Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SỬA CHỮA MÁY KÉO CÔNG SUẤT NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.73 KB, 38 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

chương trình dẠy nghỀ trình đỘ sơ cẤp
SỬA CHỮA MÁY KÉO CÔNG SUẤT NHỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/QĐ-SLĐTBXH ngày22 /03 /2013 của Sở Lao
động – Thương binh & Xã hội tỉnh Lâm Đồng)

MĐ1

MĐ2

dưỡn
g và
sửa
chữa
nhỏ
động

Lâm Đồng – Năm 2013
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1


(Ban hành kèm theo Quyết định số 33 /QĐ-SLĐTBXH ngày 22 /03 /2013 của Sở Lao
động – Thương binh & Xã hội tỉnh Lâm Đồng)
Tên nghề: Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề;
Đối tượng tyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa máy
kéo công suất nhỏ;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 02


Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong quá trình
thực hiện sửa chữa máy kéo công suất nhỏ;
+ Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
và những hư hỏng thường gặp của các hệ thống và cơ cấu sau đây của máy kéo công
suất nhỏ như: Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; Cơ cấu phân phối khí; Hệ thống cung
cấp nhiên liệu; Hệ thống làm mát, bôi trơn; Hệ thống điện; Hệ thống truyền lực; Hệ
thống điều khiển và di động; Hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo.
- Kỹ năng:
+ Biết sử dụng an toàn và bảo quản các bộ dụng cụ tháo lắp, đo kiểm, bộ dụng
cụ nguội, các thiết bị điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao,
phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sửa
chữa máy kéo công suất nhỏ;
+ Biết tháo lắp và kiểm tra được các hư hỏng của các chi tiết thuộc động cơ, hệ
thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động, hệ thống thuỷ lực và
cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ;
+ Sửa chữa được (gồm bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ) các hư hỏng của các chi tiết
đơn giản thuộc động cơ, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di
động và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Thay thế được các chi tiết phức tạp, có độ chính xác cao của cơ cấu trục
khuỷu, thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống làm
mát, bôi trơn và hệ thống thuỷ lực của cơ cấu treo.
- Thái độ:
+ Nghiêm túc trong học tập, thực hành;
2



+ Cẩn thận, chính xác trong các thao tác tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các hư
hỏng của các chi tiết, cơ cấu của máy kéo công suất nhỏ;
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết
bị.
2. Cơ hội việc làm:
Người học sau khi học xong chương trình nghề “Sửa chữa máy kéo công suất
nhỏ” có thể thực hiện các công việc sau:
- Trực tiếp sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại gia đình.
- Làm thợ sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại các trạm sửa chữa máy kéo.
- Tổ chức sửa chữa lưu động máy kéo công suất nhỏ cho người dân.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
-

Thời gian đào tạo: 03 tháng;
Thời gian học tập, thi trên lớp: 12 tuần;
Thời gian thực học : 300 giờ;
Thời gian thi cuối khóa: 8 giờ.

2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:
- Mô - đun 1: 238 giờ, gồm:
Thời gian học tập 228 giờ, kiểm tra định kỳ: 4 giờ, kiểm tra cuối mođun: 6 giờ;
- Mô - đun 2: 62 giờ, gồm:
Thời gian học tập 54 giờ, thi cuối khóa 8 giờ (nếu chỉ học MĐ2, kiểm tra cuối
mô - đun: 8 giờ).
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ
THỜI GIAN
Mã Mô
đun
MĐ1

MĐ2

Tên Mô đun
Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ động cơ
Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thống
truyền lực, điều khiển của máy kéo

Thời gian đào tạo
(giờ)
Tổng số Kiểm tra
228
10
54

8

3


IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
1. Sơ đồ thứ tự các mô - đun
MĐ1

MĐ2

2. Chương trình chi tiết các mô - đun

CV

Tên công việc


MĐ1: Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ động cơ
1C1 Tháo, lắp các chi tiết máy
1C2 Bảo dưỡng và sửa chữa cacte
1C3 Bảo dưỡng và sửa chữa nắp quy lát
1C4 Bảo dưỡng và sửa chữa thân máy
1C5 Bảo dưỡng và sửa chữa trục khuỷu
1C6 Bảo dưỡng và sửa chữa thanh truyền
1C7 Bảo dưỡng và sửa chữa pit – tong
1C8 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu điều khiển
hệ thống phân phối khí
1C9 Bảo dưỡng và sửa chữa xúppap
1C10 Cân chỉnh cam theo dấu
1C11 Cân chỉnh cam không theo dấu
Kiểm tra định kỳ
1C12 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống làm mát
bằng nước
1C13 Bảo dưỡng và sửa chữa lưới lọc
1C14 Bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc
1C15 Bảo dưỡng và sửa chữa ống dẫn nhớt
1C16 Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị báo nhớt bôi
trơn
1C17 Bảo dưỡng và sửa chữa bơm nhớt loại roto
1C18 Bảo dưỡng và sửa chữa bơm nhớt loại bánh
răng
1C19 Bảo dưỡng và sửa chữa thùng chứa nhiên
liệu
1C20 Bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc nhiên liệu
1C21 Bảo dưỡng và sửa chữa ống dẫn nhiên liệu


Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Kiểm tra
228
32
2
6
10
6
6
32
24
12
4
4
4
12

10

4

2
2
2
2
8
8
2
2

4
4


1C22 Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun nhiên liệu
1C23 Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp PF
1C24 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động
bằng quay tay
1C25 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động
giảm áp
1C26 Bảo dưỡng và sửa chữa đề ma - rơ
1C27 Thay bánh đà
1C28 Bảo trì bình ắc quy
1C29 Bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện
1C30 Thay thế đèn chiếu sáng và tín hiệu
1C31 Bảo dưỡng và sửa chữa ổ khóa, công tắc
điện
Kiểm tra cuối mô - đun 1
MĐ2: Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thống
truyền lực, điều khiển của máy kéo
2C1 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống dẫn động
điều khiển li hợp bằng cơ khí
2C2 Bảo dưỡng và sửa chữa bộ li hợp ma sát
2C3 Thay bộ truyền động đai
2C4 Bảo dưỡng và sửa chữa bộ truyền động xích
2C5 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển
sang số
2C6 Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số chính
2C7 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái cơ khí
2C8 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh cơ

khí
2C9 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thủy lực
và cơ cấu treo
Kiểm tra kết thúc khóa học

12
16
2
2
2
2
2
2
3
3
6
54

6
8

3
8
2
4
4
24
3
3
3

8

8

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ
1. Hướng dẫn mô đun đào tạo nghề
Chương trình nghề Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ là chương trình dạy nghề
đáp ứng nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Lâm Đồng đạt trình độ sơ
cấp khi học hết chương trình gồm 2 mô đun (MĐ1 và MĐ2) với thời gian thực học 282
5


giờ và thực hiện 03 bài kiểm tra thực hành cuối mỗi mô - đun với tổng thời gian là 18
giờ.
Các mô đun nghề là độc lập vì vậy có thể đào tạo riêng lẽ MĐ1 hoặc MĐ2 theo
nhu cầu của người học theo hình thức đào tạo nghề dưới 03 tháng.
Các công việc trong mỗi mô đun nghề là độc lập và tuần tự vì vậy giáo viên phải
tổ chức dạy học theo thứ tự các công việc đã sắp xếp trong mô đun, học viên phải hoàn
thành công việc trước đó mới chuyển qua công việc tiếp theo. Giáo viên chuẩn bị giáo
án lên lớp theo công việc và thực hiện giáo án tích hợp hoặc thực hành, kiến thức lý
thuyết chỉ cung cấp những nội dung liên quan đến công việc để làm nền tảng hoàn
thành công việc đó.
Mô đun 1: Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ động cơ có 31 công việc xếp thứ tự từ
1C1 - 1C31. Căn cứ vào trang thiết bị và nguyên vật liệu tối thiểu của nghề để tổ chức
lớp học, giáo viên chuẩn bị trang thiết bị và nguyên vật liệu liên quan đến nội dung bảo
dưỡng và sửa chữa động cơ.
Cung cấp kiến thức ban đầu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ làm
nền tảng cho người học. Mỗi học viên phải đạt mục tiêu công việc trước đó mới
chuyển qua công việc tiếp theo. Sau khi kết thúc công việc 1C11, học viên thực hiện

bài kiểm tra trong thời gian 04 giờ do giáo viên chọn những nội dung liên quan đến các
công việc đã học. Cuối MĐ1, học viên phải tháo, lắp bảo dưỡng hoàn chỉnh động cơ,
sửa chữa nhỏ được các chi tiết động cơ theo các công việc nêu trong MĐ1 và vận hành
khởi động nổ động cơ hoàn chỉnh.
Mô đun 2: Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thống truyền lực, điều khiển của máy
kéo có 09 công việc xếp thứ tự từ 2C1 – 2C9. Căn cứ vào trang thiết bị và nguyên vật
liệu tối thiểu của nghề để tổ chức lớp học, giáo viên chuẩn bị trang thiết bị và nguyên
vật liệu liên quan đến nội dung MĐ2. Mỗi học viên phải đạt mục tiêu công việc trước
đó mới chuyển qua công việc tiếp theo. Cuối MĐ2, học viên bảo dưỡng và sửa chữa
nhỏ một số hư hỏng thường gặp của hệ thống truyền lực và điều khiển của máy kéo
công suất nhỏ.
6


2. Hướng dẫn kiểm tra, thi kết thúc khóa học
Số TT
MĐ1

MĐ2

Hình thức
thi/kiểm tra
- Sau khi kết thúc công việc 1C11, học Thực hành
viên làm bài kiểm tra định kỳ 4 giờ gồm các
công việc đã học do giáo viên tự chọn để
kiểm tra kỹ năng nghề của người học.
- Cuối MĐ1, học viên làm bài kiểm tra
kết thúc mô - đun gồm các cong việc tổng Thực hành
hợp trong MĐ1 do giáo viên chọn với
- Sau khi kết thúc chương trình học MĐ1

và MĐ2, học viên thực hiện bài thi cuối
khóa do giáo viên chọn một số công việc
tổng hợp của MĐ1 và MĐ2.
- Nếu học viên chỉ học MĐ2, giáo viên Thực hành
chọn để kiểm tra tổng hợp các công việc
trong MĐ2 để đánh giá kỹ năng nghề của
người học
Nội dung thi/kiểm tra

Thời gian
4 giờ

6 giờ

8 giờ

3. Các chú ý khác
Các cơ sở dạy nghề căn cứ vào nội dung và cấu trúc chương trình, thời gian đào
tạo của mỗi mô đun nghề để xây dựng, biên soạn thành chương trình chi tiết các mô
đun nghề, tổ chức thẩm định, phê duyệt chương trình để thực hiện đào tạo phù hợp với
điều kiện thực tế của người học và cơ sở dạy nghề.

7


CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
SỬA CHỮA MÁY KÉO CÔNG SUẤT NHỎ

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ động cơ

Mã số mô đun: MĐ 01/2
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33 /QĐ-SLĐTBXH ngày22/ 03 /2013 của Sở Lao
động – Thương binh & Xã hội tỉnh Lâm Đồng)

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
8


Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ động cơ
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 228 giờ, kiểm tra: 10 giờ
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí:
+ Mô đun 01 là mô đun độc lập, bao gồm phần tích hợp cơ bản về sửa chữa cơ
cấu biên tay quay của máy kéo công suất nhỏ.
- Tính chất:
+ Mô đun 01 giúp người học tiếp thu kiến thức và kỹ năng cơ bản về sửa chữa
nhỏ động cơ của máy kéo công suất nhỏ.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và
những hư hỏng thường gặp của các cơ cấu, hệ thống thuộc động cơ của máy kéo công
suất nhỏ.
- Kiểm tra xác định được mức độ hư hỏng, sửa chữa, thay thế được các chi tiết
các cơ cấu, hệ thống thuộc động cơ của máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình, đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung
của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
III. NỘI DUNG MÔĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian


CV

Tên công việc

MĐ1: Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ động cơ
1C1 Tháo, lắp các chi tiết máy
1C2 Bảo dưỡng và sửa chữa cacte
1C3 Bảo dưỡng và sửa chữa nắp quy lát
1C4 Bảo dưỡng và sửa chữa thân máy
1C5 Bảo dưỡng và sửa chữa trục khuỷu
1C6 Bảo dưỡng và sửa chữa thanh truyền
1C7 Bảo dưỡng và sửa chữa pit – tong
1C8 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu điều khiển
hệ thống phân phối khí
1C9 Bảo dưỡng và sửa chữa cụm xúppap
1C10 Cân chỉnh cam theo dấu
1C11 Cân chỉnh cam không theo dấu
Kiểm tra định kỳ

Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Kiểm tra
228
32
2
6
10
6
6
32

24
12
4
4
4

10

4
9


1C12 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống làm mát
12
bằng nước
1C13 Bảo dưỡng và sửa chữa lưới lọc
2
1C14 Bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc
2
1C15 Bảo dưỡng và sửa chữa ống dẫn nhớt
2
1C16 Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị báo nhớt bôi
2
trơn
1C17 Bảo dưỡng và sửa chữa bơm nhớt loại roto
8
1C18 Bảo dưỡng và sửa chữa bơm nhớt loại bánh
8
răng
1C19 Bảo dưỡng và sửa chữa thùng chứa nhiên

2
liệu
1C20 Bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc nhiên liệu
2
1C21 Bảo dưỡng và sửa chữa ống dẫn nhiên liệu
4
1C22 Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun nhiên liệu
12
1C23 Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp PF
16
1C24 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động
2
bằng quay tay
1C25 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động
2
giảm áp
1C26 Bảo dưỡng và sửa chữa đề ma - rơ
2
1C27 Thay bánh đà
2
1C28 Bảo trì bình ắc quy
2
1C29 Bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện
2
1C30 Thay thế đèn chiếu sáng và tín hiệu
3
1C31 Bảo dưỡng và sửa chữa ổ khóa, công tắc
3
điện
Kiểm tra cuối mô - đun 1

6
6
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính
bằng giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết:

10


Bài 1: Tháo, lắp các chi tiết máy
Thời gian: 32 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo và những hư hỏng
thường gặp máy kéo công suất nhỏ.
- Thực hiện được việc kiểm tra xác định chính xác mức độ hao mòn, hư hỏng và
thay thế được các chi tiết hư hỏng của động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình
kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và
chuẩn xác.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo và những hư hỏng thường gặp của động cơ của
máy kéo công suất nhỏ
3. Tháo các chi tiết của máy
4. Làm sạch các chi tiết
5. Kiểm tra xác định hư hỏng thay thế các chi tiết hư hỏng
Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa cacte
Thời gian: 02 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, đặc điểm cấu tạo, những hư

hỏng thường gặp của cạc te.
- Sửa chữa được cạc te của động cơ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và
chuẩn xác.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, đặc điểm cấu tạo, những hư hỏng thường gặp của cạc
te.
3. Tháo cạc te
4. Làm sạch các chi tiết
5. Kiểm tra phát hiện hư hỏng , bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ hoặc thay thế các chi tiết
hư hỏng của cạc te
6. Lắp cạc te và các chi tiết, cơ cấu khác vào thân máy
7. Kiểm tra tổng thể
11


Bài 3: Sửa chữa nắp quy lát
Thời gian: 6 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, đặc điểm cấu tạo, những hư
hỏng thường gặp của nắp quy lát
- Sửa chữa được nắp quy lát của động cơ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và
chuẩn xác.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, đặc điểm cấu tạo, những hư hỏng thường gặp của nắp

quy lát, thân máy, cạc te.
3. Tháo nắp quy lát
4. Làm sạch các chi tiết
5. Kiểm tra phát hiện hư hỏng , bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ hoặc thay thế các chi tiết
hư hỏng của nắp quy lát
6. Lắp nắp quy lát và các chi tiết, cơ cấu khác vào thân máy
7. Kiểm tra tổng thể
Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa thân máy
Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, đặc điểm cấu tạo, những hư
hỏng thường gặp của thân máy
- Sửa chữa được thân máy của động cơ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và
chuẩn xác.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, đặc điểm cấu tạo, những hư hỏng thường gặp của nắp
quy lát, thân máy, cạc te.
3. Tháo các chi tiết ra khỏi thân máy
4. Làm sạch các chi tiết
12


5. Kiểm tra phát hiện hư hỏng , bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ hoặc thay thế các chi tiết
hư hỏng của thân máy
6. Lắp các chi tiết, cơ cấu khác vào thân máy
7. Kiểm tra tổng thể
Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa trục khuỷu

Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nhóm trục khuỷu
- Thực hiện được việc tháo lắp, kiểm tra xác định chính xác mức độ hao mòn, hư
hỏng và thay thế được các chi tiết hư hỏng của nhóm trục khuỷu trên động cơ máy kéo
công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và
chuẩn xác.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nhóm trục khuỷu
3. Tháo các chi tiết của nhóm trục khuỷu
4. Làm sạch các chi tiết
5. Kiểm tra xác định hư hỏng của trục khuỷu, các bạc lót và ổ đỡ, thay thế các chi
tiết hư hỏng
6. Lắp các chi tiết của nhóm trục khuỷu, thanh truyền vào máy
Bài 6: Bảo dưỡng và sửa chữa thanh truyền
Thời gian: 06 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thanh truyền.
- Thực hiện được việc tháo lắp, kiểm tra xác định chính xác mức độ hao mòn, hư
hỏng và thay thế được các chi tiết hư hỏng của thanh truyền trên động cơ máy kéo
công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và
chuẩn xác.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thanh truyền.
3. Tháo các chi tiết của thanh truyền
4. Làm sạch các chi tiết

13


5. Kiểm tra xác định hư hỏng của thanh truyền, các bạc lót và ổ đỡ, thay thế các
chi tiết hư hỏng
6. Lắp các chi tiết của thanh truyền vào máy
Bài 7: Bảo dưỡng và sửa chữa pit - tông
Thời gian: 32 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo và những hư hỏng
thường gặp của cụm píttông thuộc động cơ của máy kéo công suất nhỏ.
- Thực hiện được việc kiểm tra xác định chính xác mức độ hao mòn, hư hỏng và
thay thế được các chi tiết hư hỏng của cụm pít tông trên động cơ máy kéo công suất
nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và
chuẩn xác.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo và những hư hỏng thường gặp của cụm píttông
thuộc động cơ của máy kéo công suất nhỏ
3. Tháo các chi tiết của cụm píttông
4. Làm sạch các chi tiết
5. Kiểm tra xác định hư hỏng của píttông, chốt píttông, séc măng và thay thế các chi
tiết hư hỏng
6. Lắp cụm píttông vào động cơ
Bài 8: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí
Thời gian: 24 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và
những hư hỏng thường gặp của cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí

- Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hao mòn, hư hỏng của các chi tiết. Sửa
chữa, thay thế được các chi tiết hao mòn, hư hỏng của cơ cấu điều khiển hệ thống phân
phối khí trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.
- Tham gia đầy đủ các buổi học tập đầy đủ các nội dung của mô đun, tuân thủ
các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và chuẩn xác.

14


Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng
thường gặp của cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí
3. Tháo các chi tiết cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí
4. Làm sạch và xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết cơ cấu điều khiển hệ
thống phân phối khí
5. Sửa chữa , thay thế các chi tiết hư hỏng
6. Lắp các chi tiết của hệ thống phân phối khí
Bài 9: Bảo dưỡng và sửa chữa cụm xuppap
Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và
những hư hỏng thường gặp của cụm xúpap.
- Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hao mòn, hư hỏng của các chi tiết. Sửa
chữa, thay thế được các chi tiết hao mòn, hư hỏng của cụm xúpap trên động cơ máy
kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Tham gia đầy đủ các buổi học tập đầy đủ các nội dung của mô đun, tuân thủ
các quy định về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và chuẩn xác.
Nội dung:

1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng
thường gặp của cụm xúpap.
3. Tháo các chi tiết cụm xúpap
4. Làm sạch và xác định mức độ hư hỏng của các chi tiết cụm xúpap
5. Sửa chữa , thay thế các chi tiết hư hỏng
6. Lắp các chi tiết của cụm xúpap
Bài 10:Cân cam theo dấu
Thời gian: 04 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về phương pháp cân cam theo dấu.
- Cân cam theo dấu trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ
thuật, đảm bảo các xúpap đóng mở đúng thời điểm.
- Chấp hành các quy định về an toàn khi tháo lắp, rèn luyện tính cẩn thận, chính
xác trong công việc.
15


Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Xác định điểm chết trên
3. Lắp bánh răng trục cam
4. Lắp bánh răng trung gian hoặc xích, bánh răng khởi động (nếu có)
5. Điều chỉnh khe hở xúpap, khe hở nhiệt
Bài 11:Cân cam không theo dấu
Thời gian: 04 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về phương pháp cân cam không theo dấu.
- Cân cam theo dấu trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ
thuật, đảm bảo các xúpap đóng mở đúng thời điểm.

- Chấp hành các quy định về an toàn khi tháo lắp, rèn luyện tính cẩn thận, chính
xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Xác định điểm chết trên
3. Lắp bánh răng trục cam
4. Lắp bánh răng trung gian hoặc xích, bánh răng khởi động (nếu có)
5. Điều chỉnh khe hở xúpap, khe hở nhiệt
Bài 12: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống làm mát bằng nước
Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về công dụng, cấu tạo những hư hỏng thường gặp
hệ thống làm mát bằng nước.
- Sửa chữa được các chi tiết của hệ thống làm mát bằng nước trên động cơ máy
kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu công dụng, cấu tạo những hư hỏng thường gặp hệ thống làm mát
bằng nước
3. Tháo thùng chứa nước (két nước), ống dẫn nước, quạt gió
16


4. Làm sạch, kiểm tra xác đình mức độ hư hỏng của két nước, ống dẫn nước, quạt
gió
5. Sửa chữa, thay thế các chi tiết hư hỏng của két nước, ống dẫn nước, quạt gió
6. Lắp quạt gió, két nước, ống dẫn nước và quạt gió vào động cơ
Bài 13: Bảo dưỡng và sửa chữa lưới lọc

Thời gian: 02 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường
gặp của lưới lọc.
- Sửa chữa, thay thế được lưới lọc trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy
trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường gặp của lưới lọc
3. Tháo lưới lọc sơ cấp và kiểm tra hư hỏng của lưới lọc nhớt sơ cấp
4. Sửa chữa, thay thế lưới lọc nhớt sơ cấp
5. Lắp ráp hoàn thiện
Bài 14: Bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc
Thời gian: 02
giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường
gặp của bầu lọc.
- Sửa chữa, thay thế được bầu lọc trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy
trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường gặp của bầu lọc
3. Tháo bầu lọc tinh lõi bằng giấy và kiểm tra hư hỏng của bầu lọc
4. Sửa chữa, thay thế bầu lọc tinh
5. Lắp ráp hoàn thiện

17


Bài 15: Bảo dưỡng và sửa chữa ống dẫn nhớt
Thời gian: 02
giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường
gặp của ống dẫn nhớt.
- Sửa chữa, thay thế được ống dẫn nhớt trên động cơ máy kéo công suất nhỏ
đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường gặp của ống dẫn nhớt
3. Tháo ống dẫn nhớt và kiểm tra hư hỏng của ống dẫn nhớt bôi trơn
4. Sửa chữa (hoặc thay thế) ống dẫn nhớt
5. Lắp ráp hoàn thiện
Bài 16: Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị báo nhớt bôi trơn
Thời gian: 02
giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường
gặp của thiết bị báo nhớt bôi trơn.
- Sửa chữa, thay thế được thiết bị báo nhớt bôi trơn trên động cơ máy kéo công
suất nhỏ đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:

1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường gặp của thiết bị báo
nhớt bôi trơn.
3. Tháo, kiểm tra hư hỏng và thay thế đồng hồ báo nhớt bôi trơn
4. Lắp ráp hoàn thiện
Bài 17: Bảo dưỡng và sửa chữa bơm nhớt loại roto
Thời gian: 08 giờ
Mục tiêu:
18


- Trình bày được các kiến thức về cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động và
những hư hỏng thường gặp của bơm nhớt loại ro to trên động cơ máy kéo công suất
nhỏ.
- Sửa chữa, thay thế được các chi tiết hao mòn, hư hỏng của bơm nhớt đúng quy
trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường
gặp của bơm nhớt loại ro to trên động cơ máy kéo công suất nhỏ.
3. Tháo bơm nhớt ra khỏi động cơ
4. Tháo các chi tiết bơm nhớt
5. Làm sạch và kiểm tra xác định hư hỏng các chi tiết của bơm nhớt
6. Sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng của bơm nhớt
7. Lắp các chi tiết của bơm nhớt
8. Lắp bơm nhớt vào động cơ
Bài 18: Bảo dưỡng và sửa chữa bơm nhớt loại roto
Thời gian: 08 giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động và
những hư hỏng thường gặp của bơm nhớt loại bánh răng trên động cơ máy kéo công
suất nhỏ.
- Sửa chữa, thay thế được các chi tiết hao mòn, hư hỏng của bơm nhớt đúng quy
trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường
gặp của bơm nhớt loại bánh răng trên động cơ máy kéo công suất nhỏ.
3. Tháo bơm nhớt ra khỏi động cơ
4. Tháo các chi tiết bơm nhớt
5. Làm sạch và kiểm tra xác định hư hỏng các chi tiết của bơm nhớt
6. Sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng của bơm nhớt
19


7. Lắp các chi tiết của bơm nhớt
8. Lắp bơm nhớt vào động cơ

Bài 19: Bảo dưỡng và sửa chữa thùng chứa nhiên liệu
Thời gian: 02 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về công dụng, cấu tạo những hư hỏng thường gặp
của thùng chứa nhiên liệu trên động cơ diesel 4 kỳ công suất nhỏ.
- Sửa chữa được thùng chứa nhiên liệu trên động cơ máy kéo công suất nhỏ
đúng quy trình kỹ thuật, các chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chấp hành các quy định về an toàn khi tháo lắp, bưng bê các vật nặng, rèn

luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo và những hư hỏng thường gặp của thùng chứa
nhiên liệu trên động cơ diesel 4 kỳ công suất nhỏ.
3. Tháo thùng chứa nhiên liệu
4. Xúc rửa thùng chứa nhiên liệu
5. Kiểm tra, xác định mức độ hư hỏng và sữa chữa thay thế các chi tiết hư hỏng
của thùng chứa nhiên liệu
6. Lắp thùng chứa nhiên liệu
Bài 20: Bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc nhiên liệu
Thời gian: 02 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về công dụng, cấu tạo những hư hỏng thường gặp
của bầu lọc nhiên liệu trên động cơ diesel 4 kỳ công suất nhỏ.
- Sửa chữa được thùng chứabầu lọc dầu trên động cơ máy kéo công suất nhỏ
đúng quy trình kỹ thuật, các chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chấp hành các quy định về an toàn khi tháo lắp, bưng bê các vật nặng, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo và những hư hỏng thường gặp của bầu lọc
nhiên liệu trên động cơ diesel 4 kỳ công suất nhỏ.
3. Tháo bầu lọc nhiên liệu
20


4. Xúc rửa bầu lọc nhiên liệu
5. Kiểm tra, xác định mức độ hư hỏng và sữa chữa thay thế các chi tiết hư hỏng
của bầu lọc nhiên liệu

6. Lắp bầu lọc nhiên liệu
Bài 21: Bảo dưỡng và sửa chữa ống dẫn nhiên liệu
Thời gian: 04 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về công dụng, cấu tạo những hư hỏng thường gặp
của ống dẫn nhiên liệu trên động cơ diesel 4 kỳ công suất nhỏ.
- Sửa chữa được ống dẫn dầu trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy
trình kỹ thuật, các chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chấp hành các quy định về an toàn khi tháo lắp, bưng bê các vật nặng, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo và những hư hỏng thường gặp của ống dẫn
nhiên liệu trên động cơ diesel 4 kỳ công suất nhỏ.
3. Tháo bầu lọc nhiên liệu
4. Thay các ống dẫn nhiên liệu bị hư hỏng
5. Lắp các ống dẫn nhiên liệu
Bài 22: Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun nhiên liệu
Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và
những hư hỏng thường gặp của vòi phun nhiên liệu.
- Sửa chữa, thay thế được các chi tiết của vòi phun nhiên liệu trên động cơ máy
kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Chấp hành các quy định về an toàn khi sửa chữa các cơ cấu có áp suất cao, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường
gặp của vòi phun nhiên liệu.

3. Tháo vòi phun ra khỏi động cơ và tháo các chi tiết của vòi phun
4. Kiểm tra các chi tiết của vòi phun
5. Sửa chữa, thay thế các chi tiết bị hư hỏng của vòi phun
21


6. Lắp các chi tiết của vòi phun
7. Kiểm tra, điều chỉnh áp suất của vòi phun
8. Lắp vòi phun vào động cơ
9. Xả gió
Bài 23: Bảo dưỡng và sửa chữa bơm cao áp PF
Thời gian: 16 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các kiến thức về công dụng, cấu tạo những hư hỏng thường gặp
của bơm cao áp PF trên động cơ máy kéo công suất nhỏ.
- Thay thế được các chi tiết hư hỏng của bơm cao áp PF trên động cơ máy kéo
công suất nhỏ đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chấp hành các quy định về an toàn khi sửa chữa các cơ cấu có áp suất cao, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu công dụng, cấu tạo những hư hỏng thường gặp của bơm cao áp PF
trên động cơ máy kéo công suất nhỏ.
3. Tháo bơm ra khỏi động cơ và tháo các chi tiết của bơm
4. Làm sạch và kiểm tra mức độ hư hỏng các chi tiết của bơm
5. Sửa chữa, thay thế các chi tiết của bơm
6. Lắp các chi tiết của bơm và lắp bơm vào máy
Bài 24: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động bằng tay quay
Thời gian: 02 giờ
Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và
những hư hỏng thường gặp của cơ cấu khởi động bằng tay quay
- Sửa chữa, thay thế được các chi tiết của cơ cấu khởi động bằng tay quay trên
động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn khi tháo lắp, sửa chữa các cơ cấu khởi
động, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng
thường gặp của cơ cấu khởi động bằng tay quay
3. Tháo các chi tiết có liên quan, tháo cơ cấu khởi động
22


4. Làm sạch, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng
5. Sửa chữa, thay thế các chi tiết của cơ cấu khởi động
6. Lắp cơ cấu khởi động vào động cơ. Lắp các chi tiết có liên quan
Bài 25: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động giảm áp
Thời gian: 02 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và
những hư hỏng thường gặp của cơ cấu giảm áp.
- Sửa chữa, thay thế được các chi tiết của cơ cấu giảm áp trên động cơ máy kéo
công suất nhỏ đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn khi tháo lắp, sửa chữa các cơ cấu
động, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng
thường gặp của cơ cấu giảm áp.

3. Tháo các chi tiết có liên quan, tháo cơ cấu giảm áp
4. Làm sạch, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng
5. Sửa chữa, thay thế các chi tiết của cơ cấu giảm áp
6. Lắp cơ cấu giảm áp vào động cơ. Lắp các chi tiết có liên quan
Bài 26: Bảo dưỡng và sửa chữa đề ma - rơ
Thời gian:02
giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và
những hư hỏng thường gặp của đề ma - rơ
- Tháo lắp, sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của đề ma - rơ đúng quy
trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của đề
ma - rơ
3. Tháo bánh xe
4. Tháo đề ma - rơ
23


5. Tháo bán trục
6. Làm sạch các chi tiết, kiểm tra hư hỏng của các chi tiết của đề ma - rơ
7. Sửa chữa và thay thế đề ma - rơ
8. Lắp ráp hoàn thiện
Bài 27: Kiểm tra, thay thế bánh đà
Thời gian: 02 giờ
Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường gặp của
bánh đà.
- Thực hiện được việc tháo lắp, kiểm tra xác định chính xác mức độ hư hỏng và
thay thế được bánh đà đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
- Tham gia đầy đủ các buổi học tập lý thuyết và thực hành, tuân thủ các quy định
về an toàn lao động. Rèn luyện tính cẩn thận và chuẩn xác.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, công dụng và những hư hỏng thường gặp của bánh đà.
3. Tháo các chi tiết có liên quan
4. Làm sạch và xác định mức độ hư hỏng của bánh đà
5. Thay thế và ráp bánh đà mới
6. Lắp các chi tiết có liên quan
Bài 28: Chăm sóc bảo trì bình ắc quy
Thời gian: 02 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về cấu tạo, phương pháp nạp điện và bảo trì
bình ắc quy.
- Chăm sóc bảo trì được bình ắc quy trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng
quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động khi
sử dụng các thiết bị dùng điện và an toàn khi sử dụng hoá chất.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu cấu tạo, phương pháp nạp điện và bảo trì bình ắc quy.
3. Tháo ắc quy khỏi động cơ
4. Châm nước điện tích
24



5. Nạp điện ắc quy
6. Bảo trì bình ắc quy
7. Lưu trữ ắc quy
Bài 29: Bảo dưỡng và sửa chữa máy phát điện
Thời gian: 16 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và
những hư hỏng thường gặp của máy phát điện xoay chiều.
- Sửa chữa, thay thế được các chi tiết, bộ phận hư hỏng của máy phát điện xoay
chiều trên máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn
luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường
gặp của máy phát điện xoay chiều.
3. Tháo máy phát điện ra khỏi động cơ
4. Tháo các chi tiết của máy phát điện
5. Kiểm tra xác định hư hỏng các chi tiết của máy phát điện
6. Sửa chữa các chi tiết của máy phát điện xoay chiều
7. Lắp ráp các chi tiết của máy phát điện và lắp máy phát điện vào động cơ
8. Lắp ráp hoàn thiện
Bài 30: Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chiếu sáng, tín hiệu
Thời gian: 03 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo và các trường hợp hư
hỏng phải thay thế của các thiết bị chiếu sáng và tín hiệu trên máy kéo công suất nhỏ.
- Kiểm tra hư hỏng và thay thế được các thiết bị chiếu sáng và tín hiệu đúng quy
trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động khi
sửa chữa các thiết bị điện, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
Nội dung:
1. Chuẩn bị
2. Tìm hiểu công dụng, cấu tạo và các trường hợp hư hỏng phải thay thế của các
thiết bị chiếu sáng và tín hiệu trên máy kéo công suất nhỏ.
25


×