Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.2 KB, 32 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY PHÙ ĐỔNG:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Tiền thân của Công ty may Phù Đổng ngày nay nguyên là một Xí
nghiệp của Công ty May 10.
Hòa chung vào những thắng lợi của Công ty trong công cuộc đổi
mới, căn cứ vào các bước tiến của Xí nghiệp, trước những đòi hỏi của thị
trường may mặc trong nước và thế giới.
Ngày 19/12/1996, với quyết định số 3016/CP/TLDN ngày 1/1/1997
Công ty may Phù Đổng chính thức được thành lập với số vốn góp của
Công ty May 10 (Tổng công ty dệt may Việt Nam VINATEX) quyết định
số 226-CNN/TCLĐ ngày 24/3/1993 của Bộ Công nghiệp và Liên đoàn lao
động huyện Gia Lâm, quyết định thành lập số 765/TC-QĐ ngày 28/9/1978
của Liên hiệp Công đoàn Thành phố Hà Nội.
Công ty may Phù Đổng là Công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc Sở
công nghiệp Hà Nội được thành lập với mục đích chuyên sản xuất gia công
và tiêu thụ các mặt hàng may mặc, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật
tư, sản phẩm thuộc ngành may và các loại hoạt động khác được Nhà nước
cho phép. Công ty đưa vào hoạt động như một Xí nghiệp, một thành viên trực
thuộc Công ty May 10 và chịu sự hạch toán của Công ty May 10.
Đến ngày 1/7/1997, Công ty may Phù Đổng đã được tách ra và hoạt
động độc lập (hạch toán độc lập).
Tên giao dịch : PHU DONG GARMENT COPANY
Tên viết tắt : PHU DO GARCO
Trụ sở chính : Km7 - quốc lộ 5 - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 04.8765573
Fax : 04.8767235
Trong thời gian đầu mới thành lập, Công ty đã gặp rất nhiều khó
khăn như số vốn đầu tư có hạn, số lượng công nhân lao động chưa nhiều,
trình độ về chuyên môn, trình độ tay nghề còn hạn chế…Bên cạnh đó mẫu


mã sản phẩm của Công ty còn chưa phong phú, chưa đa dạng. Chính vì
vậy mà chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Trước tình hình
đó, Ban lãnh đạo Công ty cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể công
nhân lao động trong Công ty và sự giúp đỡ của một số cơ quan chức năng
khác có liên quan, đã cố gắng tìm hướng giải quyết để ổn định sản xuất.
Do vậy Công ty đã thực hiện các biện pháp như đầu tư đổi mới các thiết
bị máy móc cũ, lạc hậu bằng các thiết bị mới hiện đại hơn, tổ chức bồi
dưỡng các cán bộ quản lý, công nhân lao động nhằm nâng cao trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghê cho người lao động. Mặt khác thì
mạnh dạn đặt quan hệ với các đối tác làm ăn mở rộng thị trường trong
nước và quốc tế…Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ
công nhân viên trong Công ty. Nhờ đó mà Công ty đã đạt được những
thành công đáng kể và đứng vững trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty
còn thực hiện phân phối theo lao động, không ngừng chăm lo, cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đồng thời cũng tiến
hành bồi dưỡng, nâng cao trình độ về văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Không ngừng
cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm, nhờ đó mà Công ty đã đưa doanh
thu từ 5.150.137.528đ năm 2002 và 7.053.971.518đ doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ năm 2003.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ:
1.2.1. Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty may Phù Đổng:
Là sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu, đồng thời sản
xuất hàng tiêu dùng trên thị trường nội địa, sản phẩm chính của Công ty
là áo khoác, áo sơ mi nam, nữ các loại, áo sơ mi trẻ em, bộ ngủ, quần
short… Ngoài ra còn sản xuất theo quy cách mẫu mã của khách hàng.
1.2.2. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty may Phù đổng:
Là khai thác hết khả năng của mình để mở rộng sản xuất, mở rộng
thị trường tiêu thụ trong nước cũng như thị trường xuất khẩu. Từ đầu tư
sản xuất cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết với các tổ

chức kinh tế trong nước và nước ngoài, không ngừng nghiên cứu, đổi mới
áp dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân
kỹ thuật có tay nghề cao…
Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp, công nghiệp Việt
Nam nói chung và Công ty may Phù Đổng nói riêng đều phải tự chủ về sản
xuất kinh doanh, tự chủ về hạch toán độc lập. Do đó mà bộ máy tổ chức của
Công ty đã được thu gọn lại. Công việc quản lý đã đi vào nề nếp, chính điều
này đã làm cho kết quả kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Đưa
doanh thu từ 5.150.137.528đ năm 2002 tăng lên 7.053.971.518đ chiếm tỷ lệ
tăng hơn năm trước ≈ 136,98% doanh thu. Đời sống của công nhân trong
Công ty được cải thiện và nâng cao đáng kể.
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CÓ
ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA SẢN PHẨM:
2.1. Nhiệm vụ sản xuất, tính chất sản phẩm của Công ty:
2.1.1. Nhiệm vụ sản xuất:
Công ty trách nhiệm hữu hạn may Phù Đổng thuộc Sở Công nghiệp
Hà Nội là một Công ty liên doanh giữa Công ty May 10 (GARCO 10) với
Liên đoàn lao động huyện Gia Lâm có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, gia
công hàng may mặc để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ra
nước ngoài, thu lợi nhuận để nộp vào ngân sách Nhà nước.
Công ty may Phù Đổng (PHUDO GARCO) có trụ sở chính đóng tại
Km số 7 - Quốc lộ 5 - Gia Lâm - Hà Nội. Với tổng số cán bộ công nhân
viên là 350 người, hàng năm sản xuất trên 600 nghìn sản phẩm cung cấp
cho thị trường nước ngoài cũng như thị trường nội địa.
Với đặc điểm thuận lợi là gần thủ đô Hà Nội - là nơi tập trung đông
dân cư cũng như nhiều các doanh nghiệp, giao thông vận tải thuận lợi. Vì
thế, nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là
trong việc giao dịch, ký kết các hợp đồng tiêu thụ cũng như việc nắm bắt
thông tin của thị trường cũng rất thuận lợi.
2.1.2. Tính chất sản phẩm:

Công ty may Phù Đổng là một doanh nghiệp sản xuất hàng may
mặc, do đó sản phẩm của Công ty cũng có những đặc điểm chung với
hàng may mặc nói chung đó là:
- Sản phẩm may mặc mang tính thời trang: Khi kinh tế phát triển,
mức sống được nâng cao thì nhu cầu thiết yếu này càng trở nên quan
trọng. Bên cạnh đó, tính dân tộc, lối sống văn hoá cũng là những yếu tốt
tác động đến nhu cầu của sản phẩm may mặc…Do loại sản phẩm này thể
hiện bản sắc văn hoá và thói quen tiêu dùng của mỗi dân tộc.
- Quần áo là nhu cầu thiết yếu của con người trong đời sống hàng
ngày, mọi tầng lớp, lứa tuổi, địa phương ở khắp nơi trên thế giới đều cần
tới sản phẩm của ngành may.
- Sản phẩm may mặc có khả năng giao lưu trên thị trường quốc tế
cao, không như một số mặt hàng khác, nó mang tính phổ biến nhất là đối
với phụ nữ, trẻ em.
- Sản phẩm may mặc thể hiện bản sắc văn hoá, trình độ, mức sống
của mỗi dân tộc.
- Sản phẩm may mặc mang tính chất thời vụ, mùa hè may quần áo
mùa đông và ngược lại, mùa đông may quần áo cho mùa hè.
- Sản phẩm may mặc có kết cấu ít phức tạp, dễ bảo quản, không
chịu tác động nhiều của thời tiết đến chất lượng sản phẩm.
- Sản phẩm khi làm ra có thể dễ dàng vận chuyển với khối lượng lớn, ít
hư hỏng trong quá trình vận chuyển dù bằng bất cứ hình thức vận nào.
- Sản phẩm may mặc cũng là sản phẩm dễ hoà nhập tính dân tộc và
tính hiện đại. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập các loại
thị trường khác nhau.
2.2. Quy trình công nghệ chế tạo của sản phẩm:
Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của ngành may bao gồm rất
nhiều công đoạn trong cùng một quá trình chế tạo sản phẩm, mỗi công
đoạn bao gồm nhiều khâu, để sử dụng thì có các máy chuyên dùng như
máy may, máy thêu, là, máy ép…Nhưng có những khâu mà máy móc

không đảm nhận được như: cắt chỉ, nhặt xơ, đóng gói sản phẩm, trong đó
mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Với tính chất như vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp
nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trính chế tạo sản phẩm
diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp
ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng, cũng như đưa được sản phẩm ra
thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm.
Công ty may Phù Đổng có quy trình công nghệ phức tạp, kiểu liên
tục, có nhiều khâu, mỗi khâu lại có nhiều bước, công việc làm bằng tay,
bằng máy. Vì vậy Công ty đã tổ chức bộ phận sản xuất thành các tổ nhỏ,
bao gồm một tổ cắt, 4 tổ may, 2 tổ là và một tổ đóng gói. Trong dó mỗi
bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy
cách may, lắp ráp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩm. Việc giám sát
và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường
xuyên và kịp thời. Qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại
cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra hoàn thiện với chất lượng cao.
Với Công ty may Phù Đổng trong cùng một chuyền sản xuất có sử dụng
nhiều loại vật liệu khác nhau, nhìn chung có thể khái quát quy trình công
nghệ chế tạo sản phẩm của Công ty qua bảng sau:
CHUẨN BỊ SẢN XUẤTKHO VẢI GIÁC MẪU
CẮT
MAY LÀ
KIỂM HÓA
ĐÓNG GÓI
KHO THÀNH PHẨM
KHO NGUYÊN LIỆU
ĐO ĐẾM VẢI
PHÂN BỔ
PHÂN BÀN
XÓA PHẤN ĐỤC DẤU

TRẢI VẢI
CẮT, PHÁ CỌT
VIẾT SỐ PHỐI KIỆN
KHO BÁN THÀNH PHẨM
MAY XUẤT
KCS

KCS LÀ
KHO VẢI VÀO TÚI P.E
XẾP THÀNH PHẨM VÀO HỘP CON
XẾP HỘP ĐÓNG KIỆN
KHO THÀNH PHẨM
Hình 2 : Sơ đồ các khâu sản xuất cơ bản
Hình 3 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất áo sơ mi nam.
4
3
2
1
6
5
7
1
18
10
9
2
17
11
3
12

7
16
4
13
6
15
14
5
2.3. Hình thức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty:
2.3.1. Các bộ phận sản xuất chính như sau:
Bộ phận giác mẫu là do Phòng kỹ thuật đảm nhận có trách nhiệm
nghiên cứu thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng, sau đó
lắp ráp lên bìa cứng.
Bộ phận chuẩn bị sản xuất: Từ 1 đến 4 là công đoạn chuẩn bị sản
xuất do tổ chuẩn bị sản xuất đảm nhận với nhiệm vụ tiếp nhận nguyên
liệu về kiểm tra, đo đếm, phân bổ vải, phân bàn cắt.
Bộ phận may: Từ 5 đến 14 do các tổ sản xuất đảm nhận có nhiệm
vụ cắt, lắp ráp sản phẩm (may sản phẩm) là gấp, kiểm tra sản phẩm và
cho vào túi PE sau khi đã hoàn thành.
Bộ phận đóng gói: Từ 15 đến 18 do tổ đóng gói và thủ kho đảm
nhận, đây là khâu cuối để đóng gói sản phẩm trước khi xuất kho.
2.3.2. Các bộ phận sản xuất phụ trợ như sau:
Tổ pha: Có nhiệm vụ chỉnh lại các số đo kiểm tra đủ chi tiết, để
phục vụ sản xuất.
Phân xưởng cơ, điện: Có nhiệm vụ sửa chữa, điều chỉnh các máy,
thiết bị hư hỏng…
Bộ phận vệ sinh công nghiệp: Có nhiệm vụ vệ sinh, chỉnh đốn nơi
làm việc, duy trì môi trường làm việc sạch sẽ theo tiêu chuẩn của ngành
may mặc.
Tổ bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của Công ty và tài sản cá

nhân theo người lao động như các phương tiện đi làm..và thực hiện công
tác an ninh trật tự trong Công ty.
Trên đây là toàn bộ quá trình tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất
sản phẩm nói chung của Công ty may Phù Đổng đối với sản phẩm may
mặc việc kiểm tra chất lượng được tiến hành ở tất cả các công đoạn sản
xuất, phân loại chất lượng sản phẩm được tiến hành ở giai đoạn cuối.
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty may Phù Đổng:
Để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý tùy thuộc vào quy mô, loại
hình kinh doanh. Công ty may Phù Đổng là một đơn vị hạch toán độc lập,
được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, kiểu tổ chứ này rất phù hợp
với tình hình của Công ty trong tình hình hiện nay. Nó gắn cán bộ công
nhân viên của Công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ. Đồng thời các
mệnh lệnh, nhiệm vụ, thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo
Công ty đến các phòng ban. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi sự phối hợp một
cách chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty.
Hình 4
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Công ty máy Phù Đổng
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
QUẢN

PHÒN
G KẾ
PHÒNG
TÀI
PHÒNG
TỔ
CHỨC

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÁNH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Cơ cấu tổ chứ bộ máy quản lý Công ty may Phù Đổng, được thể
hiện qua chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Hội đồng quản trị : Là cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm cao
nhất trong Công ty. Giúp việc cho Hội đồng quản trị có Giám đốc điều
hành. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty,
có quyền bổ nhiểm, thay đổi miễn nhiệm Giám đốc…
- Giám đốc điều hành : Là người giúp việc cho Hội đồng quản trị
và được ủy quyền thay mặt Hội đồng quản trị giải quyết các công việc
trong Công ty, là người đứng ra đại diện pháp nhân của Công ty, tổ chức
điều hành mọi hoạt động trong Công ty. Có trách nhiệm tổ chức, thực
hiện nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Hội đồng quản trị
thông qua. Tổ chức thực hiện các nội quy, quy định của Công ty theo
đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chăm lo
bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người và chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội đồng quản trị.
- Phó Giám đốc : Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, được
ủy quyền thay mặt Giám đốc, giải quyết các công việc khi Giám đốc vắng
mặt, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các quyết định của
mình. Quản lý phụ trách các mặt như: Công tác kế hoạch và chuẩn bị sản
xuất theo đúng tiến độ kế hoạch và các hợp đồng kinh tế của Công ty.
Phụ trách công tác kỹ thuật, chất lượng, sử dụng thiết bị điện, nước trong
sản xuất, đại diện lãnh đạo về quản lý chất lượng trong hệ thống chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002.
- Trưởng ca sản xuất : Là người giúp việc cho Giám đốc, phó Giám
đốc, có trách nhiệm trực tiếp phụ trách một ca sản xuất và các mặt công
tác như nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất, tính chất nguyên phụ
liệu của từng mã hàng, kiểm tra tài liệu kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm.
Ngòai ra, trưởng ca còn có trách nhiệm hướng dẫn cho cán bộ quản lý tổ

sản xuất sắp xếp, bố trí dây chuyền sản xuất công nghệ và đôn đốc việc
thực hiện kế hoạch sản xuất trong ca mà mình phụ trách, đảm bảo tiến độ
và chất lượng.
- Phòng tổ chức lao động tiền lương : Có trách nhiệm tham mưu,
giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực như tổ chức lao động tiền lương,
giải quyết các chính sách và chế độ về lao động tiền lương theo đúng
pháp luật hiện hành đối với người lao động, xây dựng định mức đơn giá
trả lương, chuẩn bị công tác lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo công nhân
kỹ thuật nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động, tham mưu cho
Giám đốc về việc bố trí sắp xếp hợp lý lao động trong Công ty.
- Phòng tài chính kế toán : Có chức năng tham mưu giúp việc cho
Giám đốc về công tác tài chính kế toán của Công ty, quản lý tài chính
trong Công ty và tổ chức theo dõi tình hình sử dụng vốn và quỹ lương
trong Công ty. Định kỳ lập báo cáo kết quả tài chính, thực hiện đầy đủ
chế độ hạch toán, quản lý kinh tế tài chính Công ty nhằm sử dụng đồng
tiền, vốn đúng mục đích và đúng chế độ chính sách hợp lý, phục vụ cho
sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Bộ phận quản lý chất lượng (KCS) : Có chức năng tham mưu,
giúp việc cho Giám đốc Công ty,Phó Giám đốc Công ty trong công tác
quản lý chất lượng, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có
hiệu quả, kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của
quá trình sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng được nhu cầu mong
đợi của khách hàng.
- Phòng kế hoạch : Có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Công
ty có trách nhiệm cung cấp các thông tin bằng số liệu cụ thể, và tiến độ
sản xuất theo từng khâu, từng bộ phận, quản lý chất lượng sản phẩm
trong từng thời điểm sản xuất. Đồng thời phòng kế hoạch còn có chức
năng tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty.
- Phòng kỹ thuật : Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc,

Phó Giám đốc công ty quản lý công tác kỹ thuật công nghệ. Ngoài ra,
phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ giác mẫu sắp xếp các dây chuyền sản
xuất trong Công ty, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của toàn bộ sản xuất
trong Công ty. Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của toàn bộ máy móc,
thiết bị, cung cấp các thông số kỹ thuật cho các bộ phận khác.
- Tổ sửa máy : Là đơn vị phụ trợ sản xuất, có chức năng, nhiệm vụ
thường xuyên bảo quản, sửa chữa định kỳ các loại máy móc, thiết bị
trong Công ty.
- Kho nguyên phụ liệu : Là nơi dùng để có nguyên liệu chính và
nguyên liệu phụ như vải các loại, chỉ…và các thành phẩm sử dụng trong
hoạt động sản xuất của Công ty.
* Nhận xét:
Bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty may Phù Đổng:
- Ưu điểm : Đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giải quyết xuyên suốt
mọi vấn đề trong Công ty. Các phòng ban chức năng được phân công
nhiệm vụ cụ thể. Do đó đã phát huy được hết khả năng chuyên môn của
từng cá nhân và gắn chặt trách nhiệm rõ ràng. Có mô hình dễ quản lý, dễ
kiểm soát, kết cấu này để tạo điều kiện, khả năng, nghiệp vụ được nâng
cao tạo nên sự ổn định trong điều hành và dễ dàng cho việc đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao tay nghề…
Ngay từ ngày đầu mới thành lập Công ty may Phù Đổng đã xây
dựng được mô hình tổ chức bộ máy hợp lý, để đáp ứng quá trình thực
hiện các mục tiêu chiến lược chung mà Công ty đã đề ra. Điều lệ của
Công ty quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban đó.
Với bộ máy và phong cách quản lý mới Công ty may Phù Đổng đã
dần dần xóa đi sự ngăn cách giữa hoạt động của các phòng ban nghiệp vụ
với các bộ phận thành viên, tạo sự gắn bó hữu cơ, sự cộng đồng trách
nhiệm trong bộ máy tổ chức quản lý. Cũng chính vì vậy công việc trong
Công ty đã diễn ra khá trôi chảy, nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Mỗi
phòng ban, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong Công ty được phân công,

công việc thích hợp với đơn vị đó. Tuy nhiên hoạt động của từng bộ phận
đó lại được phối hợp rất hài hòa để cùng đạt được những mục tiêu chung
của Công ty đề ra.
- Nhược điểm :
+ Kết cấu này tạo nên sự dập khuôn, ít phát huy được sự sáng tạo
trong công việc của cán bộ, công nhân viên có thể giỏi một việc nhưng
không biết nhiều việc khi chuyển đổi bộ phận có lúc gặp khó khăn ban đầu.
+ Tỷ lệ giám tiếp ở một số đơn vị cao, chưa phù hợp.
+ Chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu về công trác tổ chức sản xuất.
2.5. Đặc điểm về lao động:
Trong những năm qua, Công ty may Phù Đổng đã đạt được những
tiến bộ vượt bậc cả về kinh tế lẫn xã hội. Một trong lý do để có được kết
quả này là nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo Công ty trong
việc đầu tư, phát huy nguồn nhân lực trong Công ty. Đó chính là yếu tốt
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Do yêu cầu sản phẩm của ngành may nhất là trong thời kỳ xung
hướng sử dụng các sản phẩm mang tính thời trang đang rất phát triển nên
lao động của ngành may phải có tính tỉ mỉ, khéo léo, kiên trì và có kỹ
thuật cao. Công ty đã xây dựng quy chế đào tạo cán bộ, công nhân để
động viên họ tự giác tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, quan tâm chặt chẽ hơn đến việc tuyển chọn nhân lực, ban hành
quy chế tuyển dụng và ký hợp đồng cho người lao động.
Công ty may Phù Đổng nằm ở Km7 - quốc lộ 5- Gia Lâm - Hà Nội.
Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc sử dụng lao động, hầu hết đội ngũ lao
động trong Công ty có độ tuổi từ 20 đến 35. Tuổi công nhân sản xuất còn
rất trẻ, khoẻ, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp thu được công nghệ
mới, tự giác, tăng quy mô sản xuất. Nếu Công ty phát huy được tốt nguồn

×