PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH
TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY NHỰA HÀ NỘI
Như chương II đã đề cập : trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định như : kỷ thuật thanh toán chưa
thực hiện nghiêm túc, các điều khoản của hợp đồng ký kết chưa chặt chẽ,
công ty còn chưa thực sự năng động trong tìm kiếm khách hàng .... Những tồn
tại, hạn chế đó đã gây cản trở nhiều đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công
ty. Đó cũng là trăn trở của công ty trên con đường tìm kiếm các giải pháp của
tiến tình hình tiêu thụ hiện nay. Để góp phần giải quyết những vấn đề nổi cộm
trên, với cá nhân em sau một thời gian thực tập tại công ty, mặc dù thời gian
có hạn và kiến thức còn hạn chế, xin mạnh dạn đề đạt một số phương hướng
biện pháp phương hướng để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm
của công ty.
Biện pháp thứ nhất : Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng rất lớn
đến việc tiêu thụ sản phẩm: nó góp phần thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu
thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng làm
tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp
nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng.
Ngược lại chất lượng sản phẩm thấp thì tiêu thụ sẽ khó khăn và ngay cả khi
giá bán rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận. Trong nền kinh tế thị
trường, chất lượng sản phẩm là vũ khí sắc bén có thể dễ dàng chiến thắng các
đối thủ cạnh tranh. Ý thức điều đó, nên hiện nay, các nhà sản xuất luôn cố
gắng sao cho sản phẩm của mình có chất lượng tốt nhất. Vì thế diễn ra một
sự chạy đua cạnh tranh nhau rất quyết liệt giữa những nhà sản xuất.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm trong điều kiện hiện có, công ty có
thể áp dụng một số biện pháp sau :
- Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị :
1
Mặc dù máy móc thiết bị của công ty hiện nay rất hiện đại, đáp ứng
được yêu cầu về mặt số lượng và đảm bảo về chất lượng, nhưng không thể chỉ
biết khai thác mà không quan tâm tới việc duy trì và nâng cao năng lực sản
xuất của máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho sản xuất được liên tục, sản
phẩm sản xuất ra mười cái như một về chất lượng. Muốn vậy công ty cần đặt
ra các định mức kỹ thuật về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay
thế, dụng cụ sửa chữa, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng. Đồng thời căn cứ vào
đó để công ty có thể thưởng, phạt một cách công bằng những người có nhiệm
vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy.
Ngoài ra, công ty cần đảm bảo tốt chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị
theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thực trạng của máy móc thiết bị. Công tác bảo
dưỡng này cần được gắn liền với từng phân xưởng sử dụng máy, lợi ích vật
chất của công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị. Làm tốt công tác bảo dưỡng
này vừa đảm bảo duy trì năng lực sản xuất của máy móc thiết bị góp phần
đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa hạn chế sự hỏng hóc tiết kiệm chi phí sửa
chữa.
- Nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của công nhân sản xuất.
Công nhân sản xuất là người trực tiếp vận hành máy móc thiết bị, cho
nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc thiết bị vẫn
chưa chịu sự chi phối của người điều hành đó. Hiện nay công ty có một đội
ngũ công nhân với tay nghề vững chắc. Nhưng trong điều kiện đòi hỏi phải
nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, thì chất lượng của lao động sống
không phải chỉ dừng ở đó, mà cần thiết phải tốt hơn. Để thực hiện điều đó có
thể áp dụng các hình thức như :
+ Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật ngắn hạn.
+ Tổ chức các buổi hội thảo rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm
trong phạm vi từng phân xưởng cũng như trong toàn bộ công ty.
+ Huấn luyện kỹ thuật, rút kinh nghiệm trực tiếp trên máy móc thiết bị,
phương tiện sản xuất.
2
+ Tổ chức các hội thi tay nghề để công nhân tự phấn đấu, học hỏi nâng
cao tay nghề tích luỹ kinh nghiệm sản xuất.
Bên cạnh đó, việc quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, tạo
điều kiện giúp đỡ những công nhân có điều kiện hoàn cảnh khó khăncũng
là việc làm cần thiết để công nhân tập trung vào sản xuất.
Biện pháp thứ hai: Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường.
Thị trường là nơi đưa sản phẩm ra tiêu thụ, là nơi giao lưu giữa người
mua và người bán hàng. Vì vậy tiêu thụ và thị trường tiêu thụ phải gắn liền
với nhau. Sản phẩm tiêu thụ nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mức độ chấp nhận
của thị trườngphụ thuộc vào việc điều tra nghiên cứu thị trường của công ty.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường công ty mới có thể tổ chức sản xuất, tiêu thụ
theo phương châm bán ra những cái thị trường cần chứ không chỉ bán cái
mình có.
Thời gian qua công tác điều tra nghiên cứu thị trường hầu như chưa
được quan tâm đến. Cho nên muốn được tốt công tác này trước hết nó phải là
hoạt động thường xuyên chính thức của công ty. Khi nghiên cứu thị trường
cần phải điều tra nghiên cứu cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào.
Công ty cần quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tin thị trường, đặt
các loại sách báo tạp chí kinh tế ... rất phong phú hiện nay để bổ xung các
thông tin cần thiết mà nhân viên của công ty chưa kịp hoặc chưa có khả năng
thu thập.
Cùng với việc điều tra thị trường qua sách báo tạp chí, công ty cần
tăng cường điều tra trực tiếp người tiêu dùng trên diện rộng. Công việc này
đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư hợp lý cũng như tinh thần ý thức trách
nhiệm của nhân viên điều tra thị trường. Công ty có thể tiến hành theo các
cách.
Cử nhân viên điều tra thị trường một số vùng thị trường tiêu thụ mạnh
sản phẩm của công ty và một số vùng trọng điểm dân cư nhưng tiêu thụ được
3
ít sản phẩm để điều tra trực tiếp người tiêu dùng, tổ chức các đợt trưng cầu ý
kiến của người tiêu dùng thông qua các đại lý, các cửa hàng bán lẻ, đặt hòm
thư góp ý tại các cửa hàng, đại lý có bán sản phẩm của công ty ... Các ý kiến
đóng góp có giá trị của người tiêu dùng có thể khuyến khích bằng hình thức
tặng thưởng vật chất.
Các ý kiến đóng góp của người tiêu dùng sẽ được tập hợp về phòng kế
hoạch để các nhân viên thị trường phân loại xử lý.
Biện pháp thứ ba : Xây dựng một chiến lược quảng cáo tổng hợp.
Quảng cáo là một vấn đề có tính chất chiến lược, nó thúc đẩy mạnh
mẽ quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ mang đến cho khách hàng những
thông tin cô đọng đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh
những sản phẩm khác, trước khi đi đến quyết định mua sản phẩm nào. Đối
với sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm,
thấy được tính ưu việt của nó từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách
hàng tìm đến với doanh nghiệp.
Đó là tầm quan trọng của quảng cáo và ngày nay chính là thời đại bùng
nổ quảng cáo, doanh nghiệp nào cũng muốn giới thiệu về mình, muốn khách
hàng biết đến sản phẩm của mình và mua sản phẩm của mình nhiều hơn. Vì
thế Công ty nhựa Hà Nội không thể chìm đi trong không khí nóng bỏng đó,
mà cần phải khuyếch trương danh tiếng của mình hơn nữa nhằm tạo uy tín với
khách hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Quảng cáo có muôn vàn cách khác nhau và có thể đòi hỏi những khoản
chi phí rất lớn. Vấn đề là quảng cáo phải sao cho có hiệu quả, tiết kiệm được
chi phí.
Công ty có thể lựa chọn hình thức quảng cáo trên báo chí, trên đài phát
thanh, đài truyền hình hoặc thông qua các bài viết, hình ảnh giới thiệu về công
4
ty nhằm đưa tới khách hàng thông tin về sự tồn tại và phát triển của công ty,
địa chỉ hiện tại cũng như phương thức làm ăn của công ty.
Hình thức quảng cáo thích hợp và ít tốn kém hiện nay là sử dụng hệ
thống Panô áp phích quảng cáo.
Ở Hà Nội các Panô áp phích quảng cáo này được đặt ngang trên địa
bàn của công ty để khách hàng dễ dàng tìm thấy công ty trong lần mới tới
giao dịch. Mặt khác, vị trí hiện nay của công ty là nằm ở mặt tiền đường Hai
Bà Trưng, mật độ người qua lại rất đông cho nên quảng cáo ở đây thu hút sự
chú ý của nhiều người, lại không phải bỏ chi phí thuê địa điểm quảng cáo.
Ở những địa phương khác, biển quảng cáo có thể đặt ở các đại lý, các
cửa hàng có bán sản phẩm của công ty hoặc có thể thuê địa điểm ở các trung
tâm thương mại ở các địa phương đó.
Hàng năm công ty nên tham gia vào các hội chợ, triển lãm trên phạm
vi toàn quốc. Những đợt triển lãm này là cơ hội để công ty thực hiện được
nhiều mục đích : quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nắm bắt được các thông tin
từ phía người tiêu dùng, học tập kinh nghiệm bán hàng của các đơn vị bạn,
tranh thủ tìm kiếm khách hàng ...
Biện pháp thứ tư : Tăng cường và áp dụng các biện pháp kinh tế tài
chính có tính chất đòn bẩy thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Các biện pháp kinh tế tài chính có một vị trí xứng đáng trong việc thúc
đẩy tiêu thụ sản phẩm. Cũng là những sản phẩm như nhau về chất lượng, giá
cả nhưng nếu sản phẩm nào có thêm các biện pháp kinh tế tài chính làm đòn
bẩy thì sẽ tạo cho sản phẩm có sức hấp dẫn hơn, từ đó sản phẩm được tiêu thụ
nhanh hơn.
Hiện nay, mặc dù công ty đã cố gắng áp dụng một số biện pháp như
giảm cước phí vận chuyển... nhưng những biện pháp này còn chưa phong phú,
đa dạng và chưa phát huy hết hiệu quả của nó.
5