Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn sinh lớp 10, 11, 12 ( theo chương trình tinh giản có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.26 KB, 12 trang )

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ II
MÔN SINH- LỚP 10
Năm học: 2019-2020

Đề số 1
I. Trắc nghiệm( 5 điểm) ( Chọn 1 trong các đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Nguyên liệu của quá trình quang hợp là:
A. Khí ôxi và đường
B. Đường và nước
C. Đường và khí cabônic
D. Khí cabônic và nước
Câu 2. Pha tối quang hợp xảy ra ở :
A. Trong chất nền của lục lạp
B. Trong các hạt grana
C. Ở màng của các túi tilacôit
D. Ở trên các lớp màng của lục lạp
Câu 3. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
A. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
B. Quang hợp là quá trình sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
D. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2
Câu 4.Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa
B. Kỳ sau, kỳ giữa,Kỳ đầu, kỳ cuối
C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối
D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối
Câu 5. Vi sinh vật nhân sơ có các hình thức sinh sản:
A. Phân đôi, nảy chồi, tạo thành bào tử
B. Phân đôi, nảy chồi, sinh sản sinh dưỡng
C. Phân dôi và sinh sản bằng hoa
D. Phân đôi, nảy chồi và sinh sản hữu tính


Câu 6. Trong kỳ đầu của nguyên nhân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây ?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép
B. Bắt đầu co xoắn lại
C. Co xoắn tối đa
D. Bắt đầu dãn xoắn
Câu 7. Trong kỳ giữa của quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể có đặc điểm
A. Ở trạng thái kép bắt đầu co xoắn
B. Ở trạng thái đơn bắt đầu co xoắn
C. Ở trạng thái kép, co xoắn cực đại
D. Ở trạng thái đơn co xoắn cực đại
Câu 8. Vào kỳ đầu của quá trình giảm phân I xảy ra hiện tượng nào sau đây ?
A. Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co xoắn
B. Thoi vô sắc đã được hình thành hoàn chỉnh
C. Màng nhân trở nên rõ rệt hơn
D. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi
Câu 9. Vào kỳ giữa I của giảm phân và kỳ giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là :
A. Các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
B. Nhiễm sắc thể dãn xoắn
C. Thoi phân bào biến mất
D. Màng nhân xuất hiện trở lại
Câu 10. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ nào trong giảm phân ?
A. Kỳ đầu I
B. Kỳ giữa I
C. Kỳ đầu II
D. Kỳ giữa II
Câu 11. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh
sáng được gọi là:


A. Hoá tự dưỡng

B. Quang tự dưỡng
C. Hoá dị dưỡng
D. Quang dị dưỡng
Câu 12. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2,
được gọi là :
A. Quang dị dưỡng
B. Hoá dị dưỡng
C. Quang tự dưỡng
D. Hoá tự dưỡng
Câu 13. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là
A. Sự lớn lên của cơ thể vi sinh vật
B. Sự tăng khối lượng và kích thước tế bào
C. Sự tăng số lượng tế bào của quần thể
D. Sự phát triển của vi sinh vật
Câu 14. Thời gian cần thiết để số tế bào trong quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi được gọi là
A. Thời gian thế hệ
B. Thời gian sinh trưởng
C. Thời gian sinh trưởng và phát triển
D. Thời gian tiềm phát
Câu 15. Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế
bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
A. 64
B.32
C.16
D.8
II. Tự luận( 5 điểm)
Câu 1. Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp?
Câu 2.
a. Một nhóm gồm 10 tế bào thực hiện nguyên phân liên tiếp 2 lần. Tính số tế bào con được tạo
thành?

b. Một nhóm gồm 20 tế bào sinh dục cái giảm phân tạo giao tử hỏi có bao nhiêu giao tử được tạo
thành? Giải thích?
---------------- Hết ---------------


ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ II
MÔN SINH- LỚP 10
Năm học: 2019-2020

Đề số 2
I. Trắc nghiệm( 5 điểm) ( Chọn 1 trong các đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Từ 8 vi khuẩn E .coli, sau 4 thế hệ tạo ra số tế bào trong quần thể là
A. 100
B.110
C.128
D.148
Câu 2. Vi sinh vật nhân sơ có các hình thức sinh sản:
A. Phân đôi, nảy chồi, sinh sản sinh dưỡng
B. Phân dôi và sinh sản bằng hoa
C. Phân đôi, nảy chồi và sinh sản hữu tính
D. Phân đôi, nảy chồi, tạo thành bào tử
Câu 3. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh
sáng được gọi là:
A. Hoá tổng hợp
B. Hoá phân li
C. Quang tổng hợp
D. Quang phân li
Câu 4. Phát biểu sau đây đúng khi nói về cơ chế của quang hợp:
A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau
B. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau

C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời
D. Chỉ có pha sáng , không có pha tối
Câu 5. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở
A. Trong các túi dẹp ( tilacôit) của các hạt grana
B. Trong các nền lục lạp
C. Ở màng ngoài của lục lạp
D. Ở màng trong của lục lạp
Câu 6. Hiện tượng các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra
vào:
A. Kỳ cuối
B. Kỳ trung gian
C. Kỳ đầu
D. Kỳ giữa
Câu 7. Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
A. Thời gian thế hệ
B. Thời gian sinh trưởng
C. Thời gian sinh trưởng và phát triển
D. Thời gian tiềm phát
Câu 8. Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc
thể xếp thành :
A. Một hàng
B. Ba hàng
C. Hai hàng
D. Bốn hàng
Câu 9. Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở
A. Kỳ đầu
B. Kỳ trung gian
C. Kỳ sau
D. Kỳ cuối
Câu 10. Kết quả của quá trình nguyên phân từ một tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ

nhiễm sắc thể
A. Giảm một nửa
B. Bằng nhau và bằng bộ NST của tế bào mẹ
C. Tăng gấp đôi
D. Tăng gấp bốn
Câu 11. Phát biểu sau đây đúng về sự phân li của các nhiễm sắc thể ở kỳ sau I của giảm phân:
A. Phân li ở trạng thái đơn
B. Phân li nhưng không tách tâm động
C. Chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào
D. Tách tâm động rồi mới phân li


Câu 12. Trong quá trình giảm phân, các nhiễm sắc thể chuyển từ trạng thái kép trở về trạng
thái đơn bắt đầu từ kỳ nào sau đây ?
A. Kỳ đầu II
B. Kỳ sau II
C. Kỳ giữa II
D. Kỳ cuối II
Câu 13. Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là :
A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu 14. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon đều từ các chất hữu cơ là
A. Quang dị dưỡng
B. Hoá dị dưỡng
C. Quang tự dưỡng
D. Hoá tự dưỡng
Câu 15. Sự tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật được gọi là
A. Sự phát triển của vi sinh vật

B. Sự sinh sản và phát triển của vi sinh vật
C. Sự tăng kích thước của vi sinh vật
D. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
II. Tự luận( 5 điểm)
Câu 1. Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp?
Câu 2.
a. Một nhóm gồm 5 tế bào thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 lần. Tính số tế bào con được tạo thành?
b. Một nhóm gồm 20 tế bào sinh dục đực giảm phân tạo giao tử hỏi có bao nhiêu giao tử được tạo
thành? Giải thích?
---------------- Hết ---------------


ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ II
MÔN SINH- LỚP 10
Năm học: 2019-2020
I. Trắc nghiệm( 5 điểm) ( Chọn 1 trong các đáp án A, B, C, D)
Câ 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
u
ĐA D
A
C

C
A
B
C
A
A
A
II. Tự luận( 5 điểm)
Câu 1.( 2,5 đ) Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp?

Đề số 1

11

12

13

14

15

B

D

C

A


A

Câu 2.( 2,5 đ)
a. Số TB con: 10 x 22 = 40 tế bào
b.
1 TBSD cái giảm phân tạo ra 1 giao tử cái
20 TBSD cái giảm phân tạo ra 20 giao tử

Đề số 2
I. Trắc nghiệm( 5 điểm) ( Chọn 1 trong các đáp án A, B, C, D)
Câ 1
2
3
u
ĐA C
D
C
II. Tự luận( 5 điểm)
Câu 1(2,5đ)

4

5

6

7

8


9

10

11

12

13

14

15

A

A

D

A

A

C

B

B


B

C

B

D

Câu 2.(2,5đ)
a. Số TB con: 5 x 23 = 40 tế bào
b.
1 TBSD cái giảm phân tạo ra 4 giao tử cái
20 TBSD cái giảm phân tạo ra 20 x 4 = 80 giao tử

---------------- Hết ---------------


SỞ GD & ĐT HÀ NỘI

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ II
MÔN SINH HỌC LỚP 11
Năm học: 2019-2020
Mã đề thi
Họ và tên học sinh: .................................................................... Lớp: .......
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình:
A. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
B. Phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
C. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
D. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 2. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính
A. Học được

B. Bẩm sinh

C. Hỗn hợp

D. Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 3. Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?
A. Diễn ra ngang bằng.
B. Diễn ra chậm hơn một chút.
C. Diễn ra chậm hơn nhiều.
D. Diễn ra nhanh hơn.
Câu 4. Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm

D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.

Câu 5: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
C. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu

D. Cơ quan sinh sản


Câu 6. Khi làm thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây trong các điều kiện chiếu sáng khác
nhau, người ta thu được kết quả như ở hình dưới đây

Kết luận đúng về các cây ở chậu a, b, c lần lượt là
A. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn; cây được chiếu sáng từ mọi
phía
B. cây mọc trong tối hoàn toàn ; cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi
phía
C. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng ít hơn 10 giờ mỗi ngày ; cây được
chiếu sáng từ mọi phía
D. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía ; cây mọc trong tối hoàn
toàn
Câu 7. Các loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có
xương sống là


A. hoocmôn sinh trưởng và tirôxin
C. testosterone và ơstrogen
ơstrogen

B. hoocmôn sinh trưởng và testosterone
D. hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, testosterone và

Câu 8.Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
A. các hệ cơ quan trong cơ thể
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
C. các mô trong cơ thể
Câu 9. Tirôxin được sản sinh ra ở
A. tuyến yên


B. buồng trứng

D. các cơ quan trong cơ thể
C. tuyến giáp

Câu 10. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?
A. Thỏ
B. Cá chép
C. Chim bồ câu

D. tinh hoàn
D. Cá sấu

TỰ LUẬN
Câu 1. (3 điểm): Hướng động là gì? Kể tên các kiểu hướng động? Cho biết vai trò của các kiểu
hướng động đó đối với đời sống của cây?
Câu 2. (3 điểm)
a. Trình bày những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở
b. Cho các loài động vật sau: Trai sông, cá chép, cá trôi, tôm, chim bồ câu, châu chấu, ếch, cá sấu.
Hãy sắp xếp các loài động vật trên phù hợp với các dạng hệ tuần hoàn sau:
( Hệ tuần hoàn hở); ( Hệ tuần hoàn đơn) ;( Hệ tuần hoàn kép)
Đáp án
Câu 1. (3 điểm):
- KN: (1điểm)
+ Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng
xác định.
+ Hướng động dương: sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
+ Hướng động âm: sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.
- Các kiểu: (2 điểm)
+ Hướng sáng : Thân cây có tính hướng sáng dương hướng về nguồn sáng để quang hợp.

+ Hướng trọng lực: Rễ cây có tính hướng trọng lực dương Rễ mọc hướng vào đất để giúp cây đứng
vững và hút nước cùng các chất khoáng có trong đất.
+ Hướng hóa: Rễ cây hướng về phía nguồn phân bón (hướng hóa dương) để dinh dưỡng và tránh xa
các nguồn hóa chất độc hại (hướng hóa âm).
+ Hướng nước: Rễ cây hướng về phía nguồn nước để hút nước.
+ Hướng tiếp xúc: Tua cuốn hướng về phía giá thể, giúp các loại cây thân mềm có thể đứng vững
vươn lên nhận ánh sáng.
Câu 2. (3 điểm)
a. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Máu chảy với áp lực cao hay trung bình,
tốc độ máu chảy nhanh → máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất
cao của cơ thể.
b.( Hệ tuần hoàn hở): trai song, tôm, châu chấu.
( Hệ tuần hoàn đơn): cá chép, cá trôi.
( Hệ tuần hoàn kép): ếch, chim bồ câu, cá sấu.


ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ II
MÔN SINH- LỚP 12
Năm học: 2019-2020

Đề số 1

I. Trắc nghiệm( 5 điểm) ( Chọn 1 trong các đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Quan hệ giữa hai loài sinh vật hợp tác chặt chẽ, hai bên cùng có lợi là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh
B. Quan hệ hội sinh
C. Quan hệ hợp tác
D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 2. Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2 0C đến 440C. Cá rô phi có
giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6 0C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy

cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
Câu 3. Quần thể là một tập hợp cá thể:
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có
khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
Câu 4. Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:
A. phân hoá giới tính.
B. tỉ lệ đực:cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính.
C. tỉ lệ phân hoá.
D. phân bố giới tính.
Câu 5. Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:
A.tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.
B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
C.hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.
D.tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
Câu 6. Cá rô phi ở Việt Nam chịu lạnh đến 5,6 0C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C,
trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20 0C đến 350C. Từ 5,60C
đến 420C được gọi là:
A. khoảng thuận lợi của loài.
B. giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ
C. điểm gây chết giới hạn dưới.
D. điểm gây chết giới hạn trên.
Câu 7. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.

B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chịu với điều kiện bất lợi từ môi trường.
C. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
D. Giảm sự cạnh trạnh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 8. Một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không
gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất được gọi là
A Quần thể sinh vật
B. Quần xã sinh vật
C. Cá thể sinh vật
D. Hệ sinh thái
Câu 9. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là
A.cá cóc
B.cây cọ
C.cây sim
D.bọ que
Câu 10. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã
A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.


C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với
các điều kiện sống khác nhau.
Câu 11. Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 12. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C.Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
Câu 13. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài:
A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ
D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 14. Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:
A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm
D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 15. Ổ sinh thái của 1 loài là
A. một khoảng không gian sinh thái được hình thành bởi 1 giới hạn sinh thái mà ở đó, các
nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
B. một khoảng không gian sinh thái mà ở đó, tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm
trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
C. một không gian sinh thái được hình thành bởi 1 tổ hợp các nhân tố sinh thái mà ở đó, loài
tồn tại và phát triển lâu dài.
D.một vùng địa lí mà ở đó, các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của
loài.
II. Tự luận
Câu 1. Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?
Câu 2. Hình ảnh dưới đây mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của một loài. Quan sát hình ảnh và
cho biết:
- Giới hạn sinh thái về nhiệt độ.
- Khoảng thuận lợi
- Khoảng chống chịu
- Giới hạn trên
- Giới hạn dưới



ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ II
MÔN SINH- LỚP 12
Năm học: 2019-2020

Đề số 2

I. Trắc nghiệm( 5 điểm) ( Chọn 1 trong các đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con cá sống trong một cái hồ
Câu 2. Giới hạn sinh thái gồm có:
A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.
B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu
C. giới hạn dưới, giới hạn trên.
D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng.
Câu 3. Tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào
1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới được gọi là
A. Quần xã sinh vật
B. Cá thể sinh vật
C. Quần thể sinh vật
D. Hệ sinh thái
Câu 4. Một khoảng không gian sinh thái mà ở đó, tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm
trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển được gọi là
A. Giới hạn sinh thái
B. Môi trường sống
C. Ổ sinh thái

D. Các nhân tố sinh thái
Câu 5. Tỉ lệ đực:cái của một quần thể sinh vật thường xấp xỉ là:
A.1:1.
B.2:1.
C.2:3
D.1:3.
0
0
Câu 6. Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 C đến 42 C. Điều giải thích nào dưới đây là
đúng?
A. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, trên 420C gọi là giới hạn trên.
B. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên
C. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
D. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới.
Câu 7. Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.
B. Tăng cường quan hệ hỗ trợ, các cá thể hỗ trợ nhau chống chịu với điều kiện bất lợi từ môi
trường.
C. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
D. Giảm sự cạnh trạnh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 8. Quần xã sinh vật là
A.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định
và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian
xác định và chúng ít quan hệ với nhau
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian
xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không
gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Câu 9. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.


D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 10. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã
A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với
các điều kiện sống khác nhau.
Câu 11. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?
A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 12. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:
A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ
D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 13. Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:
A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác
B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.
D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 14. Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:
A.tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.
B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
C.hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.

D.tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
Câu 15. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có
hại là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh
B. Quan hệ hội sinh
C. Quan hệ hợp tác
D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
II. Tự luận
Câu 1. Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?
Câu 2. Hình ảnh dưới đây mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của một loài. Quan sát hình ảnh và
cho biết:
- Giới hạn sinh thái về nhiệt độ.
- Khoảng thuận lợi
- Khoảng chống chịu
- Giới hạn trên
- Giới hạn dưới




×