Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.37 KB, 12 trang )

SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TRẢ CÔNG LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tìm hiểu chung về hoạt động kinh doanh khách sạn.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về kinh doanh khách sạn.
1.1.1.1. Khái niệm khách sạn.
Khách sạn là một khái niệm bắt đầu xuất hiện từ khoảng thế kỉ 18, khi mà
hoạt động đi lại của con người tăng dần kéo theo nhu cầu về ăn, mặc, ở… Có
nhiều khái niệm khác nhau về khách sạn. Theo tập thể giáo viên khoa Du lịch
khách sạn, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, ta có thể sử dụng khái niệm sau: “Khách
sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống
vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu trú lại qua đêm và
thường được xây dựng tại các điểm du lịch”.
1
1.1.1.2. Tiêu chí phân loại khách sạn.
Khách sạn có nhiều loại hình, nhiều tiêu chí phân loại khác nhau. Thông
thường ta có thể dựa vào một số tiêu chí như tiêu chí về vị trí địa lý, mức độ
cung ứng dịch vụ, mức giá bán sản phẩm lưu trú tại khách sạn, quy mô khách
sạn, hình thức sở hữu quản lý…
1.1.1.3. Khái niệm kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cũng cấp các
dịch vụ lưu trú, ăn uống, và các dịch vụ bổ sung khác cho khách nhằm đáp ứng
các nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích thu
lãi.
2
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn.
1.1.2.1. Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch:
1 Giáo trình kinh tế Du lịch_GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS Nguyễn Thị Minh Hòa, Khoa Du lịch Khách sạn,
ĐH KTQD 2004.
2 Giáo trình kinh tế Du lịch_GS.TS Nguyễn Văn Đính, Khoa Du lịch Khách sạn, ĐH KTQD 2004
Hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc lớn vào tài nguyên. Tài
nguyên du lịch nơi hoạt động kinh doanh khách sạn diễn ra có tác động lớn tới


cơ sở vật chất của khách sạn, ngược lại, hoạt động kinh doanh khách sạn cũng
làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên nơi khách sạn hoạt động. Nếu quy mô quá
lớn so với tài nguyên hoặc thiết kế không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng, phá hoại,
mất đi sự cân bằng của tài nguyên thiên nhiên.
1.1.2.2. Lượng vốn đầu tư ban đầu và đầu tư cơ bản:
Vốn đầu tư ban đầu bao gồm vốn để xây dựng và đưa khách sạn đi vào
hoạt động trong thời gian ban đầu, cho đến khi khách sạn có thể đem lại doanh
thu. Vốn đầu tư thường lớn, không đầu tư nhỏ giọt, dùng để nâng cấp hiện đại
hóa dần dần khách sạn. Vốn đầu tư cơ bản bao gồm các chi phí cố định thường
xuyên, khấu hao cơ sở vật chất…
1.1.2.3. Dung lượng lao động cao:
Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh khách sạn là quá trình sản xuất
và tiêu dùng diễn ra đồng thời, nên khi có sảm phẩm đồng nghĩa với việc có
nhân viên phục vụ. Sản phẩm khách sạn có đến 30% là chi phí lao động sống.
Lao động đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao, nên khó thuyên chuyển từ bộ phận
này sang bộ phận khác, lúc nào cũng cần có đủ nhân viên của tất cả các bộ phận
trong toàn bộ thời gian kinh doanh. Dẫn đến phải tuyển dụng một lượng nhân
viên lớn, trực thay ca liên tục, dù có hay không có khách.
1.1.2.4. Chi phối của các quy luật khách quan:
Kinh doanh du lịch cũng như nghề nông, chịu ảnh hưởng khá lớn bởi yếu
tố thời tiết, khí hậu, cũng như quy luật sinh lý cua con người. Thông thường
mùa du lịch là vào các dịp hè, nghỉ đông, mùa cưới…có thời tiết thuận lợi, ôn
hòa. Càng ở những địa điểm có thời tiết ổn định thì lượng khách du lịch lại càng
cao hơn tương đối so với những địa điểm tương tự mà thời tiết bất ổn hơn. Du
lịch là ngành dịch vụ, nên cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp từ sự phát triển của
nền kinh tế, khi mà kinh tế phát triển, người dân có mức sống cao, thì du lịch
tăng lên, doanh thu tăng. Ngược lại, khủng hoảng kinh tế, kém phát triển thì du
lịch cũng suy yếu, giảm sút…
1.2. Công tác trả công lao động trong doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm, bản chất, phân loại và vai trò của hệ thống trả công trong

kinh doanh.
1.2.1.1. Khái niệm hệ thống trả công, bản chất tiền công, thù lao, tiền lương
trong doanh nghiệp.
• Khái niệm.
Tiền lương là giá cả của sức lao động. Theo K.Mark “ tiền công không
phải là gía trị hay của cải của lao động mà chỉ là một hình thái cải trang của giá
trị hay giá cả sức lao động”.
3
• Bản chất.
Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau, là một phần
của chi phí sản xuất, là số tiền mà người chủ lao động trả cho người lao động
sau khi hoàn thành công việc nhất định. Tiền lương chịu sự chi phối rất lớn của
thị trường và thị trường lao động. Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương
được xem xét và đặt trong quan hệ về phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất và
tiêu dùng, quan hệ về trao đổi…
1.2.1.2. Phân loại, cấu trúc tiền lương.
• Phân loại.
Tiền lương có nhiều cách phân loại, theo hình thức ta có thể phân loại
tiền lương thành tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào trình độ, năng lực, kinh
nghiệm làm việc của bản thân người lao động…
4
Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hóa tiêu dùng và
các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương
3 Giáo trình Kinh tế Lao động, Khoa KT & QL NNL, NXB Giáo Dục 1998
4 Giáo trình Kinh Tế Lao Động – Khoa KT & QL NNL, NXB Giáo Dục, 1998
danh nghĩa của họ.
5
Như vậy, tiền lương thực tế phụ thuộc vào tiền lương danh

nghĩa và giá cả hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ cần thiết tối thiểu cho người
lao động. Khi giá cả leo thang, tiền lương danh nghĩa không tăng, thì lương thực
tế giảm. Ngược lại, khi giá cả giảm, tiền lương thực tế tăng.
• Cấu trúc tiền lương.
Mức tiền lương tối thiểu: Mức tiền lương là số tiền dùng để trả công lao
động một đơn vị thời gian. Lương tối thiểu là mức tiền lương trả cho người lao
động làm những công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Hệ thống thang lương, bảng lương: Thang lương là bản xác định quan hệ
tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc một nhóm
nghề giống nhau, theo trình độ lành nghề. Bảng lương là bảng gồm một số hệ số
(hoặc mức lương) được thiết kế cho chức danh nhóm hoặc chức danh nghề,
công việc.
1.2.1.3. Cơ cấu hệ thống trả công trong khách sạn.
• Biên chế lao động.
Trong mỗi một doanh nghiệp khi bắt tay vào hoạt động sản xuất kinh
doanh đều xây dựng cho mình một định hướng phát triển trong thời gian ngắn
hạn và dài hạn nhất định. Dựa vào kế hoạch kinh doanh đó, mà mỗi doanh
nghiệp xây dựng kế hoạch nhân lực, biên chế nhân lực riêng cho mình. Biên chế
lao động là lượng lao động cần thiết, tối thiểu nằm trong biên chế hành chính
chính thức của doanh nghiệp đảm bảo doanh nghiệp làm việc hiệu quả. Với
ngành kinh doanh khách sạn, biên chế lao động phụ thuộc vào quy mô của
khách sạn, số lượng buồng mà khách sạn phục vụ, các dịch vụ hỗ trợ mà khách
sạn cung cấp và lượng khách thường xuyên ra vào. Đặc thù kinh doanh theo
mùa, với số lượng khách thường xuyên thay đổi theo tháng, lượng lao động cố
định trong khách sạn là khá lớn, ngoài ra, vào mùa cáo điểm, thường xuyên có
hợp đồng ngắn hạn với lao động bên ngoài, phục vụ trong thời gian ngắn.
• Cơ cấu tiền lương.
5 Giáo trình Kinh Tế Lao Động _ Khoa KT & QL NNL, NXB Giáo Dục, 1998
Quỹ tiền lương trong khu vực kinh doanh dịch vụ bao gồm hai bộ phận,
lương cơ bản và lương kinh doanh. Lương cơ bản hay lương cứng, là tiền lương

mà người lao động được hưởng dựa vào trình độ học vấn, tay nghề, khả năng
lao động của họ. Lương kinh doanh là hệ số lương mà người lao động được
nhận thêm ngoài lương cơ bản. Lương kinh doanh phụ thuộc vào tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp và doanh số kinh doanh của riêng từng bộ phận. Tùy
vào doanh số của từng bộ phận mà hệ số lương kinh doanh khác nhau và số tiền
nhận được cũng khác nhau.
• Các khuyến khích, phúc lợi.
Các khuyến khích là khoản thù lao ngoài tiền công hay tiền lương mà
người lao động nhận được khi hoàn thành tốt công việc. Bao gồm: hoa hồng,
tiền thưởng, chia năng suất, lợi nhuận…
Phúc lợi là thù lao gián tiếp được trả dưới dạng hỗ trợ cuộc sống cho
người lao động như Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ lương hưu, nghỉ
mát, tiền thưởng lễ, tết trong năm, những ưu đãi về giáo dục, đào tạo, nhà ở,
phương tiện đi lại hỗ trợ, các phúc lợi khác…
• Phụ cấp
Phụ cấp là khoản tiền thêm vào cho người lao động, trả cho họ khi họ
phải làm việc ở những nơi có điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn bình thường,
hoặc những khi gia đình họ gặp hoàn cảnh khó khăn như ma chay, đau ốm…
Phụ cấp cũng dùng để trả cho các khoản làm thêm giờ, làm ca như phụ cấp làm
đêm, phụ cấp ngoài giờ hoặc dưới dạng tiền ăn trưa, tùy vào từng doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh.
• Phương pháp đánh giá công lao động.
Phương pháp đánh giá công lao động là một phần thiết yếu của hệ thống
trả công lao động. Đánh giá công lao động thể hiện ở cách đánh giá công việc
và đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động, và trả lương. Tùy
vào đặc thù sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, tùy vào trình độ
chuyên môn của cán bộ quản lý mà mỗi doanh nghiệp đều xây dựng một

×