Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.79 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY.
1. Lịch sử phát triển và các thành tích đạt được của Công ty.
1.1. Sơ lược về lịch sử Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Việt
Nam.
Dưới chế độ thực dân Phát, trên đất nước ta có hai nhà máy rượu lớn: Nhà
máy rượu Bình Tây – Nhà máy bia Sài Gòn ở thành phố Sài Gòn và nhà máy
rượu Hà Nội – nhà máy bia Hà Nội ở thành phố Hà Nội.
Sau khi hòa bình lập lại, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã
khôi phục lại, mở rộng, phát triển hai nhà máy này làm nòng cốt cho hai xí
nghiệp liên hợp rượu bia I và rượu bia II. Năm 1986, hai xí nghiệp liên hiệp trên
và một số nhà máy liên quan khác tập hợp lai thành Tổng công ty
Bia - Rượu - nước giải khát Việt Nam. Năm 1995 lại tách thành hai tổng công
ty: Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia -
Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.
1.2. Quá trình phát triển của Công ty qua các thời kỳ.
Công ty rượu Hà Nội đến nay đã hơn 100 tuổi, tồn tại xuyên qua ba thế kỷ,
trải qua bao thăng trầm cùng đất nước.
Năm 1898, Hãng rượu Fontaine của Pháp đã xây dựng Nhà máy rượu Hà
Nội tại địa điểm 94 Lò Đúc ngày nay, là một trong bốn nhà máy rượu được
Hãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả.
Ở một đất nước đông dân cư, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lại có nguồn
nguyên liệu sản xuất rượu phong phú được thiên nhiên ưu đãi và mang đặc
trưng riêng của khu vực, Chính phủ Pháp lúc bấy giờ nắm độc quyền sản xuất
và tiêu thụ rượu ở Việt Nam, hoàn toàn chiếm thế thượng phong ở đất Việt thời
bấy giờ mà không một công ty hay cá nhân nào có thể cạnh tranh. Nhà máy
rượu Hà Nội lúc đó hàng năm sản xuất ra một lượng rượu khổng lồ so với thời
bấy giờ, tiêu thụ khắp trong Nam ngoài Bắc, thậm chí cả xuất khẩu. Chính phủ
Pháp luôn dành sự ưu đãi đặc biệt đối với Nhà máy, đã rót nhiều tiền của vào


đây để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng rượu, thu
hút mọi tầng lớp nhân dân.
Chiến tranh nổ ra năm 1945, sản xuất phải tạm thời ngừng lại. Nhà máy rượu
đóng cửa một thời gian dài. Cho tới khi được Chính phủ Việt Nam tiếp quản vào
năm 1955. Những người đầu tiên nhận công tác khi Nhà máy rượu được phục
hồi là một đội ngũ kỹ sư trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết đã đương đầu với công
việc mới mẻ và không ít khó khăn. Bằng bản lĩnh và ý chí của mình, họ đã tạo
ra được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm,
những công nhân giỏi thạo tay nghề được lựa chọn từ khắp khu vực miền Bắc
để phục hồi nhà máy. Trải qua nhiều cố gắng, công việc phục hồi đã được thực
hiện thành công đạt yêu cầu bốn nhất: khôi phục nhanh nhất, chất lượng tu sửa
tốt nhất, giá thành rẻ nhất, an toàn lao động tốt nhất. Sau một thời gian sản xuất
thử, giọt cồn long lanh trên 90 độ đã chảy đều. Ngày 19 tháng 5 năm 1956, Nhà
máy rượu Hà Nội được chính thức đưa vào hoạt động trở lại. Năm 1958, Bác
Hồ đã đến thăm và chỉ thị: nhà máy rượu phải tận dụng ngô, ngoai, săn dư thừa
hoặc kem phẩm chất để sản xuất thay cho gạo. sản phẩm chủ yếu của nhà máy
là cồn tinh chế và ượu mùi các loại.
Từ năm 1965, các nước thuộc phe XHCN có nhu cầu nhập khẩu các loại
rượu của nhà máy với số lượng lớn từ 4 – 8 triệu lít trong một năm. Ngoài việc
sản xuất rượu xuất khẩu, nhà máy còn sản xuẩt rượu phục vụ trong nước và cồn
tinh chế phục vụ cho các ngành y tế và công nghệ khác.
Từ năm 1988 đến nay, do biến động về chính trị ở thị trường Đông Âu, nhà
máy rượu Hà Nội đã mất hoàn toan thị trường chủ yếu đó và chỉ còn lại thị
trường trong nước. Với sự phấn đấu nâng cao mẫu mã, chất lượng, cho đến nay
sản phẩm của nhà máy vẫn chưa thể có mặt ở nhiều nước châu Á Thái Bình
Dương và các nước tư bản khác.
Từ năm 1990 tơi nay, số lượng rượu xuất khẩu giảm dần và không còn dáng
kể so với công suốt nhà máy. Để giải quyết công ăn việc làm cho công nhân,
Ban lãnh đạo nhà máy đã mở rộng thêm xí nghiệp sản xuất bia hơi, một xí
nghiệp sản xuất rượu vang và nước giải khát.

Từ tháng 6/1994, nhà máy rượu Hà Nội đổi tên thành công ty rượu Hà Nội
và tên giai dịch quốc tế là Halico Company.
Tháng 10/1997, công ty rượu đâu tư thêm một thêm một xí nghiệp sản xuất
bao bì phục vụ cho công ty, các công ty trong Tổng công ty và các doanh nghiệp
bên ngoài. Công ty rượu Hà Nội hạnh toán độc lập, có tư cách pháp nhân và là
một công ty thanh viên của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam
.
Ngày 20/12/2004, Quyết định số: 172/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ
Công Nghiệp về việc chuyển công ty Rượu Hà Nội thành công ty TNHH một
thành viên Rượu Hà Nội.
Ngày 23/6/2006, Quyết định số 1626/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công
Nghiệp về việc chuyển đổi công ty TNHH một thành viên Rượu Hà Nội Công
ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội.
1.1. Giới thiệu chung về Công ty.
Tên chính thức: Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
(dưới đây gọi tắt là “Công ty”)
Tên giao dịch quốc tế: hanoi Liquor Joit Stock Company
Tên viết tắt: HALICO
®
.,JSC
Địa chỉ: Số 94 – Lò Đúc - Phường Pham Đình Hồ - Quận Hai Bà Trưng
Thành phố Hà Nội
Điên thoại: 04. 9713249.
Fax: 04. 8212662.
Email:
Website: www.halico.com.vn
2. Đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của Công ty.
2.1. Đặc điểm chung của Công ty.(Được phân tích kỹ phần sau)
 Đặc điểm về mặt kỹ nghệ:
- Các dây truyền sản xuất chính của Công ty đều có quá trình vi sinh tham gia.

- Các thiết bị hóa học chiếm chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ các hệ thống thiết
bị.
- Các thiết bị còn hoạt động gián đoạn là chủ yếu, chưa hoạt động theo dây truyền
liên tục và tự động hóa không đáng kể.
 Đặc điểm về mặt kinh tế:
- Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất hầu hết là nông sản thực phẩm như: gạo,
sắn, đường…
- Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là các loại rượu và cồn.
- Sản phẩm rượu và cồn tinh chế đều chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Các bộ phận phụ trợ và bộ phận phục vụ sản xuất được ghép vào các xí nghiệp
thành viên gọi là xí nghiệp phục vụ.
 Đặc điểm về mặt vị trí địa lý:
- Diện tích của Công ty xấp xỉ 3 ha.
- Khoảng ¾ chu vi là mặt tiếp giáp với ba đường: Lò Đúc, Nguyễn Công Chứ và
Hòa Mã.
- Vị trí Công ty nằm ở phía nam thành phố và ở trung tâm quận Hai Bà Trưng. Đó
là một khu vực có ưu thế phát triển thương mại và dịch vụ.
2.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty.
 Công ty có thể kinh doanh các ngành nghề sau:
- Sản xuất cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn,
không có cồn, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và
các mặt hàng tiêu dung, công nghệ, thực phẩm;
- Tư vấn, chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây chuyền sản
xuất rượu, cồn;
- Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì và các sản phẩm lương thực,
thực phẩm;
- Kinh doanh, dịch vụ vận tải hàng hóa;
- Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng,
của hàng;

- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy đinh của pháp
luật.
 Công ty được phép hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và Điều lệ này nhăm
đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất cho các cổ đông.
 Công ty có thể bổ sung các ngành nghề, loại hình hoạt động kinh doanh theo
quy đinh của đại Hội đồng cổ đông và phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
3.1. Đại hội đồng cổ đông.
Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, Đại hội đồng cổ đông được
tổ chức theo định kỳ hàng năm hoặc được triệu tập bất thường theo luật định
hoặc theo quy định của Điều lệ Công ty để giải quyết những vấn đề chỉ thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
3.2. Hội đồng quản trị.
Cơ quan này do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, làm việc theo niệm kỳ và xử lý
những vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của mình theo quy định cụ thể trong
Điều lệ Công ty.
3.3. Ban kiểm soát.
Cơ quan này cũng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt cổ đông giám
sát hoạt động của Công ty vì lợi ích chung của cổ đông.
3.4. Ban giám đốc:
 01 Giám đốc; (GĐ)
 02 Phó giám đốc; (PGĐ.KTSX và PGĐ.KD)
 01 Kế toán trưởng.
3.5. Các phòng ban nghiệp vụ:
 Phòng hành chính; (HC)
 Phòng tổ chức lao động tiền lương; (TCLĐTL)
 Phòng Kế toán – Tài chính; (KTTC)
 Phòng Kế hoạch – Tiêu thụ; (KHTT)
 Phòng Vật tư; (VT)
 Phòng Kỹ thuật Công nghệ; (KTCN)

 Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm; (KCS)
 Phòng Kỹ thuật Cơ điện. (KTCĐ)
3.6. Các đơn vị trực thuộc:
 Xí nghiệp cồn; (XN CỒN)
 Xí nghiệp Rượu mùi; (XNRM)
 Xí nghiệp phục vụ; (XNPV)
 Nhà ăn tập thể; (NĂTT)
 Cửa hàng Giới thiệu sản phẩm; (CH GTSP)
 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. (CN)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Giám đốc
PGĐ. KTSX
Kế toán trưởng
Kỹ thuật công nghệ
PGĐ. KTD
Kiểm tra chất lượng SP
Kỹ thuật cơ điện
Kế toán tài chính
Tổ chức tiền lương
Vật tư
Kế hoạch tiêu thụ
Chi
nhánh miên Nam
Hánh chính
Cửa hàng giới thiệu SP
Nhà ăn
Xí nghiệp cồn

Xí nghiệp rượu mùi
Xí nghiệ phục vụ
Kho tàng
Đội xe
II. THỰC TRANG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI.
1. Đặc điểm chung của Công ty ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển
thương hiệu.
1.1. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh của Công ty.
Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất.
Nguyên vật liệu dùng để sản xuất rượu chủ yếu là gạo chiếm 80% tỷ trọng
nguyên liệu và sắn lát khô.
 Về gạo: Đây là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất rượu nên được mua qua một số
Công ty kinh doanh thương mại về lương thực. Trong các năm trước 2005 Công
ty chỉ mua qua một đối tác để đảm bảo một số tiêu chuẩn, chính vì vậy, Công ty
phải chịu sức ép về giá cả và chất lượng không được đảm bảo. Đến năm 2007
Công ty cũng đã chuyển sang mua của nhiều đối tác khác nhau điều đó tạo nên
sự phong phú đầu vào và đảm bảo chất lượng cũng như giá cả cạnh tranh.
Thường Công ty thu mua vào mùa vụ, với mục đích chất lượng gạo sẽ tốt và
đảm bảo chất lượng, do đặc điểm về nguồn gạo nước ta phong phú và là nước
có sản lượng đứng thú hai thế giới nên đây là điều kiện thuận lợi để Công ty yên
tâm sản xuất.
 Chai đựng rượu: Hàng năm Công ty có nhu cầu rất lớn về chai thủy tinh, can
nhựa và thùng carton để đựng rượu. Đối với chai thủy tinh gồm nhiều chủng
loại dung tích khác nhau từ 0,04 lít đến 0,75 lít nếu quy về một loại chai 0,65 lít
và Công ty sản xuất hết công suất dự kiến là 20 triệu lít/năm thì hàng năm Công
ty cần phải cung ưng với số lượng tương ứng là 20000000: 0,65 = 30.769.230
chai/năm. Là Công ty đứng đàu trong ngành sản xuất rượu và có thương hiệu
nổi tiếng nên hiện nay ở Việt Nam chỉ mới có một công ty cung cấp đó là Công

ty thủy tinh ở Hải phòng. Còn đối với thùng carton dùng để đựng các loại rượu
với các kích thước khác nhau bao gồm các loại thùng như: 20 chai loại 0,5 lít;
15 chai loại 0,65 lít; 15 chai loại 0,75 lít; 80 chai loại 0,4 lít; 50 chai loại 0,1 lít;
thùng để đựng các can rượu loại 2lít và 5 lít. Yêu cầu về kích thước của thung
carton cũng khai nhau, có thùng hai lớp, thùng 5 lớp các loại thùng này đều
cung một màu vàng đặc trưng của Công ty rượu Hà Nội. Về nhu cầu thùng
carton tính cho chai qui về loại 0,5 lít và 10 chai một thùng là: 20.000.000lít:
0,5lít:10chai = 4.000.000thùng/năm.
 Về nút chai và nhãn mác: Hiện nay Công ty chủ yếu nhập nút chai từ nước
ngoài về như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… do tiêu chuẩn nêm các doanh
nghiệp Việt Nam chưa đảm bảo và góp phần chống lại những hàng nhái lại.
Nhãn mác nhập từ các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
 Định mức tiêu hoa nguyên vật liệu được tính như sau:
- Sắn khô: Định mức tiêu hao cho 1lít cồn là: 2,8 kg
Thực tế tiêu hao là: 2,85kg
- Enzin: Định mức tiêu hao cho 1lít cồn là: 2,93 kg
Thực tế tiêu hao là: 2,97kg
- Đường kính: Là nguyên liệu được đưa vào pha chế nhiều
loại rượu như: rượu chanh, rượu Thanh mai, rượu cà phê…do vậy ta chỉ xét
đối với một loại rượu chanh với định mưc tiêu hao cho một lít là: 0,103kg/lit;
thực tế tiêu hao là:0,106kg/lít.
- Axít Citric: Cũng là loại nguyên liệu được đưa vào pha chế
nhiều loại rượu. Chẳng hạn đối với loại rượu chanh định mức tiêu hao của nó
trên 1 lít sẽ là:0,00206kg/lít; thực tế tiêu hao là:0,00201kg/lít.
- Vỏ chai: vỏ chai đựng với các dung tích khác nhau nên ta chỉ
xét laọi dung tích 0,5lít, định mức tiêu hao của nó là:2,050 cái/lít; thực tế tiêu
hao là:2,100 cái/lít.
- Nút chai: chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Cụ
thể là định mức tiêu hao đối với loại nút nhôm là:2,150 cái/lít; thực tế tiêu hao
là:2,260 cái/lít.

 Kết cấu giá trị nguyên vật liệu trong giá thành một số sản phẩm chủ
yếu như sau:
Rượu chanh 29,5
0
đóng chai 0,5 lít.
Đơn vị:1000 lít
Khoản mục Đ.vị
tính
Tiêu hao Đơn
giá(đ)
Thành tiền(đ) %
1. Nguyên vật liệu chính: 2.964.560
- cồn tinh chế Lít 300 7.154 2.146.200 25,6
- Đường Kg 103 6.500 669.500 8,01
- Axitríc Kg 2,03 12.000 24.360
- Echanh Lít 10 12.000 120.000
- Phẩm vàng Kg 0,025 180.000 4.500
2. Vật liệu phụ: 4.011.132
- Chai Cái 2.050 1.200 2.460.000 29.43
- Nút nhôm Cái 2.150 250 537.000 6,42
-Nhãn Cái 2.050 154 313.000 3,75
- Két carton Cái 103 4.900 504.000 6,04
- Vật liệu khác
3. Các chi phí tính chung cho
các loại rượu (nhiên liệu,động
lực, TBMM, tiền lương…
1.404.295 16,8
Giá thành: 8.379.987
Rượu Vang Vạn Thọ đóng chai 0,65 lít.
Đơn vị:1.000 lít

Khoản mục Đ.vị
tính
Tiêu hao Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) %
1. Nguyên liệu chính: 5.594.084 52,16
- Dịch dâu có đường Lít 310 7.000 2.170.000 20,23
- Dịch táo mèo Lít 170 10.000 1.700.000 15,85
- Dịch mơ có đường Lít 45 18.000 810.000 7,55
- Dịch mận có cồn Lít 39 15.000 585.000 5,45
- cồn tinh chế Lít 46 7.154 329.084
2. Vật liệu phụ: 3.714.494 21,02
- chai 0,65 lít Cái 1.555 1.450 2.254.750
- Nút Cái 1.615 250 403.750
- Nhãn bộ 1.555 221 343.655
- Két carton Cái 105 4.900 514.500
- Vật liệu khác 197.836
3. Chi phí chung (động lực,
lương, máy, quản lý, thuế,
vốn…
1.416.607 13,20
Giá thành toàn bộ: 10.725.182
Ngoài nguyên vật liệu chính, Công ty còn sử dụng nguyên vật liệu phụ để
tạo ra sản phẩm hoàn hảo, tạo điều kiện cho máy móc hoạt động bình thường
như than củi, xăng dầu các loại, sơn, nước….Tất cả gọi là chi phí để sản xuất ra
một sản phẩm. Sau đây là bảng tính chi phí chung cho tất cả các sản phẩm chính
của Công ty như sau:
chỉ tiêu Cồn
gạo
R.vodka
29,5
0

R.vodka
39,5
0
R.mùi R.nếp
mới 25
0
R.vang
14-15
0
R.champagne
13-14
CO
2
Cpsx
- Bđ 20,03 15,03 15,92 12,33 12,90 14,88 12,88 0,05
- Cđ 1,36 3,14 2,80 1,58 1,02 1,84 1,84 0,06
K.hao 0,46 1,07 0,96 0,54 0,35 0,64 0,64 0,02
L.vay
thuế
1,51 3,49 3,12 1,76 1,13 2,05 2,05 0,06
t.cộng 23.37 22.73 22.80 16.21 15.39 18.98 17.39 0.19
 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu:
- Nguyên vật liệu sản xuất cồn: Các loại ngũ cốc như sắn lạt khô, gạo được khai
thác tư các vùng miền trong cả nước với yêu cầu cụ thể như sau:
Chỉ tiêu Sắn Gạo tẻ Gạo nếp Ngô
Hàm lượng tinh bột (%) 68-71,5 68-72 68-69 67-68
Độ ẩm (%) <14 <14 <14 <14
Hàm lượng Protêin 1,5-1,8 9 9 9-10
Hàm lượng tro (%) 1,6-1,8 0,5 0,5 1,1-1,3
Hàm lượng chất béo (%) 0,5-0,9 0,5 0,5 4-4,1

Hàm lượng Cellulose (%) 3-4 0,4 0,4 1,9-2
Thành phần khác (%) 10,5-11,4 - - -
Nguyên liệu phụ phải nhập ngoại là hai phế phẩm Enzym Termamyl và
Sánuppar và một số loại Enzym khác.
- Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, điện, nước cho năm sản xuất đạt 100% công suất:
TT Nội dung Đơn vị Khối lượng
1 Gạo tấm (Tính cho sản xuất bằng gạo 100% tấn 24.150
2 Sắn (Tính cho sản xuất bằng sắn 100%) tấn 23.500
3 Ngô hạt (Tính cho sản xuất bằng ngô 100%) tấn 25.700
4 Dầu FO tấn 3.450
5 Điện Kwh 3.850.000
6 Nước M
3
170.000
Do 90% nguyên liệu sản xuất trong nước, bởi vậy nguồn cung ứng
nguyên vật liệu này là khá ổn định, không lệ thuộc vao những điều kiện của
nước ngoài, đảm bảocho dây chuyền được sản xuất liên tục phát huy được hết
công suất của máy móc, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Không những
thế các đơn hàngcủa Công ty ,uôn được đáp ứng đầy đủ, đúng thời hạn, giữ
vững được uy tín với bạn hàng và quan trọng hơn cả là chất lượng ổn định. Đây
được coi là một lợi thế lớn của Công ty trong cạnh tranh bởi nó là tiêu chí đặc
biệt quan trọng, đánh giá chính xác năng lực thực sự của nhà sản xuất và là tiền
đề để thương hiệu HALICO tiến xa hơn nữa trong thời buổi hội nhập.
Đặc điểm về công nghệ sản xuất.
 Dây chuyền thiết bị: Dây chuyền thiết bị tiên tiến hiện đại chưng cất cồn kết
hợp phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật
hiện đại đẫ tạo ra những sản phẩm có chất lượng tinh khiết và ổn định, bảo đảm
vên sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm
 Phương pháp công nghệ: Người đặt nền mong đầu tiên là ông Callmette cùng
các nhà khoa học của pháp. Họ đã nghiên cứu thành công quá trình phân lập,

tuyển chọn, thuàn chủng nấm men trong thời gian dài tại Viện Pasteur Thành
Phố Hồ Chí Minh cho phép áp dụng dễ dàng trong sản xuất công nghiệp từ gạo
của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tách riêng ra được họ nấm mốc, nấm men
ra khỏi môi trường chung là men bánh, men lá của dân gian rồi tiếp tục nuôi cấy
riêng biệt trong môi trường thích hợp để tiến hành phân lập, nhơ đó đã nuôi cấy
được giống nấm mộc thuần chủng có hạt từ đường hóa tinh bột, đồng thời cũng
chọn ra được những chủng loại nấm mốc Rizhopus và nấm men Sachacomyces.
biếp tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thuần chủng, nuôi cấy, phát triển
nấm mốc trong môi trường lỏng đã được đường hóa bằng nấm mốc Rizhous. Từ
nền tảng đó, các chuyên gia kỹ thuật của Công ty Rượu Hà Nội không ngừng
tìm tòi, thử nghiệm và cải tiến các phương pháp công nghệ theo hướng ngày
càng tiến bộ, năng suất và thích hợp hơn, tạo ra các chủng nấm thích hợp với
điều kiện của Việt Nam để sản xuất ra các loại rượu chất lượng cao. Có thể nói
sự phát triển của Công ty có một phần đóng góp không nhỏ của các phương
pháp công nghệ sản xuất, đường hóa, lên men đã nêu trên.
 Quy trình công nghệ:
Quy trình sản xuất cồn.
Cất
Xay
Đường hóa
Nấu
Lên men
Nước
Sắn
Nước
Bã thải
Cồn kỹ nghệ
Dầu fúnen
Axít H
2

SO
4
Men
Cồn tinh chế
NH
4
NO
3
NH
4
NO
3
CO
2
Nước
Ngô
- Xưởng xay xát.
- Một nồi nấu áp lực, tự động khuấy trộn.
- Hệ thống thùng đường hóa và lên men.
- Hệ thống thấp cất của Cộng hòa Pháp.
Quy trình sản xuất Rượu mùi
Pha chế
Lọc
Đóng chai
Chế biến hương liệu
Đóng hộp
Bao gói
Dán nhãn
Chọn chai
Rửa chai

Dựng hộp
Đóng chai
Vỏ chai
Enzin Enzin
Cồn
tinh
chế
Rượu
thành
phẩm
Hoa quả
Nước
Đường
Hóa chất
Giấy gói
Vỏ hộp carton
Nhãn
- Hệ thống bể pha chế.
- Hệ thống lọc máy khung bản.
- Hệ thống máy rửa chai.
- Hệ thống máy chiết rượu vào chai.
- Máy dán nhãn.
- Hệ thống máy sản xuất hộp carton.
Quy trình sản xuất Rượu vang
Ngâm đường
Tách cốt
Lên men chính
Đóng chai
Lên men phụ
Rửa chai

Rửa và chọn loại
Tàng trữ
Lọc trong
Chọn
Dán nhãn
Bao gói
Đóng hộp
Vỏ chai
Vỏ chai
Hoa quả

Nắp
- Hệ thống thùng Inox ngâm, lên men, tàng trữ nước hoa quả:
48 cái với dung tích từ 4000 lít đến 10000 lít.
- Máy lọc trong rượu.
- Máy chiết áp lực công suất: 3000 chai/ca.
Đặc điểm của mặt hàng sản xuất.
 Các sản phẩm Rượu chính của Công ty hiện nay: Rượu vodka Hà Nội xanh,
Rượu Lúa mới, rượu Nếp mới, rượu Chanh, rượu Whisky Hà Nội, rượu Nếp
cẩm, rượu Anh đào, rượu Vang, rượu Sampanh Hà Nội, rượu Thanh mai, rượu
Champagne, rượu dâu….Đối với mỗi loại này lai phân ra làm nhiều loại khác
nhau về độ rượu, dung tích chai.
 Phân loại sản phẩm: Các sản phẩm Rượu của Công ty được phân biệt
bởi ba yếu tố sau:
- Tên sản phẩm - tức tên rượu: Như rượu lúa mới, rượu nếp mới, rượu thanh
mai…
- Độ rượu - tức hàm lượng Etylic trong dung dịch rượu đó như: rượu vodka Hà
Nội nhãn xanh 29,5
0
, rượu Anh đào 25

0
….
- Dung tích chai: Rượu chanh đựng trong chai 0,5 lít, rượu Nếp mới đựng trong
chai 0,65 lít….
Nếu phân biệt chủng loại rượu theo cả ba yếu tố trên thì hàng năm số
rượu Công ty sản xuất vf cho bán trên thị trường vào khoảng từ 20 – 30 loại.
Trong những năm vưa qua với xu hướng thay đổi cơ cấu về mặt chủng loại của
Công ty là đa dạng hóa sản phẩm theo tên sản phẩm mới và đa dạng hóa theo
dung tích và kiểu dáng chai đựng rượu
Về chai và kiểu dáng chai của Công ty còn rất hạn chế nên hiện nay Công
ty đang nghiên cứu và nhập các loại chai có chất lượn cao từ nước ngoài về để
phù hợp với tiêu chuẩn và chất lượng của rượu, đồng thừi trách được tình trạng
làm nhái theo mà cụ thể là sắp tới Công ty sẽ có dự định nhập chai in nổi các
đặc tính của Công ty lên trên chai.
Về nồng độ rượu: Hiện Công ty đang có các nồng độ rượu khác nhau
như: 18; 25; 29,5; 30; 39,5; 40; 45…..Mặc dù Công ty cũng đã chú trọng đến
vấn đề này nhưng do nhu cầu của người tiêu dung thay đổi nên Công ty cũng
đang có dự định đưa thêm các nông độ khác nhau vào các sản phẩm rượu hiện
có cũng như các sản phẩm mới của Công ty.
Về tên sản phẩm mới Công ty cũng cố gắng đưa thêm một số sản phẩm
mới, với ý nghĩa là theo một ngu rượu của một số nước phương Tây như châu
Mỹ để phù hợp với thị trường và chiếm lược kinh doanh của Công ty.
 Đặc điểm và chỉ tiêu chất lượng của một số sản phẩm:
Chỉ tiêu kỹ thuật đối với sản phẩm Cồn tinh chế.
Thành phần Đơn vị tính Chỉ tiêu yêu cầu
Hàm lượng Etanola %V (ở 20
0
) % thể tích 96,5
Axít qui về acidacetic Mg/lít 100
0

≤3,0
Andehyd qui về Acetaldehyde Mg/lít 100
0
≤ 2,0
Esters qui về Ethyl acetaldehyde Mg/lít 100
0
≤ 2,0
Metanol Mg/lít 100
0
≤10
Rượu bậc cao (dầu Fusel) Mg/lít 100
0
≤2,0
Chất cắn sau bốc hơi KHP
*
KHP
*
Thời gian ôxy hóa Phút 30
Màu - Trong suốt, không màu
Mùi - Trung tính
Cảm quan - Trong suốt
Hiệu suất cất - 98,5%
Chỉ tiêu kỹ thuật đối với sản phẩm rượu.
Thành phần Đơn vị tính Chỉ tiêu cho phép
Loại I Loại II
Andehyt Mg/lít ≤8 ≤20
Este Mg/lít ≤30 ≤50
Metanol %V ≤0,06 ≤0,1
FuFurol Mg/lít Không có Không có
Rượu bậc cao Mg/lít ≤30 ≤60

Axít Mg/lít ≤9 ≤18
Với mục tiêu không ngưng nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt
các tiêu chuẩn quản lý của hệ thông quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. chính
vì vậy, sản phẩm rượu của Công ty được người tiêu dùng ưa chuộng và đạt
nhiều danh hiệu như hàng Việt Nam chất lượng cao được người tiêu dùng bình
chọn trong 6 năm liên tục; Cúp vang sản phẩm uy tín chất lượng của hoọi chợ
của Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam; Cúp vàng thương hiệu công nghiệp hàng
Việt Nam năm 2006 của Bộ Công nghiệp; Giải vàng chất lượng an toàn thực
phẩm Việt Nam năm 2006, và nhiều danh hiệu khác. Với kết quả đã đật được
sản phẩm của Công ty không ngưng được nâng lên, duy trì được uy tin trong
con măt người tiêu dung, qua đó làm tăng thêm giá trị của thương hiệu
HALICO góp phần vào việc phát triển bền vững của Công ty .
1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm về thị trường tiêu thụ.
 Các loại thị trường Rượu:
- Rượu dân tự sản xuất để nấu: Khó có thể tìm được một danh từ ngắn gọn đẻ gọi
tên cho thị trường này một cách đầy đủ nội dung của nó. Đã có người gọi nó là:
thị trường rượu dân gian, rượu tự cung tự cấp, thị trường rượu “ Quốc lủi”, rượu
sản xuất thủ công, cũng có người gòi là thương hiệu rượu “quê”. Ở đây ta gọi
thị trường rượu này là rượu hộ gia đình kinh doanh (viết tắt là RGĐKD).
Điểm mạnh của RGĐKD là: Dụng cụ nấu đơn giản, gọn nhẹ, trong phạm
vi gia đình. Vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh nhỏ chỉ từ 0,5 – 2 triệu đồng là có
thể sản xuất được. Công nghệ truyền thống, truyền nghề dễ dàng, địa điểm sản
xuất ở các làng, bản trên toàn quốc nên Chính phủ không kiểm soát được. Thực
tế các gia đình có kinh doanh, nhưng không đăng ký nên không thể thu thuế
được, giá thành thấp. Ở Việt Nam tỷ trọng nhân dân có thu nhập chiếm hơn 50%
dân số là những người có sở thích uống loại rượu này. Hàng năm thị trường
Rượu này sản xuất vòa khoảng 250 triệu lít/năm. chiếm hơn 50% sản lượng
rượu cả nước sản xuất.
Điểm yếu của RGĐKD là: do dụng cụ nấu đơn giản, thủ công nên không

thể có khả năng lọc trong, khử độc tố như Andehyt, các Este và các rượu khác
Etylic. Đó là những thành phần hóa học gây hại cho sức khỏe con người, do có
hàng trăm, hàng triệu người sản xuất nên sự thông kê về tiêu chuẩn như: độ cồn,
tỷ lệ độc tố, hương thơm… không có cơ quan kiểm tra và quản lý chất lượng.
RGĐKD có bao bì kinh doanh tùy tiện, có thể đựng ởcác loại can, chai tận
dụng, không có nhãn, mác, nút chai. Mặc dù Nhà nước không khuyến khích sản
xuất nhưng ít có chính sách, biện pháp hạn chế cấm snr xuất loại rượu này.

×