
- Gạch 3 lỗ.
- Ngói các loại.
- Sản lượng mộc
- Sản lượng sản phẩm qui đổi.
- Sản lượng sản phẩm thanh lý.
-Tổng sản phẩm qui đổi đạt trên 37
triệu viên.
- Tỉ lệ tăng sản lượng của từng loại
sản phẩm đạt từ 5-10%.

II Hoạt động.
1) Hoạt động cung ứng nguyên
vật liệu.
1. Kí kết hợp đồng cung ứng
nguyên vật liệu.
2. Chuyên chở nguyên vật liệu
3. Bảo quản và cung ứng kịp
thời nguyên vật liệu cho sản
xuất.
-Số lượng hợp đồng dài hạn được kí
kết với nhà cung ứng.
-Số lượng hợp đồng ngắn hạn được ký
với nhà cung ứng.
- Chi phí nguyên vật liệu chuyên chở.
- Chi phí nhân công .
- Lượng nguyên vật liệu lưu kho.
- Lượng nguyên vật liệu có khả năng
cung cấp.

- Tăng tỉ lệ hợp đồng dài hạn với nhà
cung ứng lên 80%.
-Giảm chi phí chuyên chở xuống còn
dưới 5% tổng chi phí nguyên vật
liệu.
-Đảm bảo 100% nguyên liệu được
cung ứng kịp thời cho sản xuất.
2) Hoạt động sản xuất.
1. Pha trộn đất theo tỷ lệ thích
hợp, tiến hành ngâm ủ, và sẵn
sàng đưa vào sử dụng
-Tỷ lệ đất sét: đất phù sa là 60-70% .
-Tỷ lệ cát trong đất (đạt chuẩn là 30-
40% ,đất phù sa có tỷ lệ hạt cát từ 50-
70%).
- Tỷ lệ đất/ sản phẩm (tiêu chuẩn là
1.5m
3
/1000
v
)

.
- Thời gian ủ đất.
-Doanh thu đạt trên 16 tỷ
- Tỉ lệ đất đạt tiêu chuẩn lên đến
99%.
- Đảm bảo cung ứng đủ 100% lượng
đất cho sản xuất.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 22 KH46B

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
2. Pha than vào đất tại băng tải
1 với tỷ lệ thích hợp.
3. Cung cấp nước với 1 lượng
thích hợp tùy theo từng sản
phẩm khác nhau để tạo hình
sản phẩm.
4. Lắp khuôn tạo hình sản
phẩm, cắt tạo sản phẩm và đưa
vào băng chuyền.
5. Phơi gạch.
6. Xếp vagông.
7. Đưa gạch mộc vào hầm sấy
8. Đưa bán thành phẩm vào lò
nung tuynel.
9. Ra lò.
- Kích cỡ than cám (tiêu chuẩn là <
2mm).
- Tỷ lệ than/sản phẩm (tiêu chuẩn là
100-110kg/1000
v
).
-Lượng nước cung cấp.
-Số lượng gạch mộc.
-Độ ẩm của gạch sau tạo hình (đạt tiêu
chuẩn là 18-22%).
-Phế phẩm
-Gạch mộc tiêu chuẩn.
-Số lượng gạch mộc được làm khô.
-Mật độ gạch xếp trên sân (tiêu

chuẩn :1200
v
/m
2
).
-Thời gian phơi gạch.
-Lượng gạch/vagông.
-Lượng gạch mộc được
đưa vào nung sấy.
-Lượng gạch mộc dự trữ.
-Thời gian sấy.
-Nhiệt độ nung sấy.
-Tỉ lệ bán thành phẩm đạt yêu cầu.
-Thời gian nung.
-Nhiệt độ.
-Công suất.
-Phân loại sản phẩm.
- Tỉ lệ than đạt tiêu chuẩn là 99%
- Cung ứng đủ 100% than cho sản
xuất.
- Lượng nước cung cho sản xuất là
65 m
3
/ ngày đêm.
-Tỉ lệ gạch mộc đạt tiêu chuẩn là
96%.
-Gạch phơi đủ cung cấp cho nhu cầu
gạch vào lò
-Thời gian xếp gạch vào lò nhanh
nhất, không quá 45 phút.

-Đủ gạch nung và có dự trữ (ít nhất
là 3 triệu viên).
-Thời gian từ 7-9h.
-Bán thành phẩm đạt yêu cầu đạt
98%.
- Thời gian nung từ 26-40h.
- Nhiệt độ vùng sấy:100-600
o
C.
- Nhiệt độ vùng nung :1000-1015
o
C.
- Công suất 5200
v
/ giờ.
-Lượng gạch đạt tiêu chuẩn là 98%.
3) Thực hiện bảo dưỡng, sửa
chữa máy móc thiết bị kịp thời
phục vụ sản xuất.
- Duy trì công suất máy móc trung
bình đạt 80-90%.
4) Tiêu thụ sản phẩm
1. Thuê đại lý bán hàng.
2. Vận chuyển.
3. Dịch vụ sau bán hàng.
4. Quảng cáo, phát triển
thương hiệu.
-Số lượng đại lý .
-Chi phí/tháng.
-Số chuyến/ngày.

-Tiếp nhận đơn khiếu nại khách hàng.
-Số lần tư vấn khách hàng
-Chi phí quảng cáo.
-Số lượng sản phẩm tiêu thụ 40 triệu
viên.
-Chi phí tiêu thụ sản phẩm tăng 3%.
-Chi phí quảng cáo và chăm sóc
khách hàng 3%.
B Mục tiêu 2 - Số lượng lao động qua đào tạo - Năng suất lao động bình quân tăng
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 23 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Chú trọng phát triển nguồn
nhân lực, đào tạo lao động
chất lượng cao.
chuyên nghiệp.
- Số lượng lao động có tay nghề cao.
- Năng suất lao động bình quân.
- Số lượng các sáng kiến kinh nghiệm,
đề xuất cải tiến của người lao động.
- Số vụ tai nạn lao động.
lên qua các năm khoảng 5%.
- Tăng số lượng và chất lượng của
các sáng chế trong lao động.
- Tỷ lệ người lao động xảy ra tai nạn
lao động giảm xuống còn 10%.
I Đầu ra
- Lao động qua đào tạo và có
tay nghề cao.
- Sức khỏe của người lao
động.

- Lao động có trình độ kĩ thuật.
- Số lượng sản phẩm tính trên đầu
người.
- Số lượng lao động đạt sức khỏe tốt.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên
nghiệp đạt 60%.
- Tỷ lệ lao động có tay nghề cao đạt
40%.
II Hoạt động
- Tổ chức, giới thiệu các lớp
học nâng cao tay nghề
- Tổ chức các lớp học về an
toàn lao động
- Phát động phong trào thi
đua, hăng say lao động
- Tổ chức các chương trình hội
diễn, tham quan
- Khám và chăm sóc kịp thời
cho người lao động.
- Số lượng các khóa học đào tạo
chuyên môn được tổ chức.
- Số lượng khóa học bảo hộ lao động
được tổ chức
- Số lượng lao động tham gia các
khóa học
- Số đợt đi tham quan, du lịch được tổ
chức
- Số đợt khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động.
- Số lượng khóa học chuyên môn đạt

2 khóa/ năm.
-Tỉ lệ lao động được tập huấn, đào
tạo về an toàn lao động, cung cấp đầy
đủ kiến thức về qui trình lao động đạt
100%.
- 100% công nhân được chăm lo đầy
đủ đời sống tinh thần.
C Mục tiêu 3
Bảo vệ môi trường xung
quanh, giảm bớt khói bụi và
đảm bảo vệ sinh nơi sản xuất.
- Nồng độ CO2 trong không khí.

- Nồng độ CO2 trong không khí
giảm.
I Đầu ra
- Hệ thống xử lý chất thải.
- Cây xanh.
- Trình độ công nghệ của hệ thống
máy móc thiết bị.
- Số lượng và công suất của hệ thống
xử lý chất thải.
- Số lượng cây xanh được trồng.
- Nâng cao khả năng xử lý chất thải
lên 80%.
- Tăng mật độ cây xanh xung quanh
nhà máy lên 30%.
II Hoạt động
- Cải tiến thiết bị theo hướng
giảm bớt khói bụi, nhiệt độ,

khí độc thải ra môi trường.
- Đầu tư xây dựng, tu bổ hệ
thống xử lý chất thải.
- Thường xuyên làm vệ sinh
khu vực sản xuất.
- Trồng cây xung quanh khu
vực nhà máy.
- Chi phí cho cải tiến thiết bị.
- Số lần, mật độ tiến hành cải tiến
công nghệ.
- Chi phí cho hệ thống xử lý chất thải.
- Chi phí vệ sinh chung.
- Chi phí cho việc trồng cây xanh.
- Chi phí dành cho bảo vệ
môi trường tăng, chiếm 1%
doanh thu.
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 24 KH46B
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Kế hoạch và phát triển
Khung theo dõi, đánh giá sau khi được xác lập sẽ bắt đầu cung cấp thông tin và là cơ sở đánh giá xem
liệu có đạt được các chỉ tiêu hay không.
Khung theo dõi, đánh giá là nền tảng để xác định:
- Tiến độ công việc về mặt thời gian.
- Phân bổ ngân sách hoạt động.
- Phân bổ nguồn lực.
- Tổ chức đội ngũ…
3.2. Hoàn thiện bảng tiến độ về thời gian :
Công ty cổ phần Đại La cũng xây dựng bảng phân chia công việc
với các tiến độ về thời gian, đây là một ưu điểm trong công tác theo
dõi, đánh giá của công ty và cần tiếp tục phát huy. Bảng tiến độ về thời
gian có thể được hoàn thiện với những nội dung gắn với các hoạt

động cần phải kiểm soát như sau:
Bảng 3-3: Phân chia công việc theo tiến độ về thời gian.
ST
T
Nội dung công việc
Thời gian bắt đầu. Thời gian hoàn
thành
Tổng thời gian thực
hiện
1 Kí kết các hợp đồng cung ứng NVL với nhà
cung ứng.
01/01/2007 31/01/2007 1 tháng
2 Trồng cây xanh. 01/01/2007 31/01/2007 1 tháng
3 Chuyên chở NVL . Định kỳ 3 ngày/kỳ
4 Cung cấp than nghiền, đất sét đảm bảo kỹ
thuật cho 2 xí nghiệp sản xuất.
Hàng quí
5 Bảo dưỡng máy móc thiết bị kịp thời phục
vụ sản xuất.
Thường xuyên
6 Sửa chữa lớn. 06/07 1 tuần
7 Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất
lượng và mẫu mã, đáp ứng yêu cầu khách
hàng.
Thường xuyên
8 Cung ứng kịp thời sản lượng sản phẩm cho
khách hàng.
Thường xuyên
9 Chiến dịch quảng cáo. 07/2007 31/08/2007 1-2 tháng
10 Tuyển dụng bổ sung lao động. 01/2007 06/2007 2 lần/ năm

11 Tổ chức các lớp học bảo hộ lao động. 06/2007 07/2007 1 lần/năm
12 Tổ chức các đợt học nâng cao tay nghề cho
người lao động.
08/2007 09/2007 1 tháng
13 Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, 12/2007
SV Thực hiện: Khương Thị Tú Anh 25 KH46B

×