VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP
I. Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
1. Khái niệm đội ngũ
Đội ngũ là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức như đội ngũ
CBCNV, đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ nghệ sỹ….Khái niệm đội ngũ được
xuất phát từ thuật ngữ quân sự, đó là tổ chức gồm nhiều người tập hợp thành một
lực lượng hoàn chỉnh. Như vậy, đội ngũ có thể được hiểu là tập hợp một số người
có cùng chức năng, nhiệm vụ và nghề nghiệp.
Các quan niệm về đội ngũ tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ: đội
ngũ là tập hợp một số người thành một lực lượng, thực hiện một hay một số chức
năng, nhiệm vụ nhất định để đem về kết quả cụ thể nào đó.
Trong doanh nghiệp, đội ngũ bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao
động sản xuất kinh doanh.
2. Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm độ ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
Có nhiều cách hiểu khác nhau về cán bộ quản lý:
Theo từ điển Anh Việt, cán bộ quản lý là người điều hành hoạt động của các
tổ chức kinh doanh theo một phương pháp nhằm thực hiện những chính sách và
mục tiêu kinh doanh đề ra.
”Người thuộc về bộ máy điều hành doanh nghiệp là lao động gián tiếp,lao
động quản lý”
1
. Quan điểm này đã đồng nhất lao động gián tiếp và lao động quản
lý.
“Lao động quản lý được hiểu là tất cả những lao động hoạt động trong bộ
máy quản lý và tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản lý”
2
Trên cơ sở
này thì cán bộ quản lý bao gồm giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng
trong bộ máy quản lý của công ty.
“Cán bộ quản lý là những người thực hiện chức năng quản lý nhằm đảm bảo
cho tổ chức đạt được những mục đích đặt ra với kết quả và hiệu quả cao”
3
.
Để có cách hiểu thống nhất,trong bài viết này được hiểu theo cách giải thích:”
Cán bộ quản lý là người nắm giữ một chức vụ trong bộ máy quản lý tại doanh
nghiệp hoặc các đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh trên thị
trường”
4
.Vậy cán bộ quản lý là người có chức vụ từ trưởng phòng hoặc phụ trách
bộ phận đến giám đốc.
Cán bộ quản lý là những người hoạt động trong bộ máy quản lý, thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ nhất định trong các quá trình quản lý của doanh
nghiệp trên cơ sở quyền hạn nhất định. Cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh là
những người trực tiếp làm công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp.
Từ những khái niệm trên có thể rút ra khái niệm chung về đội ngũ cán bộ
quản lý: Đội ngũ cán bộ quản lý là một lực lượng cán bộ thực hiện chức năng quản
lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chức năng quản lý nói chung.
Trong doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý được gắn kết với nhau bằng hệ thống
các mục đích, mục tiêu chung là quản lý tốt đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất, có cùng nhiệm vụ quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh, cùng chịu sự ràng buộc bởi các quy tắc quản lý hành chính
của Nhà nước, nội quy, quy chế hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm lao động và vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
trong xu thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.2.1. Đặc điểm lao động của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
Ngoài những đặc điểm chung của lao động, đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế còn có một số đặc điểm riêng sau:
-Cán bộ quản lý có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, làm cho hoạt động sản xuất diễn ra
liên tục, không bị gián đoạn.
-Đối tượng tác động của cán bộ quản lý là người gắn liền với hoạt động sản
xuất kinh doanh. Sự tác động của cán bộ quản lý vào những người này nhằm phát
huy nội lực ẩn chứa bên trong mỗi con người, phát huy khả năng sáng tạo mỗi cá
nhân, tập thể bằng các chủ trương, định hướng, tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh
giá. Người quản lý tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh thông qua người
lao động.
-Hoạt động của cán bộ quản lý là hoạt động trí óc. Cán bộ quản lý luôn phải
suy nghĩ, sáng tạo, tìm tòi và nghiên cứu các tình huống để đưa ra những quyết
định chính xác và kịp thời. Các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, luôn biến
đổi không ngừng theo không gian và thời gian, điều này đòi hỏi người cán bộ quản
lý phải hết sức linh hoạt dựa trên năng lực, kinh nghiệm của bản thân, nhạy cảm
với sự biến đổi của thực tiễn, dám nghĩ, dám làm, có bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng
đương đầu với khó khăn thử thách, dũng cảm nhìn nhận và sửa chữa sai lầm. Do
vậy, người cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh phải được đào tạo một cách cơ bản
và phải được tôi luyện trong hoạt động thực tiễn.
2.1.2.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cán bộ quản lý
giữ vai trò hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự
thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình này, các nhà quản lý thường xuyên thực hiện 3 vai trò: vai trò liên
kết, vai trò thông tin và vai trò ra quyết định.
-Vai trò liên kết bao gồm những công việc liên quan trực tiếp với những
người khác. Người quản lý đại diện cho đơn vị, công ty mình trong các cuộc gặp
mặt chính thức với đơn vị bạn, đối tác…(vai trò người đại diện); đưa ra các chủ
trương, chính sách nhằm tạo ra và duy trì động lực cho người lao động nhằm đạt
được mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp (vai trò người lanh đạo); đảm bảo
mối liên hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty
(vai trò người liên lạc).
-Vai trò thông tin bao gồm sự trao đổi thông tin với người khác. Người quản
lý tìm kiếm thông tin phản hồi cần thiết cho quản lý (vai trò người giám sát), chia
sẻ thông tin với những người trong đơn vị, doanh nghiệp (vai trò người truyền tin),
chia sẻ thông tin với những người bên ngoài đơn vị (vai trò người phát ngôn).
-Vai trò ra quyết định bao hàm việc ra quyết định để tác động lên con người.
Nhà quản lý tìm kiếm cơ hội, thông tin để xác định vấn đề cần giải quyết (vai trò
người ra quyết định), chỉ đạo việc thực hiện quyết định (vai trò người điều hành),
phân bổ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu khác nhau (vai trò người đảm bào
nguồn lực) và tiến hành đàm phán với đối tác (vai trò người đàm phán).
Những vai trò trên giúp các nhà quản lý thực hiện có hiệu quả chức năng và
nhiệm vụ của mình. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của
người quản lý càng được thể hiện rõ nét.
2.2. Đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
2.2.1. Khái niệm
Lao động sản xuất – kinh doanh là lực lượng tham gia trực tiếp và gián tiếp
vào quá trình sản xuất ra sản phẩm cho doanh nghiệp, lao động sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh là lực lượng thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.2. Phân loại
Lao động sản xuất kinh doanh bao gồm lao động sản xuất chính và lao động
sản xuất phụ.
Lao động sản xuất chính là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của
doanh nghiệp. Đội ngũ công nhân này tập trung chủ yếu tại các phân xưởng sản
xuất.Là đội ngũ đặc biệt quan trọng vì họ quyết định trực tiếp đến số lượng và chất
lượng sản phẩm.
Lao động sản xuất phụ là những người không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
nhưng những công việc của họ giúp cho lao động sản xuất chính hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Đây là đội ngũ lao động không thể thiếu được của doanh nghiệp, công
việc của họ góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
2.2.3. Đặc điểm đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mang đặc điểm
của đội ngũ lao động nói chung và có những đặc điểm riêng:
-Lao động sản xuất kinh doanh có chức năng nhiệm vụ thực hiện các công
việc liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
-Hoạt động của lao động sản xuất kinh doanh đa phần là hoạt động chân tay.
II. Chất lượng đội ngũ lao động và các yếu tố ảnh hưởng
1. Chất lượng đội ngũ lao động
1.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
1.1.1. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
Chất lượng của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp được thể hiện ở đức và
tài. Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của người cán bộ quản lý. Chất lượng
của đội ngũ cán bộ quản lý trước hết được thể hiện cụ thể qua kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phải có đạo đức trong nghề nghiệp cũng
như trong cuộc sống, biết gắn kết lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân một cách hài
hòa, am hiểu và tuân thủ pháp luật của Nhà nước trong quá trình điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
Để đánh giá được chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
trước hết cần xây dựng được tiêu chí để đánh giá. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý trong doanh nghiệp được thể hiện thông qua các tiêu chí: trình độ chuyên môn,
năng lực công tác, thái độ làm việc, phẩm chất đạo đức, tiềm năng phát triển và
các yêu cầu cần thiết khác mà người cán bộ quản lý cần có để quản lý và điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp gồm 3
nhóm chủ yếu:
-Trình độ bao gồm trình độ chuyên môn và trình độ quản lý
-Kết quả thực hiện công việc
-Phẩm chất đạo đức
1.1.2.1. Trình độ của cán bộ quản lý
Trình độ của cán bộ quản lý được thể hiện ở sự hiểu biết về các lĩnh vực tự
nhiên, kinh tế, xã hội…và được trang bị kiến thức ở mức độ nhất định. Tức là vừa
có kiến thức cơ bản, vừa có chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về quản lý. Như
vậy, cán bộ quản lý phải đượng đào tạo và trang bị kiến thức tổng hợp của nhiều
lĩnh vực. Trong nền kinh tế thị trường, phải đối đầu với những thử thách trong xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi cán bộ quản lý phải có kiến thức chuyên
môn giỏi, nghiệp vụ sâu về lĩnh vực được giao; phải có kiến thức về kinh tế thị
trường, kinh tế quốc tế, có kiến thức về thong lệ quốc tế trong các hoạt động kinh
tế, có hiểu biết về phong tục tập quán của nước bản địa - nước có quan hệ hợp tác
kinh tế; phải có kiến thức về khoa học quản lý hiện đại,vận dụng xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý chuyên nghiệp ở mọi cấp quản lý, hoạt động tuân thủ theo quy luật
vận động của nền kinh tế thị trường; cần nắm chắc các đường lối, chính sách kinh
tế của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
1.1.2.2. Kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý
Khi có trình độ chuyên môn cũng như trình độ kiến thức nhất định, người
quản lý cần phải thể hiện năng lực làm việc hay khả năng thực thi nhiệm vụ. Khả
năng thực thi nhiệm vụ là khả năng biến kiến thức, kinh nghiệm thành hoạt động
chỉ đạo cụ thể, bao gồm kỹ năng về chuyên môn và kỹ năng về tổ chức quản lý.
Kỹ năng về chuyên môn
Trong quá trính quản lý, người quản lý cần phải có khả năng chuyến hóa
những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm vào quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, đưa ra những quyết định quản lý kịp thời, chính xác và
giải pháp cụ thể cho từng tình huống. Kỹ năng chuyên môn bao gồm các mặt:
Cán bộ quản lý phải có năng lực hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh
và tổ chức thực hiện nhằm đạt được kết quả một cách tối ưu nhất.Cán bộ quản lý
phải có năng lực thực tế, phân tích các tình huống, giải quyết kịp thời, nhanh nhất
các vấn đề phát sinh trong quát trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Cán bộ quản lý cần biết sử dụng đúng khả năng chuyên môn của cán bộ cấp
dưới, biết lắng nghe, tổng hợp, phân tích và sử dụng ý kiến đóng góp cũng như
phản hồi của cán bộ cấp dưới để vận dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của
đơn vị, tổ chức.
Có khả năng và kinh nghiệm thức tế, kịp thời nắm bắt được biến động của thị
trường, nắm rõ nhu cầu của thị trường cũng như nhu cầu và khả năng sử dụng các
sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất của khách hàng để có quyết định sản xuất kinh
doanh đúng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực một cách tối ưu, không gây ra sự lãng
phí.
Có khả năng huy động sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý cấp chức năng,các
đơn vị bạn.
Kỹ năng về tổ chức quản lý
Đây là yếu tố quan trọng của cán bộ làm công tác quản lý, kỹ năng tổ chức
quản lý được thể hiện qua các mặt:
Có năng lực tổ chức, chỉ huy, phân công và khả năng lôi cuốn, thúc đẩy mọi
người thực hiện công việc và hoàn thành nhiệm vụ. Có khả năng thấu hiểu và nắm
được tâm lý của người lao động,có khả năng sử dụng lao động phù hợp với chuyên
môn sở trường và sở thích để mang lại hiệu quả lao động cao nhất.
Có khả năng quan sát để tổ chức cho doanh nghiệp hoạt động đồng bộ, có
hiệu quả.
Biết tự chủ, có nhiều sáng kiến, giải pháp phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Phản ứng nhanh nhạy, quyết đoán trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm. Có khả năng chớp thời cơ và khả năng dự báo và biết dùng đúng
tiềm lực vào thời điểm và bộ phận thích hợp.
1.1.2.3. Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý
Người cán bộ quản lý phải có đạo đực, lối sống và tác phong làm việc khoa
học, dân chủ, cần kiệm, liêm chính chí công vô tư, không tham nhũng, có ý thức tổ
chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với người lao động, có
khả năng tập hợp và đoàn kết nội bộ.
Người cán bộ quản lý thực hiện tốt đường lối của Đảng, chủ trương, chính
sách và pháp luật của Nhà nước.
Cán bộ quản lý phải có sức khoẻ tốt để đảm đương các nhiệm vụ được giao.
Đây là cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình quản lý. Đặc biệt
trong điều kiện cạnh tranh,hội nhập kinh tế quốc tế,người cán bộ quản lý làm việc
với cường độ cao, thời gian làm việc kéo dài, do vậy nếu không có sức khoẻ thì
không duy trì được sức làm việc, không đưa ra được quyết định đúng đắn và kịp
thời.
Người cán bộ quản lý cần phải có kinh nghiệm trong quản lý và có chuyên
môn công việc được giao trách nhiệm quản lý.
1.2. Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất kinh doanh
1.2.1. Khái niệm
Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh thể hiện thông qua trình
độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ để tiến hành và hoàn thành công việc đúng thời
gian, tiến độ. Người lao động ngoài năng lực chuyên môn kỹ thuật còn cần phải có
sức khoẻ tốt để tham gia vào các quá trình sản xuất – kinh doanh cũng như tham
gia vào các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ… ở đơn vị.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh
Để đánh giá chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh, ta cần phải
xây dựng các tiêu chí đánh giá. Chất lượng đội ngũ lao động sản xuất – kinh doanh