Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.96 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY
I. Công tác lập kế hoạch nhu cầu nhân sự và tình hình thực hiện
Căn cứ lập kế hoạch nhu cầu nhân sự
Với bất kỳ một công ty vừa mới thành lập xong, nhà quản lý cần tuyển toàn
bộ nhân viên cũng như quản lý các cấp để có thể đưa công ty vào khai thác kinh
doanh.
Đối với công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại và Dịch vụ Bảo vệ Việt Á là
một đơn vị hoạt động tương đối lâu năm trong lĩnh vực bảo vệ, tùy theo từng
thởi điểm kinh doanh mà Công ty vẫn phải tiến hành tuyển lao động bổ sung.
Kế hoạch lập nhu cầu nhân sự của công ty thường dựa vào các yếu tố sau:
- Chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới
- Thực tế tình hình kinh doanh và mục tiêu của công ty trong năm tới
trong kỳ kế hoạch. Căn cứ vào nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của công
ty, công ty liên tục bổ sung đội ngũ nhân viên bảo vệ qua hình thức tuyển dụng
và đào tạo. Phòng Nghiệp vụ - Đào tạo phải có kế hoạch bổ sung nhân viên bảo
vệ để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Tình hình chính trị văn hóa, xã hội của đất nước, khu vực và trên thế
giới. Nói chung tình hình chính trị ở Việt Nam là tương đối ổn định nên tác
động tới nhu cầu nhân sự của dịch vụ bảo vệ nói chung, công ty nói riêng là
không đáng kể.
Phương pháp lập kế hoạch
Để xác định nhu cầu tuyển nhân viên của toàn công ty, thủ trưởng từng bộ
phận rà soát lại nhu cầu công việc và tình hình nhân lực của bộ phận mình sau
đó chỉ ra được bộ phận đó hiện đang thừa, thiếu hay đủ lượng nhân viên. Kết
hợp kết quả đánh giá đó với kế hoạch của công ty trong một giai đoạn (thường
là 6 tháng hay 1 năm) sẽ cho ra kế hoạch về nhân lực của toàn bộ phận trong
giai đoạn kinh doanh đó. Đối với nhân viên khối văn phòng, kế hoạch nhân sự
không có gì đáng kể bởi tính chất ổn định, chỉ bổ sung khi có nhân viên nghỉ
công tác. Còn với nhân viên bảo vệ, việc lập kế hoạch còn phải dựa trên kế
hoạch kinh doanh của Phòng Kinh Doanh xây dựng.
Sau khi kế hoạch về lao động của mỗi bộ phận được các trưởng bộ phận


đề ra sẽ được gửi lên Phòng Hành chính – Nhân sự. Phòng này sẽ cân đối lại
nhu cầu về nhân lực trong phạm vi toàn công ty. Trước tiên là những biện pháp
khả thi mang tính nội bộ như: thuyên chuyển lao động từ bộ phận thừa sang bộ
phận thiếu, đào tạo lại những nhân viên chưa đủ trình độ hay tăng giảm thời
gian hoặc định mức lao động… Sau cùng, nếu các giải pháp nội bộ không thể
đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong giai đoạn đó thì phòng nhân lực mới tiến
hành tuyển thêm lao động mới.
Để lập kế hoạch cho việc tuyển chọn nhân viên mới, bộ phận tuyển dụng
phải trả lởi được các câu hỏi sau đây: Tuyển bao nhiêu? Tuyển cho công việc
gì? Tuyển ai?
MẪU DỰ BÁO NGUỒN NHÂN SỰ
Bộ phận: ……………………………………………………
Thời kỳ: …………………………………………………….
Số lượng: …………………………………………………...
Yêu cầu tuyển dụng: ……………………………………….
………………………………………………………………
………………………………………………………………
Tuyển bao nhiêu? Là số lượng chính xác lao dộng đang thiếu, phải là con
số khách quan và hữu ích nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty trong giai
đoạn tiếp theo chứ không phải ý kiến chủ quan của bất cứ ai.
Tuyển cho công việc gì? Đây là công việc đã được xác định và mô tả cụ
thể. Từ công việc sẽ suy ra được yêu cầu về người cần tuyển để trả lời cho câu
hỏi thứ ba: Tuyển ai?
Tuyển ai? Người được tuyển phải đáp ứng được yêu cầu mà công việc đòi
hỏi như: sức khỏe, độ tuổi, trình độ, học vấn, kinh nghiệm, ngoại hình, năng lực,
phẩm chất,…
Bảng 5: Kế hoạch tuyển dụng nhân viên bảo vệ trong năm 2006, 2007
(Đơn vị: Người)
STT Thời gian
Số lượng

tuyển
Nơi làm việc Ghi chú
1 6 tháng đầu năm 2006 35 Hà Nội, Yên Bái
2 6 tháng cuối năm 2006 50
Hà Nội, Quảng Ninh,
Phú Thọ
3 6 tháng đầu năm 2007 30 Hà Nội, Ninh Bình
4 6 tháng cuối năm 2007 70
Hà Nội, Tuyên Quang,
Vĩnh Phúc, Nam Định
(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân sự)
Trong bảng kế hoạch trên ta thấy số lượng nhân viên bảo vệ những tháng
cuối năm bao giờ cũng cao hơn những tháng đầu năm. Điều này là dễ hiểu bởi
những tháng cuối năm các hợp đồng bảo vệ ký kết được nhiều, nhu cầu của các
doanh nghiệp thường lớn trong những dịp lễ Tết. Và hơn thế nữa, nguồn tuyển
chủ yếu của công ty là học sinh, người học nghề vừa tốt nghiệp trong dịp hè nên
lượng tuyển sẽ cao hơn.
Khi kế hoạch nhu cầu nhân sự đã được đề ra rõ ràng, công ty bắt đầu tiến
hành tuyển dụng lao động.
II. Công tác tuyển dụng nhân sự
Tiêu chuẩn tuyển dụng
Sau khi lập kế hoạch nhu cầu nhân sự, công ty sẽ có công tác tuyển dụng
nhân sự đối với các vị trí còn khuyết. Đối với nhân viên bảo vệ sẽ có những tiêu
chuẩn tuyển dụng chung sau đây:
Là công dân Việt Nam đáp ứng đủ những tiêu chuẩn sau:
Đối với Nam:
Chiều cao: 1m67 trở lên Cân nặng: 52 kg trở lên Tuổi từ 18 – 40
Đối với Nữ:
Chiều cao: 1m57 trở lên Cân nặng: 45 kg trở lên Tuổi từ 20 - 30
Ngoài ra, công ty còn ưu tiên các đối tượng là:

- Bộ đội, công an xuất ngũ khi làm việc cho công ty sẽ được giảm 1 tháng thử
việc (thông thường sẽ áp dụng theo Luật Lao Động là 2 tháng thử việc)
- Các đối tượng đã trải qua công tác bảo vệ chuyên nghiệp, có giấy chứng nhận
của cơ quan có thẩm quyền sẽ được miễn đào tạo mà sẽ được sắp xếp việc làm
ngay.
- Con thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách, hộ nghèo công ty có
những chính sách hỗ trợ riêng.
Đối với nhân viên văn phòng, tuỳ thuộc vào vị trí công tác, nhiệm vụ được
giao mà có những tiêu chuẩn riêng như sau:
Nhân viên phòng Hành chính – Nhân sự:
+ Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật, Quản trị kinh doanh loại khá, giỏi
trở lên.
+ Tiếng Anh giao tiếp trình độ B trở lên
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng, lưu file, xử lý hồ sơ
+ Có kỹ năng làm việc độc lập và làm theo nhóm
+ Ưu tiên các ứng viên nam có hiểu biết về công việc kế toán lao động tiền
lương.
Nhân viên phòng Nghiệp vụ - Đào tạo:
+ Có kiến thức am hiểu về lĩnh vực bảo vệ, đã qua công tác bảo vệ tại các
công ty khác.
+ Có giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ do Cục Công An cấp.
+ Khả năng thuyết phục, thuyết trình trước đám đông, có khả năng sư phạm.
+ Có sức khoẻ đảm bảo công tác, biết võ thuật là một lợi thế.
Nhân viên phòng kinh doanh:
+ Tốt nghiệp cao đẳng trở lên các ngành khối kinh tế, thương mại, ngoại
thương.
+ Có mối quan hệ rộng, giao tiếp tốt, trình độ Tiếng Anh bằng B trở lên, tin
học văn phòng khá.
+ Có phương tiện, sẵn sang đi công tác tại các tỉnh.
+ Ưu tiên các ứng viên nam đã có kinh nghiệm bảo vệ, có thể tự viết các

phương án bảo vệ tại các vị trí khác nhau.
Quy trình, phương pháp tuyển
Sau khi kế hoạch tuyển dụng được phê duyệt, các bộ phận cần phối hợp
với nhau thực hiện các công việc sau đây:
a. Tuyển dụng cán bộ nhân viên văn phòng
Phòng Hành chính – Nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc tuyển
dụng:
Đăng thông báo tuyển dụng
Tiếp nhận hồ sơ tham gia dự tuyển
- Sàng lọc hồ sơ để chọn ra những hồ sơ tiêu biểu và phù hợp nhất trình Tổng
Giám Đốc ký duyệt
- Thông báo cho những hồ sơ đạt yêu cầu tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp tại
công ty.
- Thành lập Hội đồng xét tuyển nhân viên (Tổng Giám Đốc, Trưởng phòng Hành
chính – Nhân sự, Trưởng bộ phận có nhu cầu tuyển dụng, thư ký tổng hợp).
- Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, Hội đồng xét tuyển đưa ra kết luận và báo cáo
kết quả trình Hội đồng quản trị xét duyệt.
- Danh sách nhân viên trúng tuyển được thông báo tại Văn phòng công ty và
thông báo trực tiếp cho người dự tuyển thông qua điện thoại.
Bảng 6: Số lượng tuyển dụng nhân viên văn phòng của công ty qua các
năm
(Đơn vị: Người)
Phòng Ban Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
Tài chính - Kế toán 0 1 0
Pháp chế 0 2 1
Nhân sự tiền lương 2 1 2
NGHIỆP VỤ
ĐÀO TẠO

Đào tạo tập huấn 0 1 0
Quản lý mục tiêu 0 0 2
Ứng dụng công nghệ 1 0 0
KINH DOANH
Phát triển thị trường 1 1 0
Chăm sóc khách hàng 2 3 1
TỔNG CỘNG 6 9 6
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Ta thấy được số lượng nhân viên văn phòng tuyển dụng nhiều vào năm
2006, khi mà công ty xây dựng văn hoá doanh nghiệp, bước đầu cải cách bộ
máy quản lý hành chính, nâng cao trình độ cho nhân viên. Phòng Kinh Doanh là
phòng có có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất qua các năm vì yêu cầu cao trong
công việc như đi công tác dài ngày, liên hệ ký các hợp đồng, xác định giá trị
hợp đồng,…. các nhân viên mới tuyển dụng khó thích nghi ngay được. Mặt
khác, một số ban có ít sự thay đổi về nhân sự như ban Tài chính - Kế toán, Đào
tạo - Tập huấn, Ứng dụng công nghệ,…
b. Tuyển dụng nhân viên bảo vệ
- Được tuyển dụng dưới các hình thức sau: Cán bộ công ty trực tiếp đi tuyển
dụng; đăng tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, ti vi,
website quảng cáo; từ các đầu mối tuyển dụng đặt tại các tỉnh như Tuyên
Quang, Hải Dương, Nam Định, Phú Thọ,…
- Phòng Hành chính – Nhân sự chịu trách nhiệm trong việc đăng tuyển nhân viên
bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời tiếp nhận hồ sơ từ
các đầu mối tuyển dụng.
- Tiếp theo, phòng Hành chính – Nhân sự tiếp nhận hồ sơ nhân viên bảo vệ sau
khi đã hoàn thành đầy đủ các loại giấy tờ yêu cầu (hồ sơ theo mẫu riêng công ty
phát hành).
- Hồ sơ tuyển dụng sau khi phát hành và người lao động đã hoàn thiện được tập
hợp về phòng Hành chính – Nhân sự kiểm tra lần cuối để kịp thời bổ sung đầy
đủ.

- Phòng Nghiệp vụ - Đào tạo sẽ tổ chức khám tuyển kiểm tra sức khỏe cho nhân
viên tuyển dụng theo tiêu chuẩn tuyển dụng của công ty. Nếu đạt tiêu chuẩn sẽ
được phòng Nghiệp vụ - Đào tạo xác nhận qua vòng kiểm tra và đến vòng
phỏng vấn.
- Căn cứ vào kết quả sơ tuyển, phòng Hành chính – Nhân sự sẽ phỏng vấn trực
tiếp để xác định nhân thân, cách thức giao tiếp, trình độ, học thức của ứng viên.
Nếu qua được vòng này, từ phòng Nghiệp vụ - Đào tạo sẽ cấp giấy tiếp nhận
cho học viên để làm căn cứ tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ bảo vệ - vệ sỹ
chuyên nghiệp.
Sơ đồ 2: Quy trình tuyển dụng nhân viên bảo vệ
Đăng tuyển nhân viên bảo vệ qua các phương tiện thông tin đại chúng
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra, bổ sung
đầy đủ hồ sơ
Khám tuyển sức khoẻ
Phỏng vấn trực tiếp
Cấp giấy tiếp nhận
học viên
Bảng 6: Số lượng nhân viên bảo vệ được tuyển dụng qua các thời kỳ
(Đơn vị: Người)
Thời kỳ 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm
2006 2006 2007 2007
Số lượng 20 31 41 72
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Kết hợp bảng số liệu nhân viên bảo vệ tuyển dụng và bản kế hoạch tuyển
dụng ở trên ta có được biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Số lượng nhân viên bảo vệ kế hoạch và thực tế qua các thời kỳ
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được năm 2006, công tác tuyển dụng
không đạt được kế hoạch đề ra, tính cả năm chỉ được 60% kế hoạch, thiếu hụt
nhân viên. Nhưng đến năm 2007, do cải cách lại bộ máy quản lý, tình hình đã

được thay đổi, cả hai thời kỳ trong năm đã vượt mức kế hoạch, không gây nhiều
áp lực cho công tác bố trí, sắp xếp nhân viên ở các vị trí bảo vệ. Ngoài ra, số
lượng nhân viên bảo vệ phát triển nhiều như vậy cũng đặt ra những khó khăn
trong việc quản lý người lao động khi mà bộ phận quản lý thay đổi không đáng
kể về nhân sự.
III. Công tác đào tạo, tập huấn nhân sự
Đối với cán bộ nhân viên khối văn phòng
Nhân sự sau khi được tuyển dụng vào công ty, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ
công tác có thể được đào tạo và tập huấn thêm về chuyên môn, quản lý. Trong
công ty việc huấn luyện và đào tạo không chủ là trách nhiệm của riêng phòng
Hành chính – Nhân sự mà là của mọi đơn vị phòng ban.
Đào tạo là một quá trình tương đối thường xuyên và liên tục. Khi mới
nhận vào làm việc, tất cả các nhân viên khối văn phòng đều phải tham gia một
khóa đào tạo cơ bản nhằm giúp nhân viên hiểu rõ hơn về công việc của mình sẽ
làm cũng như quyền và nghĩa vụ đối với công ty.
Đối với nhân viên bảo vệ
Do đặc thù nghề nghiệp, sau khi được tuyển dụng và đóng học phí, học
viên sẽ được học qua lớp đào tạo bảo vệ - vệ sỹ chuyên nghiệp trong vòng 1
tháng. Phòng Nghiệp vụ - Đào tạo chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo
nghiệp vụ cho học viên như lên kế hoạch, giảng dạy, tổ chức giảng dạy, mời
giáo viên giảng dạy và quản lý nghiệp vụ.
Những đối tượng được học đào tạo nhân viên bảo vệ mục tiêu phải dựa
trên cơ sở đã được khám tuyển và đạt được các tiêu chuẩn do công ty đề ra
trong các vòng sơ tuyển về lý lích, sức khỏe, đạo đức. Học viên đào tạo được
huấn luyện và học các môn sau:
Điều lệnh, đội ngũ
Võ thuật
Pháp luật hình sự Việt Nam – Tội phạm
Nghiệp vụ bảo vệ, các phương pháp viết biểu mẫu
Sử dụng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy

Riêng đối với điều lệnh, đội ngũ, võ thuật sẽ có giáo viên chuyên nghiệp
đang công tác tại các đơn vị công an, bộ đội đảm nhận. Các học viên sau khi
hoàn thành cơ bản chương trình đào tạo về lý thuyết tại cơ sở sẽ được điều động
tham gia công tác tập việc tại các mục tiêu khoảng 1 tuần. Trong quá trình thực
tập, các học viên sẽ được nhân viên bảo vệ đang làm việc tại các mục tiêu kèm
cặp hướng dẫn công việc theo các ca bảo vệ và sẽ ở tập trung cùng nhân viên
các đội. Chế độ đi lại, ăn uống sinh hoạt của học viên trong quá trình thực tập
được tính theo định mức của các nhân viên chính thức.
Địa điểm đào tạo, tập huấn thay đổi theo từng khoá học, phù thuộc vào số
lượng học viên, hợp đồng ký kết giữa công ty và đơn vị chủ quản, công ty
thường chọn là các trường trung học, học viện Cảnh Sát Nhân Dân – Hà Nội,
các cơ quan trường học trên địa bàn Hà Nội Dù ở vị trí nào, địa điểm đào tạo
cũng phải phù hợp với sự đóng góp kinh phí của học viên và đảm bảo phải có
lợi nhuận cho kinh doanh đào tạo, huấn luyện nhân viên bảo vệ. Vì vậy chọn địa
điểm đào tạo phải có những yêu cầu sau đây:
- Phải đảm bảo môi trường vệ sinh: Nơi học, nhà ở phải thoáng mát, đủ tiêu
chuẩn về môi trường vệ sinh; điện, nước phải đảm bảo thường xuyên; nơi ăn pải
sạch sẽ thoáng máy, bàn ghế đầy đủ cho 50 – 100 học viên ăn hàng ngày.
- Phải đảm bảo môi trường sư phạm: Có phòng học đảm bảo đủ bàn ghế, bảng,
quạt điện cho từ 50 – 100 học viên; có sân tập luyện thường xuyên; có đội ngũ
giáo viên có trình độ sự phạm và chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm nghề nghiệp.
Sau khóa học, công ty có tổ chức các buổi kiểm tra, phân loại học viên,
cấo chứng chỉ đào tạo bảo vệ chuyên nghiệp rồi sau đó sắp xếp công việc ngay
cho các nhân viên bảo vệ mới này. Các học viên có kết quả tốt sẽ được ưu tiên
bố trí công tác trước. Trong quá trình đang đào tạo hoặc thực tập, nếu công ty có
các hợp đồng bảo vệ mục tiêu phát sinh cần nhân lực chính thức từ lớp đào tạo
thì ưu tiên bố trí công tác các trường hợp đã qua lực lượng vũ trang hoặc có quá
trình học tập rèn luyện tốt. Học viên sẽ phải kiểm tra 3 môn học chính là Võ
thuật, Pháp luật và Nghiệp vụ.
Vào tháng 3 năm 2008 (khoá học gần đây nhất), công ty có 56 học viên

đến từ các tỉnh Hà Nội, Thanh Hoá, Thái Bình, Ninh Bình, Phú Thọ,… về nhập
học. Sau thời gian nhập học 2 ngày có 1 học viên xin về đi học Cao Đẳng và 1
học viên xin thôi học vì có giấy tuyển dụng đi làm theo ngành nghê đã học
trước đó. Như vậy, tổng số là 54 học viên học bắt đầu từ ngày 1/3/2008 đến
ngày 31/3/2008.
Bảng 7: Thống kê điểm của học viên tháng 3/2008
(Đơn vị tính: Người)
Điểm
Môn
5 6 7 8 9 Tổng cộng
Pháp luật 13 17 13 10 1 54
Võ thuật 0 10 32 12 0 54
Nghiệp vụ 6 18 19 9 2 54
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Đào tạo)
Với môn thi Pháp luật, công ty áp dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp
với 7 đề và 14 câu hỏi khác nhau, có 44% học viên đạt khá giỏi, còn lại là điểm
trung bình, không có học viên không đạt yêu cầu. Về môn Nghiệp vụ bảo vệ đã
áp dụng kiểm tra viết với 5 đề và 10 câu hỏi khác nhau, có 56% học viên đạt
khá giỏi, 44% học viên đạt yêu cầu, không có học viên dưới điểm trung bình.
Cuối cùng, môn điều lệnh đội ngũ và võ thuật đã tổ chức kiểm tra theo đội hình
tiểu đội và từng cặp đấu trên bãi tập. Kết qua cho thấy số học viên đạt loại khá
về võ thuật là 79%, còn 21% là học viên đạt yêu cầu.
Tổng kết lại, kết quả kiểm tra 3 môn học chính cho thấy có gần 60% học
viên đạt loại khá và 40% học viên đạt loại trung bình và đặc biệt khoá này
không có học viên nào phải xét lại điểm xem có đạt yêu cầu hay không.
Bảng 8: Báo cáo kinh phí đào tạo tháng 3/2008
(Đơn vị tính: VNĐ)
TT KHOẢN THU/CHI ĐƠN GIÁ
THÀNH
TIỀN

1 Học phí 1.200.000 đ/người x 54 người 64.800.000
2 Tiền bán hồ sơ 10.000 đ/bộ x 54 bộ 540.000
A. TỔNG THU 65.340.000
1 Giảng võ thuật 10.000đ/giờ x 36 giờ 360.000
2 Thiết bị thực hành PCCC 500.000
3 Lý thuyết 30.000đ/giờ x 6 giờ x 26 ngày 4.680.000
4 Chi ăn 300.000 đ/người/tháng x 54 người 16.200.000
5 Chi ở 200.000 đ/người/tháng x 54 người 10.800.000
6 Chi thuốc, nước giáo viên 15.000 đ/ngày x 26 ngày 390.000
7 Chi khai giảng, bế giảng 2.000.000
8 Thuê xe ô tô 500.000đ x 2 lượt 1.000.000
9 Thông báo tuyển sinh 3.000.000
10 Chi phí khác 2.000.000
B. TỔNG CHI 40.930.000
C. LỢI NHUẬN CÒN LẠI (A) - (B) 24.410.000
(Nguồn: Ban Tài Chính - Kế Toán)
Nhìn vào báo cáo tình hình kinh phí đào tạo của tháng 3 năm 2008 vừa
qua ta có thể thấy rằng hoạt động đào tạo cũng là một hoạt động đem lại lợi
nhuận cho công ty với số tiền khoá này đem lại là hơn 24 triệu. Tuy nhiên công
ty không nên quá chú trọng phần lợi nhuận này mà nên chú trọng đến việc nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ. Có làm được như thế
thì chất lượng nhân viên mới có thể đảm bảo, có thể làm hài lòng khách hàng
của mình.
IV. Thực trạng chất lượng đội ngũ nhân sự và tình hình sử dụng
1. Cơ cấu lao động
Là doanh nghiệp hoạt động trên cả hai lĩnh vực Thương Mại và dịch vụ
với hơn 30 vị trị bảo vệ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu là các Ngân hàng,
công trường xây dựng, công ty, tòa nhà nên số lượng lao động của công ty là
tương đối cao. Số lượng lao động của công ty tính đến tháng 3/2008 là 285
người, ngoài ra không kể đến số nhân viên bỏ việc.

- Dựa vào chức năng và nhiệm vụ, lao động của
công ty được chia làm hai bộ phận:
+ Bộ phận văn phòng (quản lý): 37 người
+ Bộ phận nhân viên: 258 người
- Dựa vào Hợp đồng lao động trong công ty được
chia thành hai loại sau:

×