Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.59 KB, 13 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức
giá trị gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình
kinh doanh. Xét về hình thức tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá
của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ
của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh
các số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ nhằm đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các
rủi ro và tiềm năng trong tương lai.
1.2.Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghịêp
- Chỉ ra những biến động chủ yếu.
- Nhận dạng những điểm mạnh, những điểm yếu, thuận lợi và khó khăn về mặt tài
chính theo các tiêu chí nhất định.
- Tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó.
- Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối
quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất
kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình
tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh
nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục
đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người
sử dụng chúng. Nhưng không thể dễ dàng xác định được những điểm mạnh, điểm yếu hay
khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi… của doanh nghiệp nếu chỉ xem qua các báo cáo tài
chính này. Do vậy, để có các thông tin cần thiết thì cần phải tiến hành phân tích các báo cáo


tài chính đó.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cho phép nhận định một cách tổng quát
tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế tài chính của doanh
nghiệp cũng như khả năng thanh toán, sự hình thành vốn ban đầu cũng như sự phát triển của
vốn…
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp
các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác thấy được thực
trạng, tiềm năng của doanh nghiệp và xác định các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng để
từ đó họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp nhất.
1.3.Nguồn tài liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, nguồn số liệu chủ yếu là các báo cáo tài chính
của doanh nghiệp như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết
minh báo cáo tài chính. Ngoài ra còn có các tài liệu liên quan khác.
• Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá
trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ tài một
thời điểm xác định. Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu
phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp
thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm hai phần:
phần “tài sản” và phần “nguồn vốn”.
- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại
dưới các hình thái tại thời điểm báo cáo. Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu phần tài sản phản ánh
giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo, phản ánh quy
mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, phần
tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện đang thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh
nghiệp.
- Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo. Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện quy mô, khả năng tài trợ và thực
trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của
doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về sử dụng tài sản đã

hình thành từ các nguồn vốn khác nhau, về trách nhiệm thanh toán các khoản nợ với nhà
cung cấp, với Nhà nước, người lao động…
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản phải thu, chi phí và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra, báo cáo này còn phản
ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước. Báo cáo gồm 3
phần:
- Phần I: Lãi lỗ
- Phần II: Tình hình thực hịên nghĩa vụ với Nhà nước
- Phần III: Tình hình thuế giá trị gia tăng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả
kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo
này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm
liền và dự báo hoạt động trong tương lai. Thông qua báo cáo có thể đánh giá hiệu quả và khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là một nguồn thông tin rất hữu ích cho người ngoài
doanh nghiệp.
1.4. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính có nhiều phương pháp phân tích khác nhau được sử dụng
như: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp
loại trừ, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp phân tích tương quan. Trong đó
phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên
hoàn.
1.4.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được dùng để xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối
của các chỉ tiêu qua các kỳ khác nhau. Sử dụng phương pháp này cần quan tâm đến tiêu
chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích và kỹ thuật so sánh.
- Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. Các gốc so sánh
có thể là: tài liệu năm trước (kỳ trước), các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, định mức), các
chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh.
- Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu được sử dụng phải phản ánh cùng nội dung kinh tế,

có cùng phương pháp tính toán, có đơn vị đo lường như nhau, phải được quy đổi về cùng quy
mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
- Kỹ thuật so sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc của các chỉ tiêu. Phân tích so sánh số tuyệt đối cho thấy độ lớn của các chỉ tiêu. Hạn
chế của so sánh số tuyệt đối là không thấy được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu.
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu. Phân tích so sánh số tương đối cho thấy sự thay đổi cả về độ lớn
của từng loại chỉ tiêu, khoản mục và đồng thời cho phép liên kết các chỉ tiêu, khoản mục đó
lại với nhau để nhận định tổng quát diễn biến về hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên nó che lấp mặt lượng của các chỉ tiêu.
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện theo chiều ngang hoặc
theo chiều dọc. So sánh theo chiều ngang là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và
chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính (cùng hàng trên báo cáo). So sánh
theo chiều dọc là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu
từng kỳ của các báo cáo tài chính.
1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích). Quá trình thực hiện
phương pháp thay thế liên hoàn gồm ba bước sau:
- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân
tích so với kỳ gốc.
- Bước 2: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc.
- Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng
cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước ta được mức ảnh hưởng
của nhân tố mới, tổng đại số các mức ảnh hưởng của các nhân tố bằng đối tượng phân tích.
1.5. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
1.5.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng
quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Qua đó

cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh và dự đoán khả
năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp, từ đó có hướng giải quyết.
1.5.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ
giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ tài
một thời điểm xác định. Phân tích bảng cân đối kế toán sẽ thấy được quy mô tài sản, năng
lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như cơ cấu nguồn vốn.
a. Phân tích cơ cấu tài sản
Kết cấu tài sản của doanh nghiệp gồm hai loại: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn,
tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Trong mỗi loại lại có nhiều loại khác nhau. Mỗi doanh
nghiệp khác nhau lại có cơ cấu tài sản khác nhau.
Phân tích cơ cấu tài sản nhằm xem xét sự hợp lý của việc phân bổ và sử dụng tài sản,
đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng tài sản.
Phân tích cơ cấu tài sản ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ còn
phải xem xét từng khoản mục tài sản so với tổng tài sản.
Ngoài ra khi phân tích cơ cấu tài sản cần phải xem xét tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này
phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói
riêng của doanh nghiệp. Tỷ suất này được xác định như sau:
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tỷ suất đầu tư =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh
nghiệp. Tỷ suất này tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên. Nếu các nhân
tố khác không thay đổi thì đây là dấu hiệu tích cực và ngược lại.
b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
Loại A: Nợ phải trả phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp.
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
Tương tự như tài sản, khi phân tích cơ cấu nguồn vốn ta cũng phải xem xét tỷ trọng của từng
loại nguồn vốn so với tổng nguồn vốn, so sánh các loại nguồn vốn và tổng số nguồn vốn giữa

kỳ này với kỳ trước cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng
chỉ tiêu:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về
mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài
chính càng cao, hầu hết các tài sản mà doanh nghiệp hiện đang có đều được đầu tư bằng
nguồn vốn của mình.
c. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

×