Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số biện pháp giúp sinh lớp 5 học Tập làm văn tốt hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.51 KB, 10 trang )

1

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong những môn học
chiếm vị trí quan trọng, chiếm thời lượng nhiều nhất so với các môn học khác.
Trong đó phân môn Tập làm văn lại chiếm thời lượng nhiều trong môn Tiếng Việt.
Vì vậy, việc dạy tập làm văn có vai trò hết sức cần thiết và là nền tảng để học sinh
học tốt các môn học khác. Trải qua nhiều năm công tác, từ các thực tiễn, bản thân
cũng đã có được một số kinh nghiệm về dạy học tập làm văn lớp 5. Với mong
muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất
lượng phân môn tập làm văn nói riêng, bản thân tôi xin trình bày một số kinh
nghiệm mà mình đã tích luỹ được thông qua đề tài: “Một số biện pháp giúp sinh
lớp 5 học Tập làm văn tốt hơn”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm ra phương pháp để giảng dạy nhằm
giúp học sinh học tập làm văn tốt hơn, góp phần học tốt các môn học khác.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5 Trường Tiểu học EaHiao
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu tình hình học tập của học sinh về phân môn tập làm văn.
- Nghiên cứu chương trình Sách giáo khoa hiện hành để từ đó xây dựng biện
pháp thích hợp.
- Nghiên cứu hệ thống các biện pháp để thực hiện.
V. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 5A 6 Trường Tiểu học EaHiao năm học
2009 – 2010 và năm học 2010 – 2011.
Phân môn Tập làm văn trong chương trình lớp 5 có rất nhiều thể loại, đề tài
này chỉ trình bày về kinh nghiệm dạy tập làm văn miêu tả.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp chọn lọc chi tiết.
- Phương pháp đọc lập suy nghĩ.
- Phương pháp thảo luận nhóm.


2

PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.CƠ SỞ KHOA H ỌC:
Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác góp phần giáo dục và phát triển
toàn diện cho học sinh. Qua các bài học, học sinh hiểu biết thêm về thiên nhiên,
cuộc sống xung quanh, đất nước, con người Việt Nam . . . Trong chương trình
Tiếng Việt lớp 5 mới, bên cạnh các phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện
từ và câu . . . Phân môn Tập làm văn góp phần rèn cho học sinh các kĩ năng sử
dụng Tiếng Việt: Nghe – nói - đọc - viết. Bên cạnh, thông qua học Tập làm văn, học
sinh có điều kiện tiếp cận vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên qua các bài văn,
đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề Tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái
chân - thiện - mĩ được định hướng trong các đề bài. Những cơ hội đó làm nảy nở
tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và những việc xung quanh
của các em, giúp cho tâm hồn, tình cảm của các em thêm phong phú. Đó là những
nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của các em.
Chính vì vậy, việc hình thành và rèn luyện kĩ năng làm tập làm văn cho học
sinh là một yêu cầu rất cần thiết.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong năm học 2009 – 2010 vừa qua, tôi được Ban giám hiệu Nhà trường
phân công giảng dạy lớp 5A6 với sĩ số là 19 học sinh.
Qua kết quả thi khảo sát đầu năm, tôi thống kê được chất lượng học phân

môn Tập làm văn như sau:
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
19
2
10,5%
3
15,8%
12
63,2%
2
10,5%
Qua một năm tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học
sinh, tôi nhận thấy các em có nhiều tiến bộ, kết quả đạt được cuối năm học như sau:
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
TSHS
SL

TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
19
5
26,3%
9
47,4%
5
26,3%
0
Năm học 2010 - 2011 này, tôi được BGH nhà trường phân công trực tiếp
giảng dạy và phụ trách lớp 5A6 với sĩ số 21 học sinh, trong đó 15 học sinh là nữ.
Qua một thời gian giảng dạy phân môn Tập làm văn theo chương trình sách giáo
khoa mới, tôi nhận thấy việc dạy và học phân môn Tập làm văn có một số khó khăn
nhất định đó là:
- Đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, do vốn từ ngữ của các em còn nhiều
hạn chế, chưa biết cách mở rộng câu đúng thành câu hay.
TSHS


3

- Các em chưa nắm chắc cách trình bày bài văn.
- Chưa biết cách sử dụng câu nêu ý bao trùm của đoạn, chuyển ý giữa các đoạn,
làm cho các đoạn văn trong một bài văn rời rạc, chưa logic.

- Trong khi viết, các em chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình.
- Một số em có sử dụng biện pháp so sánh nhưng còn cứng nhắc.
Từ những lí do trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các em, tôi suy nghĩ làm
sao tìm ra biện pháp giảng dạy phù hợp để giúp học sinh học tập làm văn tốt hơn.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chương trình tập làm văn lớp 5, tôi nhận thấy phân môn Tập làm
văn trong chương trình lớp 5 mới gồm các tuyến kiến thức:
- Văn miêu tả: + Tả cảnh
+ Tả người
- Các loại văn bản khác: + Báo cáo thống kê.
+ Làm đơn.
+ Thuyết trình, tranh luận.
+ Làm biên bản. . .
Trong đó thể loại văn miêu tả khá trọng tâm và quan trọng trong chương
trình Tập làm văn lớp 5. Bởi văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con
người. . . bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Văn miêu tả giúp người đọc
nhìn rõ chúng, tưởng như mình đang “xem tận mắt, bắt tận tay”. Tuy nhiên, để thực
hiện được các điều này quả là một điều không đơn giản. Việc làm trước tiên của tôi
là tiến hành điều tra thực trạng học sinh trong lớp qua kết quả chất lượng đầu năm,
đánh giá kĩ năng làm văn theo 4 mức: Giỏi –khá – trung bình – yếu.
TSHS
21

GIỎI
SL
TL
2
9,5%

KHÁ

SL
TL
6
28,6%

TRUNG BÌNH
SL
TL
11
52,4%

YẾU
SL
TL
2
9,5%

I. Biện pháp tiến hành:
- Nghiên cứu sách giáo viên, các tài liệu tham khảo liên quan đến việc dạy và
học phân môn Tập làm văn lớp 5 mới.
- Dạy học bằng các phương pháp và hình thức phù hợp nhằm phát huy tính tích
cực học tập môn tập làm văn của học sinh.
- Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả ( Tranh ảnh, vật thật ).
- Quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp - đặc biệt là các đối tượng học
sinh yếu; trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ khi các em gặp lúng túng trong giờ học.


4

- Kết hợp với các môn học khác cung cấp thêm vốn từ cho học sinh.

- Bản thân giáo viên luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, qua đồng
nghiệp để cải tiến, đầu tư cho mỗi bài dạy.
Công việc này được tôi tiến hành xuyên suốt ngay từ đầu năm học.
Đối với học sinh lớp 5 ở địa bàn tôi trực tiếp giảng dạy, vốn ngôn ngữ của
các em còn rất nhiều hạn chế - đặc biệt là các em chưa biết cách trau chuốt, gọt
giũa lời văn, câu văn được bóng bẩy, mang tính “Nghệ thuật”, mà đa số các em
“nghĩ sao thì viết vậy”; Cho nên việc trước tiên là giáo viên cần kết hợp với các
phân môn trong môn Tiếng Việt – nhất là phân môn luyện từ và câu - cung cấp vốn
từ ngữ cho học sinh, uốn nắn cho các em cách dùng từ, đặt câu, hướng cho các em
từ “ngôn ngữ tự nhiên” thành “ngôn ngữ nghệ thuật”. Kết quả cuối cùng của việc
dạy Tập làm văn là hiệu quả của những bài văn. Bài văn hay là bài văn đạt tốt các
yêu cầu về nội dung, nghệ thuật và cảm xúc. Vì vậy, trong mỗi giờ Tập làm văn
giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu này.
Ở lớp 5, để viết bài văn miêu tả, học sinh thường trải qua các khâu cơ bản là:
- Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh hoặc tả người.
- Phân tích các văn bản mẫu.
- Quan sát, lập dàn ý chi tiết.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài.
Để tiến hành mỗi hoạt động trong từng tiết học có hiệu quả, giáo viên và học
sinh lần lượt giải quyết các yêu cầu nói trên.
1. Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh:
Để học sinh học tốt tập làm văn, trước khi thực hiện một yêu cầu của đề bài
nào đó, giáo viên cần giúp học sinh hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ để bài học
để học sinh có vốn từ ngữ mà vận dụng trong khi làm bài. Từ đó giúp các em đỡ
phải lúng túng.
Ví dụ: Khi dạy bài tập làm văn: Viết một đoạn miêu tả cảnh sông nước ( Tiếng
Việt 5 - Tập 1 – Trang 74 ).
Giáo viên cần giúp các em hệ thống hoá các từ ngữ thuộc chủ đề sông nước.
Chẳng hạn: lăn tăn, êm đềm, man mác, quanh co, xanh thẳm, lung linh,...

2. Mở rộng câu đúng thành câu hay:
Do kĩ năng đặt câu của học sinh còn nhiều hạn chế nên giáo viên cần giúp choi
các em ôn luyện cách đặt câu đúng và từ câu đúng biết cách mở rộng thành câu hay
để sử dụng trong bài văn.
Ví dụ : Khi dạy bầi : Viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều )
trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy ).


5

( Tiếng Việt 5 - Tập 1 – Trang 22 ). Sau khi giúp học sinh xác định đề bài, giáo viên
cần giúp các em cách đặt câu đúng và từ câu đúng mở rộng thành câu hay để vận
dụng vào bài văn.
Chẳng hạn: Mặt trời mọc. ( Câu đúng )
Mở rộng : Ở chân trời phía đông, Ông mặt trời từ từ dâng cao trên đỉnh núi.
Chim hót. ( Câu đúng )
Mở rộng : Trong vòm là xanh, con chim chào mào hót líu lo như đón chào
ngày mới.
3. Tìm hiểu cấu tạo bài văn tả cảnh hoặc tả người:
- Từ một văn bản mẫu, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mở bài, thân bài,
kết bài cua bài văn tả cảnh, tả người.
- Cho học sinh rút ra ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả cảnh ( tả người ).
- Sau đó lưu ý cho học sinh về cách trình bày bài văn sao cho tách bạch rõ 3
phần của một bài tập làm văn.
4. Phân tích các văn bản mẫu:
- Với các văn bản mẫu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập trung vào việc
tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong bài văn. Đồng thời cũng chú tâm vào việc tìm hiểu
cách sử dụng các giác quan khi quan sát và cách chọn lọc chi tiết để tả. Ngoài ra
còn có thể kết hợp với việc quan sát các cảnh thông qua tranh, ảnh, ...
Ví dụ:


Bài “Luyện tập tả cảnh”- Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 14.
- Cho học sinh đọc bài văn “Buổi sớm trên cánh đồng”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài văn bằng các câu hỏi:
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
+ Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?
+ Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
- Sau khi tìm hiểu xong bài văn, Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy
nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
* Bài “Luyện tập tả cảnh”- sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 21.
- Yêu cầu của bài này là học sinh phân tích 2 văn bản “Rừng trưa” và “Chiều
tối” để thấy được những hình ảnh đẹp trong mỗi bài văn.
- Cách tiến hành bài này là:
+ Cho học sinh đọc lần lượt từng bài văn.
+ Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về rừng tràm cho học sinh quan sát.
+ Cho học sinh nêu ý kiến về hình ảnh mà các em thích trong mỗi bài văn.
Có thể yêu cầu các em nêu lí do vì sao mình thích hình ảnh đó.


6

- Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh, đặt biệt khen ngợi những em
tìm được những hình ảnh đẹp.
+ Sau cùng, giáo viên chốt lại các hình ảnh đẹp ở từng bài văn và hướng cho
học sinh nên đưa các hình ảnh đẹp vào bài văn miêu tả.
5. Quan sát, lập dàn ý chi tiết:
- Để làm tốt được bài văn miêu tả, giáo viên cần yêu cầu học sinh có sự
chuẩn bị bài trước khi đến lớp – đó là nhắc các em quan sát kĩ cảnh vật, sự vật hoặc
một người nào đó trước khi vào học bài mới, điều này giáo viên nhắc nhở các em
trong phần dặn dò cuối buổi học. Bởi học sinh hay nghĩ rằng với cảnh vật quen

thuộc hằng ngày thì không cần phải quan sát lại, điều này là hoàn toàn sai lầm. Sự
tiếp xúc hằng ngày chỉ cho ta những nhận biết hời hợt, chung chung, chưa toàn
diện. Có quan sát kĩ nhiều mặt, nhiều lượt, bằng nhiều giác quan thì mới có những
hiểu biết đầy đủ, phong phú và chính xác. Quan sát trực tiếp còn cho ta những cảm
xúc “nóng hổi” để đưa vào bài viết, tránh được sự tẻ nhạt.
- Bên cạnh, giáo viên cần nhắc các em quan sát phải đi đôi với việc tìm từ
ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được.
- Cân nhắc để lựa chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình coi
là thích hợp hơn cả.
- Khi vào học bài mới, giáo viên luôn nhắc học sinh nhớ: Mỗi bài văn cần có
bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Với mỗi bài văn, công việc đầu tiên của
tôi là yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài; học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần rồi trả lời
các câu hỏi về vấn đề chính trong đề bài.
+ Đề bài thuộc thể loại gì ? Đề bài yêu cầu tả gì ?
- Giáo viên gạch chân bằng phấn màu dưới các từ ngữ quan trọng để học
sinh chú ý.
- Nếu đối tượng miêu tả không thực tế và gần gũi với học sinh (tả cảnh con
sông, tả cảnh ở công viên, …) thì giáo viên cần giới thiệu một số tranh ảnh minh
họa cho học sinh quan sát.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý từ những điều đã quan sát được.
Ví dụ:
* Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài
văn miêu tả ngôi trường ( sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 43 ).
- Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, nhắc học sinh một số điểm lưu ý:
+ Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định ( sáng – trưa - chiều;
mùa đông - mùa hè…); Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời
gian ( Từ sáng đến chiều; từ mùa xuân đến mùa hè…).
+ Nên tả theo trình tự quan sát sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong…hoặc
ngược lại, tả gần đến xa, từ trong ra ngoài…



7

+ Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động của thầy và trò. Tuy nhiên chỉ
nên tả lướt qua hoạt động này để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả cảnh
sinh hoạt.
Sau khi nêu một số điểm lưu ý để học sinh nhớ, giáo viên hướng dẫn học
sinh cách lập dàn bài.
- Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài: Miêu tả ngôi trường.
- Nhắc học sinh: Dàn ý cũng cần có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Phần mở bài cần giới thiệu bao quát:
+ Vị trí của ngôi trường: Ngôi trường nằm ở đâu ? Quay mặt về hướng nào?
+ Đặc điểm nổi bật của ngôi trường.
- Phần thân bài gồm các ý:
+ Tả từng phần của cảnh trường:
Cổng trường ( cổng như thế nào ? Bản tên trường ra sao ? ).
Sân trường ( sân trường ra sao ? Cột cờ, cây cối như thế nào? ).
Lớp học ( các tòa nhà như thế nào? Các lớp học được trang trí ra sao?...).
- Phần kết bài cần nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường.
Như vậy, mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đều bảo đảm đủ ý chính.
6. Chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn:
Để học sinh diễn đạt được bài văn của mình một cách sinh động, có nghệ
thuật, các em thường được trau dồi qua tiết học “Chuyển một phàn dàn ý thành
đoạn văn”.
- “Một phần của dàn ý” có thể là mở bài, kết bài, cũng có thể là một phần của
thân bài.
- Phần này, giáo viên cần nhắc nhở các em vận dụng cách mở rộng câu đúng
thành câu hay để đưa vào bài văn
* Phần mở bài:
Các em có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp; có em mở bài chỉ bằng một

câu nhưng cũng có em mở bài bằng cả một đoạn văn. Nhưng không ai được tách
rời nội dung đã xây dựng được. Ở đây, tùy nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo
viên góp ý, không nên gò bó, áp đặt.
Ví dụ:
Đề bài: “…..Miêu tả một cảnh sông nước ( một vùng biển, một con sông,
một con suối hay một hồ nước ) ( Tiếng Việt 5 - Tập 1 – Trang 62)
- Có em mở bài thẳng luôn vào đề: “Quê em có một con suối rất đẹp”.
- Có em mở bài rất sinh động: “Mỗi miền quê có một vẻ đẹp riêng. Quê
hương tôi có dòng suối hiền hoà quanh năm nước chảy”.


8

Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách khác
nhau mà vẫn đảm bảo nội dung chính, các em đã viết được nhiều bài văn hay, có
tính nghệ thuật.
* Phần thân bài:
- Đa phần các em học sinh rơi vào tình trạng liệt kê các chi tiết của cảnh hoặc
của người. Ví dụ: Mẹ em có mái tóc dài, dáng người cao, hàm răng trắng,.... Vì vậy
giáo viên cần lưu ý việc cách mở rộng câu đúng thành câu hay để học sinh vận
dụng thì bài văn sẽ hay hơn.
- Điều quan trọng là phải lưu ý cho học sinh phải bám vào các chi tiết đã lập
ở dàn bài để chuyển thành bài văn, đoạn văn, tránh một số trường hợp, học sinh
viết bài văn một cách ngẫu hứng không bám theo dàn ý đã lập làm cho bài văn có
thể sẽ mất đi tính logic hay tính cân đối do không chủ động được thời gian
* Phần kết bài:
Có nhiều cách kết bài khác nhau: Kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng,
nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính. Vì vậy, giáo viên cần giúp các
em nêu cảm xúc một cách chân thực, tránh sáo rỗng. Đồng thời mở rộng thêm về ý
thức, trách nhiệm giữ gìn đối với cảnh và nêu việc làm cụ thể để bày tỏ cảm xúc

chân thực.
7. Viết thành bài văn hoàn chỉnh:
Để giúp học sinh viết một bài văn hoàn chỉnh, tôi tiến hành các bước:
* Tập diễn đạt câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
đã học.
- Để tiến hành, tôi gợi ý cho các em những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ.
- Tôi luôn hướng dẫn các em biết lựa chọn chi tiết, diễn đạt bằng câu văn có
hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như: so sánh, nhân hóa… trong
các kiểu bài tập làm văn.
Tuy nhiên khi vận dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa- đôi khi học sinh
dùng những hình ảnh chưa chính xác.
Chẳng hạn với đề bài “Tả một người thân trong gia đình em”. Có em chọn tả
chị gái của mình. Tôi hỏi:
+ Hình dáng (mái tóc, hàm răng, nước da…) của chị tả như thế nào ?
- Học sinh nêu:
+ Mái tóc của chị đen và dài như những sợi dây.
+ Nước da của chị đen như mun.
+ Răng của chị rất trắng; …
- Chính vì thế, giáo viên cần hướng cho học sinh biết cách dùng những hình
ảnh so sánh hợp lí hơn.
Ví dụ: Mái tóc của chị gái em đen và mượt mà như dòng suối xoã cuống
ngang vai. Mỗi khi chị cười để lộ ra hàm răng trắng đều như hạt bắp. Chị em có làn
da ngăm đen nhưng trông chị rất có duyên.
- Tương tự, trong các đề bài khác giáo viên cũng nên hướng dẫn cho các em :


9

+ Cô hiền như cô Tấm trong truyện cổ tích.
+ Mái tóc của bà trắng như mái tóc của các diễn viên trong tuồng chèo.

- Ngoài ra, giáo viên nên kết hợp những câu hỏi gợi ý để giúp học sinh bổ
sung, sửa chữa các câu văn, đoạn văn chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Bộc lộ cảm xúc trong bài văn :
- Ngoài việc giúp HS sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các câu văn,
giáo viên cần giúp học sinh biết bộc lộ cảm xúc trong bài văn. Bởi một bài văn hay
không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết
bài mà còn cần thể hiện trong từng câu, từng đoạn của bài văn. Điều này chúng ta
cần gợi ý cho các em một cách cụ thể trong từng bài.
Ví dụ:
- Được sống với bà, em thấy như thế nào ?
(Bà gần gũi, chăm sóc em chu đáo như một bà tiên hiền hậu; em luôn giúp bà
làm mọi việc để bà đỡ vất vả).
+ Được bà chăm sóc hàng ngày em nghĩ gì ?
(Tình cảm gần gũi thương yêu của bà như chắp cánh cho em vững bước
trong cuộc đời).
Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm xúc nhận
xét trước một sự vật hay hiện tượng bất kỳ. Bài văn của học sinh tránh được nhược
điểm khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết.
II. Kết quả đạt được:
Qua quá trình áp dụng giảng dạy theo phương pháp trên, đến nay tôi nhận
thấy các em có nhiều tiến bộ so với đầu năm học. Những học sinh yếu về kĩ năng
viết văn miêu tả nay đã mạnh dạn, tự tin và có hứng thú hơn trong giờ học Tập làm
văn. Còn những em học lực trung bình và khá đã tự mình viết được một bài văn,
một đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. Tuy những bài văn, đoạn văn đó có thể chưa
hay, chưa sinh động nhưng các em đã tự viết bằng chính tư duy của mình.
Qua một thời gian áp dụng giảng dạy môn tập làm văn theo các biện pháp
trên, đến nay tôi thống kê kết quả đạt được như sau:
TSHS
21


GIỎI
SL
6

TL
28,6%

KHÁ
SL
9

TL
42,8%

TB
SL
5

TL
23,8%

YẾU
SL
1

TL
4,8%

Kết quả đạt được như trên tuy chưa cao, nhưng đã phần nào đánh dấu bước
thành công là làm cho học sinh có kĩ năng làm văn miêu tả tốt hơn, giúp các em tự

tin hơn trong môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Do vậy, từ nay đến cuối
năm học tôi luôn cố gắng phát huy, tìm tòi và vận dụng phương pháp tốt nhất để
học sinh lớp tôi đạt chất lượng tốt hơn.


10

PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN
Tập làm văn là phân môn tổng hợp của tất cả các phân môn trong môn Tiếng
Việt. Học tốt tập làm văn sẽ giúp các em có nền tảng vững chắc để học tốt các môn
học khác. Với việc nghiên cứu và áp dụng những biện pháp của đề tài này tôi thấy
bước đầu mang lại kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên học tập là một quá trình, muốn đạt
được kết quả cần có sự hợp tác từ nhiều phía mà đặc biệt là học sinh và giáo viên.
Hơn nữa, học tập làm văn cần có sự tích hợp của nhiều môn học, các em phải có
vốn hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh chúng ta thì các em
mới đưa các hình ảnh, các dẫn chứng vào bài văn của mình để bài văn sinh động
hơn, hấp dẫn hơn.
Tuy nhhiên, do khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế, cũng như điều kiện
công tác, những biện pháp của đề tài này chắc hẳn chưa thể nào đáp ứng được một
cách chu toàn cho mọi nơi mọi lúc. Chính vì vậy, trong quá trình áp dụng, đôi chỗ
còn khập khiễn, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Rất mong nhận được sự
quan tâm, chia sẻ và đóng góp ý kiến để đề tài mang tính khả thi rộng khắp hơn và
ngày càng hoàn thiện hơn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập làm văn
của học sinh lớp 5 làm nền tảng cho việc học tốt các môn học khác, đáp ứng nhu
cầu về chất lượng mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
NGƯỜI VIẾT

Hà Văn Trung




×