Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Tổng hợp một số đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 10 của một số trường trên toàn quốc có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.24 KB, 102 trang )

Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ VI - NĂM 2013 – BẮC NINH
MÔN THI: LỊCH SỬ
KHỐI 10
(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 7 câu in trong 01 trang)

Câu 1: (3 điểm)
Trình bày và nhận xét về những đặc điểm của điều kiện tự nhiên và sự phát triển ban
đầu về kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông.
C©u 2: (3 điểm)
Chế độ phong kiến ở các nước phương Đông hình thành sớm nhưng kết thúc muộn
hơn chế độ phong kiến ở Tây Âu, đúng hay sai? Lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.
C©u 3: (3 điểm)
Vì sao giai cấp tư sản mới hình thành đã công khai đấu tranh chống lại giai cấp phong
kiến? Nêu những hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản, kết quả và ý nghĩa của
nó.
C©u 4: (3 điểm)
Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế
ở nước ta diễn ra như thế nào? Việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy Nhà nước quân chủ đó có
ý nghĩa như thế nào.
C©u 5: (3 điểm)
Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn hoá, khoa học kĩ thuật ở nước ta từ
thế kỉ X đến thế kỉ XV.
C©u 6: (2,5 điểm)
Hãy nêu những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ XVI
– XVIII.


C©u 7: (2,5 điểm)
Trình bày những đóng góp quan trọng của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch
sử dân tộc trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII?
---------------- Hết-------------Giám thị số 1:…………………………
Giám thị số 2:…………………………

www.nbkqna.edu.vn

Họ tên thí sinh:…………………….
SBD:………………………..

1


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

ĐÁP ÁN: LỊCH SỬ
KHỐI 10
(Đáp án gồm 7 câu trong 05 trang)

Câu 1: (3 điểm)
Trình bày và nhận xét về đặc điểm tự nhiên và sự phát triển ban đầu về kinh tế của
các quốc gia cổ đại phương Đông.

Câu 1

* Đặc điểm của điều kiện tự nhiên:
Nhà nước cổ đaị phương Đông thường hình thành trên lưu vực các sông lớn...
0,25đ
- Thuận lợi:

+ Có nhiều đất canh tác, mưa đều đặn....Vì vậy, cư dân dễ trồng trọt, chăn nuôi. 0,5điểm
+ Có nguồn nước dồi dào cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt....là đường giao
thông quan trọng của đất nước.
- Khó khăn: thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt....cư dân phải lo đến công tác 0,5điểm
thuỷ lợi....Chính công việc trị thuỷ khiến mọi người gắn bó, ràng buộc nhau....
* Đặc điểm kinh tế:
- Đặc điểm nổi bật là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước gắn liền với công tác 0,5điểm
trị thuỷ lợi....
- Ngoài nghề nông, cư dân còn làm gốm, dệt vải. làm nghề luyện kim...đáp ứng
nhu cầu hàng ngày của mình. Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân
phương Đông kết hợp với nông nghiệp...đem lại nguồn thực phẩm và sức kéo 0,5điểm
đáng kể.
==> Tính chất của nền kinh tế: là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, mặc dù có
0,25đ
trao đổi nhưng thời kì đầu là hiện vật, sau này mới xuất hiện tiền.
* Nhận xét
- Do điều kiện tự nhiên trên lưu vực các sông nên cư dân sống tập trung đông 0,5điểm
đúc theo các bộ lạc gần gũi... Đó là điều kiện thuận lợi dẫn đến nhà nước sớm ra
đời ở đây.
- Sản xuất phát triển dẫn tới sự phân hoá xã hội....quan hệ bóc lột giữa quý tộc, 0,5điểm
địa chủ với nông dân bằng tô thuế, làm nảy sinh mâu thuẫn trong xã hội.

C©u 2: (3 điểm)
Chế độ phong kiến ở các nước phương Đông hình thành sớm nhưng kết thúc muộn
hơn chế độ phong kiến ở Tây Âu, đúng hay sai? Lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.

Câu 2

* Chế độ phong kiến ở .....là đúng
* Vì:

- Các nước phương Đông chuyển sang phong kiến từ sớm khoảng mấy
thế kỉ cuối trước Công nguyên. Ví dụ: Trung Quốc...Ấn Độ...Việt Nam...
+ Trong xã hội, hình thành hai tầng lớp địa chủ và nông dân lĩnh canh.....
phản ánh quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô...
+ Nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính tập quyền: Vua chuyên chế
có mọi quyền....Các vương quốc thống nhất rộng lớn và tổ chức chặt
chẽ...
+ Chế độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong các

www.nbkqna.edu.vn

0,5điểm
0,5điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
thế kỉ XVII – XIX , trước khi các nước tư bản phương Tây xâm lược.
Đến đầu thế kỉ XX sụp đổ hoặc chuyển sang hình thức quân chủ lập hiến.
- Còn chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn, đến thế kỉ V khi đế 0,5điểm
quốc Rôma sụp đổ....
+ Chế độ phong kiến ở Tây Âu mang tính chất tản quyền... các vương 0,25điểm
công địa phương chia nhau ruộng đất...thành các lãnh địa, bản thân họ trở
thành lãnh chúa...
+ Sau cuộc phát kiến địa lý, bắt đầu nảy sinh chủ nghĩa tư bản và giai cấp 0,5điểm
tư sản....Đến thế kỉ XV – XVI chế độ phong kiến Tây âu đã suy vong.....
giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới, chế độ

phong kiến sụp đổ.

C©u 3: (3 điểm)
Vì sao giai cấp tư sản mới hình thành đã công khai đấu tranh chống lại giai cấp phong
kiến? Nêu những hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản, kết quả và ý nghĩa của
nó.

Câu 3

* Nguyên nhân:
- Đến thời kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.....làm
này sinh giai cấp tư sản và quan hệ sản xuất tư bản nhưng bị chế độ phong
kiến kìm hãm.
- Giai cấp tư sản trở thành giai cấp giầu có......muốn có hệ tư tưởng riêng,
nền văn hoá phù hợp với đời sống và lợi ích giai cấp mình
* Những hình thức đấu tranh đầu tiên...
- Phong trào văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu
tiên của giai cấp tư sản....
+ Thông qua các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, hội hoạ...tấn công vào hệ tư
tưởng lỗi thời phong kiến...giải phong tư tưởng tình cảm cho con người, đề
cao tinh thần dân tộc...
+ Qua đó, đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng tham gia
đấu tranh chống lại chế độ phong kiến...Mở đường cho sự phát triển cao của
văn hoá nhân loại.
- Cải cách tôn giáo, tiêu biểu là Lu-thơ và Can-vanh.....nhằm chống lại
những hoạt động ngăn cản của giáo hội đối với giai cấp phong kiến
+ Các tư tưởng cải cách tôn giáo đã tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên
chúa và chế độ phong kiến....
+ Cổ vũ và mở đường cho nền tư tưởng, văn hoá châu Âu phát triển cao
hơn.


0,5điểm
0,5điểm
1,0điểm

1,0điểm

C©u 4: (3 điểm)
Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện bộ máy Nhà nước quân chủ chuyên chế
ở nước ta diễn ra như thế nào? Việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy Nhà nước quân chủ đó có
ý nghĩa như thế nào.
* Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện bộ máy nhà nước quân
chủ chuyên chế ở nước ta :
- Hình thành ở thế kỉ X (dưới thời Ngô-Đinh-Tiền Lê):
+ Chính quyền TW: Văn ban, võ ban, tăng ban.
www.nbkqna.edu.vn

2,5
điểm
0,5
3


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

Câu 4
(3điểm)

+ Đơn vị hành chính: Đạo (10 đạo)
điểm

+ Tổ chức quân đội theo hướng chính quy -> bảo vệ triều đình và đất nước.
-> Nhận xét: Xây dựng nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ nhưng
còn sơ khai.
- Phát triển qua các thế kỉ XI-XIV (dưới thời Lí-Trần-Hồ):
1,0
+ Ở TW: Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị,
điểm
luật pháp, quân sự, nghi lễ, đối ngoại -> Tể tướng, các đại thần -> Sảnh, Viện,
Đài...
+ Ở địa phương: Lộ, trấn, phủ, huyện, châu, xã (...)
->Nhận xét: Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đã được hoàn thiện hơn
nhưng chuyên chế có mức độ, vua chia sẻ quyền lực với tể tướng và đại hành
khiển.
- Hoàn thiện ở thế kỉ XV (dưới thời Lê sơ): Với cải cách của vua Lê Thánh 1,0 điểm
Tông:
+ Ở TW: Các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. 6 bộ được thành lập,
trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua, Ngự sử đài có quyền
cao hơn trước…
+ Ở địa phương: Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên (có 3 ti phụ trách), dưới
là phủ, huyện, châu, xã….
->Nhận xét: Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được kiện toàn, thống nhất,
chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương, vua nắm toàn bộ quyền hành.
* Ý nghĩa:
0,5
- Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được hoàn thiện là điều kiện để vua
điểm
tập trung toàn bộ quyền lực trong tay, tiến hành những chính sách mạnh mẽ để
phát triển đất nước.
- Giúp tình hình chính trị ổn định, là nền tảng để phát triển kinh tế, văn hóa đất
nước và thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc và chính sách ngoại giao có hiệu

quả.

C©u 5: (3 điểm)
Trình bày những thành tựu tiêu biểu của nền văn hoá, khoa học kĩ thuật ở nước ta từ
thế kỉ X đến thế kỉ XV.
* Về tư tưởng, tôn giáo và tín ngưỡng:
- Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo du nhập vào nước ta....Nho giáo dần trở
thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị.....
- Các tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh....ngày càng phổ biến.
* Về giáo dục, văn hoá, nghệ thuật:
Câu 5
- Năm 1070 xây dựng Văn Miếu.....Năm 1075 khoa thi quốc gia đầu tiên
(3,0điểm) được tổ chức... Từ thế kỉ XV, nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên tiến

- Sự phát triển về giáo dục góp phần thúc đẩy văn hoá. Từ thời Trần văn
học dân gian ngày càng phổ biến, hàng loạt bài thơ, bài hịch nổi tiếng.....Ở
thế kỉ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.....
- Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời sớm và ngày càng phát triển.
Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc....
* Về khoa học kỹ thuật
- Nhiều bộ sử học có giá trị như Đại Việt sử ký.... Về địa lý có Dư địa
chí... Về toán pháp có Đại thành toán pháp....
- Về quốc phòng có điều kiện củng cố chế tạo được súng Thần Cơ....đóng
thuyền chiến....

0,5điểm
0,25điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm


0,5điểm
0,25điểm

C©u 6: (2,5 điểm)
www.nbkqna.edu.vn

4


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
Hãy nêu những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ XVI
– XVIII.
Câu 6
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng .....các thế lực phong
(2,5điểm) kiến nổi dạy tranh chấp quyền lực, nhất là thế lực Mạc Đăng Dung...thành
lập triều đại mới – triều Mạc....
- Cuộc nội chiến Nam Bắc triều giữa các cựu thần nhà Lê ... thành lập
chính quyền ở Thanh Hoá – Nam triều đối đầu với nhà Mạc ở Thăng
Long – Bắc Triều... Nhà Mạc bị lật đổ, đất nước được thống nhất lại,
nhưng mâu thuẫn xã hội vẫn gay gắt.
- Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ....Năm 1672 hai bên giảng hoà, lấy
sông Gianh làm giới tuyến, đất nước bị chia thành Đàng Trong và Đàng
Ngoài, với hai chính quyền riêng biệt.....
==> Như vậy, nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ XVI –
XVIII khủng hoảng kéo dài, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất
nước....

0,5điểm
0,75điểm


0,75điểm
0,5điểm

C©u 7: (2,5 điểm)
Trình bày những đóng góp quan trọng của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch
sử dân tộc trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII?
Nh÷ng ®ãng gãp cña phong trµo n«ng d©n T©y S¬n ®èi víi d©n téc?
* Trình bày qua bối cảnh dẫn đến sự bùng nổ phong trào Tây Sơn
+ Chế độ phong kiến suy yếu ở cả 2 Đàng
Câu 7
+ Nhiều phong trào nông dân bùng nổ nhưng đều bị thất bại.
(2,5điểm) * Trình bày những đóng góp của phong trào:
- Phong trào Tây Sơn đã tiến hành lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn,
Trịnh – Lê, bước đầu thống nhất đất nước....
- Đánh đuổi kẻ thù xâm lược( Xiêm, Thanh)...
- Xây dựng bộ máy nhà nước tiến bộ...

0.25 điểm

0.75 điểm
0.75 điểm
0.75 điểm

-----------------Hết-------------

www.nbkqna.edu.vn

5



Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

Sở Giáo dục & Đào tạo TTHuế
Trường THPT Chuyên Quốc Học


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI
MÔN : LỊCH SỬ
THỜI GIAN 180 PHÚT


CÂU 1 (3 điểm)
Trình bày những thành tựu nổi bật và ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Hy
Lạp, Rô Ma đối với đời sống của nhân loại?
CÂU 2 (3 điểm)
Bằng những sự kiện Lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh chế độ phong kiến
Trung Quốc dưới thời Đường phát triển đến đỉnh cao?
CÂU 3 (2.5 điểm)
Tại sao thời sơ kỳ trung đại (thế kỷ V đến thế kỷ X ), ở châu Âu tồn tại chế độ
phong kiến phân quyền ?
CÂU 4 (3.0 điểm)
Lập bảng so sánh các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, Cham-pa và Phù Nam theo
các yêu cầu sau: cơ sở nền văn hóa, thời gian tồn tại, chính trị, kinh tế, kết cấu xã
hội, văn hóa.
CÂU 5 (3.0 điểm)
Nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa
Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc. Từ đó,
hãy rút ra những nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân

dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
CÂU 6 (2.5 điểm)
Hãy phân tích nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý - Trần.
“An Nam tứ đại khí” là những công trình nào?
CÂU 7 (3.0 điểm)
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, nhà nước phong kiến Việt Nam có những biến
đổi gì? Hãy so sánh và nhận xét điểm khác biệt của Nhà nước Lê - Trịnh Đàng Ngoài
với chính quyền Đàng Trong.
.................. HẾT...................
( Đề gồm có 7 câu – 1 tờ)
-----------------------------------------------------------------www.nbkqna.edu.vn

6


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
Sở Giáo dục và Đào tạo TTHuế
Trường THPT Chuyên Quốc Học

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VI
MÔN : LỊCH SỬ
THỜI GIAN 180 PHÚT

Câu
Nội dung
Điểm
Câu
3.0
Trình bày những thành tựu nổi bật và ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Hy

1
Lạp, Rô Ma đối với đời sống của nhân loại?
*Những thành tựu nổi bật.
0,5
+ Thiên văn, lịch và chữ viết
- Người Hy Lạp hiểu biết chính xác về quả đất và hệ mặt trời.
- Lịch Julius (năm 46TCN) công bố: 1năm có 365 ¼ ngày, năm nhuận 366 ngày…
- Sáng tạo hệ số chữ cái A,B,C…( Chữ cái Latinh) và chữ số La mã.
0,5
+ Sự ra đời của khoa học
Từ những hiểu biết khoa học người Hy lạp và Rô ma phát triển thành khoa học: Những
định lý, định đề có giá trị khái quát hoá cao.

- Toán học và vật lý: Các định lý của Ta let, Pytago, Ơ clit, Acsimet…
- Lịch sử và địa lý: Hê rô đôt, Xtra-bôn.
+ Văn học: Các tác phẩm Hô-me-rơ, Esin, Xô phôc, Viec ghin…
+ Nghệ thuật: Kiến trúc, điêu khắc, tạc tượng…
* Ảnh hưởng của nền văn hoá Hy Lạp , Rô Ma đối với đời sống nhân loại
Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma đã đạt tới trình độ sáng tạo văn hoá cao hơn trước.
+ Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma là những phát minh khoa học: Tính lịch chính xác, phát
minh chữ viêt, hệ thống chữ cái, hệ số La Mã và là những cống hiến lớn lao của cư dân
Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
+ Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma đạt tới trình độ khái quát hoá trong nhiều lĩnh vực khoa
học, nhất là khoa học tự nhiên đã để lại những định lý, định đề có giá trị đặt tiền đề…,
đặt nền móng cho khoa học nhân loại sau này.
+ Văn học nghệ thuật mang tính nhân đạo sâu sắc, đề cao cái thiện, cái đẹp đạt đến
trình độ hoàn thiện ngôn ngữ cổ đại...
Kết luận: Văn hoá Hy Lạp, Rô Ma thể hiện sức sáng tạo kỳ diệu của con người, để
lại di sản văn hoá vô giá đóng góp vào kho tàng văn hoá của nhân loại...
Câu

Bằng những sự kiện Lịch sử có chọn lọc, em hãy chứng minh chế độ phong
2 kiến Trung Quốc dưới thời Đường phát triển đỉnh cao?

www.nbkqna.edu.vn

0,25
0,25
0,5

0,5

0,25
0,25

3.0

7


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
Năm 618, Lý Uyên dẹp yên các cuộc khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà 0.25
Đường.
* Chính trị: Nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy 0.75
cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, tăng cường quyền lực của hoàng đế; Cử người thân
tín cai quản địa phương, lập Tiết độ sứ trấn ải vùng biên cương; Mở các khoa thi để
tuyển chọn quan lại; Tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ…
* Kinh tế: phát triển toàn diện so với các triều đại trước:
+ Nông nghiệp: Giảm tô thuế, bớt sưu dịch, thực hiện chính sách quân điền – lấy
ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân cày cấy, nhằm tạo điều kiện
cho nông dân có ruộng đất để làm ăn ổn định xã hội, hạn chế việc chiếm đoạt ruộng đất

của địa chủ, quan lại; Thực hiện nghĩa vụ “tô, dung, điệu”, áp dụng kĩ thuật canh tác mới
vào sản xuất, nhờ đó năng suất lúa tăng.

1.0

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt:
- Thủ công nghiệp: xuất hiện các xưởng thủ công đóng thuyền, luyện sắt có hàng
chục người làm.
- Thương nghiệp: các tuyến đường giao thông được hình thành, đặc biệt là việc
hình thành con đường tơ lụa tạo điều kiện cho việc giao lưu, buôn bán giữa Trung Quốc
với các nước được đẩy mạnh.
0.75

* Văn hóa đạt nhiều thành tựu, đặc biệt là trên hai lĩnh vực:
+ Văn học: Thơ Đường có số lượng lớn, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy
giờ và đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ,
Bạch Cư Dị.

+ Tôn giáo: Phật giáo ngày một thịnh hành, biểu hiện là các nhà sư sang Ấn Độ và 0.25
các nhà sư Ấn Độ sang Trung Quốc để tuyền đạo, chùa chiền được xây dựng nhiều nơi.
Nho giáo phát triển thêm về lí luận.
Kết luận: Thời Đường, Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất,
điều đó chứng tỏ, chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến đỉnh cao.
Câu
Tại sao thời sơ kỳ trung đại (thế kỷ V đến thế kỷ X ), ở châu Âu tồn tại chế độ 2.5
phong
kiến phân quyền ?
3
Cùng với các quý tộc vũ sĩ và quan lại, quý tộc tăng lữ cũng dân dần trở thành tầng 0,25
lớp riêng, vừa có đặc quyền vừa giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến. Nô lệ

và nông dân bị biến thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa, quan hệ sản xuất
phong kiến ở châu Âu đã được hình thành, đó là chế độ phong kiến phân quyền.
* Chế độ phong kiến phân quyền là: Chế độ phong kiến đứng đầu nhà nước là vua 0,25
nhưng quyền lực của cả nước không tập trung vào tay vua mà phân tán ở các lãnh chúa
phong kiến- Mỗi lãnh chúa phong kiến có toàn quyền trên lãnh địa của mình về chính
trị, tư pháp, tài chính và quân sự. Do quyền lực phân tán như vậy nên gọi là chế độ
phong kiến phân quyền.
* Ở châu Âu thời sơ kỳ trung đại (TKV-X), tồn tại chế độ phong kiến phân
quyền vì những lý do sau:
+ Do chính sách phân phong ruộng đất, nhất là việc đất phong được cha truyền con 0,25
www.nbkqna.edu.vn

8


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
nối. Các lãnh địa phong kiến trở thành quyền sở hữu của các lãnh chúa.
+ Trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên và chế độ nông nô mang tính chất địa phương biệt
lập, mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa buộc nhà
vua phải thừa nhận cho họ nắm toàn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và
quân sự trong lãnh địa của mình. Nhất là từ khi vua ban cho quyền bất khả xâm phạm,
mối lãnh địa phong kiến như một nước nhỏ, có quân đội, toá án, luật pháp, thuế khoá,
tiền tệ riêng. Các lãnh chúa trở thành các "ông vua con" trên "mảnh trời con" của mình.
+ Do sự tồn tại của bậc thang đẳng cấp phong kiến với mối quan hệ trực tiếp giữa
phong quân và bồi thần, lãnh chúa nhỏ phục tùng lãnh chúa lớn, lãnh chúa lớn phải
phục tùng nhà vua. Mỗi lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn là người trực
tiếp phong cấp ruống đất cho mình chứ không phục tùng những người khác, dù người
đó ở cấp cao hơn kể cả nhà vua. Vì vậy quyền lực của nhà vua hết sức yếu ớt.
+ Ngoài ra mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm, xung quanh có
tường thành, hào sâu. luỹ cao che chở, có kỵ sỹ bảo vệ...Kinh tế trong lãnh địa là kinh tế

tự cung tự cấp, không có trao đổi bên ngoài.
Với những lý do trên ta có thể khẳng định chế độ phong kiến châu Âu (V-X) là
chế độ phong kiến phân quyền.
Câu Lập bảng so sánh các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, Cham-pa và Phù Nam theo các
4 yêu cầu sau: cơ sở nền văn hóa, thời gian tồn tại, chính trị, kinh tế, kết cấu xã hội, văn
hóa.
Nội dung
Cơ sở
nền văn
hóa
Thời gian

0,75

0,5

0,25

0,25

3.0

Văn Lang – Âu Lạc
Văn hóa Đông Sơn
(1.0)

Cham-pa
Văn hóa Sa Huỳnh
(1.0)


Phù Nam
Văn hóa Óc Eo
(1.0)

Thế kỉ VII – II.TCN

Cuối thế kỉ II - XV

Thế kỉ I – thế kỉ VI

Chính trị - Theo thể chế quân chủ,
đứng đầu nhà nước là
vua, giúp việc có Lạc hầu,
Lạc tướng.
- Chia nước thành 15 bộ.
- Nhà nước Âu Lạc có
quân đội mạnh, vũ khí tốt,
xây thành lũy kiên cố.
Kinh tế - Nghề nông trồng lúa
nước là chính,trồng trọt,
chăn nuôi.
- Các nghề thủ công: dệt
vải, làm đồ gốm, đúc
đồng,…

www.nbkqna.edu.vn

- Theo thể chế quân chủ, dưới
vua có Tể tướng và hai đại
thần.

- Chia nước làm 4 châu, dưới
châu có huyện, làng.

- Thể chế chính trị quân
chủ theo kiểu Ấn Độ do
vua đứng đầu nắm mọi
quyền hành.
- Là một nước giàu
mạnh, thường xuyên
đem quân chinh phục
các nước láng giềng.
- Kinh tế chủ yếu là nông - Nghề nông trồng lúa,
nghiệp trồng lúa, sử dụng chăn nuôi.
công cụ bằng sắt và sức kéo - Thủ công nghiệp rất
trâu, bò, guồng nước trong
phát triển gồm nhiều
sản xuất.
ngành nghề: gốm, luyện
- Nghề thủ công: dệt, làm đồ
kim, nghề kim hoàn gắn
trang sức, làm gốm, đóng
với ngoại thương đường
gạch,…kỹ thuật xây tháp đạt
biển.
trình độ cao.
- Nghề khai thác lâm thổ sản
phát triển.
9



Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
Kết cấu
xã hội
Văn hóa

Vua quan quý tộc; dân tự
do và nô tì.
- Các phong tục tập quán:
ở nhà sàn, nhuộm răng, ăn
trầu, xăm mình,…
- Tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên, thờ cúng tổ tiên,
những người có công.
- Hình thành các tục lệ:
cưới xin, ma chay...

Quý tộc, dân tự do, nông dân
lệ thuộc và nô lệ.
- Thế kỷ IV có chữ viết bắt
nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ).
- Theo Hin-đu giáo và Phật
giáo.
- Có tục ở nhà sàn, ăn trầu,
hỏa táng người chết.

Quý tộc, bình dân và nô
tì từ tù binh.
- Ở nhà sàn, xăm mình,
xõa tóc, hỏa táng,…
- Sùng tín Phật giáo và

Hin-đu giáo.
- Nghệ thuật ca, múa
nhạc khá phát triển.

Câu
Nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa
5 Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc. Từ đó,
hãy rút ra những nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân
dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
* Những đóng góp…
+ Hai Bà Trưng:
- Lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Đông Hán xâm lược, lần đầu tiên giành được
nền độc lập, tự chủ cho dân tộc.
- Sau đó tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán
để bảo vệ nền độc lập, tự chủ ấy.
+ Lý Bí:
- Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được
thắng lợi, khôi phục nền độc lập, tự chủ cho dân tộc.
- Thành lập nước Vạn Xuân độc lập.
+ Triệu Quang Phục:
-Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà
Lương giành thắng lợi.
- Tiếp tục đưa đất nước trở lại thanh bình trong một thời gian.
+ Khúc Thừa Dụ:
- Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đã đánh đổ ách thống trị của nhà
Đường.
- Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ thắng lợi đã đánh dấu sự thắnh lợi về cơ bản
cuộc đấu tranh vũ trang trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập
lâu bền của dân tộc.
+ Ngô Quyền:

- Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn, vừa trả thù cho chủ tướng, vừa thủ tiêu
nội ứng lợi hại của Nam Hán.
- Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân
Nam Hán.
- Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ
của phong kiến phương Bắc, mở ra một bước ngoặt mới, thời đại mới – thời đại độc lập,
tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
 Đóng góp chung: Khẳng định sức sống của dân tộc Việt Nam, không cam chịu bị
đô hộ, sẵn sàng đấu tranh để giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc
* Nhận xét chung về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta từ
www.nbkqna.edu.vn

10

3.0

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

1,25


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

thế kỉ I đến thế kỉ X:
- Thời gian: các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta nổ ra liên tục, sôi
nổi, quyết liệt. Điều đó thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc đã nảy sinh ngay
từ khi bọn phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta.
- Qui mô: tính rộng khắp các địa phương, các quận huyện.
- Lực lượng tham gia: các cuộc khởi nghĩa đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia, tạo nên sức mạnh để chống phong kiến phương Bắc xâm lược.
- Mục đích: các cuộc đấu tranh có qui mô lớn nhỏ khác nhau song đều nhằm mục
đích giành độc lập dân tộc.
- Kết quả: cáccuộc khởi nghĩa đều giành được những thắng lợi nhất định, nhiều
cuộc khởi nghĩa đã lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.
- Các cuộc khởi nghĩa đã tạo nên truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân
tộc ta, góp phần cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta trong các
thế kỉ sau.
Câu
Hãy phân tích nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý 6 Trần .“An Nam tứ đại khí” là những công trình nào?

3.0 2.5

* Nét đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lý - Trần:

0,5

Kiến trúc:

+ Chủ yếu phát triển theo hướng Phật giáo, gồm: chùa, tháp, đền tiêu biểu như
Chùa Một cột, tháp Báo Thiên, Chùa Chân Giáo, đền Đồng Cổ...(mô tả chùa Một Cột:
“Giữa hồ dựng lên một cột đá, trên cột đá nở một bông sen ngàn cánh, trên bông sen lại
gác 1 toà điện, trên điện đặt tượng Phật vàng...”)
+ Có một số công trình ảnh hưởng của Nho giáo bằng cung điện. thành quách, thành

Thăng Long, thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá).
0,5

Điêu khắc:
+ Gồm những công trình trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giâo và Nho giáo
song vẫn mang những nét độc đáo riêng. Tinh tế, độc đáo như chân bệ cột hình hoa sen,
hành lang rồng, các bức phủ điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề, hình bông cúc
nhiều cành, hình các vũ nữ.v.v...
+ Hàng loạt tượng Phật được tạc, chuông được đúc. Nổi lên như tượng Phật chùa
Quỳnh Lâm, chuông Qui Điền...

Nhìn chung: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Lý - Trần phát triển đạt đến đỉnh cao 0,25
của nghệ thuật, có nhiều công trình đặc sắc (thể hiện hào khí dân tộc, uy danh của
triều đại Lý - Trần, sự hưng thịnh của Phật giáo, cuộc sống yên bình của xã hội).
* “An Nam tứ đại khí”

1,25

Khâm phục những thành tựu văn hoá Phật giáo của Đại Việt, sử sách Trung Quốc
truyền tụng “4 công trình lớn của An Nam” là:
+ Tượng Phật Chùa Quỳnh Lâm (ở Đông Triều - Quảng Ninh) - tượng Phật bằng
đồng, cao 20m ở thời nhà Lý.
+ Tháp Báo Thiên: cao 12 tầng, tầng 12 được đúc bằng đồng, thời Lý.
+ Chuông Qui Điền: Nhà Lý cho đúc để treo ở chùa Một Cột, nhưng chuông nặng
hàng vạn cân đồng không treo lên được, để ngoài ruộng, rùa bò vào ở, dân gian gọi là
www.nbkqna.edu.vn

11



Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
chuông Qui Điền.
+ Vạc Phổ Minh: Đúc bằng đồng thời Trần, đặt ở sân chùa Phổ Minh (Nam Định),
vạc sâu và nặng hơn 4 tấn...Tất cả đều bị tàn phá khi quân Minh sang xâm lược, lấy
đồng đúc súng đạn.
Câu
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, nhà nước phong kiến Việt Nam có những biến
7 đổi gì? Hãy so sánh và nhận xét điểm khác biệt của Nhà nước Lê - Trịnh Đàng
Ngoài với chính quyền Đàng Trong.
* Sơ lược tình hình
Triều Lê được đánh giá là một triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt
Nam, bộ máy phong kiến hoàn chỉnh, giáo dục thi cử đạt đến cực thịnh. Song sang thế
kỷ XVI cuộc Khủng hoảng xã hội làm sụp đổ nhà Lê Sơ, từ đó Nhà nước phong kiến
Đại Việt có những biến đổi lớn.
* Biến đổi Nhà nước phong kiến.
- Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê lâm vào khủng hoảng, lợi dụng sự suy yếu này, các thế
lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực làm cho nhà Lê càng thêm suy yếu.
- Năm 1587, Thái phó Mạc Đăng Dung phế truất nhà Lê - lập triều Mạc, nhà Mạc
củng cố chính quyền, tổ chức lại bộ máy quan lại. Cơ bản hệ thống bộ máy nhà nước và
pháp luật của nhà Lê vẫn tiếp tục duy trì, tình hình đất nước dần ổn định.
- Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê và chính sách cắt đất thần phục nhà Minh
đã gây nên sự bất bình của quan lại và nhân dân, nhà Mạc bị cô lập.
- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ 1545 đến 1592) và tiếp
đó là chiến tranh Trịnh Nguyễn trong vòng 45 năm (1627 - đến 1672) giữa hai họ
Trịnh - Nguyễn đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh
thổ bị xâm phạm, đất nước chia cắt làm hai miền: Đàng Ngoài và Đàng Trong.
 Tình trạng chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỷ XVIII tạo nên nhiều
biến chuyển sâu sắc của Nhà nước phong kiến Việt Nam giai đoạn này.
 So sánh và nhận xét điểm khác biệt chính quyền đàng trong và Nhà nước phong
kiến đàng ngoài.

* So sánh Nhà nước Đàng Ngoài và chính quyền đàng Trong
Cuộc chiến tranh Trịnh -Nguyễn kéo dài 45 năm không phân được thắng bại, hai bên
giảng hoà lấy sông Gianh (Quảng Bình ) làm giới tuyến chia đất nước làm hai: Đàng
Trong và Đàng Ngoài, hai dòng họ thi nhau xây dựng củng cố chính quyền riêng biệt.
+ Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài:
- Từ sông Gianh, Luỹ Thầy (Quảng Bình ) trở ra Bắc dưới quyền cai trị của chính
quyền Lê- Trịnh. Họ Trịnh xưng Vương, lập phủ chúa vẫn duy trì triều đình vua Lê.
Tuy nhiên trên thực tế Họ Trịnh thâu tóm mọi quyền hành, biến vua Lê thành bù nhìn .
- Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài duy trì bộ máy chính quyền nhà Lê, hoàn
chỉnh bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương: Chính quyền Trung ương: gồm
triều đình của vua Lê và phủ chúa ( dưới phủ chúa có quan văn, quan Võ và sáu phiên.)
Chính quyền địa phương chia làm 12 trấn dưới trấn có phủ, huyện, châu, xã.
+ Chính quyền Đàng Trong:

www.nbkqna.edu.vn

12

3.0

0,25

1,0

1,0


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
- Từ thế kỷ XVII lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng về phía Nam (từ Nam
Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay). Chúa Nguyễn cũng tự xưng vương, lập phủ chúa,

cải tổ cơ cấu chính quyền theo qui cách một triều đình đế vương, các chúa Nguyễn ra
sức xây dựng chính quyền riêng ở đàng trong..
- Cơ cấu chính quyền Đàng Trong được xây dựng, đứng đầu là Chúa ( phủ Chúa
đóng ở Phú Xuân) dưới có 12 dinh (mỗi dinh có 2 ty trông coi), dưới dinh là phủ,
huyện, thuộc, ấp.
0,75
* Điểm khác biệt giữa nhà nước Đàng Ngoài và chính quyền Đàng Trong.
+ Đàng Ngoài chính quyền được tổ chức hoàn chỉnh hơn, chế độ chọn quan như thời
Lê, quân đội được tổ chức chặt chẽ, pháp luật theo quốc triều hình luật có bổ sung
nhưng vua chỉ là bù nhìn còn mọi quyền hành nằm trong tay phủ chúa. Bộ máy nhà
nước hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương,.
Vì vậy gọi là nhà nước phong kiến đàng ngoài
+ Chính quyền Đàng Trong không hoàn chỉnh phân tán quyền hành nằm trong tay
các chúa, chính quyền trung ương chưa được xây dựng . Năm 1744 chúa Nguyễn Phúc
Khoát xưng vương xây dựng chính quyền trung ương nhưng đến thế kỷ XVIII vẫn chưa
hoàn chỉnh.
Vì vậy, được gọi là chính quyền Đàng Trong.
Kết luận: Chính sự khác biệt giữa bộ máy Nhà nước của Đàng Trong và Đàng Ngoài
nên suốt thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, mặc dù đất nước chia cắt làm hai Đàng, nhưng
theo quan niệm của nhân dân ta, Đàng Trong và Đàng Ngoài chỉ là hai khu vực của
quốc gia Đại Việt chứ không tách gọi là hai nước.
............HẾT...........

(Đáp án 7 câu gồm có 7 trang)

www.nbkqna.edu.vn

13



Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BẮC GIANG
ĐỀ ĐỀ NGHỊ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN VI
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề gồm 07 câu, 01 trang)

Câu 1: (3,0 điểm)
So với văn hoá cổ đại phương Đông, văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma phát triển
như thế nào? Vì sao văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại phát triển được như thế?
Câu 2: (3,0 điểm)
Phân tích những điểm khác nhau (về sự thành lập, tôn giáo, kiến trúc và vị trí)
của hai vương triều Gúp- ta và Đê -li trong lịch sử phong kiến Ấn Độ.
Câu 3: (2,5 điểm)
Các thành thị Tây Âu thời trung đại ra đời và hoạt động như thế nào? Nêu vai trò
của thành thị đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa khu vực thời kì này
Câu 4: (3,0 điểm)
Lập bảng về quốc gia Văn Lang - Âu Lạc và Chămpa theo các nội dung sau: Cơ
sở hình thành và địa bàn, bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hoá tinh thần, xã hội. Anh
(chị) hãy rút ra những điểm tương đồng giữa các quốc gia.
Câu 5: (3,0 điểm)
Hãy nêu bốn cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc và
phân tích một cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử nước ta sau
này.
Câu 6: (2,5 điểm)

Phân tích nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông –
Nguyên ở thế kỉ XIII của nhân dân ta dưới thời Trần.
Câu 7: (3,0 điểm)
Nguyên nhân nào dẫn đến sự chia cắt đất nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII?
Sự chia cắt này ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc?
............................Hết.............................
*Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

www.nbkqna.edu.vn

14


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BẮC GIANG

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN VI
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10
Thời gian làm bài 180’
(Đáp án gồm 07 câu, 10 trang)

Câu
Nội dung
Điểm
Câu So với văn hoá cổ đại phương Đông, văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma
3,0
1


phát triển như thế nào? Vì sao văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại
phát triển được như thế?
Văn hóa Hi lạp và Rô-ma phát triển hơn:
- Về lịch:
+ Cách tính lịch chính xác hơn và gần với hiểu biết ngày nay. Ở phương

0,25

Đông quan niệm và cơ sở tính lịch là âm lịch dựa vào chu kì quay của
Mặt Trăng xung quanh Trái Đất, còn người phương Tây quan niệm và cơ
sở tính lịch là dương lịch.
+ Người Hi Lạp có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời,

0,25

quan niệm Trái Đất hình cầu. Người Rô-ma đã tính được một năm có
365 ngày và ¼ ngày, một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng Hai
có 28 ngày
- Về chữ viết:

0,25

+ Chữ viết của người phương Đông quá nhiều hình, nét, kí hiệu, khả
năng phổ biến bị hạn chế.
+ Người phương Tây sáng tạo chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản nhưng
có khả năng ghép “chữ” linh hoạt thành “từ” để thể hiện ý nghĩ của con
người. Hệ thống chữ cái A,B,C, ban đầu gồm 20 chữ, sau them 6 chữ,
làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
- Sự ra đời của Khoa học: đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu


0,25

biết khoa học mới thật sự trở thành khoa học.
+ Tóan học: vượt lên trên việc ghi chép, giải các bài riêng biệt. Toán học
thực sự trở thành khoa học mang tính khái quát cao thành các định lý,
định đề. Ví dụ: Talét, Pitago, Ơclít,…
+ Vật lý: Ác-si-mét với công thức tính diện tích, thể tích hình trụ, hình

0,25

cầu, nguyên lí vật nổi,…
www.nbkqna.edu.vn

15


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

+ Sử học: Phương Đông chỉ là sự ghi ché tản mạn, thuần túy kiểu biên
niên. Các sử gia Hi Lạp và Rô-ma đã biết tập hợp tà liệu để phân tích và
trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh. Ví dụ:
Hê-rô-đốt viết Lịch sử chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư.

0,25

+ Địa lý học: nhà địa lý học Xtrabôn của Hi Lạp cổ có nhiều đóng góp
nổi tiếng trong tìm hiểu vùng Địa Trung Hải và để lại nhiều tài liệu có
giá trị.
- Về văn học:

+ Ở phương Đông mới chỉ có văn học dân gian, ở Địa Trung Hải đã xuất

0,25

hiện những nhà văn với những tác phẩm lỗi lạc. Tiêu biểu: trường ca Iđi-át và Ô-đi-xê của Hôme, kịch, thơ của Êsin, Ơ-ri-pít.
- Nghệ thuật: giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua kiến trúc, điêu khắc

0,25

với nhiều tượng và đền đài như tượng lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Milô…
Các công trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩ như: đền
Pactênông, đấu trường Côlidê,…
Văn hóa cổ đại Hi Lạp – Rô ma có thể phát triển được như thế vì:
- Thời gian hình thành muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông
(hàng nghìn năm), có điều kiện tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các

0,25

quốc gia cổ đại phương Đông.
- Do điều kiện tự nhiên: là cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với
biển mở ra cho họ một chân trời mới.
- Sự phát triển cao hơn về kinh tế, chính trị, xã hội:

0,75

+ Được hình thành trên cơ sở phát triển cao của trình độ sản xuất (đồ sắt
phổ biến, công thương nghiệp phát triển, là cơ sở vật chất thúc đẩy văn
hóa phát triển).
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ dựa trên sự bóc lột sức lao động nặng nề của
nô lệ, tạo nguồn của cải vật chất lớn nuôi sống xã hội  tạo nên một

tầng lớp quý tộc chủ nô chỉ chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc
sáng tạo khoa học, nghệ thuật.
+ Sự tiến bộ của xã hội – chính trị: thể chế dân chủ, tạo nên bầu không
khí tự do tư tưởng, đem lại giá trị nhân văn hiện thực cho nội dung văn
www.nbkqna.edu.vn

16


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

hóa.
Câu Phân tích những điểm khác nhau (về sự thành lập, tôn giáo, kiến
2

3,0

trúc và vị trí) của hai vương triều Gúp – ta và Đê – li trong lịch sử
phong kiến Ấn Độ.
1. Khác nhau về sự thành lập

0,5

- Vương triều Gúp- ta (319-467), do vua Gúp – ta, người gốc Ấn Độ sáng
lập, trải qua gần 150 năm, với 9 đời vua, thống nhất được toàn bộ miền
Bắc và miền Trung Ấn Độ.
- Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526), do người Hồi giáo gốc Thổ
(Tuốc) ở Trung Á, tấn công và chinh phục các tiểu quốc của người Ấn
Độ rồi lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ.
2. Khác nhau về tôn giáo


1,0

- Vương triều Gúp-ta, đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, và được
truyền bá khắp Ấn Độ thời vua Asôka.. Đạo Hin-đu ra đời đầu công
nguyên, là sự kết hợp của đạo Bàlamôn và đạo Phật, thờ ba thần chính
(Visnu, siva, Brama), giáo lí khuyên con người từ bi, thân ái, nhẫn lại,
tuân theo luật pháp… Ấn Độ giáo trở thành quốc giáo.
- Vương triều Hồi giáo Đê-li, đạo Hồi được du nhập và truyền bá vào Ấn
Độ; Nhà nước có sự phân biệt tôn giáo, áp đặt Hồi giáo, bắt nhân dân Ấn
Độ phải bỏ Phật giáo, Hin-đu giáo, đi theo đạo Hồi; Người Hồi giáo ở
Ấn Độ được ưu ái về ruộng đất, địa vị…
3. Khác nhau về kiến trúc

0,5

- Vương triều Gúp-ta, kiến trúc Phật giáo (chùa hang, tượng phật bằng
đá), Kiến trúc Hin-đu giáo (đền hình tháp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ
bằng các bức phù điêu…)
- Vương triều Hồi giáo Đê-li, xuất hiện nhiều công trình kiến trúc Hồi
giáo… Xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một trong các thành phố lớn
nhất thế giới.
4. Khác nhau về vị trí

1,0

- Vương triều Gúp-ta, đưa Ấn Độ phát triển về kinh tế, văn hóa; Nền văn
hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển rộng khắp với
những đặc trưng riêng, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt lịch sử loài người
www.nbkqna.edu.vn


17


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

- Vương triều Hồi giáo Đê-li, tạo điều kiện cho nền văn hóa mới (văn
hóa Hồi giáo) được du nhập vào Ấn Độ, tạo nên sự đa rạng và phong phú
của văn hóa Ấn Độ; Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
Câu Các thành thị Tây Âu thời trung đại ra đời và hoạt động như thế
3

2,5

nào? Nêu vai trò của thành thị đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa
khu vực thời kì này.
1. Các thành thị Tây Âu thời trung đại ra đời và hoạt động như thế
nào?
Các thành thị trung đại Tây Âu xuất hiện (thế kỉ XI)
- Từ thế kỉ XI, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi:

0,25

Trong nông nghiệp, việc tạo ra những công cụ mới, sự hoàn thiện về kĩ
thuật, mở rộng diện tích gieo trồng, đồng cỏ…. năng xuất lao động tăng,
sản phẩm nông nghiệp trở nên phong phú, thừa thãi; Trong các ngành thủ
công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa. Một số thợ giỏi chỉ
làm một nghề thủ công riêng biệt như rèn, mộc, đồ da, đồ gốm… và sống
bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nô khác.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến thủ công nghiệp tách khỏi


0,25

nông nghiệp. Sản phẩm của thợ thủ công không những phục vụ cho các
lãnh chúa phong kiến mà còn để trao đổi với nông dân quanh vùng.
- Dần dần, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi

0,25

sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách
bỏ trốn hoặc chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi có đông người qua
lại như ngã ba đường, bến sông… để lập các xưởng sản xuất và buôn bán
hàng hóa. Từ đó, thành thị ra đời.
- Ngoài ra, còn có những thành thị do các lãnh chúa lập ra hoặc được

0,25

phục hồi từ những thành thị cổ đại.
Hoạt động
- Trong các thành thị, cư dân chủ yếu gồm những thợ thủ công và thương

0,5

nhân. Họ tập hợp trong các tổ chức gọi là phương hội, thương hội và đặt
ra những quy chế riêng (gọi là phường quy), nhằm giữ độc quyền sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của những người cùng ngành
nghề và đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa địa
www.nbkqna.edu.vn

18



Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

phương.
- Các thương nhân châu Âu hàng năm còn tổ chức những hội chợ lớn

0,25

hoặc cao hơn là thành lập các thương đoàn để trao đổi, buôn bán.
2. Vai trò của thành thị đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa.

0,75

- Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp trong
các thành thị đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa,
tạo điều kiện cho kinh tế hành hóa giản đơn phát triển. Thành thị còn góp
phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất thị
trường, quốc gia, dân tộc.
- Hình thành một nền giáo dục mới, mở mang tri thức cho mọi người.
Thị dân đã xây dựng nhiều trường học riêng cho con em mà không phụ
thuộc vào Giáo hội Kitô. Những trường học thành thị là cơ sở để hình
thành hàng loạt các trường đại học trong những thế kỉ XI-XIII, như
trường Đại học Bô lô nha (Italia), Đại học Xoóc bon (Pháp), Đại học Oxphớt (Anh)…
Lập bảng về quốc gia Văn Lang - Âu Lạc và Chămpa theo các nội

3,0

Câu dung sau: Cơ sở hình thành và địa bàn, bộ máy nhà nước, kinh tế,
4


văn hoá tinh thần, xã hội. Anh (chị) hãy rút ra những điểm tương
đồng giữa các quốc gia.
Lập bảng về quốc gia Văn Lang - Âu Lạc và Chămpa
Nội dung
Nước Văn Lang – Âu Lạc
Nước Chămpa
Cơ sở hình Nền văn hoá Đông Sơn với công Nền văn hoá Sa
thành

và cụ đồng thau và sắt. Địa bàn là Huỳnh với công cụ

địa bàn

0,5

lưu vực các sông lớn ở Đồng bằng đồng thau và sắt. Địa
Bắc Bộ ngày nay.

bàn là khu vực miền
Trung và Nam Trung

Bộ

Bộ ngày nay.
máy Đứng đầu là vua, giúp việc là lạc Đứng đầu là vua, giúp

nhà nước

hầu, lạc tướng. Đất nước được việc là Tể tướng và 2

chia thành 15 bộ....

đại thần. Đất nước

0,5

chia thành 4 khu vực
www.nbkqna.edu.vn

19


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

hành chính lớn....
Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, Chủ yếu là nông

Kinh tế

kết hợp với sản xuất thủ công, nghiệp trồng lúa, kết
chăn nuôi....
Văn

0,5

hợp với thủ công, khai

thác lâm thổ sản.....
hoá Người Việt cổ ở nhà sàn, có tục Người Chăm ở nhà


tinh thần

nhuộm răng, ăn trầu... thờ cúng sàn, ăn trầu .... tôn
các hiện tượng tự nhiên, tổ giáo là Hin –đu giáo
tiên...có các hình thức lễ hội và Phật giáo. Có nền

Xã hội

0,25

phong phú
nghệ thuật phát triển....
Phân hoá thành 3 tầng lớp là quí Phân hoá thành 3 tầng
tộc, dân tự do và nô tì

lớp là quí tộc, dân tự
do và nô lệ.

Nhận xét:

0,25
1,0

- Đều hình thành trên cơ sở của nền văn hoá bản địa.
- Cư dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
- Nhà nước tổ chức còn đơn giản theo thể chế quân chủ chuyên chế
- Xã hội chưa phân hoá sâu sắc.
- Có đời sống tinh thần phong phú ...
Câu
Hãy nêu bốn cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc

5

3,0

và phân tích một cuộc khởi nghĩa có ảnh hưởng lớn đến tiến trình
lịch sử nước ta sau này.
Bốn cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

1,0

+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
+ Khởi nghĩa của Lí Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân (542-603).
+ Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ đã giành thắng lợi và giành quyền tự
chủ (905).
+ Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Phân tích Sự kiện Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938: 0,5

www.nbkqna.edu.vn

20


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán,
thay họ Khúc nắm quyền tự chủ.
- Đầu năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt lấy chức Tiết độ 0,25
sứ. Công Tiễn cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Lợi dụng cơ hội
này, quân Nam Hán kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết 0,75

Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cộc ở sông Bạch Đằng, cho quân mai
phục ở hai bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu
chiến, giả vờ thua, bỏ chạy để nhử quân Nam Hán vào sâu trong bãi cọc.
Vừa lúc thuỷ triều xuống, cọc nhô lên, ông cho quân đổ ra đánh. Thuyền
giặc hốt hoảng bỏ chạy, nhưng không sao chạy nổi vì cọc nhô lên mỗi
lúc một cao.
Các thuyền của giặc bị vướng vào cọc, lại bị đánh từ nhiều phía, tan
vỡ khong kể xiết. Chủ tướng giặc bị giết.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại 0,5
mới-thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Câu Phân tích nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân
6

2,5

Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII của nhân dân ta dưới thời Trần.
*Thế kỉ XIII, giặc Mông – Nguyên ba lần sang xâm lược nước ta (1258,

0,25

1285, 1288). Tuy nhiên, chúng đã bị quân dân nhà Trần đánh bại….
- Lãnh đạo: dưới sự chỉ huy của các vị vua anh minh và của các tướng

0,5

tài năng: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật
Duật, Trần Quang Khải….. là những con người hết lòng vì quốc gia, dân
tộc….
- Sự đoàn kết trong nội bộ triều đình (Trần Hưng Đạo và Trần Quang


0,5

Khải gạt bỏ hiềm khích) và sự đoàn kết ủng hộ nhà Trần của toàn dân ta
đã tạo thành sức mạnh vô địch đánh bại quân xâm lược Mông –
Nguyên…
- Thực hiện kế hoạch đánh giặc hợp lý, sáng tạo: vườn không nhà trống,

0,5

tránh chỗ mạnh của địch đánh vào chỗ yếu của chúng, chuyển hóa lực
lượng giữa ta và địch theo hướng có lợi cho ta và cuối cùng giành chiến
thắng quyết định…..
www.nbkqna.edu.vn

21


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

- Lòng yêu nước của nhân dân ta (quân sĩ khắc trên tay chữ sát thát, các

0,25

bô lão đồng thanh hô đánh trong hội nghị Diên Hồng…) là yếu tố quan
trọng dẫn đến thắng lợi…
- Quân Nguyên – Mông từ xa đến không hợp phong thổ, khí hậu lại chủ

0,25

quan, kiêu căng …..

- Thắng lợi của nhân dân ta dưới thời Trần trước quân Mông – Nguyên

0,25

đã giữ vững được nền độc lập của dân tộc, là chiến công chói lọi trong
lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc…..
Câu Nguyên nhân nào dẫn đến sự chia cắt đất nước ta trong các thế kỉ
7

3,0

XVI-XVIII? Sự chia cắt này ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình
phát triển của lịch sử dân tộc?
Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI-

0,25

XVIII:
- Do các tập đoàn phong kiến tranh chấp quyền lực đã tiến hành các cuộc
chiến tranh phong kiến gây nên tình trạng chia cắt đất nước
- Thời Nam-Bắc triều:

0,5

+ Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng, suy yếu..., các thế
lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực, mạnh nhất là thế lực của
Mạc Đăng Dung.
+ 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc, đóng ở Thăng
Long, gọi là Bắc triều
+ Nguyễn Kim-một tướng cũ của nhà Lê, chạy vào Thanh Hóa, xây


0,25

dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê, đóng ở
Thanh Hóa, gọi là Nam triều -> Cuộc nội chiến Nam-Bắc triều kéo dài
trong gần 50 năm (1545-1592
- Sự chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài:

0,25

+ Do mâu thuẫn trong nội bộ Nam triều: Trịnh Kiểm thâu tóm mọi
quyền hành trong tay, tìm cách loại bỏ dần những ảnh hưởng của họ
Nguyễn.
+ Trước tình hình đó, Nguyễn Hoàng-con trai của Nguyễn Kim đã xin

0,25

vào trấn thủ ở Thuận Hóa, sau là cả Quảng Nam, biến vùng này trở thành
vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn, ra sức xây dựng lực lượng để
www.nbkqna.edu.vn

22


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc

chống họ Trịnh
+ Chiến tranh Trịnh-Nguyễn bùng nổ từ 1627-1672, cuối cùng, 2 bên

0,5


giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, đất nước bị chia
cắt thành: Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc của chính quyền LêTrịnh), Đàng Trong (vùng Thuận Quảng, của chính quyền họ Nguyễn).
Ảnh hưởng của sự chia cắt đến tiến trình phát triển của lịch sử dân

0,5

tộc:
- Sự phân chia đất nước của các tập đoàn phong kiến đã dẫn đến các cuộc
chiến tranh phong kiến kéo dài năm này qua năm khác, đã tiêu hủy sức
người, sức của, tàn phá ruộng đồng, xóm làng.
- Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng,

0,5

đặc biệt với sự chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài và hình thành 2 chính
quyền ở 2 miền đã chia đất nước ta thành giang sơn của 2 dòng họ, Đại
Việt đứng trước nguy cơ bị chia cắt thành 2 quốc gia -> làm tổn thương
đến sự phát triển của đất nước, của dân tộc

…………….. Hết …………….

www.nbkqna.edu.vn

23


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI


ĐỀ ĐỀ XUẤT THI OLIMPIC TẠI

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ – HẢI PHÒNG
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn : Lịch sử 10
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm 01 trang
---------------------ĐỀ BÀI

Câu 1: ( 3,0 điểm)
Văn hóa cổ đại Hy Lạp – Rôma phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông ở những điểm
nào? Giải thích tại sao văn hóa cổ đại Hy Lạp – Rôma phát triển cao hơn văn hóa phương Đông ?
Câu 2: (3,0 điểm)
Vẽ sơ đồ biểu hiện khái quát sự phát triển kinh tế thời Đường – Tống của Trung Quốc
phong kiến?
Câu 3: (2,5đ)
Trình bày sự ra đời, hoạt động kinh tế và vai trò của thành thị trung đại Tây Âu phong kiến?
Câu 4: (3,0 điểm) Nước Văn Lang – Âu Lạc:
- Điều kiện cần thiết đưa đến sự ra đời nhà nước Văn Lang
- Nét đặc sắc trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc
- Ý nghĩa sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Câu 5: (3,0 điểm)
Trình bày ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Hãy đánh giá công lao của
Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc năm 938?
Câu 6: (2,5 điểm)
Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam được hoàn thiện như thế nào trong các thế
kỉ X – XV?
Câu 7: (3,0 điểm)

Hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn?
ĐÁP ÁN
Câu 1: (3 điểm)
* Văn hóa cổ đại Hy Lạp – Rôma phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông ở các lĩnh vực:
(2,0 điểm)
- Lịch và thiên văn: Hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời của cư dân Hy Lạp – Rôma chính xác
hơn: Trái Đất hình quả cầu tròn; một năm có 365 và ¼ ngày; đặt lịch mỗi tháng trong năm có 30
hoặc 31 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày (0,5đ)
www.nbkqna.edu.vn

24


Tổng hợp một số đề thi đề xuất môn Lịch Sử 10 của một số trường trên toàn quốc
- Chữ viết: Chữ tượng hình do cư dân phương Đông sáng tạo ra có quá nhiều hình, nét, kí hiệu =>
hạn chế khả năng phổ biến. Chữ viết của cư dân Địa Trung Hải (hệ thống chữ cái ABC) kí hiệu đơn
giản, ghép vần linh hoạt, đễ biểu đạt (0,5đ)
- Văn học: Phương Đông có văn học dân gian. Cư dân Địa Trung Hải để lại những tác phẩm thành
văn nổi tiếng, còn nguyên giá trị đến ngày nay (0,25đ)
- Khoa học: Hiểu biết khoa học của cư dân phương Đông cổ đại chưa hoàn toàn chính xác..., cư dân
Hy Lạp – Rôma đã được các nhà khoa học phát biểu thành các định lí, định đề có giá trị khái quát
hóa cao (0,5đ)
- Nghệ thuật: Kiến trúc và điêu khắc phương Đông rất đồ sộ, hùng vĩ... Kiến trúc Hy Lạp – Rôma
đạt đến trình độ tinh tế, tuyệt mĩ, đề cao vẻ đẹp con người (0,25đ)
* Văn hóa cổ đại phương Tây phát triển cao hơn văn hóa phương Đông vì: (1.0 điểm)
- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn, được kế thừa, tiếp thu... (0,25đ)
- Công cụ bằng sắt giúp cư dân phương Tây nâng cao hơn trình độ sản xuất, đồng thời là cơ sở để
đạt tới sự sáng tạo văn hóa cao hơn (0,25đ)
- Điều kiện tự nhiên ven biển không chỉ tạo điều kiện phát triển nghề buôn bán mà còn thúc đẩy
giao lưu, phát triển văn hóa (0,25đ)

- Chế độ dân chủ cổ đại tạo điều kiện để con người (chủ nô) được tự do phát triển tài năng sáng tạo
(0,25đ)
Câu 2: (3,0đ)

Sự phát triển kinh tế thời
Đường – Tống
Nông nghiệp

Chế độ
“Quân
điền”


thuế

Thủ công nghiệp

Dệt
vải,
lụa

In

Thương nghiệp

Gốm
sứ

Con
đường tơ

lụa

Câu 3: (2,5đ)
* Nguyên nhân ra đời: (0,5đ)
- TK XI, kinh tế lãnh địa phát triển. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Trong thủ công nghiệp
diễn ra quá trình chuyên môn hóa
www.nbkqna.edu.vn

25


×