Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.28 KB, 30 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp 1
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần May 10
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May 10
1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần may 10
- Tên giao dịch: Garment 10 JSC (Garco10)
- Trụ sở chính: Phường Sài đồng - Quận Long Biên - Hà nội.
- Điện thoại: 84 - 4 - 8 276923, 8276396.
- Fax: 84 - 4 - 8 276925
- Websites http//www.garco10.com.vn
- E-mail :
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46
Chuyên đề tốt nghiệp 2
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty May10, là các công xưởng sản xuất quân
trang của quân đội được hình thành từ năm 1946 để phục vụ bộ đội
kháng chiến chống Pháp. Tại chiến khu Việt Bắc (ba xưởng may AK1,
BK1, CK1) khu 3, khu 4 và được mang bí số X10, X30, X40 .
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đến năm 1956 các
xưởng may quân trang được sáp nhập lại hình thành lên Xí nghiệp
May 10 đóng tại huyện Gia Lâm- thành phố Hà Nội, trực thuộc Cục
quân nhu-Tổng cục hậu cần-Bộ quốc phòng. Xưởng may X10 đã trở
thành đơn vị sản xuất quân trang và sản xuất hàng nội địa phục vụ
dân sinh lớn trong cả nước phục vụ xây dựng quân đội tiến lên chính
quy hiện đại. Ngày 8/1/1959 Xưởng may10 đã vinh dự đón Bác Hồ về
thăm và ngày đó đã trở thành ngày truyền thống hàng năm của Xí
nghiệp.
Năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH, Xí nghiệp
May10 chuyển sang bước ngoặt mới, chuyên làm hàng xuất khẩu cho


các nước XHCN như CHDC Đức, Hungary, Liên Xô...
Bước vào giai đoạn đổi mới, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế
mở có sự định hướng của nhà nước, và đứng trước những thách
thức, cơ hội của thị trường may mặc trong nước và quốc tế, cũng như
tình hình nội tại của Xí nghiệp, tháng 11/1992, Xí nghiệp May10
chuyển đổi tổ chức, và hoạt động thành Công ty May10.
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46
Chuyên đề tốt nghiệp 3
Nhằm thực hiện chiến lược phát triển đưa công ty lên một tầm
cao mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, Công ty May 10 nay đã
chuyển đổi thành Công ty Cổ phần May 10, theo quyết định số
105/2004/QĐ-BCN ngày 05/10/2004 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp,
với 51% vốn của VINATEX (Tổng công ty Dệt-May Việt nam)
Thời gian qua dù dưới hình thức hay tên gọi nào Công ty May 10
vẫn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, cơ sở vật chất, thiết bị
máy móc ngày càng hiện đại.
Quá trình phát triển của Công ty là sự cố gắng vươn lên liên tục
và luôn là đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc,
luôn đạt được nhịp độ phát triển cao.
1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần May 10:
Công ty May 10 là một doanh nghiệp cổ phần, 51% vốn nhà
nước, có nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt may. Công ty sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm may và các hàng hoá khác liên quan đến ngành dệt
may.
Sản phẩm chính của công ty áo sơ mi nam, nữ, áo jacket các loại,
bộ Veston nam cùng một số sản phẩm như quần âu, quần áo trẻ em,
bộ áo bảo hộ lao động... phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong
nước theo ba phương thức
Nhận gia công toàn bộ: Công ty nhận nguyên vật liệu của khách
hàng theo hợp đồng để gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao

trả cho khách hàng.
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46
Chuyên đề tốt nghiệp 4
Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: căn cứ vào hợp
đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký với khách hàng, Công ty tự mua NPL và
tổ chức sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng.
Sản xuất hàng nội địa: thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh từ mua NVL đầu vào, thiết kế mẫu mã sản phẩm để sản xuất,
tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46
Chuẩn bị sản xuất
Kiểm tra
Cắt BTP
Thêu/in
Kiểm tra
Kiểm tra
May
Kiểm tra
Giặt
Kiểm tra
Là gấp
Kiểm tra
Đóng gói
Kiểm tra
Kho thành phẩm
Lập kế hoạch sản xuất
-
+
-
+

-
+
-
+
-
+
-
+
-
+
Chuyên đề tốt nghiệp 5
1.3 Quy trình công nghệ và kết cấu tổ chức sản xuất
1.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ của Công ty CP May 10
Ghi chú:
Dấu (-): là kết quả sau
kiểm tra sản phẩm không đạt
yêu cầu
Dấu (+): là kết quả sau
kiểm tra sản phẩm đạt yêu cầu
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46
Chuyên đề tốt nghiệp 6
Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ Công ty
Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ
- Lập kế hoạch sản xuất: Căn cứ yêu cầu tiến độ của đơn hàng,
lên kế hoạch đưa hàng vào sản xuất, đôn đốc các bộ phận liên quan
chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất và làm các thủ tục xuất hàng
khi sản xuất xong.
- Chuẩn bị sản xuất: Căn cứ kế hoạch sản xuất tiến hành chế thử
sản phẩm, nghiên cứu xây dựng các quy trình, hướng dẫn, tiêu chuẩn
kỹ thuật; Chuẩn bị các loại máy móc thiết bị mẫu dưỡng và các tài liệu

liên quan, chuẩn bị đầy đủ các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
- Công đoạn cắt: Chịu trách nhiệm cắt các loại nguyên liệu theo
mẫu của bộ phận CBSX bao gồm nguyên liệu chính, phụ. ép mex vào
các chi tiết theo quy định, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời bán
thành phẩm cho công đoạn may.
- Công đoạn thêu, in: Chịu trách nhiệm thêu/in các hoạ tiết vào
chi tiết trên sản phẩm, hình dáng, vị trí, nội dung các hoạ tiết theo quy
định.
- Công đoạn may: Chịu trách nhiệm lắp ráp các chi tiết để tạo
thành sản phẩm, thùa khuyết, đính cúc, đính phụ liệu trang trí theo quy
định cụ thể của từng đơn hàng.
- Công đoạn giặt: (Chỉ áp dụng cho các đơn hàng yêu cầu giặt)
chịu trách nhiệm giặt sản phẩm hoàn thành sau công đoạn may theo
yêu cầu cụ thể của từng đơn hàng.
- Công đoạn là, gấp: Chịu trách nhiệm là, ép và gấp các loại sản
phẩm cùng với các loại phụ liệu là gấp theo quy định.
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46
Chuyên đề tốt nghiệp 7
- Công đoạn đóng gói: Chịu trách nhiệm bao gói sản phẩm và
đóng gói sản phẩm vào thùng carton theo tỷ lệ và số lượng qui định cụ
thể của từng đơn hàng hoặc khớp bộ, treo lên giá quy định đối với sản
phẩm bộ Veston.
Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện ở cuối mỗi công đoạn
sản xuất, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện tượng sai hỏng
hàng loạt, loại bỏ những sản phẩm và bán thành phẩm không đạt yêu
cầu trước khi chuyển sang công đoạn sau.
Sản phẩm, thành phẩm kiểm tra đạt yêu cầu được chuyển vào
kho và sắp xếp theo từng khách hàng, từng địa chỉ giao, có phân biệt
màu sắc và cỡ vóc sản phẩm theo từng lô hàng.
1.3.2 Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất của Công ty cổ phần May 10.

Công ty Cổ phần May 10 là 01 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực
may mặc tại Việt nam với 51% vốn nhà nước (Vinatex). Công ty có 11
xí nghiệp thành viên (5 xí nghiệp tại May 10-Hà nội, 6 xí nghiệp tại các
địa phương), 2 công ty liên doanh và 3 phân xưởng phụ trợ.
- Xí nghiệp 1, 2, 5 chuyên sản xuất áo sơ mi.
- Xí nghiệp Veston 1, Veston 2 chuyên sản xuất complê
- Các Xí nghiệp địa phương còn lại chuyên sản xuất sơ mi, quần
âu
Hình thức tổ chức sản xuất trong từng Xí nghiệp cơ bản giống
nhau, bao gồm các công đoạn chính như: cắt, may, là, gấp và đóng
gói (theo lưu đồ và mô tả ở mục 1.3).
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46
Tổng Giám đốc Bộ máy giúp việc Đơn vị thành viên
Chuyên đề tốt nghiệp 8
Số lượng và chủng loại thiết bị tại các đơn vị tuỳ theo chủng loại
sản phẩm sản xuất và có thể điều tiết chuyển đổi giữa các đơn vị
thông qua bộ phận quản lý thiết bị của công ty.
Hai xí nghiệp Veston tổ chức sản xuất theo kiểu dây chuyền hàng
ngang (mỗi ca sản xuất ra 1 bộ sản phẩm hoàn chỉnh), các xí nghiệp
còn lại tổ chức theo kiểu dây chuyền hàng dọc (mỗi dây chuyền ra 1
sản phẩm hoàn chỉnh). Số lượng dây chuyền sản xuất và quy mô dây
chuyền tại các xí nghiệp không giống nhau vì nó được thiết kế cho
phù hợp với chủng loại sản phẩm và trình độ quản lý của các đơn vị.
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần may 10 theo kiểu
trực tuyến, chức năng, có 2 cấp quản lý: Cấp Công ty và cấp Xí
nghiệp theo cơ cấu:
* Mô hình quản lý được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46

TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Tổng giám đốc
BAN ĐẦU TƯ
Phó tổnggiám đốc điều hành
P. KẾ HOẠCH
XN 1, 2, 5KINH DOANH
PHÒNG QA
Giám đốc Điều hành 3
PHÒNG KHO VẬN8 XN ĐP VÀ LD
Trưởng ca A Tổ quản trị Tổ bao gói Tổ kiểm hoá Trưởng Ca B
Tổ cắt KA Các tổ may KA Tổ làK A Tổ cắt KB Tổ là KA Tổ là KB
Giám đốc Điều hành 1
TRƯỜNG ĐÀO TẠO
VĂN PHÒNG
BAN TCHCBAN BẢO VỆ QUÂN SỰBAN Y TẾ NHÀ TRẺ
Giám đốc Điều hành 2
P. KỸ THUẬT
XN VESTON 1, 2
PX CƠ ĐIỆN
PX THÊU INPX GIẶT
BAN QUẢN TRỊ Đ/SỐNG
Chuyên đề tốt nghiệp 9
Hình 2- Sơ đồ tổ chức quản lý của Garco10
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46
(Nguồn: Bộ phận TCHC- Công ty cổ phần May 10)
Chuyên đề tốt nghiệp 10
Tổng giám đốc:
- Là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, Nhà nước và pháp
luật về đời sống cán bộ, công nhân viên trong Công ty và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Phụ trách các lĩnh vực: tổ chức - cán bộ, kế toán tài chính, chiến
lược đầu tư, phát triển, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược
kinh doanh xuất khẩu và nội địa
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ và kiểm tra, bổ nhiệm, bãi miễn hoặc khen
thưởng, kỷ luật tuỳ theo mức độ mà Hội đồng khen thưởng, kỷ luật công
ty xem xét thông qua.
- Trực tiếp phụ trách công tác cán bộ, công tác tài chính, đầu tư và
đào tạo.
Phó tổng giám đốc:
- Là người giúp việc Tổng giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng
giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc đi vắng.
- Phụ trách các lĩnh vực:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh thương mại xuất khẩu
(FOB) và kinh doanh nội địa hàng tháng, quý, năm trong toàn công ty
+ Xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư kỹ thuật
+ Điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được
Tổng giám đốc duyệt. Tổ chức và quản lý hệ thống tiêu thụ sản phẩm
nội địa và các dịch vụ kinh doanh hàng hoá trong lĩnh vực ngành nghề
của doanh nghiệp được luật pháp cho phép.
+Tổ chức điều hành hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR)
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46
Chuyên đề tốt nghiệp 11
-Trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh, phòng QA
và các Xí nghiệp may 1,2,5.
Giám đốc điều hành 1:
- Là người giúp việc Tổng giám đốc là người được uỷ quyền thay
mặt Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc khi vắng mặt giải quyết các
vấn đề liên quan công tác đối nội, đối ngoại của công ty.
- Phụ trách các lĩnh vực :

+ Công tác nhân sự, tiền lương và bảo hiểm xã hội
+ Đào tạo công nhân và cán bộ quản lý, xuất khẩu lao động và tu
nghiệp sinh ra nước ngoài
+ Công tác hành chính, văn phòng, lễ tân
+ Công tác đời sống, quản trị (đất đai, nhà cửa tại khu tập thể, mặt
bằng cây xanh)
+ Công tác văn thể
+ Công tác phòng chống cháy nổ, trật tự an ninh, phòng chống bão
lụt
- Trực tiếp phụ trách khối Văn phòng.
Giám đốc điều hành 2:
- Là người giúp việc Tổng giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng
giám đốc và Phó tổng giám đốc khi vắng mặt.
- Phụ trách các lĩnh vực:
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46
Chuyên đề tốt nghiệp 12
+ Kế hoạch sửa chữa thiết bị, nhà xưởng (phương án số lượng
chất lượng, yêu cầu, kỹ thuật tiến độ)
+ Công tác kỹ thuật, công nghệ, thiết bị
+ Ban hành các chỉ tiêu kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật
+ Công tác tổ chức sản xuất
+ Quản lý, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, điện, nước
+ Các phương án đầu tư chiều sâu và mở rộng
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết
định của mình. Trực tiếp phụ trách phòng Kỹ thuật, các phân xưởng phụ
trợ và XN veston 1, 2.
Giám đốc điều hành 3:
- Là người giúp việc Tổng giám đốc, được uỷ quyền thay mặt Tổng
giám đốc và Phó tổng giám đốc khi vắng mặt.
- Phụ trách các lĩnh vực:

+ Điều hành sản xuất các XNĐP và liên doanh
+ Quản lý kho tàng, vận chuyển hàng hóa.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết
định của mình. Trực tiếp phụ trách các Xí nghiệp may địa phương,
phòng Kho vận.
Các trưởng phòng, Giám đốc Xí nghiệp thành viên, các quản
đốc phân xưởng:
Dưới quyền phân công và chỉ đạo của Tổng giám đốc, Phó tổng
giám đốc và các Giám đốc điều hành. Có trách nhiệm điều hành và
quản lý con người, máy móc, các trang thiết bị trong đơn vị mình quản
lý. Tổ chức sản xuất tốt để có hiệu quả cao nhất.
Bùi Tá Hiểu - Lớp TMQT - K46

×