Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đang đứng
trước những thách thức vô cùng to lớn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài. Để tìm kiếm những nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi phát hành báo cáo tài
chính ra công chúng thì bắt buộc các báo cáo tài chính đó cần được kiểm toán. Do
đó, kiểm toán ngày càng có vị trí quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế quốc
dân.
Hoạt động kiểm toán làm trung thực và hợp lý các thông tin công khai trong
báo cáo tài chính, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi gian lận, lừa đảo của các tổ
chức và cá nhân trong kinh doanh và các hoạt động kinh tế, tài chính giúp cho các
nhà đầu tư có quyết định đúng đắn và đạt hiệu quả tối ưu. Kiểm toán độc lập hiện
nay đang cùng với kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ góp phần to lớn vào sự
phát triển của nền kinh tế nước ta. Một trong những công ty kiểm toán có thể nói
đến đó là Công ty TNHH Kiểm toán An Phú. Qua quá trình thực tập tại Công ty
TNHH Kiểm toán An Phú, Em đã có điều kiện áp dụng những kiến thức đã học
trong Trường vào trong thực tế để từ đó củng cố kiến thức, đi sâu vào tìm hiểu và
nắm bắt cách thức tổ chức công tác kiểm toán đối với từng loại hình.
Nội dung Báo cáo thực tập tổng hợp của Em gồm có 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán An Phú;
Chương 2: Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán An
Phú;
Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện hoạt động của Công ty
TNHH Kiểm toán An Phú.
Em xin chân thành cảm ơn GS. TS Nguyễn Quang Quynh và các anh chị
trong Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã tận tình hướng dẫn giúp Em hoàn thành
báo cáo này. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên Báo cáo của Em không tránh
khỏi những thiếu sót nên Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
AN PHÚ
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán An
Phú
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú được thành lập theo Giấy chứng nhận
Đăng ký kinh doanh Số 0102031751 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp ngày 08/08/2007. Công ty có trụ sở tai Phòng 2003 Tòa nhà 34T Trung Hoà
Nhân Chính Cầu Giấy Hà Nội. Công ty ra đời với tư cách là doanh nghiệp TNHH
hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, tư vấn và đào tạo trên toàn lãnh thổ
Việt Nam.
Công ty có đội ngũ lãnh đạo và kiểm toán viên có trình độ, giàu tâm huyết,
được đào tạo tại các trường đại học có uy tín tại Việt Nam và nước ngoài, có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn. Đội ngũ lãnh đạo và các kiểm toán
viên chính của An Phú đều có kinh nghiệm trên 12 năm cung cấp dịch vụ kiểm toán
và tư vấn cho các doanh nghiệp, dự án quốc tế, các ban quản lý xây dựng…hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Đội ngũ sáng lập của An
Phú đều là những nhân viên có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm ở VACO (tức
Deloitte bây giờ) là một trong 4 công ty hàng đầu tại Việt Nam nên đã vận dụng và
tiếp thu được những kinh nghiệm đã tích lũy trước đây để xây dựng quy trình kiểm
toán phù hợp.
Trong những ngày đầu thành lập với số lượng nhân viên là 10 người cho đến
nay An Phú có một đội ngũ nhân viên gồm 50 người, với 7 người có chứng chỉ
kiểm toán viên cấp nhà nước (CPA) hoạt động trên khắp 3 miền đất nước. Đặc biệt,
Công ty có đội ngũ chuyên gia với trình độ nghiệp vụ cao, được đào tạo có hệ thống
tại Việt Nam và nước ngoài về kiểm toán, tài chính và kế toán. Tại An Phú, đội ngũ
nhân viên được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn liên tục do Công ty
cũng như Bộ Tài chính tổ chức. Đó là những nhân viên có trình độ chuyên môn, tận
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
tâm và giàu kinh nghiệm, họ luôn cập nhật sự thay đổi của các chuẩn mực kế toán
kiểm toán cũng như thay đổi về các chính sách thuế, tài chính liên quan tới môi
trường kinh doanh.
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã xây dựng được quy trình quản lý chất
lượng kiểm toán để đảm bảo nguyên tắc nghề nghiệp là độc lập, khách quan, bảo
mật số liệu và tuân thủ pháp luật. Từ khi thành lập đến nay, tuy trong thời gian ngắn
nhưng Công ty luôn luôn giữ nguyên tắc hoạt động độc lập, đạo đức nghề nghiệp,
chất lượng dịch vụ cung cấp và uy tín của Công ty; đó là tiêu chuẩn hàng đầu mà
mọi nhân viên của An Phú luôn luôn thực hiện. Về tài chính, Công ty hoạt động
theo nguyên tắc tự chủ. Tổng tài sản của công ty khoảng gần 4 tỷ đồng với doanh
thu tính tới thời điểm 30/9/2008 vào khoảng 3,8 tỷ đồng.
Năm 2008, Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã được Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước chấp thuận được cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính năm
2008-2009 cho các doanh nghiệp niêm yết theo Quyết định Số 773/QĐ-UBCK ngày
27/11/2008. “Vì sự thành công của khách hàng và nhân viên trong Công ty” là quan
điểm cung cấp dịch vụ của An Phú cùng với mục tiêu phát triển là: “Trở thành công
ty dịch vụ chuyên ngành hàng đầu tại Việt Nam và khu vực”. Sự kết hợp hài hòa hai
yếu tố trên là cơ sở quan trọng để Công ty có thể đạt được mục tiêu và phương
châm hoạt động của mình.
Khách hàng của An Phú rất đa dạng, bao gồm tất cả các loại hình doanh
nghiệp và dự án hoạt động trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau của nền
kinh tế, các Doanh nghiệp hàng đầu trong nền kinh tế thuộc các Tập đoàn kinh tế và
Tổng Công ty lớn của Việt Nam như Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt
Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam,
Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Bia Rượu nước giải khát Sài Gòn…,
các Doanh nghiệp Nhà nước khác, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các
Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp đồng hợp tác kinh doanh... và
rất nhiều các Dự án ODA khác tại Việt Nam.
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
An Phú cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán…trên cơ sở
các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa An Phú với khách hàng. Dưới đây là những
dịch vụ mà Công ty đang cung cấp:
Thứ nhất là dịch vụ kế toán
An phú cung cấp các dịch vụ kế toán cho khách hàng bao gồm: Dịch vụ giữ
sổ kế toán, lập dự toán ngân sách, lập Báo cáo tài chính định kỳ. Công ty cũng hỗ
trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo hệ
thống kế toán Việt Nam (VSA) cho tương thích với các Chuẩn mực kế toán quốc tế
được chấp nhận rộng rãi (IFRS). Điểm nổi bật trong các dịch vụ kế toán của An Phú
có thể được minh chứng qua khả năng xây dựng các hệ thống kế toán đáp ứng yêu
cầu quốc tế của các công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế mà vẫn tuân
thủ hệ thống kế toán Việt Nam sẽ được trình lên Bộ tài chính để phê duyệt. Cụ thể,
các dịch vụ kế toán của Công ty bao gồm: Xây dựng hệ thống kế toán; Trợ giúp
hạch toán kế toán; Lập kế hoạch tài chính; Lập kế hoạch ngân sách; Lập và dự toán
lưu chuyển tiền.
Thứ hai là dịch vụ kiểm toán thẩm định
Công ty cam kết cung cấp các dịch vụ kiểm toán nhất quán, tối ưu cho nhóm
khách hàng có quy mô lớn của Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực chủ chốt của
nền kinh tế như: Năng lượng, Xây dựng, Khai thác khoáng sản, Khách sạn, Tài
chính-Ngân hàng. Các dịch vụ kiểm toán công ty đang cung cấp gồm: Kiểm toán
Báo cáo tài chính theo luật định; Kiểm toán Báo cáo tài chính cho mục đích đặc
biệt; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Soát xét các thông tin trên Báo cáo
tài chính; Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục đã thỏa thuận trước;
Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; Kiểm toán nội bộ; Kiểm soát và
đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin; Các dịch vụ kiểm soát và tư vấn rủi ro
khác.
Thứ ba là dịch vụ kiểm toán quyết toán các công trình, dự án đầu tư
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
Với mục tiêu là đưa ra ý kiến độc lập về tính phù hợp và đúng đắn của các
thông tin trình bày trong Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án. Để đạt được mục
tiêu đó, việc kiểm toán phải được thực hiện theo hệ thống Chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam, Quy chế kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam, các văn bản pháp
quy của Nhà nước Việt Nam ban hành trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng.
Nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho sự thành công của An Phú trong thực hiện
kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là sử dụng một nhóm
nhân viên chuyên nghiệp, các chuyên gia có trình độ cao được đào tạo chính quy
trong lĩnh vực kiểm toán xây dựng cơ bản nhằm cung cấp cho khách hàng một dịch
vụ hoàn hảo và có độ tin cậy cao nhất. Kết quả kiểm toán của công ty được các cơ
quan thẩm quyền tin cậy dùng làm cơ sở phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án
hoàn thành. Các loại hình kiểm toán trong lĩnh vực đầu tư bao gồm: Kiểm toán báo
cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành các công trình, hạng mục công trình;
Kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình; Kiểm toán báo cáo tài chính hàng
năm của Ban quản lý dự án, chủ đầu tư.
Thứ tư là dịch vụ tư vấn thuế
Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm:Trợ giúp lập chiến lược thuế; Tư vấn thuế toàn
cầu; Trợ giúp giải quyết khiếu nại thuế; Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế
quốc tế. Trợ giúp lập chiến lược thuế bao gồm: Hoạch định chiến lược thuế; Cơ cấu
kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế; Soát xét tính tuân thủ luật thuế của
doanh nghiệp; Tính thuế và lập tờ khai thuế. Dịch vụ tư vấn thuế toàn cầu gồm có:
Đề xuất những mô hình thuế trong nước và quốc tế hiệu quả nhất; Lập chiến lược
cho các hoạt động đầu tư ở nước ngoài và chuyển lợi nhuận để giảm thiểu thuế;
Dịch vụ tư vấn liên quan đến hải quan; chuyển chi phí và các khoản thanh toán khác
giữa các bên liên quan; Lập kế hoạch và chuẩn bị các thỏa thuận chia sẻ chi phí liên
quốc gia đối với các nghiệp vụ chuyển giao công nghệ qua biên giới; Vận dụng hiệu
quả các hiệp ước quốc tế về thuế. Dịch vụ trợ giúp giải quyết khiếu nại thuế bao
gồm: Trợ giúp giải trình, kê khai và thanh tra thuế; Tư vấn và trợ giúp quy trình
khiếu nại về thuế; Đại diện quá trình quyết toán thuế; Trợ giúp thương thảo và
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
thông tin liên lạc giữa các bên. Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế quốc tế
bao gồm: Lập kế hoạch, thiết kế, lưu giữ và quản lý số liệu; Trợ giúp tính toán và
sắp xếp các thủ tục hoàn thuế; Tuân thủ và lập kế hoạch thuế thu nhập cá nhân và
quốc tế; Tư vấn thuế cho quá trình thực hiện dự án ở nước ngoài; Nghiên cứu khả
thi và đánh giá môi trường đầu tư; Tư vấn khung luật pháp và cơ cấu quản lý; Phân
tích chính sách của chính phủ đối với phát triển kinh tế; Nghiên cứu thị trường và
đánh giá về ngành kinh doanh; Xác định và đánh giá cơ hội đầu tư; Tư vấn thiết lập
văn phòng đại diện và thành lập doanh nghiệp mới.
Thứ năm là dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
Nhóm tư vấn tài chính của Công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho
các công ty và các nhà đầu tư trong rất nhiều các lĩnh vực hoạt động, bao gồm: Dịch
vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp; Dịch vụ tư vấn giải pháp quản lý; Dịch vụ hỗ trợ
Dự án. Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp bao gồm: Tư vấn về sáp nhập và mua
lại doanh nghiệp; Cổ phần hóa, tư nhân hóa và niêm yết chứng khoán (IPO); Định
giá doanh nghiệp; Tư vấn nghiệp vụ kinh doanh; Tư vấn đầu tư; Nghiên cứu khả thi
và đánh giá môi trường đầu tư; Tư vấn về khuôn khổ pháp lý và thủ tục hành chính;
Tư vấn thành lập doanh nghiệp và văn phòng đại diện; Phân tích chính sách Nhà
nước về phát triển kinh tế. Dịch vụ tư vấn giải pháp quản lý bao gồm: Hoạch định
hạ tầng cơ sở và công nghệ thông tin; Lựa chọn giải pháp quản lý; Chuyển đổi cơ
cấu tài chính và tăng cường hoạt động; Triển khai và đánh giá hệ thống mạng. Dịch
vụ hỗ trợ Dự án bao gồm: Chuẩn bị Dự án; Thực hiện Dự án; Tư vấn Dự án.
Thứ sáu là dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
Công ty liên tục có các chính sách đào tạo và tăng cường tính chuyên nghiệp.
Nhiều khách hàng tin rằng dịch vụ đào tạo của Công ty là một dịch vụ không thể
thiếu được. Một nhóm các chuyên gia có trình độ cao của Công ty về kế toán, kiểm
toán và quản lý sẽ cung cấp các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của khách
hàng. Các chương trình đào tạo này bao gồm từ đào tạo về các chuẩn mực kế toán
và kiểm toán Việt Nam đến đào tạo về các chính sách và quy chế mới nhất áp dụng
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
cho từng ngành cụ thể hay cho hoạt động kinh doanh trên cả nước. Công ty cũng tổ
chức các chương trình đào tạo các kỹ năng kiểm toán nội bộ để trợ giúp khách hàng
thực hiện các chương trình kiểm toán nội bộ. Các chương trình này bao gồm: Tổ
chức đào tạo và hội thảo; Quản lý nguồn nhân lực.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
Hội đồng Thành viên là cơ quan ra quyết định cao nhất của Công ty. Hội
đồng thành viên có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh
doanh hàng năm của Công ty; quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, thời điểm và
phương thức tăng, giảm vốn điều lệ; phê duyệt tăng số lượng thành viên góp vốn và
chấm dứt tư cách thành viên; quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá
trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
Hội đồng Thành viên
Ban Giám đốc
Phòng Kiểm
toán Tài chính
Phòng Kiểm
toán Quyết toán
vốn đầu tư xây
dựng cơ bản
Phòng Hành
chính Kế toán
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
công bố gần nhất của Công ty hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn đối với những dự án quan
trọng trong từng thời kỳ; đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển và kế hoạch
kinh doanh hàng năm của Công ty thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương
án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của Công ty; bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với các thành viên Ban Giám đốc, kế toán
trưởng, trưởng ban kiểm soát và các chức danh Giám đốc nghề nghiệp và Giám đốc
Chi nhánh; thông qua các quy chế quản lý nội bộ của Công ty (quy chế Ban Giám
đốc; quy chế nhân viên; quy chế tiền lương; quy chế thi tuyển, tiếp nhận nhân viên;
quy chế tiếp nhận và chấm dứt tư cách thành viên; quy chế tài chính; kế hoạch đầu
tư, mua sắm trang thiết bị, văn phòng hàng năm…); quyết định thành lập công ty
con, chi nhánh, văn phòng đại diện; sửa đổi bổ sung Điều lệ Công ty; quyết định cơ
cấu tổ chức quản lý Công ty; tái cấu trúc Công ty; quyết định tổ chức lại Công ty;
quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty; các quyền và nhiệm vụ khác theo
quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệ Công ty.
Ban Giám đốc là những người chịu trách nhiệm cao nhất đối với tổ chức
hoạt động của toàn Công ty bao gồm các nhiệm vụ quan trọng như: Xây dựng chiến
lược, lập kế hoạch hoạt động, phát triển kinh doanh, phát triển và duy trì khách
hàng, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý và phát triển nhân viên chuyên nghiệp,
các vấn đề có liên quan về nhân sự, hành chính…Ban Giám đốc chịu trách nhiệm và
có quyền giám sát các hoạt động quản lý, kinh doanh của Công ty cũng như đề ra
các chính sách hoạt động của Công ty.
Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách. Giám đốc
chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng thành viên về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình;
đảm nhiệm chức năng quản lý và trực tiếp điều hành hoạt động của Công ty, cùng
với các Phó Giám đốc Công ty có quyền biểu quyết trong tất cả các cuộc họp của
Ban Giám đốc; theo ủy quyền của Hội đồng Thành viên, Giám đốc cùng với ban
Giám đốc phụ trách các hoạt động, dịch vụ của Công ty; chịu trách nhiệm chính
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh hàng năm trình Hội đồng Thành viên
phê duyệt. Giám đốc tham gia vào các hợp đồng kiểm toán với vai trò là Giám đốc
điều hành phụ trách khách hàng và quản lý chất lượng kiểm toán, duy trì mối quan
hệ với các cán bộ cấp cao của khách hàng. Đây là việc làm hết sức cần thiết để
Công ty có thể liên tục nắm bắt được hoạt động kinh doanh của khách hàng và có
thể sớm phát hiện được những vấn đề có thể phát sinh. Giải đáp các thắc mắc về kế
toán và kiểm toán có tầm quan trọng lớn trong quá trình thực hiện công việc kiểm
toán và Giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng cho các vấn đề còn vướng
mắc. Đánh giá cồn việc kiểm toán đã thực hiện và chịu trách nhiệm bảo đảm rằng
công việc kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ làm cơ sở cho các kết luận được rút
ra trong những phần kiểm toán quan trọng.
Phó giám đốc Công ty là người đồng sáng lập và trực tiếp điều hành hoạt
động của An Phú. Với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và các
lĩnh vực tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ mục đích cổ phần hóa doanh
nghiệp. Là thành viên quan trọng của bộ máy lãnh đạo và điều hành An Phú Phó
Giám đốc sẽ tham gia vào các hợp đồng kiểm toán với vai trò phụ trách khách hàng
và quản lý chất lượng kiểm toán. Phó Giám đốc cũng giữ vai trò là Giám đốc đào
tạo và tuyển dụng , đảm bảo đội ngũ nhân viên luôn đủ năng lực và kinh nghiệm
cung cấp dịch vụ.
Giám đốc kiểm toán đứng đầu phòng kiểm toán, với vai trò phát triển khách
hàng, kiểm soát và quản lý chất lượng dịch vụ kiểm toán và tư vấn. Các chủ nhiệm
kiểm toán cấp cao phụ trách từng mảng kiểm toán cụ thể như kiểm toán báo cáo tài
chính, kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản, tư vấn…tham gia phát triển khách hàng
cũng như kiểm soát chất lượng kiểm toán, phụ trách kỹ thuật kiểm toán, bố trí nhân
sự, trực tiếp phụ trách các nhóm kiểm toán bao gồm kiểm toán viên, trợ lý kiểm
toán viên và các nhân viên.
Kiểm toán viên là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, có
chứng chỉ hành nghề do Bộ Tài chính cấp (CPA). Họ có trách nhiệm tham gia trực
tiếp các cuộc kiểm toán, cùng lập kế hoạch kiểm toán, bố trí nhân sự, xem xét giấy
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
tờ, giám sát các trợ lý kiểm toán trong công việc, chuẩn bị các công việc cần thiết
cho một cuộc kiểm toán, báo cáo trực tiếp cho người phụ trách cuộc kiểm toán…
Kiểm toán viên có thể được yêu cầu ký vào báo cáo kiểm toán, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và Giám đốc công ty kiểm toán về cuộc kiểm toán.
Trợ lý kiểm toán là những người mới vào nghề, được đào tạo bài bản. Đây là
những người tham gia vào quá trình kiểm toán, hỗ trợ cho các kiểm toán viên trong
công việc kiểm toán như quản lý hồ sơ kiểm toán, kiểm kê…Các trợ lý kiểm toán
viên không được ký báo cáo kiểm toán và chịu sự giám sát chặt chẽ của người có
trách nhiệm để không xảy ra sai sót. Các trợ lý kiểm toán cần không ngừng học hỏi
nâng cao nghiệp vụ của mình.
Phòng Hành chính Kế toán gồm hai bộ phận là kế toán và thư ký. Nhiệm vụ
chủ yếu là tổ chức nhân sự, tổ chức hành chính, quan hệ với khách hàng và phụ
trách về tài chính của công ty. Bộ phận kế toán gọn nhẹ đáp ứng được nhu cầu hạch
toán kế toán cần thiết trong đơn vị và đáp ứng được nhu cầu về quản lý thông tin và
cung cấp thông tin về tài chính kế toán cho người quan tâm.
Tuy được tổ chức theo hai phòng chính là Phòng Kiểm toán Tài chính và
Phòng Kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhưng dịch vụ của An
Phú là đan xen. Phòng Kiểm toán có thể thực hiện cả dịch vụ tư vấn tài chính, tư
vấn thuế, đào tạo nhân lực cho khách hàng.
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú là một pháp nhân hạch toán độc lập, tự
trang trải chi phí bằng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ do khách hàng trả theo
hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước.
CHƯƠNG 2
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY
THNN KIỂM TOÁN AN PHÚ
2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Sau khi đã đánh giá rủi ro về hợp đồng kiểm toán, đạt được sự hiểu biết sơ
bộ về khách hàng Công ty bố trí đoàn kiểm toán theo yêu cầu công việc và kinh
nghiệm nghề nghiệp của các nhân viên. Đoàn kiểm toán do Trưởng phòng kiểm
toán trực tiếp phân công, chỉ định người tham gia sau khi có ý kiến chỉ đạo của
Giám đốc dựa trên quy mô và tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, số lượng nhân
viên hiện có, khả năng chuyên môn, lịch trình công việc…để sắp xếp công việc cho
phù hợp.
Đoàn kiểm toán thường từ 5 đến 8 người, thời gian làm việc tùy vào tính
chất và quy mô của cuộc kiểm toán. Những người tham gia cuộc kiểm toán sẽ chuẩn
bị file tài liệu bao gồm các giấy tờ làm việc cần thiết, phương tiện tính toán và kiểm
tra thích ứng với đặc điểm tổ chức kế toán của khách hàng, phương tiện kiểm kê
thích ứng với từng loại vật tư, đá quý…Ví dụ đoàn kiểm toán tại Công ty Cổ phần
tư vấn Xây dựng Vinaconex cho kỳ kết thúc ngày 30/9/2009 như sau: Thành viên
Ban Giám đốc phụ trách khách hàng là ông Vũ Bình Minh, Chủ nhiệm kiểm toán là
bà Đoàn Thu Hằng, Kiểm toán viên chính/ Trưởng nhóm là bà Đoàn Thu Hằng,
Kiểm toán viên Trần Đức Hùng, Trợ lý kiểm toán viên gồm ông Mai Lâm Đại và bà
Đào Minh Loan. Thời gian kiểm toán bắt đầu từ ngày 26/10/2009 kết thúc ngày
30/10/2009.
Các thành viên trong đoàn kiểm toán, theo sự phân công của trưởng nhóm là
người chịu trách nhiệm về kết quả của cuộc kiểm toán với Giám đốc công ty và
Pháp luật sẽ đảm nhận nhiệm vụ cụ thể được nêu trong giấy phân công công việc.
Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ lập kế hoạch kiểm toán trình lên Trưởng phòng
kiểm toán kế hoạch phục vụ và giao dịch với khách hàng, trong đó nêu rõ căn cứ cho
việc hoạch định chương trình kiểm toán, kế hoạch về thời gian và nhân sự.
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
Trước khi đến làm việc tại khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán có trách
nhiệm thông báo cho khách hàng về ngày giờ và nội dung dự định kiểm toán, tài
liệu khách hàng cần cung cấp cho cuộc kiểm toán. Trong quá trình làm việc, tất cả
thành viên trong đoàn kiểm toán tuân theo sự sắp xếp và phân công của trưởng
nhóm. Các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên trong đoàn sẽ có nhiệm vụ kiểm tra
và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, xác định vùng có rủi ro, thực
hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh giá, kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, số dư
trên báo cáo tài chính và các nghiệp vụ, số dư chưa được trình bày và thuyết minh
đầy đủ trên báo cáo tài chính liên quan. Các kiểm toán viên cũng đồng thời đánh giá
nguyên tắc kế toán được sử dụng và các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc
cũng như đánh giá tổng quát tính đúng đắn của thông tin được trình bày trên Báo
cáo tài chính. Ví dụ: Trong cuộc kiểm toán tại Công ty cổ phần tư vấn Xây dựng
Vinaconex, bà Đoàn Thu Hằng là người lập kế hoạch của cuộc kiểm toán trình lên
trưởng phòng kiểm toán đồng thời thông báo cho thành viên Ban Giám đốc của
khách hàng về kế hoạch kiểm toán, yêu cầu tài liệu cần cung cấp. Bà Đoàn Thu
Hằng chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ của các thành viên trong đoàn. Cụ thể,
các kiểm toán viên kiểm kê tiền và các khoản tương đương tiền của Vinaconex,
đánh giá giá trị thực tế của các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm tra các
khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả, sổ chi tiết tài khoản 154,
623…
2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại An Phú cụ thể như sau:
Bước 1: Các bước công việc trước kiểm toán
Đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán
Đối với những khách hàng mới công ty sẽ tiếp cận với khách hàng thông qua
thư chào hàng, cũng có thể khách hàng trực tiếp mời kiểm toán thông qua thư mời
kiểm toán, fax, điện thoại…Trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, kiểm
toán viên và Công ty phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động,
loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Gvhd: GS. TS Nguyễn Quang Quynh
lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị, qua đó đánh giá được khả năng và có thể thu
thập được thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc kiểm toán. Việc tiếp nhận
thư mời kiểm toán phải do người có thẩm quyền quyết định như Giám đốc hoặc Phó
giám đốc thực hiện. Đối với những khách hàng lâu năm Công ty cũng cần có sự tìm
hiểu và xem xét có tiếp tục chấp nhận kiểm toán trong năm nay hay không thông
qua việc xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước, cập nhật thông tin mới có ảnh hưởng
tới quyết định tiếp tục kiểm toán năm nay hay không như vấn đề liên quan tới khả
năng hoạt động liên tục của khách hàng.
Ví dụ đối với Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconex, để đánh giá rủi
ro kinh doanh khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, kiểm toán viên tiến hành thu thập
các thông tin ban đầu về khách hàng, đó là đặc điểm về loại hình kinh doanh; hình
thức sở hữu vốn; ngành nghề kinh doanh; bộ máy kế toán… Để có các thông tin
trên kiểm toán viên thu thập từ những nguồn tài liệu như hồ sơ năm trước; qua báo
chí, tạp chí chuyên ngành; trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị
của Vinaconex; thu thập thông tin từ các bên liên quan, tiếp cận với các văn bản
pháp lý như Giấy đăng ký kinh doanh; Quyết định thành lập doanh nghiệp;…tìm
hiểu thông tin qua các Biên bản họp Hội đồng quản trị; các quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm các chức danh chủ chốt trong Công ty Vinaconex.
Thiết lập các điều khoản hợp đồng kiểm toán
Sau khi chấp nhận kiểm toán, đã có sự hiểu biết sơ bộ về khách hàng và yêu cầu của
công việc thì Giám đốc sẽ xem xét và thiết lập các điều khoản cần thiết trong hợp
đồng như: khối lượng công việc thực hiện trong cuộc kiểm toán, phạm vi thực hiện,
thời gian thực hiện, trách nhiệm các bên, phương pháp làm việc, giá phí, hình thức
báo cáo kiểm toán phát hành… Được sự đồng ý của khách hàng, hợp đồng kiểm
toán được kí kết và phải do giám đốc ký tên đóng dấu theo quy định hiện hành.
Trong hợp đồng kiểm toán phải có các điều khoản về trách nhiệm của ban giám đốc
khách hàng cũng như trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thực hiện các công
việc kiểm toán.
Đặng Thị Thu Hằng Kiểm toán 48C
13