MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
I. THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.Khái niệm và vai trò thị trường của doanh nghiệp:
1.1.Khái niệm về thị trường
Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đơì và phát triển cuả nền sản
xuất xã hội và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Người có hàng hoá
hoặc dịch vụ đem ra trao đổi dược gọi là bên bán, người có nhu cầu chưa thoả
mãn và có khả năng thanh toán được gọi là bên mua.
Trong quá trình trao đổi đã hình thành mối quan hệ nhất định đó là quan
hệ giữa những người bán và quan hệ giữa những người mua với nhau. Vì vậy
cũng có quan điểm cho rằng, thị trường là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động
mua bán giữa người bán và người mua.
Từ đó cho thấy sự hình thành của thị trường đòi hỏi phải có:
- Đối tượng trao đổi sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ
- Đối tượng tham gia trao đổi: bên bán và bên mua.
- Điều kiện thực hiện trao đổi: Khả năng thanh toán
Theo nội dung trên, điều quan tâm nhất của doanh nghịp là tìm ra nơi trao
đổi, tìm ra nhu cầu và khả năng thanh toán của những sản phẩm, dịch vụ mà nhà
sản xuất dự định cung ứng. Còn đối với người tiêu dùng, họ lại quan tâm tới
việc so sánh những sản phẩm, dịch vụ mà sản xuất cung ứngthoả mãn đũng yêu
cầu và thích hợp với khả năng thanh toán của họ. Tóm lại, các doanh nghiệp tìm
kiếm trên thị trườngnhu cầu về hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng, còn
người tiêu dùngthì tìm kiếm trên thị trườngnhững sản phẩm dịch vụ mà nhà sản
xuất kinh doanh có khả năng đáp ứng.
Theo góc độ Marketing, thị trường được định nghĩa như sau: Thị trường
bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ
thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong
muốn đó.
Thị trường là nơi mà người bán và người mua tự tìm đến với nhau qua
trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhân lấy lời giải pháp mà mỗi bên cần biết.Các
doanh nghiệp thông qua thị trường để tìm cách giải quyết các vấn đề:
- phải sản xuất loại hàng gì ? cho ai?
- Số lượng bao nhiêu?
- Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?
Còn người tiêu dùng thì biết được
- Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?
- Nhu cầu được thoả mãn tới mức nào?
- Khả năng thanh toán ra sao?
Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác trên thị
trường.
1.2. Vai trò của thị trường
Thị trưòng có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, kinh doanh và
quản lý kinh tế .
Trong qua trình tái sản xuất hàng hoá, thị trường nằm trong khâu lưu thông. Thị
trường là chiếc ' cầu nối' giữa sản xuất và tiêu dùng, là mục tiêu của quá trình
sản xuất hàng hoá.
Thị trường chính là nơi hình thành và xử lý mối quan hệ giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với nhà nước.
Thị trường là bộ phận chủ yếu của môi trường kinh tế xã hội của doanh
nghiệp, nó vừa là môi trường kinh doanh, vừa là tấm gương để các nàh sản xuất
nhận biết nhu cầu của xã hội, vừa là thước đo để các doanh nghiệp đánh giá
hiệu quả kinh doanh của mình, kiểm nghiệm các chi phí sản xuất và chi phí lưu
thông, góp phần thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm
Trong quản lý nền kinh tế quốc dân, thị trường vừa là đối tượng, vừa là
căn cứ của kế hoạch hoá, nó là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết nền
kinh tế vĩ mô của nhà nước. Thị trường là nơi mà thông qua đó nhà nước tác
động vào quá trình kinh doanh của các đơn vị cơ sở. Đồng thời, thị trường sẽ
kiểm nghiệm tính chất đúng đắn của các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước ban hành.
2. Phân loại thị trường
Phân loại thị trường là cần thiết, khách quan để nhận thức cặn kẽ thị
trường. Có thể có dựa và nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại thị trường.
2.1. Căn cứ vào hàng hóa lưu thông trên thị trường:
Có thể chia thị trường làm 3 thị trường: Thị trường tư liệu sản xuất, thị
trường hàng tiêu dùng và thị trường dịch vụ
- Thị trường tư liệu sản xuất: trên thị trường tư liệu sản xuấtthường có
những nhà kinh doanh lớn, cạnh tranh diễn ra mạnh hơn quy mô thị trường ( sức
chứa) lớn và khả năng thống nhất thị trường trong toàn quốc lớn nhưng nhu cầu
trên thị trường không phong phú, đa dạng như nhu cầu trên thị trường hàng tiêu
dùng. Thị trường tư liệu sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường hàng tiêu
dùng. Thị trường lớp hàng này thường là thị trường bán buôn.
-Thị trường hàng tiêu dùng: tính đa dạng và phong phú của nhu cầu tiêu
dùng cuối cùng quyết định tính đa dạng, phong phú và sôi động của thị trường
tiêu dùng. Mức độ cạnh tranh trên thị trường này không gay gắt như trên thị
trườngtư liệu sản xuất. Hình thức mua bán trên thị trường này cũng rất phong
phú: bán buôn, bán lẻ, đại lý... song hình thức bán lẻ vẫn là chủ yếu.
- Thị trường dịch vụ: là những thị trường về sản phẩm phi vật thể. Do quá
trình sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ hoàn toàn thống nhất với nhau nên người
sản xuất dịch vụ thường là người bán, người tiêu dùng dịch vụ thường là người
mua trên thị trường. Thị trường dịch vụ mang tính chuyên môn hoá cao, với
chủng loại ít, ổn định. Trên thị trường, trao đổi thường diễn ra theo phương thức
trao đổi trực tiếp, bán lẻ cho người tiêu dùng.
2.2. Căn cứ vào tương quan số lượng và vị thế người mua và bán trên
thị trường:
Chia ra thành thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh và thị trường
hỗn hợp giữa độc quyền và cạnh tranh.
Đây là dạng phân định hình thái thị trường quan trọng nhất vì nó gắn liền
với phương thức hình thái giá và phương thức ứng xử của những bên tham gia
thị trường.
- Thị trường độc quyền: là thị trường mà một bên tham gia chỉ có một
người duy nhất. Bên độc quyền có quyền quyết định về giá cả, khối lượng, cơ
cấu chủng loại hàng hoá trao đổi và các mối quan hệ khác. Thị trường độc
quyền có thị trường độc quyền bán và thị trường độc quyền mua.
- Thị trường cạnh tranh: là thị trường cạnh tranh mà ở đó có nhiều người
bán và người mua tham gia. Trên thị trường cạnh tranh, các quan hệ kinh tế diễn
ra tương đối khách quan và ổn định. Thị trường cạnh tranh có 2 loại: thị trường
cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
- Thị trường hỗn hợp giữa độc quyền và cạnh tranh: gồm hai hình thái cơ
bản là thị trường độc quyền cạnh tranh và thị trường cạnh tranh mang tính độc
quyền.
+ Thị trường độc quyền cạnh tranh: là thị trường vừa có yếu tố độc quyền
lại vừa có các yếu tố cạnh tranh. Độc quyền hình thành do các doanh nghiệp có
động cơ chung là tối đa hoá lợi nhuận nên tìm cách thoả hiệp bằng hiệp ước
hoặc thoả hiệp ngầm với nhauđể hành động với nhau như một nhà độc quyền
duy nhất. Mặt khác, các doanh nghiệp lại muốn có lợi nhuận của mình cao hơn
doanh nghiệp khác nên tìm cách cạnh tranh với nhau bằng cách phân biệt hoá
sản phẩm.
+ Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền: Đó là một hình thái thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo khi một ngành có số lượng lớncác doanh
nghiệp tham gia sản xuất và bán các sản phẩm phân biệt. Các sản phẩm này gần
giống nhau nhưng không hoàn toàn thay thế được cho nhau. Thị trường này rất
phổ biến trong các ngành dịch vụ và bán lẻ của nền kinh tế.
2.3.Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, chia
thị trường thành:
- thị trường hiện tại: bao gồm toàn bộ khách hàng hiện tai của doanh nghiệp.
Đây là môi trường hạot động để các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình.
Các nhà kinh doanh cạnh tranh với nhauđể chiếm lĩnh và giữ một phần thị
trường của mình trong thực tế.
- Thị trường tiềm năng: bao gồm thị trường hiện tại và một bộ phận khách hàng
tiềm năng mở ra khả năng phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào là
người đầu tiên khai thác vào bộ phận khách hàng tiềm năng sẽ không có đối thủ
cạnh tranh và có khả năng nhanh chóng mở rộng thị phần của mình
- Thị trường lý thuyết: trong thị trường này có cả khách hàng hiện tại và khách
hàng tương lai và có cả những người không có nhu cầu tiêu dùng đối với sản
phẩm đó. Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường lý thuyết giúp cho nhà kinh doanh
tìm hiểu những khả năng khai thác thị trường khác nhau để xác định chiến lược
ngắn hạn và dài hạn trong sản xuất kinh doanh
2.4. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ của các hoạt động trao đổi chia
thành
- Thị trường quốc tế: là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng
hoá dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Hoạt độngmua bán trên thị trường quốc
tế tuân thr và chịu sự chi phối của luật lệ và các thông lệ quốc tế. Giao dịch mua
bán được tiến hành bằng tiền tệ quốc tế
- Thị trường nội địa: là nơi diễn ra hoạt động mua bảntong phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia. Thị trường nội địa có thể chia thành thị trường địa
phương, thị trường vụng thị trường toàn quốc.
Toàn cầu hoá kinh tế làm cho nền kinh tế của mỗi quố giảtở thành một
mắt xích của hệ thống kinh tế thế giới. Thị trường của mỗi quốc gia chịu ảnh
hưởng rất lớn và có mối quan hệ mật thiết với thị trường thé giới.
2.5. Căn cứ vào mục đích sử dụng, phân chia thị trường thành thị
trường đầu vào và thị trường đầu ra của sản xuất
- Thị trường đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh là thị trường
cung ứng các yếu tố cho sản xuất, gồm: thị trường lao động, thị trường vốn, thị
trường nguyen nhiên vật liệu, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và
công nghệ..
- Thị trường đầu ra là thị trường về hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ.
Hai thị trường này tách biệt nhau song lại có mối quan hệ chặt chẽ và tác
động chế ước lẫn nhau.
Trên đây là một số cách phân loại thị trường dựa trên các căn cứ cụ thể.
Các cách phân loại này phản ánh sự tác động của từng loại thị trường tới doanh
nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn, kịp
thời.
3. Đặc điểm thị trường trong điều kiện hiện nay:
Một là, sự lựa chọn khách quan của thị trường. Trong nền kinh tế thị
trường, ba vấn đề cơ bản do thị trường quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như
thế nào do cầu của thị trường và do lợi nhuận mách bảo, sản xuất cho ai do thu
nhập của dân cư quyết định. Nguồn lực của xã hội được luân chuyển theo chiều
ngang, không gian thị trường được mở rộng cho sự lựa chọn. Sự vận động của
cung cầu và cạnh tranh đã làm bộc lộ một cách thực chất sản phẩm gì cần sản
xuất, sản xuất bao nhiêu và các nguồn lực của xã hội cần được lựa chọn, cần sử
dụng như thế nào để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Nguồn lực của xã hội được luân chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi có
hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao.
Hai là, cung cầu hàng hoá trên thị trường là yếu tố chủ yếu quyết định giá
cả hàng hoá. Hai đại lượng cung cầu vận động theo quy luật ngược chiều nhau
và ấn định mức giá mà cả người mua và người bán đều chấp nhận được. Ngoài
ra, còn có yếu tố khác tác động với mức độ khác nhau tới giá cả thị trường.
Ba là, thị trường gắn với tự do trong sản xuất kinh doanh, các chủ thể
kinh doanh có quyền tự do kinh doanh cung cầu thị trường tác động và chi phối.
Khi có cầu, các chủ thể kinh doanh tiến hành tổ chức sản xuất để đáp ứng nhu
cầu thị trường và kiếm tìm lợi nhuận. Tuy vậy, hiểu tự do kinh doanh đúng là
hoạt động kinh doanh những gì mà pháp luật khộng cấm.
Bốn là, thị trường luôn gắn với cạnh tranh. Đặc trưng cạnh tranh của kinh
tế thị trường do nhiều nhân tố quy định. Tự do kinh doanh mưu cầu, tìm kiếm
lợi nhuận cao dẫn tới cạnh tranh muốn chiếm giữ và mở rộng thị phần, muốn
giành chiến thắng trên thương trường cũng dẫn tới cạnh tranh. cạnh tranh chính
là động lực của phát triển và hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Do vậy,
trong quản lý của nhà nước cần hạn chế độc quyền, mở rộng cạnh tranh thực sự,
bình đẳng.
Năm là, kinh tế thị trường là kinh tế mở. Nhờ tự do mở cửa, không gian
thị trường được mở rộng, thị trường là một thể thống nhất, thông suốt, hoà nhập
thị trường thế giới. Nguồn lực của xã hội được mở rộng không chỉ trong nước
mà cả quốc tế. Trong điều kiện của xu hướng toàn cầu hoá, mỗi quốc gia có thể
tìm thấy lợi thế của mình trong quan hệ đa phương. Đối với các nước kém và
đang phát triển, mở cửa hội nhập là xu hướng tất yếu để có thêm nguồn lực cho
sự phát triển, nhưng cũng đặt ra những yêu cầu mới cao hơn có cả cơ hội và
thách thức. Điều quan trọng là phải có chiến lược biết chuẩn bị về nội lực để
tiếp thu một cách có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài
Đó là đặc điểm cơ bản của thị trường trong điều kiện hiện nay. Các doanh
nghiệp cần nhận thức đúng, đầy đủ đặc điểm của thị trường đồng thời góp phần
sáng tỏ đặc điểm tính chất cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN
nước ta là cơ sở để xây dựng và vận hành nền kinh tế một cách có căn cứ, khoa
học, phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN như trong Đại hội IX của Đảng thông qua.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1. Thực chất của việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm
Củng cố và mở rộng thị trường thực chất là các nỗ lực của doanh nghiệp
nhằm củng cố mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với khách hàng cũ, thiết lập
mối quan hệ với khách hành mới.
Khi một sản phẩm của doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường thì theo lý
thuyết nó sẽ giành được một phần thị trường. Phần thị trưòng mà sản phẩm đó
thực hiện giá trị của mình được gọi là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Ngoài ra trên thị trường còn có sự tồn tại của nhiều sản phẩm của các doanh
nghiệp khác, do đó sẽ có sự chiếm hữu một phần thị trườngcủa đối thủ cạnh
tranh. Hai phần chiếm hữu thị trường trên là rất lớn nhưng chưa đủ rộng để bao
phủ toàn bộ thị trường. Trên thị trường còn tồn taị một khoảng trống được gọi là
thị trường lý thuyết . Tại đó con người có nhu cầu chưa thoả mãn được nhu cầu
đó vì chưa có khả năng thanh toán. Và thị trường lý thuyết, thị trường của đối
thủ cạnh tranh chính là các cơ hội, các khe hở của thị trường để doanh nghiệp
mở rộng tiêu thụ sản phẩm của mình
Củng cố là quá trình doanh nghiệpcố gắng giữ phần thị trường hiện có
của mình, không cho đối thủ cạnh tranh có cơ hội xâm chiếm. Tiến công chính
là biện phấp phòng thủ tốt nhất. Trong cơ chế thị trường, chỉ có luôn cải tiến,