Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MÁY TÍNH ĐỂ BÀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS GIAI ĐOẠN 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.59 KB, 26 trang )

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MÁY TÍNH ĐỂ
BÀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS GIAI ĐOẠN
2005-2010
3.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
3.1.1. Môi trường vĩ mô
3.1.1.1. Các yếu tố về kinh tế
Sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt nam trong những năm qua là
nhân tố quan trọng tác động đến tổng cung, tổng cầu và tạo ra những cơ hội phát
triển mạnh cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và ngành
công nghiệp máy tính nói riêng.
Song song với nền kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống của người dân
ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng được hoàn thiện
hơn. Do đó vấn đề chi tiêu của người dân về các nhu cầu công nghệ thông tin,
máy móc hiện đại ngày càng nhiều và đó cũng chính là cơ hội để các nhà sản
xuất cung cấp máy tính để bàn sẵn sàng đầu tư để đón đầu, tuy nhiên, chính nó
cũng đặt ra nhiều thách thức: liệu công ty có đủ khả năng để đương đầu với một
môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hay không?.
Môi trường kinh tế luôn luôn biến động một cách nhanh chóng và không
thể kiểm soát. Điều đó đòi hỏi các cán bộ kinh doanh của công ty phải không
ngừng tiếp cận, nắm bắt và có kế hoạch điều chỉnh hoạt động kinh doanh của
mình thích ứng với môi trường để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
3.1.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học và phát triển con người
Dân số của Việt nam ước tính đến nay khoảng 82 triệu người, là quốc gia
đông dân thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á. Tốc độ phát triển dân số vào khoảng
1,29%. Khoảng 1/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, trong đó dân tộc Kinh
chiếm khoảng 87% dân số và 53 dân tộc khác (khoảng 8 triệu người) sinh sống
chủ yếu ở những vùng núi cao.
Việt Nam xếp thứ 101 trên 147 nước của UNDP về phát triển về con
người. Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ ra Việt nam chỉ đứng ở mức trung
bình. Chỉ số HDI được tính dựa trên ba thành phần chính của vấn đề phát triển
con người: giáo dục, sức khoẻ và tiêu chuẩn về cuộc sống, và việc xếp hạng các


quốc gia dựa trên chỉ số hỗn hợp của những yếu tố chẳng hạn như kế hoạch sinh
đẻ, xóa nạn mù chữ, trình độ học vấn và GDP/đầu người. Việt Nam đã có một
bước tiến dài trong vấn đề phát triển khi nhảy từ vị trí 122 lên 101 chỉ trong một
vài năm.
Với trình độ văn hóa của dân cư như phân tích ở trên, đó là yếu tố hết sức
thuận lợi khi mà sử dụng máy tính để bàn đòi hỏi một số kiến thức nhất. Với chỉ
số phát triển con người cao, người dân Việt nam sẽ dễ dàng tiếp cận và sử dụng
công nghệ này, thêm vào đó số lượng dân số lớn, thị trường cho các máy tính để
bàn này tại Việt nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng đã và đang hết
sức bùng nổ trong tương lai. Các nhà cung cấp sẽ đầu tư để cạnh tranh trên thị
trường lớn này. Và đây cũng chính là cơ hội của công ty Huetronics khi kinh
doanh sản phẩm máy tính để bàn.
3.1.1.3. Ảnh hưởng của yếu tố pháp lý
Yếu tố chính trị và pháp luật gắn liền với sự phát triển kinh tế. Một quốc
gia có một chế độ chính trị ổn định và một hành lang pháp lý rõ ràng sẽ có điều
kiện thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng nhiều, giao lưu
thương mại ngày càng phát triển để hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong giai
đoạn toàn cầu hóa hiện nay.
Riêng đối với Việt nam chúng ta sau khi mở cửa cũng bước đầu xây dựng
được một nhà nước pháp quyền có hành lang pháp lý thông thoáng giúp cho các
nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn vào làm ăn.
Chính phủ Việt nam đã công nhận tầm quan trọng của sự phát triển công
nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp máy tính Việt nam nói
riêng là một trong những động cơ thúc đẩy quan trọng nhất cho sự phát triển
kinh tế. Những năm đầu tiên của thế kỷ 21 là những năm quá độ của bước phát
triển kinh tế của Việt nam và được đánh dấu bằng những chính sách và luật lệ
đã được sửa đổi của Chính phủ. Mặt khác, với những yêu cầu của sự hòa nhập
với quốc tế qua những chương trình ASEAN và e-APEC và nền kinh tế tri thức
toàn cầu, Việt nam phải đối mặt với những thách thức chiến lược và rủi ro về
việc bỏ lại đằng sau và kém xa các nước khác nếu không có một sự phát triển

công nghệ thông tin cơ bản và thích hợp. Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ chính trị
ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh việc sử dụng và phát triển IT cho công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn 2000-2010. Để thực hiện
chỉ thị 58, chính phủ đã ra quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 phê chuẩn
kế hoạch triển khai chỉ thị 58 với 4 mục tiêu sau: 1/ Cải tiến cơ sở hạ tầng của
Viễn thông và Internet. 2/ Phát triển nguồn lực con người trong lĩnh vực IT. 3/
Phát triển ngành công nghiệp phần mềm. 4/ Phát triển ngành công nghiệp phần
cứng.
Việc thực hiện một nhà nước điện tử và tăng tốc độ ứng dụng CNTT trong
các cơ quan điều hành nhà nước đóng vai trò then chốt đối với quá trình tăng
trưởng bền vững của ứng dụng CNTT trong xã hội, nhà nước đã tập trung phát
triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan điều hành nhà nước gồm
03 đề án lớn:
- Tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng (đề án 47)
- Ứng dụng CNTT tin học hóa quản lý hành chính nhà nước
- Đề án tin học hóa hoạt động của Quốc hội
Tất cả những chính sách trên đều tạo điều kiện cho thị trường máy tính để
bàn ngày càng phát triển, tuy nhiên nước ta vẫn chưa có chính sách thỏa đáng
để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy tính trong nước.
Năm 2002, khoản 70 container máy tính đã qua sử dụng được nhập khẩu về
Việt nam, trung bình mỗi tháng có 4.000-5.0000 máy tính seconhand được tung
ra thị trường. Đó chính là một thách thức đối với ngành sản xuất và lắp ráp máy
tính trong nước. Ngoài ra các chính sách thuế đối với máy tính, linh kiện, cụm
linh kiện, phụ tùng sản xuất máy tính cũng còn nhiều bất cập, chưa thực sự
khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư dây chuyền công
nghệ, lắp ráp, sản xuất máy tính tại Việt nam. Thuế nhập khẩu linh kiện phụ
tùng cho lắp ráp máy vi tính chia làm nhiều loại phổ biến là 10% khi đó thuế
nhập khẩu nguyên chiếc là 5%, điều đó không khuyến khích các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đầu tư sản xuất. Các cửa hàng máy tính được hưởng thuế
VAT không cần hóa đơn chứng từ đầu vào, còn công ty máy tính hưởng thuế giá

trị gia tăng phải có hóa đơn chứng từ đầu vào. Hình thức quản lý này tạo kẻ hở
để bán hàng trốn thuế, tiêu thụ nhập lậu không chứng từ, tạo nên sự cạnh tranh
không bình đẳng giữa doanh nghiệp và cửa hàng.
3.1.1.4. Các yếu tố công nghệ
Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngành sản xuất, hiện nay
khi khoa học phát triển với tốc độ cao, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật, các công nghiệp mới là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của
doanh nghiệp. Nước ta gần đây, việc áp dụng những công nghệ mới vào sản
xuất kinh doanh rất được coi trọng. Các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng không
có doanh nghiệp nào mà không phụ thuộc vào yếu tố công nghệ và thiết bị,
công nghệ càng tiên tiến càng cho phép sản xuất ra các sản phẩm mới nhằm đáp
ứng thị hiếu hoặc tạo ra yêu cầu mới cho người tiêu dùng.
Luật đầu tư nước ngoài ra đời tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong
nước tranh thủ hợp tác, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến từ các nước phát
triển, từ đó cho ra đời các máy tính để bàn có chất lượng cao
3.1.2. Môi trường vi mô
3.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Ở thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, cụ thể
như Tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện có có 25 đơn vị sản xuất kinh doanh máy tính
để bàn, các loại hình công ty TNHH là đối thủ cạnh tranh mạnh của công ty,
điển hình như công ty TNHH Nhật Huy kinh doanh trên thị trường Tỉnh Thừa
Thiên Huế. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm máy tính với các nhãn
hiệu cạnh tranh lớn như : máy vi tính của IBM, INTEL, cạnh tranh với các loại
máy tính để bàn mà công ty Huetronics đang cung cấp.
Ngoài ra trong kinh doanh ngày nay, uy tín và vị thế của nhãn hiệu hàng
hóa trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bán hàng hóa đó, nếu nhãn
hiệu hàng hóa thật sự không được thị trường chấp nhận thì dù doanh nghiệp có
thực hiện tốt công tác phân phối cũng không bán được hàng hóa một cách có
hiệu quả. Và nếu nhãn hiệu cạnh tranh chiếm được ưu thế trên thị trường thì
khả năng bán hàng của doanh nghiệp cũng bị giảm sút. Việc tìm hiểu nhãn hiệu

cạnh tranh là rất cần thiết. Hiện nay các nhãn hiệu cạnh tranh với nhãn hiệu của
công ty cổ phần Huetronics đang kinh doanh là máy tính IBM, FPT.
Bảng 3.1: Các đối thủ cạnh tranh máy tính để bàn của công ty trên
từng thị trường
Thị trường Tên đơn vị
1. Tỉnh Thừa Thiên Huế Công ty TNHH Nhật Huy
2. Thành phố Đà Nẵng Công ty cổ phần Vietronics
3. Quảng Trị Công Ty Điện Tử Quảng Trị
4. Quảng Bình Công ty TNHH HPC
Nguồn: Điều tra thị trường
Trong khu vực kinh tế nhà nước, Công ty Điện tử Quảng Bình là đối thủ
cạnh tranh trực tiếp và chủ yếu của công ty. Doanh nghiệp này được sự ủng hộ
rất lớn từ chính quyền tỉnh với chính sách ưu đãi và hỗ trợ trong kinh doanh.
Hơn thế nữa, công ty Điện tử Quảng Bình lại có lợi thế là một doanh nghiệp chủ
nhà nên khả năng nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của thị trường trong tỉnh Quảng
Trị chính xác hơn vì vậy đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ ở Quảng Trị. Do đó
công ty cổ phần Huetronics phải có chiến lược đầu tư và phát triển lâu dài mà
trước hết là công tác khảo sát và nghiên cứu thị trường phải được quan tâm
đúng mức đồng thời phải xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp với thị hiếu và
nhu cầu tiêu dùng ở đây.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều. Những
đơn vị này thu hút một lượng khách đáng kể với các sản phẩm tương đối đa
dạng, giá cả có thể thấp hơn bởi những cơ sở này đôi khi thu nhận các sản phẩm
không có nguồn gốc rõ ràng như hàng bãi, hàng nhập lậu.
3.1.2.2. Khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường khách hàng quyết định sự tồn tại của doanh
nghiệp. Xác định khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường thực
chất là cạnh tranh về khách hàng, phải tìm mọi cách thu hút khách hàng về phía
mình. Vì vậy việc nghiên cứu, nắm rõ về khách hàng là nhiệm vụ hết sức cần

thiết.
Trong quá trình hình thành và phát triển uy tín của công ty đối với khách
hàng trong và ngoài tỉnh ngày một nâng cao. Do điều kiện hoạt động còn nhiều
hạn chế nên khách hàng của công ty chỉ tập trung ở thành phố.
Công ty có các nhóm khách hàng sau:
+ Khách hàng mua máy để sử dụng trong gia đình: Đây là những khách
hàng mua chủ yếu qua các trung gian phân phối phục vụ cho nhu cầu sử dụng
như sinh viên, học sinh, hộ gia đình.
+ Khách hàng công quyền : các cơ quan đoàn thể, các đơn vị sản xuất kinh doanh... đây là khách hàng
mua với khối lượng lớn nhưng không thường xuyên.
+ Khách hàng là đại lý: Họ là các nhà buôn, bán lẻ. Nhóm khách hàng này thường ký hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm của công ty, với điều kiện bắt buộc phải ký quỹ tại công ty một khoản tiền hoặc tài sản nhất định. Nói
chung đối với nhóm khách hàng này, cho tới nay công ty vẫn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp. Điều mà họ quan
tâm nhất là tỷ lệ chiết khấu và khuyến mãi mà họ được hưởng khi bán sản phẩm của công ty. Chính vì vậy công
ty cần nghiên cứu kỹ chính sách bán hàng, mức chiết khấu nhằm kích thích, tạo ra động lực hợp tác làm ăn lâu
dài với nhóm khách hàng này.
3.1.2.3. Nhà cung cấp
Công ty có rất nhiều mối quan hệ cung ứng linh kiện, thiết bị của ngành
sản xuất máy vi tính. Do đặc điểm của hàng hóa kinh doanh của công ty là
những hàng hóa có giá trị lớn nên công ty chỉ sử dụng những linh kiện của công
ty có uy tín và chỗ đứng trên thị trường như Intel, Samsum cung cấp. Điều này
là yếu tố quan trọng giúp cho hoạt động bán hàng của công ty gặp nhiều thuận
lợi.
3.1.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu, việc tạo
hàng rào thuế quan để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước sẽ không còn, từ đó
các nhà sản xuất linh kiện máy vi tính trong khu vực xâm nhập vào thị trường
Việt nam sẽ dễ dàng hơn với mức thuế suất cho mặt hàng vi tính dưới 5% khi
AFTA có hiệu lực. Công ty sẽ cạnh tranh của chính những nhà phân phối những
linh kiện trước đây tại thị trường Việt Nam do bởi công ty này có thể tham gia

lắp ráp trên thị trường mới này.
Ngoài ra với các chính sách ưu đãi của nhà nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy
việc thành lập các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất mới. Đây là nguy cơ đe dọa
đến doanh thu cũng như thị phần của công ty trong tương lai. Bởi vì khi có
nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành thì mức độ cạnh tranh sẽ tăng, dẫn đến
giá cả sẽ giảm xuống, các chi phí về nâng cao chất lượng sản phẩm và chất
lượng dịch vụ sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động làm cho lợi nhuận của
công ty sẽ giảm xuống.
3.2. PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH NỘI BỘ
3.2.1. Marketing
3.2.1.1. Tổ chức công tác marketing của công ty
Trong thời gian qua, tập thể lãnh đạo công ty đã ý thức được tầm quan
trọng của công tác marketing trong quản trị doanh nghiệp. Họ đã thực hiện
nhiều công việc liên quan đến marketing và đạt được một số thành công bước
đầu. Chẳng hạn: công ty đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000 bằng những quy trình kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất, bán hàng
chặt chẽ. Nhìn chung, công tác marketing đã được triển khai thực hiện tại doanh
nghiệp trên nhiều phương diện. Tuy nhiên chưa có chương trình kế hoạch cụ
thể, công tác làm marketing chưa thể hiện được tính khoa học, tính liên kết giữa
các công việc không cao, còn rời rạc và chắp vá. Hơn nữa cho đến thời điểm
hiện nay công ty vẫn chưa có bộ phận hoạt động chuyên trách về lĩnh vực
marketing.
Chúng ta biết rằng việc quan trọng nhất của hoạt động tiếp thị không phải
chỉ là bán hàng. Việc bán hàng chỉ là một phần của tảng băng tiếp thị. Nếu nhà
làm tiếp thị tốt việc nhận thức nhu cầu của khách hàng, triển khai các sản phẩm
thích đáng, lập giá, phân phối và quảng cáo chúng một cách có hiệu quả thì
hàng hóa sẽ bán dễ dàng. Sau đây là các nội dung cơ bản của marketing hỗn
hợp như sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị của công ty trong giai đoạn hiện
nay.
3.2.1.2. Chính sách marketing mix sản phẩm máy tính để bàn của công ty

a. Chính sách sản phẩm
Để ngày càng khẳng định uy tín máy tính để bàn của mình trong những
năm qua công ty đã không ngừng phấn đấu và nâng cao kiến thức của mình
trong lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin, luôn tìm mọi cách tiếp cận với các
công nghệ mới của những công ty có uy tín trên thế giới nhằm đưa ra thị trường
những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp, đem lại sự hài lòng cho
những khách hàng khó tính nhất.
Đến nay, sản phẩm máy tính để bàn của công ty đã được nhiều người tiêu
dùng tín nhiệm, được tặng danh hiệu "thương hiệu mạnh năm 2004" do bạn đọc
thời báo kinh tế Việt nam, báo điện tử và triển lãm thương hiệu Việt nam trên
Internet bình chọn. Tuy nhiên để thấy được sự đánh giá từ phía khách hàng,
tiến hành phỏng vấn các khách hàng trên địa bàn nghiên cứu theo bảng câu hỏi
chi tiết, kết quả đánh giá của họ về chính sách sản phẩm máy tính để bàn của
công ty như sau
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá của khách hàng về chính sách sản phẩm
Ý kiến đánh giá
Số
lượng
Thang đo đánh giá Tổng
(%)
ĐÝ KÝK KĐÝ
1. Sản phẩm có chất lượng tốt 122 105 17 0 100
2. Kiểu dáng, mẫu mã đẹp 122 82 38 2 100
3. Mức cấu hình bên trong cao 122 90 32 0 100
4. Cấu hình bên trong phù hợp với nhu
cầu sử dụng
122 76 12 34 100
Nguồn: Số liệu điều tra
Bảng 3.3: Kiểm định ý kiến đánh giá của khách hàng về chính sách
sản phẩm

Chỉ tiêu
Bình
quân
(1)
Biến độc lập (2)
Giới
tính
Tuổi Trình
độ
Nghề
nghiệp
Thu
nhập
Khu
vực
1. Sản phẩm có chất lượng tốt 4,24 ns ns ns ns ns ns
2. Kiểu dáng, mẫu mã đẹp 3,85 ns ns ns ns ns ns
3. Mức cấu hình bên trong cao 3,99 ns ns ns ns ns ns
4. Cấu hình bên trong phù hợp
với nhu cầu sử dụng
3,65 ns ** ** ** * ns
Nguồn: Số liệu tính toán, xem chi tiết tại phụ lục II-VII
Chú thích:
(1) Từ 1-5 đánh giá từ không đồng ý đến đồng ý
(2) Mức độ ý nghĩa P: * P ≤ 0,05; ** P ≤ 0,01; ns: không có ý nghĩa
Qua bảng trên ta thấy các ý kiến của khách hàng theo thang điểm Liker đều
khẳng định sản phẩm máy tính để bàn của công ty có chất lượng tốt, 105 ý kiến
trả lời "đồng ý" khi họ đánh giá về chất lượng sản phẩm này tốt với mức điểm
đánh giá trung bình là (4,24); 82 ý kiến trả lời "đồng ý" khi đánh giá máy tính
để bàn của công ty có mẫu mã đẹp với mức điểm đánh giá trung bình là (3,85),

90 ý kiến trả lời "đồng ý" khi đánh giá cấu hình bên trong của máy tính để bàn
của công ty cao với mức điểm đánh giá trung bình là (3,99).
Kết quả kiểm định phương sai ANOVA cho điểm đánh giá trung bình ý
kiến về chất lượng, kiểu dáng, mức độ cấu hình của các khách hàng công ty
theo các tổ với các mức ý nghĩa đều lớn hơn 0,05 nên ta kết luận rằng: Không
có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình ý kiến đánh giá giữa các khách
hàng trong mỗi tổ được phân theo từng yếu tố. Hay nói cách khác các ý kiến
của các nhóm khách hàng của công ty trong mỗi tổ trên đánh giá về chất lượng,
kiểu dáng, mức cấu hình về máy tính để bàn của công ty là như nhau.
Tuy nhiên riêng đối với nhân tố đánh giá mức cấu hình bên trong phù hợp
với nhu cầu người sử dụng thì có sự khác biệt rất có ý nghĩa (P<0,05) giữa các
nhóm khách hàng khác nhau về tuổi, trình độ, thu nhập, nghề nghiệp. Sở dĩ có
sự khác nhau đó là do các khách hàng dưới 18 tuổi và khách hàng có trình độ
PTTH, đây là những khách hàng dùng máy tính để bàn để học những phần tin
học cơ bản do đó họ chỉ có nhu cầu sử dụng máy tính có cấu hình bên trong
thấp. Đối với khách hàng khác nhau về thu nhập: Khi đánh giá cấu hình bên
trong phù hợp với nhu cầu sử dụng, một số khách hàng có thu nhập dưới 2
triệu đồng có ý kiến “không đồng ý” khi cho rằng cấu hình bên trong phù hợp
với nhu cầu sử dụng. Nguyên nhân có sự khác biệt giữa các khách hàng có nhu
nhập khác nhau là do đối với khách hàng có thu nhập thấp, với nhu cầu cần
thiết sử dụng máy tính để bàn, họ rất quan tâm đến giá, và họ thích mua máy
tính có cấu hình thấp với mức giá rẻ. Và đối với nhóm khách hàng khác nhau
về nghề nghiệp: các khách hàng này có sự đánh giá khác nhau khi đánh giá cấu
hình bên trong phù hợp với người sử dụng. Nguyên nhân có sự khác biệt này là
do với các nghề nghiệp khác nhau thì nhu cầu về cấu hình bên trong khác nhau,
trong khi đó công ty chỉ sản xuất máy tính có cấu hình khá và cao.
Tóm lại: mặc dù chất lượng sản phẩm của đa số khách hàng đánh giá là
khá tốt, tuy vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến chính sách sản phẩm mà
công ty cần phải quan tâm giải quyết đó là sản phẩm của công ty có cấu hình
bên trong chưa phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Công tác phát triển mẫu

mã, cải tiến sản phẩm mới của công ty chưa được coi là đã “đi trước một bước"

×