Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phương hướng và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển tại công ty cổ Phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.6 KB, 12 trang )

Phương hướng và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh vận tải biển tại công ty cổ Phần
vận tải Biển Bắc
I. Phương hướng phát triển kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần
vận tải Biển Bắc.
1. Định hướng chiến lược kinh doanh vận tải biển của công ty.
1.1 Cơ hội
1.1.1.Các yếu tố vĩ mô.
* Kinh tế tăng trưởng khá, các hoạt động XNK diễn ra sôi động
Trên bình diện vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với
một mức khá cao và ổn định. Nằm trong xu thế chung đó, các hoạt
động giao thương xuất nhập khẩu cũng đạt mức tăng trưởng cao.
Theo thống kê, tỷ trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường
biển chiếm chừng 80% toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu. Do vậy,
ngành kinh doanh vận tải biển.Có tiềm năng phát triển lớn. Do đó
công ty định hướng phát triển mạnh hơn nữa về vận tải biển đáp ứng
nhu cầu thị truờng đang gia tăng.
* Chính phủ khuyến khích và ưu đãi phát triển ngành hàng hải
1
Đến nay, thị phần chuyên chở của các doanh nghiệp trong nước
mới chỉ đạt 15% lượng hàng hoá XNK. Nhận thức được vai trò quan
trọng của ngành hàng hải trong bối cảnh kinh tế mở cửa, Chính phủ
đã có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành vận tải biển không
những chỉ nhằm vào thị trường trong nước mà còn phục vụ nhu cầu
của các nước thuộc hành lang kinh tế Đông Tây vốn không có thuận
lợi về giao thông vận tải biển như Campuchia, Lào, Myanmar cũng
như vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn.
* Triển vọng tích cực của thị trường vốn Việt Nam
Năm 2006 việc chuyển đổi mô hình từ công ty Nhà nước sang
công ty cổ phần của công ty diễn ra trong giai đoạn thị trường tài
chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển rất


nhanh. Đây là cơ hội vàng giúp Công ty khẳng định mình, nâng cao
tính tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh, để từ đó không ngừng gia
tăng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường. Từ đó, công ty có thể
tham gia đầu tư tài chính vào các dự án mua và đóng tàu mới, và đầu
tư các dự án dài hạn cho vận tải biển.
1.1.2. Các yếu tố nội tại
2
* Về kinh doanh vận tải biển
Công ty tiếp tục duy trì và phát triển thành tích đạt được về sản
luợng, doanh thu vận tải biển trong những năm qua. Trong tương lai
công ty không ngừng đầu tư nâng cao chất luợng và số lượng tàu
bằng nguồn vốn vay có chi phí thấp, nhất là khi công ty được cổ phần
hóa công ty được sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược là công ty cổ phần
Bảo Minh Sài Gòn thì công ty tiếp cận được nguồn vốn vay lớn với chi
phí rẻ. Đào tạo con người là chiến lược phát triẻn bền vững của công
ty, công ty tổ chức khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ
nhân viên cả trên bờ và dưới tàu cảu công ty để nâng cao trình độ đáp
ứng tình hình mới trong tương lai.
1.2.Thách thức
1.2.1. Các yếu tố vĩ mô
* Khả năng cạnh tranh kém của đội tàu Việt Nam
3
Có thể nói ngành vận tải biển trong nước hiện nay đang “thua
trên sân nhà” với một thị phần khiêm tốn là 15%. Tình trạng yếu kém
này là do đội tàu Việt Nam của chúng ta có trọng tải nhỏ. Tính đến
tháng 4/2005, tổng tải trọng của đội tàu Việt Nam là 3.194.911 tấn xếp
thứ 60/150 nước trên thế giới, xếp thứ 4/10 nước trong khu vực
ASEAN. Độ tuổi bình quân của đội tàu tương đối cao, trên 15 năm.
Các tàu chuyên dụng chở các mặt hàng đặc biệt như hàng đông lạnh,
hàng lâm sản, hoá chất, gas hoá lỏng LPG, dầu thô chưa đáp ứng

được yêu cầu vận chuyển với khối lượng lớn. Chi phí vận hành, bảo
hiểm và sửa chữa cao trong khi chất lượng dịch vụ ngày càng giảm.
Trong tương lai, khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các công ước hàng
hải quốc tế và bảo vệ môi trường, nếu đội tàu không đựơc đầu tư
nâng năng lực vận chuyển và trẻ hoá, nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị
trường hàng hải quốc tế là không tránh khỏi.
1.2.2. Các yếu tố nội tại
4
Trong giai đoạn vừa qua, Công ty chưa được năng động và hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh vận tải biển, dẫn đến thị phần kinh
kinh doanh vận tải biển bị suy giảm đáng kể.
Số cán bộ công nhân viên nhiều tuổi chiếm tỷ trọng lớn, trong khi
đó công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nhân viên nghiệp vụ kế cận
chưa được thực hiện đúng mức.
1.3. Định hướng chiến lược kinh doanh vận tải biển của công ty.
Từ cơ hội và thách thức đó ta đề ra đươc định hướng chiến lược
cho ngành kinh doanh vận tải biển cảu công ty.
Thứ nhất phát triển mạnh đội tàu của công ty cả số lượng và chất
lượng để đáp ứng thị trươngf trong tương lai.
Thứ hai là tuyển chon và đào tạo đội ngũ nhân sự có trình độ cao
để quan lý và khai thác kinh doanh vận tải biển có hiệu quả cao nhất.
Thứ ba là ngành vận tải biển cảu công ty không ngừng nâng cao
chất lượng chuyên trở đảm bảo hàng hoá an toàn cho khách hàng tạo
uy tín cao trên thị trường vận tải.
Thứ tư là nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường vận tải biển
của công ty. Để từ đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận tải cảu thị trường
và thu lại lợi ích lớn nhât.
2. Các kế hoạch phát triển kinh doanh vận tải biển.
* Phương án đầu tư tàu biển
Công ty có kế hoạch dài hạn để phát đội tàu biển trong tương lai.

Đó là kế hoạch mau và đóng mới 18 con tàu chở hàng khô trị giá 630
triệu USD và 2 con tàu chở dầu trị giá 50 triệu USD cụ thể
5
Trong năm 2007 công ty đầu tư đóng mới 1 tàu trọng tải là 12.500
DWT, và hai tàu có trọng tải là 22.500 DWT, mua 2 tàu có trọng tải là
trên 20.000 DWT, và 2 tàu có trọng tải trên 40.000 DWT
Trong năm 2008 công ty đầu tư đóng mới 2 tàu trọng tải là 22.500
DWT, và hai tàu có trọng tải là 59.000 DWT, mua 2 tàu có trọng tải là
25.000 DWT, và 1 tàu có trọng tải là 45.000 DWT, 1 tàu có trọng tải là
20.000 DWT.
Trong năm 2009 công ty đầu tư mua 2 tàu có trọng tải là trên
8.700 DWT, và 2 tàu có trọng tải là 40.000 DWT
Trong năm 2010 công ty đầu tư mua 2 tàu có trọng tải là 40.000
DWT, và 2 tàu có trọng tải là 20.000 DWT
* Kế hoạch đầu tư nguồn nhân sự.
Với kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu của công ty hiện đại tiên
tiến thì đi kèm với nó là kế hoạch phát triển nguồn nhân sự có trình độ
kĩ thuật, khai thác và điều hành, nhất trình độ sử dụng, vận hành tàu
của thuyền viên đủ đáp ứng yêu cầu chuyên môn cao. Do đó công ty
lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cụ thể tuỳ theo tình hình thực tiễn
đưa ra để đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh doanh vận tải biển cả về
chất lượng và số lượng lao động.
* Kế hoạch phát triển thị trường vận tải biển của công ty.
6

×