THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Như phần trên đã trình bày, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên ở mỗi trình độ, giai đoạn phát
triển đòi hỏi nguồn nhân lực những tiêu chuẩn khác nhau, do đó việc nâng cao
chất lượng là yêu cầu tất yếu, khách quan và cần được thực hiện thường
xuyên liên tục thông qua những chiến lược và giải pháp cụ thể. Để có thể đề
xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực
cần phải đánh giá đúng thực trạng cũng như phân tích cụ thể các yếu tố
ảnh hưởng.
2.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
Theo Báo cáo phát triển con người năm 2002 vừa được UNDP công
bố, chỉ số phát triển con người của Việt Nam tiếp tục được cải thiện tăng từ
0,682 năm 2001 lên 0,688 trong năm nay. Như vậy Việt Nam vẫn tiếp tục duy
trì vị trí trung bình là 109 trên tổng số 173 nước trong bảng xếp hạng về phát
triển con người của UNDP. Báo cáo của UNDP khẳng định, Việt Nam đã đạt
được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển con người và giảm tỷ lệ nghèo đói
từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986. Ông Jordan Ryan, Đại diện
thường trú của UNDP tại Việt Nam thì cho rằng: " Việt Nam đã sử dụng thu
nhập của mình cho mục tiêu phát triển con người tốt hơn nhiều nước có thu
nhập cao hơn Việt Nam". Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã liên
tục tăng từ 0,583 năm 1985 lên 0,649 năm 1995 và hiện nay là 0,688. Về chỉ
số nghèo đói, tại 89 nước có số liệu đầy đủ về số người không được hưởng
các dịch vụ cơ bản, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 43/89, cải thiện hai bậc so với
năm 2001.
1
Chỉ số HDI tăng lên là một dấu hiệu tốt cho thấy sự tiến bộ về phát
triển con người ở Việt Nam. Tuy nhiên để đánh giá đúng chất lượng nguồn
nhân lực hiện nay, phần dưới đây sẽ phân tích cụ thể tình trạng sức khỏe, trình
độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật.
2.1.1. Tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của nhân dân và thể lực của người lao động Việt
Nam chưa cao và rất không đồng đều giữa các vùng. Theo điều tra mức sống
dân cư Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2000) về tình trạng dinh dưỡng của
người lớn phản ánh bởi chỉ số BMI ( Body Mass Index ) cho thấy số người
bình thường là 48,2%, người quá gầy chiếm 3,5%, người gầy 18,5%, người
hơi gầy 24,1%, số người béo và quá béo 5,7%. Trong từng loại số liệu thì có
sự cải thiện so với các cuộc điều tra trước đây nhưng vẫn ở mức thấp so với
các tiêu chuẩn của ngành y tế và tồn tại sự không đồng đều giữa các vùng. Xu
thế này vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới.
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là do tỷ lệ tương đối cao dân
cư sống trong tình trạng nghèo đói. Thu nhập bình quân đầu người đạt 295
nghìn/ tháng, trong đó ở thành phố là 832,5 nghìn/ tháng, khu vực nông thôn
là 225 nghìn/ tháng. Tỷ lệ hộ nghèo ( Tổng cục Thống kê, 2002 ) nói chung
chiếm 28,21%. Đặc biệt nghèo lương thực thực phẩm chiếm tỷ lệ tới 13,3%,
có cả ở thành thị ( 4,61% ) và rất cao ở nông thôn ( 15,96% ). Số hộ nghèo nói
chung tập trung cao nhất ở vùng Đông Bắc - Tây Bắc chiếm tỷ lệ 40,63% gần
gấp đôi hai vùng có tỷ lệ thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng ( 21,58%) và
Đông Nam Bộ ( 20,12% ). Bắc Trung bộ và Tây Nguyên là những khu vực có
số hộ thiếu lương thực thực phẩm cao nhất với tỷ lệ tương ứng 19,29% và
21,27%. Sở dĩ như vậy là do Bắc Trung Bộ có mật độ dân số cao, vị trí địa lý
2
bất lợi thường xuyên bị thiên tai, còn Tây Nguyên là do năng suất trong nông
nghiệp thấp do điều kiện thời tiết và trình độ canh tác lạc hậu.
Đáng chú ý là sự chênh lệch trong thu nhập rất lớn, trung bình cả nước
giữa 20% có thu nhập thấp và cao nhất là 8,9 lần. Thu nhập thấp và chênh
lệch giàu nghèo cao là nguyên nhân dẫn đến sự mất công bằng trong việc tiếp
cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục. Nhà nước đã có một số chính
sách để khắc phục tình trạng này nhưng kết quả đạt được vẫn chưa cao và còn
nhiều vấn đề nảy sinh phải giải quyết.
Sự không đảm bảo về dinh dưỡng, điều kiện sống và những yếu kém
của hệ thống y tế là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mắc
bệnh truyền nhiễm còn cao gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cả
ở hiện tại lẫn tương lai.
Bảng 2-1. Chỉ số sức khỏe tổng quát của bà mẹ và trẻ em
Tỷ lệ thiếu
cân (%)
Tỷ lệ thiếu
chiều cao (%)
Tỷ lệ tử vong
( trên 1000 ca )
Trẻ sơ sinh 17 31
Trẻ dưới 5 tuổi 39 34 40
Bà mẹ sinh con (trên
100000 ca )
160
Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2001- UNDP
Mặc dù các chỉ số này được cải thiện nhiều so với những năm trước
đây, nhưng suy dinh dưỡng vẫn là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam. Trong khi các
chỉ số sức khỏe khác của Việt Nam tương đối tốt so với thu nhập bình quân
thì tỷ lệ suy dinh dưỡng là cao hơn các nước khác trong khu vực mặc dù do
tăng trưởng kinh tế nên thu nhập bình quân đầu người tăng đã phần nào cải
thiện tình trạng này. Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên là
3
những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất. Có tính toán cho rằng nếu thu
nhập bình quân đầu người ước tính năm 2010 là 1300 USD, tỷ lệ suy dinh
dưỡng toàn quốc sẽ vào khoảng 25 đến 30%. Tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng
này có thể thấp hơn nếu những vùng nghèo, xa xôi hiện nay có mức tăng
trưởng cao và độ bao phủ cũng như chất lượng của hệ thống y tế, chăm sóc
sức khỏe tốt hơn trong đó đã bao gồm cả vấn đề truyền thông giáo dục nâng
cao nhận thức nhằm thay đổi các quan niệm văn hóa – xã hội nuôi dạy trẻ lạc
hậu. Nghiên cứu của ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt
Nam cho thấy có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa trình độ văn hóa của người
mẹ và tỷ lệ tử vong của trẻ em.
Mặc dù tỷ lệ mắc mới đã giảm, nhưng các bệnh nhiễm trùng như tiêu
chảy, sốt xuất huyết, sốt rét và lao phổi vẫn thuộc nhóm 10 bệnh hay gặp nhất
trong số người đi khám bệnh tại các bệnh viện [38]. Các số liệu về bệnh tật và
tử vong từ nhiều cuộc điều tra cho thấy ở Việt Nam đang tồn tại đồng thời mô
hình bệnh tật của nước đang phát triển và “của mức sống cao”, có liên quan
chặt chẽ đến các điều kiện địa lý, khí hậu, kinh tế – xã hội. Dưới đây là những
vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng:
- Mặc dù tỷ lệ mới mắc đã giảm nhưng các bệnh nhiễm trùng và
truyền nhiễm vẫn là nguyên nhân mắc bệnh hàng đầu ở Việt Nam . Sở dĩ như
vậy là do ảnh hưởng trực tiếp của thiếu nguồn nước sạch, ô nhiễm không khí,
điều kiện vệ sinh, nhà ở khó khăn, đặc biệt là ở các khu vực đô thị nghèo,
vùng nông thôn, miền núi với một cơ cấu dân số già hơn.
- Tai nạn, chấn thương và ngộ độc thuộc những nguyên nhân chính
dẫn đến tử vong tại các bệnh viện. Các số liệu điều tra cho thấy tình hình tai
nạn, chấn thương đã tăng rất nhiều so với 20 năm trước đây. Nhiều trường
hợp tử vong là do tai nạn giao thông. Đây là xu hướng thường gặp ở các nước
4
đang phát triển cùng với tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và giao thông tăng
nhanh.
- Mức sống được cải thiện cùng với sự thay đổi trong lối sống, các
bệnh tai biến tim mạch, cao huyết áp và suy tim là nguyên nhân nhập viện
đứng thứ hai ở Việt Nam. Tỷ lệ mắc các bệnh này thường cao hơn ở các khu
vực đô thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở nhóm dân cư
khá giả. Theo kinh nghiệm của các nước khác, tỷ lệ mắc các bệnh không
truyền nhiễm này rất có thể sẽ tăng nhanh trong tương lai khi nền kinh tế phát
triển và mức sống dân cư tăng lên.
- Một số các bệnh khác liên quan đến lối sống, việc mở cửa nền kinh
tế với bên ngoài có xu hướng gia tăng cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Trên đây là thực trạng sức khỏe nguồn nhân lực và mô hình bệnh tật,
phát triển sức khỏe hiện nay ở Việt Nam được xem xét dưới góc độ của những
biến đổi kinh tế và xã hội. Nhìn chung với những thành tựu đạt được nhờ quá
trình đổi mới kinh tế, môi trường kinh tế – xã hội, mức sống của người dân
thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, kết hợp với việc tăng chi tiêu ngân sách,
thực hiện tốt các chương trình y tế, dinh dưỡng quốc gia đã tác động tốt đến
tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận trong
dân số chưa được hưởng thụ đầy đủ các lợi ích này. Có sự chênh lệch đáng kể
về yếu tố quyết định sức khỏe và tình trạng sức khỏe giữa các vùng kinh tế –
sinh thái khác nhau thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu cho
thực phẩm, tỷ suất tử vong trẻ em, tỷ suất tử vong mẹ. Những thay đổi trong
chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng đến qui mô, chất lượng của hệ thống
y tế cũng như khả năng tiếp cận của người dân cũng là nguyên nhân quan
trọng. Trong phần phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng sẽ tập trung phân
tích những khía cạnh này.
5
2.1.2. Trình độ văn hóa
Số người biết chữ của lao động Việt Nam khá cao so với các nước có
cùng mức thu nhập. Đến năm 2001, tỷ lệ lao động biết chữ trong lực lượng
lao động đạt 96, 42% so với năm 1990 là 84,5%, sau 10 năm đã tăng 12%.
Bảng 2-2. Trình độ văn hoá của lực lượng lao động
6
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2001,
Nxb Lao động – xã hội, H, 2002.
Các số liệu của những năm trước đây cho thấy xu hướng tốt là lao động
có trình độ văn hoá cấp II, III (THCS, THPT) tăng dần, số có trình độ văn hoá
7
TT
Chỉ tiêu
Số lượng
( người )
Cơ cấu (%)
1
Tổng số
39 489 808
2
Chưa biết chữ
1 415 524
3,58
3
Chưa tốt nghiệp cấp I (1)
6 362 570
16,11
4
Đã tốt nghiệp cấp I (2)
11 856 780
30,02
5
Đã tốt nghiệp cấp II (3)
12 912 892
32,70
6
Đã tốt nghiệp cấp III (4)
6 942 042
17,58
thp gim bỡnh quõn nm xp x 1,2%. Tuy nhiờn i vo phõn tớch c cu,
thy t l lao ng cú trỡnh vn hoỏ cp II, III ca nc ta nm 2001 ch
mc 50,28%, l thp so vi nhu cu cụng nghip hoỏ. Cỏc nc trong khu
vc, nht l cỏc nc ụng khi h bc vo cụng nghip hoỏ, ó ph cp
trỡnh trung hc ph thụng. Vỡ vy, phỏt trin giỏo dc ph cp THCS
cho lao ng c nc l nhim v bc xỳc trong giai on ti.
c im trỡnh vn hoỏ ca ngun nhõn lc theo vựng
n nm 2001, lc lng lao ng ca c nc l 39.489.808 ngi, t
l phõn b theo 8 vựng nh sau: ng bng Sụng Hng 22,87%, ng bng
sụng Cu Long 21,33%, ụng Nam b 14,70%, Bc Trung b 12,33%, ụng
Bc 12,02%, Duyờn hi min Trung 8,47%, Tõy nguyờn 5,26%, Tõy Bc
2,98%. Xem xột s bin ng ca s liu trong nhng nm gn õy phn ỏnh
rừ rt tc tng dõn s cao ca mt s vựng v s di c c hc gia cỏc
vựng lónh th.
Bng 2-3 . Trỡnh vn hoỏ ca ngun nhõn lc theo vựng nm 2001
n v : 1.000 ngi
Vùng
Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ
Người Tỷ lệ
Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ
Cả nước 39489 100 1415
6394.3
100
11856
100
12912
100
6942
100
Đồng bằng
S.Hồng
9034 22.8 69.32
4.90
505.17
7.90
1603
13.52
4719
36.55
2146
30.91
Đông Bắc 4748 12 286.2
20.23
567.23
8.87
1282
10.81
1803
13.96
813.2
11.71
Tây Bắc 1180 2.98 184.2
13.02
269.02
4.21
337.1
2.84
282.6
2.19
107.8
1.55
Bắc Tr.Bộ 4869 12.3 46.48
3.28
373.2
5.84
1078
9.09
2366
18.32
1008
14.52
Duyên hải miền
Trung
3348 8.47 87.28
6.17
672.33
10.51
1267
10.69
816.3
6.32
507.9
7.32
Tây Nguyên 2079 5.26 225.3
15.92
358.4
5.60
684.7
5.78
546.7
4.23
265.1
3.82
Đông Nam Bộ 5805 14.7 94.58
6.68
927.3
14.50
2098
17.70
1341
10.39
1348
19.42
Đồng bằng S
Cửu Long
8424 21.3 527.3
37.27
2757.9
43.13
3290
27.75
1177
9.12
676.9
9.75
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
Chia theo trình độ văn hóa
Tổng số lao động Không biết chữ Biết chữ
Tổng số
Ngun: Tng hp s liu thng kờ lao ng vic lm Vit Nam nm 2001,
Nxb Lao ng xó hi, H, 2002.
8
Sự phân bổ lao động chưa biết chữ khác hoàn toàn với phân bổ lao
động chung. Số lao động chưa biết chữ ở nước ta hiện nay tập trung phần lớn
ở các vùng kinh tế giàu tiềm năng. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,33%
lao động cả nước nhưng số lao động chưa biết chữ chiếm 37,2%; Đông bắc
chiếm 12,02% lao động cả nước nhưng có tới 20,23% lao động chưa biết chữ,
Tây Nguyên chỉ có 5,26% lao động cả nước nhưng lại chiếm tới 15,92% lao
động chưa biết chữ cả nước. Xem xét sự biến động của số liệu những năm gần
đây tình hình còn nghiêm trọng hơn, tỷ lệ chưa biết chữ không những không
giảm mà có xu hướng tăng rõ rệt. Do vậy, trong thời gian tới phải có những
chính sách phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để nâng cao
trình độ văn hóa cho người dân. Giải quyết tốt vấn đề này mới có điều kiện
nâng cao năng suất, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững cho
các vùng kinh tế quan trọng nêu trên.
Trình độ văn hoá của lao động ở từng vùng
Cơ cấu trình độ văn hoá cả nước ta năm 2001 như sau: Chưa tốt nghiệp
cấp I chiếm 16,11%, tốt nghiệp cấp I chiếm 30,02%, tốt nghiệp cấp II chiếm
32,69% và tốt nghiệp cấp III chiếm 17,57%.
Đây là tỷ lệ trung bình cả nước, phân tích cơ cấu trên ở từng vùng cho
thấy có sự khác biệt rất lớn. Đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ, Duyên hải
miền Trung và Đông Nam bộ là bốn vùng lực lượng lao động có trình độ văn
hoá cao hơn mức trung bình cả nước.
Bảng 2-4 . Cơ cấu trình độ văn hoá của NNL từng vùng năm 2001
9
Vïng
Ngêi % Ngêi %
Ngêi % Ngêi % Ngêi % Ngêi %
C¶ níc 39489808 100 1415524 3.58 38074284 96.42 11856780 30.02 12912892 32.70 6942042 17.58
§B s«ng Hång 9034364 100 69320 0.77 8965044 99.23 1603028 17.74 4719253 52.24 2146065 23.94
§«ng B¾c 4748544 100 286268 6.03 4462275 93.97 1282224 27.00 1803519 37.98 813204 18.22
T©y B¾c 1180179 100 184225 15.61 995955 84.39 337167 28.57 282630 23.95 107862 10.83
B¾c Tr bé 4869183 100 46481 0.95 4822702 99.05 1078437 22.15 2366691 48.61 1008829 20.92
Duyªn h¶i m
Trung
3348286 100 87284 2.61 3261002 97.39 1267054 37.84 816305 24.38 507908 15.58
T©y nguyªn 2079003 100 225383 10.84 1853620 89.16 684771 32.94 546772 26.30 265175 14.31
§«ng nam bé 5805521 100 94587 1.63 5710933 98.37 2098644 36.15 1341295 23.10 1348478 23.61
§B s«ng CLong 8424728 100 527344 6.26 7897384 93.74 3290487 39.06 1177254 13.97 676916 8.57
Tæng sè l Kh«ng biÕt ch÷ BiÕt ch÷
Tæng sè TN cÊp1 TN cÊp 2 TN cÊp 3
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2001,
Nxb Lao động – xã hội, H, 2002.
Lao động Đồng bằng sông Hồng có trình độ văn hoá cao nhất trong cả
nước với tỷ lệ tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3 cao. Tuy nhiên như trên đã đề cập, tỷ
lệ này không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa bởi trong số lao động
biết chữ chỉ có dưới 25% lực lượng lao động tốt nghiệp phổ thông trung học.
Đông Nam Bộ là vùng có GDP lớn nhất trong 8 vùng, tập trung nhiều
nhất khu công nghiệp, chế xuất nên yêu cầu về lao động có kỹ năng và tay
nghề ở đây rất lớn. Tuy nhiên qua phân tích có thể thấy trình độ văn hoá của
lao động ở khu vực này chưa tương xứng với triển vọng phát triển kinh tế. Số
người có trình độ văn hoá cấp II, III trở lên mới chiếm gần 46,71% lực lượng
lao động biết chữ và chỉ ở mức trung bình của cả nước.
Tây nguyên là vùng lao động có trình độ văn hoá thấp, lao động biết
chữ chỉ chiếm 89,16%, thấp hơn mức trung bình. Trong đó lực lượng lao động
cả tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp cấp 1 chiếm đến 60%.
Lao động đồng bằng sông Cửu Long có trình độ văn hoá thấp nhất, tỷ
lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I chiếm tới gần 40% tổng số
lực lượng lao động của vùng. Trong số lao động biết chữ thì tốt nghiệp cấp 1
chiếm đến 40%, đồng thời tốt nghiệp cấp 3 chỉ có 8,57%.
10
Qua phân tích cho thấy con số tổng quát về trình độ văn hoá của lực
lượng lao động thì khả quan với tỷ lệ biết chữ khá cao. Nhưng tỷ lệ lao động
có trình độ văn hoá cấp 2, 3 trở lên chỉ chiếm 50,28% và có sự chênh lệch lớn
về trình độ văn hoá của lao động giữa các vùng. Lao động có trình độ văn hoá
cao tập trung phần lớn ở thành thị, khu vực kinh tế phát triển. Đồng bằng sông
Cửu Long, Duyên hải miền Trung là những nơi đông dân cư, lao động tập
trung đông, có tiềm năng sản xuất lớn nhưng tỷ trọng lao động mù chữ cao,
trình độ văn hoá cấp 2 và 3 thấp. Đây chính là một trong những nguyên nhân
hạn chế khả năng tăng năng suất lao động và thu hút vốn đầu tư của vùng.
2.1.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Bên cạnh trình độ văn hóa, chất lượng nguồn nhân lực còn được phản
ánh bởi trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện ở số lượng, cấp bậc và cơ cấu
của lao động đã qua đào tạo. Do vậy phần dưới đây sẽ phân tích cụ thể những
khía cạnh này.
Phân bổ lao động chuyên môn kỹ thuật theo vùng và trong từng vùng
Đến năm 2001, toàn quốc có 6.733.012 lao động có CMKT gồm các
trình độ đào tạo từ sơ cấp đến sau đại học, so với tổng số lao động trong cả
nước chiếm 17,05%. Mặc dù tỷ trọng này tăng đều hàng năm nhưng tốc độ
tăng chậm nên số người lao động không có chuyên môn kỹ thuật vẫn ở mức
rất cao đến gần 83%. Sự phân bổ lao động có chuyên môn kỹ thuật cũng
không đồng đều giữa các vùng cũng là một hạn chế lớn. Đồng bằng sông
Hồng là cao nhất chiếm 29,77% số lao động chuyên môn kỹ thuật của cả
nước. Đứng thứ hai là Đông Nam bộ với 21,15%. Những vùng kinh tế giàu
tiềm năng như Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung, Tây
nguyên tỷ lệ rất thấp không tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của
vùng. Do vậy, trong thời gian tới cần có chính sách đầu tư để nâng cao trình
11
độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động để đáp ứng nhu cầu của nền kinh
tế, nâng cao mức sống của người dân.
Nếu xem xét tỷ trọng lao động chuyên môn kỹ thuật so với tổng số lao
động ở từng vùng tình trạng còn nghiêm trọng hơn. Đông Nam bộ là vùng
kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, GDP cao nhất trong cả nước và tỷ lệ lao
động qua đào tạo cũng chỉ chiếm 24,53%. Ngoại trừ Đồng bằng sông Hồng,
tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động ở các vùng còn lại chỉ dao
động trong khoảng 10 đến 15%. Đáng lưu ý là vùng Đồng bằng sông Cửu
long, có tỷ lệ cao hơn không đáng kể so với Tây Bắc là vùng kinh tế nghèo
nàn, lạc hậu có tỷ lệ thấp nhất là 10,16. Số liệu cụ thể cho từng vùng trong
bảng sau:
Bảng 2-5. Phân bổ lao động chuyên môn kỹ thuật theo vùng
Vïng
Ngêi % Ngêi %
Tõ s¬ cÊp /
häc nghÒ
Tõ CNKT
cã b»ng
Ngêi % Ngêi %
C¶ níc 39489808 100 32756796 100 6733012 100 4643446 100
§ång b»ng s«ng Hång 9034366 22.88 7030265 21.46 2004101 29.77 1383209 29.79
§«ng B¾c 4748544 12.02 4000947 12.21 736419 10.94 579914 12.49
T©y B¾c 1180179 2.989 1060242 3.237 119937 1.781 94839 2.042
B¾c Trung bé 4869183 12.33 4183115 12.77 686068 10.19 516921 11.13
Duyªn h¶i miÒn Trung 3348286 8.479 2804037 8.56 544249 8.083 333644 7.185
T©y nguyªn 2079003 5.265 1798797 5.491 280206 4.162 187630 4.041
§«ng Nam bé 5805521 14.7 4381364 13.38 1424157 21.15 993885 21.4
§ång b»ng s«ng CLong 8424727 21.33 6995550 21.36 899273 13.36 553404 11.92
Kh«ng cã CMKT Cã CMKTTæng sè
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2001,
Nxb Lao động – xã hội, H, 2002.
Chuyên môn kỹ thuật của lao động phân bổ theo vùng và trong từng vùng
Theo điều tra lao động việc làm năm 2001, xét trong lực lượng lao
động đã qua đào tạo của toàn quốc, cơ cấu như sau: sơ cấp 7,47%, CNKT
12
48,27% ( trong đó bao gồm cả không có bằng ), THCN 20,58%, ĐHCĐ
20,53% và trên đại học 0,37%. Số lao động này phân theo vùng như sau:
Sơ cấp và công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp tập trung ở hai
vùng có số lao động lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ. Thấp
nhất là Tây Nguyên và Tây Bắc. Tỷ lệ này cũng phù hợp với tỷ lệ phân bổ lao
động theo từng vùng. Thông thường vùng kinh tế phát triển, tập trung nhiều
lao động thì các tỷ lệ trên cũng khá cao.
Bảng 2-6. Phân bổ lao động chuyên môn kỹ thuật theo vùng
Vïng Tæng sè
Ngêi % Ngêi % Ngêi % Ngêi % Ngêi %
C¶ níc 6733012 502657 7.47 3249947 48.27 1385672 20.58 1381999 20.53 25224 0.37
§ång b»ng
s«ng Hång
2004101 137103 27.28 903622 27.8 393016 28.36 500443 36.21 10044 39.82
§«ng B¾c 736419 74693 14.86 216258 6.654 225998 16.31 133082 9.63 617 2.446
T©y B¾c 119937 11290 2.246 25028 0.77 43822 3.163 21294 1.541 0
B¾c Trung bé 686068 64468 12.83 254029 7.816 204274 14.74 108909 7.881 2012 7.977
Duyªn h¶i miÒn
Trung
544249 33554 6.675 297641 9.158 89560 6.463 109113 7.895 1946 7.715
T©y nguyªn 280206 22710 4.518
95640
2.943 74934 5.408 50222 3.634 272 1.078
§«ng Nam bé 1424157 109050 21.69
926806
28.52 191210 13.8 322290 23.32 9123 36.17
§ång b»ng
s«ng CLong
899273 23719 4.719
199186
6.129 72786 5.253 79521 5.754 1210 4.797
Th¹c sü vµ TiÕn
sü
S¬ cÊp CNKT THCN C§ vµ §H
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2001,
Nxb Lao động – Xã hội, H, 2002.
Tương tự, trình độ cao đẳng và đại học cũng tập trung cao nhất ở Đồng
bằng sông Hồng 36,21%, Đông Nam bộ 23,32%. Hai vùng này cũng chiếm
gần 80% số lao động có trình độ trên đại học của cả nước.
Phân tích cơ cấu trình độ lao động chuyên môn kỹ thuật so với tổng số
lao động ở từng vùng sẽ thấy cụ thể hơn sự khác biệt giữa các vùng. So sánh
với tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trung bình cả nước là 17,05% trong
13
đó cơ cấu bậc đào tạo như sau: sơ cấp 1,27%, công nhân kỹ thuật ( bao gồm
cả không bằng) 8,23%, trung học chuyên nghiệp 3,51%, cao đẳng và đại học,
trên đại học là 3,56% thì Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ có tỷ lệ lao
động chuyên môn kỹ thuật cao hơn mức trung bình cả nước. Các vùng còn lại
có tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ trung bình.
14
Bảng 2-7. Phân bổ lao động chuyên môn kỹ thuật theo vùng và trình độ
Vïng Tæng sè
Ngêi % Ngêi % Ngêi % Ngêi % Ngêi %
C¶ níc 39489808 502657 1.27 3249947 8.23 1385672 3.51 1381999 3.50 25224 0.06
§ång b»ng
s«ng Hång
9034366 137103 1.518 903622 10 393016 4.35 500443 5.539 10044 0.111
§«ng B¾c 4748544 74693 1.573 216258 4.554 225998 4.759 133082 2.803 617 0.013
T©y B¾c 1180179 11290 0.957 25028 2.121 43822 3.713 21294 1.804 0
B¾c Trung bé 4869183 64468 1.324 254029 5.217 204274 4.195 108909 2.237 2012 0.041
Duyªn h¶i
miÒn Trung
3348286 33554 1.002 297641 8.889 89560 2.675 109113 3.259 1946 0.058
T©y nguyªn 2079003 22710 1.092 95640 4.6 74934 3.604 50222 2.416 272 0.013
§«ng Nam
bé
5805521 109050 1.878
926806
15.96 191210 3.294 322290 5.551 9123 0.157
§ång b»ng
s«ng CLong
8424727 49789 0.591
530923
6.302 162858 1.933 136646 1.622 1210 0.014
Th¹c sü vµ TiÕn
sü
S¬ cÊp CNKT THCN C§ vµ §H
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2001,
Nxb Lao động – xã hội, H, 2002.
Những khu vực có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp là vùng núi phía
Bắc, Tây Nguyên. Thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu long, chiếm 21,33% lao
động cả nước nhưng so với tổng số lực lượng lao động của vùng trình độ sơ
cấp 0,59%, trung học chuyên nghiệp 1,93% và cao đẳng, đại học 1,62%%.
Phân tích về số lượng, cơ cấu của lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật hiện nay và so sánh với các số liệu trước đây có thể thấy:
Thứ nhất, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cả nước tuy có
tăng, nhưng tỷ lệ tăng không cao và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số lao động.
Thứ hai, phân bổ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không đồng
đều giữa các vùng. Chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam
bộ. Nhiều vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế có số lao động qua đào tạo
quá thấp, ví dụ như Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên.
15
Thứ ba, cơ cấu lao động theo bậc đào tạo có sự thay đổi trong vài năm
gần đây và hiện nay tỷ lệ CĐ&ĐH/ THCN/ CNKT chung trong tất cả các
ngành là 1: 0,98:2,67. Hiện nay cơ cấu lao động theo bậc đào tạo trên bị phê
phán là bất hợp lý nhưng ở mức độ nào thì cần phải xem xét trong từng ngành
mới thấy hết được tính chất của vấn đề này.
Cơ cấu bậc và ngành đào tạo của lao động
Nếu tách riêng số giáo viên và lao động trong một số ngành không sử
dụng nhiều công nhân như kinh tế, thương mại, ngành khoa học xã hội và chỉ
so trong từng ngành thì sẽ khác nhiều so với cơ cấu tổng hợp chung cả nước.
Bảng 2-8. Cơ cấu bậc lao động chuyên môn kỹ thuật theo ngành
Ngµnh
Sè lîng Tû lÖ Sè lîng Tû lÖ Sè lîng Tû lÖ
N-L-N nghiÖp 367113 5.5 251574 3.8 66298 1
CN-XD 2150399 9.5 182086 0.8 226416 1
CNKT THCN C§-§H
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2001,
Nxb Lao động – xã hội, H, 2002.
Theo tính chất công việc của từng ngành thì cơ cấu lao động như trên
cũng là tương đối hợp lý. Số liệu thống kê các năm gần đây cho thấy có một
xu hướng trong rất nhiều ngành là giảm lao động trình độ trung học chuyên
nghiệp và thay thế bằng cao đẳng, đại học. Cụ thể cơ cấu lao động trình độ
chuyên môn kỹ thuật trong các ngành phân bổ như sau:
Lao động trình độ công nhân kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các ngành
công nghiệp chế biến, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc đến 80%.
Ngành giáo dục đào tạo có nhiều lao động trình độ trung học chuyên
nghiệp nhất, chiếm đến 30%.
16