Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

VĂN KIỆN DỰ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 120 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

VĂN KIỆN DỰ ÁN
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA DỰA TRÊN NĂNG LỰC
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
THUỘC TIỂU HỢP PHẦN 1.2 CỦA DỰ ÁN “GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ”

Được phê duyệt kèm theo Quyết định số 479/QĐ-BYT
Ngày 13 tháng 2 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
PHÓ VỤ TRƯỞNG

Đặng Việt Hùng

Hải Phòng, tháng 8 năm 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................................................4
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN .........................................................................................................5
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN................................................................................6
1. Giới thiệu tóm tắt về Dự án HPET ...........................................................................................................6
2. Bối cảnh và sự cần thiết của Dự án ..........................................................................................................6
2.1. Tổng quan về trường Đại học Y Dược Hải Phòng .............................................................. 6
2.2. Báo cáo tự đánh giá và Sự cần thiết của dự án .................................................................... 8
2.3. Sự phù hợp và các đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành và địa phương .................................................. 13


2.4. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên
quan của chương trình, dự án ................................................................................................... 14
2.5. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA, vốn vay ưu đãi .................................................. 15
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI ......................................................................16
1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng của nhà tài trợ......................16
2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ .............................................................................16
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN......................................................................................................................17
1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................................................................17
2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................................................17
V. MÔ TẢ DỰ ÁN ..........................................................................................................................................18
1. Chương trình hoạt động của Dự án ........................................................................................................18
2. Mục tiêu – Hoạt động và các chỉ số .......................................................................................................23
VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG ................................................................................................................33
VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN .........................................34
1. Kế hoạch triển khai các hành động thực hiện trước ..........................................................................34
2. Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án cho năm đầu tiên .................................34
3. Kế hoạch cho theo dõi giám sát và đánh giá........................................................................................46
VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ..............................................................................52
1. Cơ cấu tổ chức của dự án (có quyết định thành lập Ban QLDA, sơ đồ tổ chức) ......................52
2. Mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan .................................................................55
3. Cơ chế quản lý ..............................................................................................................................................56
4. Cơ chế báo cáo – giải trình trách nhiệm xã hội...................................................................................58
IX. TỔNG VỐN DỰ ÁN ...............................................................................................................................59

2


X. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA NHÀ
TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI .............................................................................................................................59
XI. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN .........................................................59

XII. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN TRƯỚC ...................................................................................59
XIII. TÍNH BỀN VỮNG/ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN...................................................... 60
XIV. PHỤ LỤC ................................................................................................................................................74
PHỤ LỤC I. CAM KẾT TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ
TRƯỜNG ................................................................................................................................. 75
PHỤ LỤC II. BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CTĐT ................................................................... 77
PHỤ LỤC III. CTĐT BÁC SĨ ĐA KHOA HIỆN TẠI ............................................................ 86
PHỤ LỤC IV. CHUẨN ĐẦU RA SINH VIÊN NGÀNH Y ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Y DƯỢC HẢI PHÒNG (Dự thảo) ........................................................................................... 90
PHỤ LỤC V. KHUNG CTĐT MỚI (Dự thảo) ........................................................................ 93
PHỤ LỤC VI. NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA BÁC SĨ ĐA KHOA (Dự thảo) ........................ 101
PHỤ LỤC VII: BẢN CAM KẾT CỦA NHÀ TRƯỜNG ...................................................... 102
PHỤ LỤC VIII. KINH PHÍ ĐỀ XUẤT CHI TIẾT ............................................................... 103
PHỤ LỤC IX. SƠ ĐỒ NHÂN LỰC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIẢNG VIÊN ....... 113

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển châu Á

AIDS

Acquired Immunodeficiency Syndrome - Hội chứng suy giảm miễn dịch

ASEAN

Association of South East Asian Nations -Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

AUF

Agence de la Francophonie Universitaire - Tổ chức Pháp ngữ

BSĐK

Bác Sĩ Đa Khoa

CIDMEF

Conférence Internationale des Doyens et des Facultés de Médecine
d'Expression Francaise

CT

Chương Trình

CTĐT

Chương trình đào tạo

ĐVHT

Đơn Vị Học Trình

EBM

Evidence-Based - Y học trên bằng chứng


GD&ĐT

Giáo Dục & Đào Tạo

GV

Giảng viên

HIV

Human Immunodeficiency Virus

IBSA

India-Brazil-South Africa (Ấn Độ- Brasil – Nam Phi)

ICD

International Classification of Diases - Phận loại bệnh tật quốc tế

KAS

Knowledge - Abilities - Skill - Kiến thức - Thái độ - Kỹ năng

MCQ

Multiple Choice Question - Câu hỏi trắc nghiệm

ODA


Official Development Aid - Vốn hỗ trợ phát triển

OSCE

OSPE

Objective Structured Clinical Examination - Phương pháp thi lâm sàng
theo cấu trúc khách quan
Objective Structured Practical Examination - Phương pháp thi nhiều
trạm có cấu trúc khách quan theo mục tiêu

QLDA

Quản Lý Dự Án

SV

Sinh Viên

TC

Tín chỉ

TPP

Trans-Pacific Partnership - Hợp tác xuyên Thái Bình Dương

VAS


Vietnam Accounting Standard - Chuẩn kế toán của Việt Nam

WB

World Bank - Ngân hàng thế giới

WFEM

World Federation for Medical Education - Liên đoàn giáo dục Y khoa
thế giới

4


I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Đổi mới CTĐT Bác sĩ đa khoa dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp tại
trường Đại học Y dược Hải Phòng thuộc tiểu hợp phần 1.2 của dự án “Giáo dục và Đào tạo
nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế” (HPET).
2. Mã ngành dự án: 86
3. Nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài: Ngân hàng thế giới (The World Bank)
4. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ dự án:
- Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế
a. Địa chỉ liên hệ: 138A Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội
b. Điện thoại: 046.273.2.273
c. Fax: 043.8464.051
- Chủ dự án: Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Địa chỉ liên hệ: 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm – Ngô Quyền – TP Hải Phòng
Số điện thoại: 0313.731.907

Fax: 0313.733.315


5. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: Từ khi được phê duyệt theo quyết định từ 2017 đến
2020.
6. Địa điểm thực hiện dự án: Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

5


II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1. Giới thiệu tóm tắt về Dự án HPET
Dự án “Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế” (viết tắt là
Dự án HPET) do Bộ Y tế là cơ quan chủ quản được triển khai tại 28 trường đại học, cao đẳng
và khoa Y. Các hoạt động can thiệp của dự án sẽ được triển khai tại 15 tỉnh và 62 huyện
nghèo.
Mục tiêu chung của Dự án là “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực y tế,
quản lý y tế và tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở”.
Dự án bao gồm 4 hợp phần:
(i) Cải thiện toàn diện chất lượng giáo dục nhân lực y tế đối với một số chương trình giáo dục
nhân lực y tế trọng tâm;
(ii) Nâng cao năng lực quản lý y tế và quản lý, sử dụng nhân lực y tế;
(iii) Nâng cao năng lực y tế cơ sở nhằm cải thiện hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu;
(iv) Quản lý dự án.
2. Bối cảnh và sự cần thiết của Dự án
2.1. Tổng quan về trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế.
Trường được thành lập năm 1979 tiền thân là cơ sở 2 của Trường Đại học Y Hà Nội, năm
1999 trường được chính thức tách ra và được mang tên Trường Đại học Y Hải Phòng. Ngày
11 tháng 11 năm 2013 Trường được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định đổi tên trường thành
trường Đại học Y Dược Hải Phòng với nhiệm vụ chính là đào tạo bậc đại học và sau đại học,
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành Y Dược cho Hải Phòng và khu vực

miền Duyên hải Bắc bộ, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân ở khu vực biển
đảo, có vị trí rất quan trọng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế biển đảo mà cả lĩnh vực an ninh
quốc phòng.
Trải qua 37 năm phát triển và trưởng thành, từ một trường chỉ đào tạo một số mã ngành
như Y đa khoa, đến nay nhà trường đã đào tạo đầy đủ 07 mã ngành đào tạo Đại học là: Y đa
khoa, Răng hàm mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược sỹ, Cử nhân điều dưỡng, Cử
nhân Kỹ thuật Y học. Trong 10 năm gần đây các mã ngành đào tạo sau đại học của nhà trường
cũng ngày càng được mở rộng cụ thể như: Cao học (05 mã ngành), Bác sỹ nội trú (04 mã
ngành), BSCKI (15 mã ngành), BSCKII (11 mã ngành), NCS (02 mã ngành); đặc biệt với mã

6


ngành Y học biển, hiện nay chỉ có trường Đại học Y Dược Hải Phòng là cơ sở đào tạo duy
nhất trong cả nước. Nhà trường đang tiếp tục mở thêm nhiều mã ngành mới như: Cao học
chuyên ngành xét nghiệm, NCS các chuyên ngành Nội hô hấp, Ngoại tiêu hóa... Quy mô đào
tạo từ chỗ chỉ có gần 1000 sinh viên hiện nay đã lên tới 6000 sinh viên ở trình độ đại học và
gần 400 học viên sau đại học và sẽ phát triển hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.
Đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường được nâng cao cả về số lượng và chất lượng
để phục vụ yều cầu giảng dạy và phục vụ công tác đào tạo của nhà trường ; Hiện tại nhà
trường có 519 cán bộ, giảng viên. Số cán bộ giảng dạy cơ hữu là 366, trong đó: 01 Giáo sư, 22
Phó giáo sư, 17 Tiến sĩ, 200 Thạc sĩ, 05 Bác sĩ chuyên khoa II và 2 Bác sĩ chuyên khoa I và
119 Đại học. Hiện tại tỷ lệ giảng viên/sinh viên là 1/15, đội ngũ giảng viên về cơ bản đã đáp
ứng được yêu cầu công tác giảng dạy. Số giảng viên có trình độ sau đại học tăng lên hàng
năm.
Để phục vụ công tác giảng dạy, hàng năm cơ sở vật chất của nhà trường được quan
tâm đầu tư và nâng cấp. Hiện tại khuôn viên của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng gồm
Khu giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học với tổng diện tích 45.185,6 m 2; Bệnh viện
thực hành của trường, quy mô 150 giường bệnh có với tổng diện tích 6.930,3 m2. Ngoài ra còn
có các cơ sở thực hành tại bệnh viện trong và ngoài thành phố với tổng diện tích sàn xây dựng

gần 2.000 m2. Cụ thể:
Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng : bệnh viện loại 1 với quy mô 1500 giường;
- Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng: bệnh viện loại I, có 450 giường;
- Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng: bệnh viện loại I, có 500 giường;
- Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng: bệnh viện loại II, có 220 giường;
- Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng: bệnh viện loại I, có 250 giường;
- Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng: bệnh viện loại II, có 220 giường;
- Bệnh viện Kiến An Hải Phòng: bệnh viện loại I, có 600 giường bệnh;
- Trung tâm Y học dự phòng Hải Phòng: cơ sở dạy học và thực hành về y học dự
phòng;
- Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh): bệnh viện loại I, có 900
giường;
- Viện Y học biển Việt Nam: bệnh viện loại I, có 200 giường bệnh;
- Bệnh viện Mắt Hải Phòng:bệnh viện loại II, có 100 giường bệnh;
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng: có 500 giường bệnh;
- Bệnh viện Quốc tế Green Hải Phòng: 80 giường bệnh;
- Bệnh viên Y học cổ truyền Hải Dương: bệnh viện loại II, có 200 giường bệnh;

7


- Công ty dược phẩm Trung ương III;
- Công ty cổ phẩn Dược phẩm Hải Dương;
- Công ty cổ phẩm Dược mỹ phẩm Quảng Ninh.
Ngoài ra Trường đã xây dựng được một hệ thống các cơ sở giảng dạy thực địa tại các
xã thuộc các huyện ở Hải Phòng và Hải Dương.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của trường hiện tại:

Trường đã và đang từng bước thực hiện đẩy mạnh xây dựng và phát triển hơn nữa công
tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu với mục

tiêu: xây dựng và phát triển trường Đại học Y Dược Hải Phòng trở thành trường Đại học Y Dược đào tạo đa ngành, đa cấp, Trung tâm khoa học Y học có uy tín trong nước và quốc tế, đáp
ứng nhu cầu nguồn nhân lực Y tế, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là
đào tạo chuyên ngành y học biển – đảo.
2.2. Tóm tắt Báo cáo tự đánh giá
Trong hơn một thập kỉ qua, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thay đổi CTĐT y khoa
với mục tiêu nâng cao khả năng hành nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đáp ứng các yêu
cầu thay đổi của xã hội và lĩnh vực y tế. Trong bối cảnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế - xã hội, ngành y tế Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cũng
như thách thức: cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của người dân; đồng thời thích ứng trước những thay đổi của mô hình bệnh tật…

8


Đặc biệt năm 2015, việc thành lập cộng đồng ASEAN và các Hiệp định thương mại quốc tế
thúc đẩy nhanh chóng quá trình hội nhập là những thời cơ và thách thức lớn của đất nước nói
chung trong đó có ngành y tế.
Nhận thức được nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành y tế của vùng duyên hải Bắc bộ và cả nước, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng trong
những năm qua đã luôn nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương
pháp giảng dạy, từng bước áp dụng phương pháp dạy- học tích cực. Mặc dù vậy, qua quá trình
tự đánh giá (2009) dựa trên các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như tham khảo
các tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường đại học nói tiếng Pháp CIDMEF, nhà trường nhận
thấy các điểm mạnh cũng như điểm yếu của CTĐT bác sĩ đa khoa ở một số điểm như sau:
Về nội dung CTĐT
Trường đang thực hiện song hành 3 CTĐT theo khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành: 1 chương trình xây dựng năm 2001 (khối lớp K32 và K33); 1 chương trình xây dựng
mới năm 2012 (khối lớp K34, K35 và K36, Chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành, tại thông tư số 01/2012 ngày 13 tháng 01 năm 2012) và 1 CTĐT theo hình thức tín
chỉ năm 2015 (khối lớp K37). Đến năm học 2015-2016, nhà trường đã xây dựng và quy đổi

CTĐT theo hình thức tín chỉ (210 TC) theo quy định của Bộ GD&ĐT. Điểm mạnh chủ yếu
củab các CTĐT hiện tại là tính ổn định, dễ thực hiện và tương đối thống nhất với các trường
đại học y của cả nước. Cũng do đặc điểm này, các tài liệu giảng dạy, lượng giá sinh viên có
thể được tham khảo, sử dụng chung ở một số trường, tạo thuận lợi cho cả giảng viên và sinh
viên trọng học tập và tự học, nghiên cứu.
Những hạn chế chính của CTĐT hiện nay bao gồm: CTĐT hiện tại thiếu tính liên kết,
các môn học khá độc lập, ít có sự tích hợp, lồng ghép để hướng tới các năng lực đầu ra mà
người học cần đạt được. Trong CTĐT hiện tại, các môn học chung và môn cơ bản chiếm tỷ lệ
lớn (trên 30%) nhưng rất ít có liên kết với các môn học chuyên ngành; các môn tiền lâm sàng
thiếu sự lồng ghép, còn trùng lặp, do vậy, trong khi sinh viên bị quá tải về nội dung nhưng vẫn
ít cơ hội được thực hành.
Tuy nhiên, các CTĐT hiện tại của trường đều chưa tiếp cận theo hướng phát triển các
năng lực thực hành và tính chuyên nghiệp cho sinh viên; thiếu các hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cũng như trang bị cho sinh viên các kĩ năng học tập suốt đời, làm việc nhóm ngành,
giao tiếp ứng xử, hiểu biết pháp luật y tế; chưa chú trọng thực hành y học dựa trên bằng chứng
(EBM). Trường chưa xây dựng hội đồng đánh giá và đổi mới chương trình đáp ứng sự phản
hồi từ cộng đồng và xã hội.

9


Tóm tắt các điểm mạnh, những hạn chế, các cơ hội và thách thức trong thực thi CTĐT
hiện nay ở bảng dưới đây (phân tích SWOT)
ĐIỂM MẠNH
-

CTĐT tương đổi thống nhất với các

HẠN CHẾ
-


trường đại học y cả nước
-

Dễ thực hiện, dễ tham khảo, học hỏi

-

Tài liệu học tập dễ tìm, cập nhật

Các môn học độc lập, rời rạc, ít lồng
ghép, tích hợp để hướng tới năng lực

-

Còn chồng chéo, tỷ lệ học lý thuyết
còn cao, ít thực hành,

-

Dạy và học còn thụ động, vẫn thiên về
truyền đạt một chiều, chưa thực sự đặt
sinh viên là trung tâm

-

Chưa hướng tới đạt các năng lực đầu
ra cho người học

CƠ HỘI

-

-

-

-

Quá trình hội nhập nhanh chóng của

THÁCH THỨC
-

Số lượng sinh viên đông trong khi các

đất nước và sự phát triển kinh tế, giao

cơ sở thực hành lâm sàng không tăng

lưu khoa học kỹ thuật

tương xứng,

Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng

-

Với sự phát triển chung của xã hội, cơ

đào tạo cán bộ y tế góp phần thúc đẩy


hội để sinh viên làm việc trực tiếp với

nhanh quá trình đổi mới CTĐT

bệnh nhân giảm dần

Các dự án hỗ trợ quốc tế, cả về kỹ

-

Thu nhập của giảng viên còn thấp,

thuật và tài chính

chưa thu hút đội ngũ này dành nhiều

Chất lượng giảng viên tăng dần

tâm huyết đổi mới CTĐT

Về lượng giá sinh viên
Cách đánh giá sinh viên trong quá trình học tập, thi hết môn và tốt nghiệp vẫn được
duy trì tương đối khách quan, thông qua việc xây dựng các bộ test trắc nghiệm, và thi tự luận
cải tiến. Phương pháp lượng giá hiện tại đã hướng tới khách quan hơn, được cải tiến và bổ
sung hàng năm, chất lượng các câu hỏi cũng ngày càng được cải thiện.
Tuy vậy, cách lượng giá hiện tại còn khá nhiều hạn chế. Trong thiết kế các môn học
hiện nay, đa phần các nội dung thi, đánh giá sinh viên chỉ đòi hỏi sự ghi nhớ kiến thức của
sinh viên (khối khoa học cơ bản, các môn cơ sở khối ngành), mà chưa chú trọng việc đánh giá
đúng năng lực của sinh viên.

Các môn học có thực hành lâm sàng vẫn chưa áp dụng nhiều hình thức thi OSCE, do
đó, chưa thực sự thúc đẩy tính chủ động và sáng tạo sinh viên trong quá trình học tập; số

10


lượng câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm của một số bộ môn còn ít; việc tổ chức
thi trắc nghiệm vẫn chủ yếu được thực hiện trên giấy, ít được triển khai trên phần mềm máy
tính dẫn đến việc làm đề, chấm thi còn mất nhiều thời gian; thiếu cân đối giữa lượng giá quá
trình học với lượng giá tổng kết học phần để thúc đẩy tiến bộ trong học tập và giảng dạy; đặc
biệt nhà trường chưa thu thập thông tin phản hồi từ sinh viên về các hình thức thi, đánh giá,
kết quả… để đảm bảo tính kịp thời, công bằng, khách quan, cụ thể và tính xây dựng…
Về cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý
Điểm mạnh: như đã nêu ở trên, đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường từng bước
được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Trong số 366 cán bộ giảng dạy cơ hữu, có 02
Giáo sư, 22 Phó giáo sư, 17 Tiến sĩ, 200 Thạc sĩ, 05 Bác sĩ chuyên khoa II và 2 Bác sĩ chuyên
khoa I và 119 Đại học, tỷ lệ giảng viên/sinh viên là 1/15. Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm tại
các bệnh viện thực hành gồm 280 người, 100% có bằng sau đại học, hàng ngày tham gia
giảng dạy thực hành cho sinh viên Y khoa. Với bề dầy gần 40 năm xây dựng và phát triển, đội
ngũ cán bộ quản lý nói chung, quản lý đào tạo nói riêng đã được tôi luyện, trưởng thành.
Những hạn chế chủ yếu bao gồm: trong những năm gần đây, số lượng sinh viên tăng
nhưng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu
giảng dạy. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở một số bộ môn cơ sở, cơ bản còn chưa đồng
đều. Nhà trường chưa có kế hoạch định kì bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập
nhật cho đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên. Một số cán bộ, giảng viên chưa sử dụng tốt tin
học, ngoại ngữ vào công tác chuyên môn, hợp tác với đồng nghiệp quốc tế.
Phương pháp dạy học của giảng viên nhìn chung vẫn còn khá thụ động, việc truyền đạt
kiến thức một chiều vẫn còn khá phổ biến, dạy học tích cực, dù đã được áp dụng từng bước,
vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong
nhiều trường hợp, sinh viên chưa thực sự là trung tâm của quá trình dạy học. Vì chưa có các

yêu cầu đầu ra rõ ràng, nhiều giảng viên vẫn chú trọng các kiến thức mà mình có, hơn là
những nội dung cần cho việc đạt các năng lực của người học.
Một số bộ môn đội ngũ giảng viên còn mỏng; chưa có sự kế cận kịp thời giữa các thế
hệ giảng viên nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và đào tạo. Việc tham gia vào
biên soạn tài liệu giảng dạy, viết sách giáo trình của các giảng viên còn khá hạn chế.
Tình hình nhân lực tham gia giảng dạy bác sỹ đa khoa 2016-2017
Trình độ

Tổng

GS, PGS

Tiến sỹ

Thạc sỹ

BSCK1, 2

Đại học

Giảng viên cơ hữu

366

24

17

200


7

118

Giảng viên thỉnh giảng

280

28

80

57

118

0

11


Về cơ sở vật chất
Điểm mạnh: Trường đại học Y Dược Hải Phòng có 2 cơ sở chính:
Khu hiệu bộ và giảng dạy, gồm 3 tòa nhà cao tầng, trên diện tích 4,5 ha tại 72A
Nguyễn Bỉnh Khiêm, tổng diện tích mặt bằng xây dựng, khoảng 34 200 m2.
Khu thực hành, bệnh viện gồm rộng 1,5 ha tại 213 Lạch Tray
Một số giảng đường xây dựng tại các bệnh viện thực hành: Bệnh viện Việt Tiệp, Bệnh
viện Kiến An, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Trẻ em
Nằm trên địa bàn một thành phố công nghiệp, Trường có nhiều thuận lợi với cơ sở
thực hành đa dạng, phong phú và chất lượng chăm sóc y tế tương đối tốt. Với 14 bệnh viện

thực hành, hàng trăm giảng viên kiêm chức, và các cơ sở y tế trung ương và địa phương
quanh khu vực, là nguồn lực vô cùng lớn đóng góp vào chất lượng đào tạo của Trường.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất của trường ở một số khoa, bộ môn đang xuống cấp và lạc
hậu, điều kiện thực hành tại các bệnh viện còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành
giảng dạy và lâm sàng của giảng viên và sinh viên. Hệ thống cơ sở vật chất như giảng đường,
các các thiết bị cần thiết cho giảng dạy như mô hình giảng dạy lâm sàng… bị xuống cấp và
còn thiếu thốn.
Trong khi số lượng sinh viên ngày càng tăng, cơ hội thực hành lâm sàng ngày càng
hạn chế thì việc phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo các kỹ năng tiền lâm sàng chưa
đáp ứng được nhu cầu, và nhìn chung còn rất hạn chế.
Hệ thống công nghệ thông tin hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ hóa một
số hoạt động đào tạo của trường (cho sinh viên đăng kí học các tín chỉ; quản lý và công bố kết
quả tuyển sinh, kết quả học tập và tốt nghiệp của sinh viên…). Thư viện điện tử của nhà
trường mới được đầu tư xây dựng và nâng cấp tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tra
cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ công tác dạy-học.
Hiện tại, chưa có đơn vị chuyên trách ứng dụng và phát triển các đề tài nghiên cứu y
học của cán bộ, giảng viên nhà trường vào hoạt động chuyên môn, đặc biệt trong phát triển
CTĐT. Chính sách sử dụng và khuyến khích các nguồn lực trí tuệ giáo dục trong đội ngũ cán
bộ, giảng viên, sinh viên và các nhà đầu tư còn nhiều hạn chế, bất cập trong các quy định thủ
tục hành chính. Hoạt động trao đổi giáo dục giữa giảng viên, sinh viên nhà trường với các
nước trong khu vực và thế giới còn hạn chế.
Trước thực trạng đó và phù hợp với các chính sách quốc gia về đổi mới giáo dục, Ban
giám hiệu Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển
chương trình đào tạo giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Thực hiện chiến lược
này, lãnh đạo nhà trường đã mời nhiều chuyên gia có uy tín trong giáo dục y học về góp ý xây

12


dựng và phát triển chương trình đào tạo; cử các đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm phát

triển CTĐT tại các trường đại học y trong và ngoài nước; tổ chức nhiều cuộc họp với đội ngũ
cán bộ chủ chốt các khoa, bộ môn về lấy ý kiến góp ý phát triển CTĐT và đạt sự thống nhất
cao trong việc đổi mới CTĐT bác sĩ đa khoa hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đảm
bảo chuẩn năng lực đầu ra đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
2.3. Sự phù hợp và các đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành và địa phương
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đã xác định mục tiêu đối với giáo dục là:
“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy
mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của
giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất
nước”, “Với ngành y tế là phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
nhân dân”. Chính vì vậy, đổi mới CTĐT trong ngành y là một nhu cầu tất yếu đối với các
trường.
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng với sứ mệnh là “Xây dựng và phát triển trở
thành Trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa ho ̣c, chuyể n giao công nghê ̣ có uy tín trong
nước và quốc tế, cung cấp nguồn nhân lực y tế chấ t lươ ̣ng cao đáp ứng nhu cầ u bảo vệ
và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chú trọng phát triển chuyên ngành y học biển - đảo”.
Trong 37 năm qua, Trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, tạo
ra môi trường thuận lợi cho đào tạo và nghiên cứu, khẳng định được vị thế của mình cùng các
trường đại học y dược trong cả nước.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sứ mệnh của mình, Trường đã tiến hành đánh giá
CTĐT hiện tại dựa trên các tiêu chuẩn của bộ công cụ đánh giá dành cho các trường đại học
của Bộ giáo dục và Đào tạo và nhận ra một số các tồn tại và hạn chế trong chương trình giảng
dạy. Trường đã ý thức sâu sắc được sự cần thiết của việc đổi mới CTĐT dựa trên năng lực,
cập nhật các phương pháp mới, nâng cấp các công cụ hỗ trợ giảng dạy lâm sàng và đánh giá
sinh viên một cách hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế và
phục vụ các nhu cầu chăm sóc y tế của nhân dân.

13



2.4. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các
vấn đề có liên quan của chương trình, dự án
Trong những năm qua, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Bác sĩ đa khoa, Trường
cũng có nhiều hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về trao đổi sinh viên, giảng viên cũng
như các dự án với các tổ chức quốc tế.
Trao đổi sinh viên, giảng viên, và đào tạo cán bộ
Hàng năm, trường tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên với các trường ở nước
ngoài nhằm tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với CTĐT tiên tiến, như Nhật Bản
(Đại học Kanazawa, Đại học Okayama), Hoa Kỳ (Đại học Iowa, Đại học UCSF), học hỏi kinh
nghiệm các nước bạn. Là thành viên của tổ chức CIDMEF và AUF, Trường có các chương
trình hợp tác, trao đổi sinh viên và giảng viên hàng năm với các trường đại học Rouen,
Marseille, Bordeaux (Pháp), Đại học Liege, Đại học Ghent, Antwerp và Leuven của Bỉ.
Trường cũng tham gia trao đổi sinh viên với một số đại học Y, Dược của các nước khu vực
Châu Á Thái Bình Dương…
Hiện tại, hơn 20 giảng viên các chuyên ngành của Trường đang được đào tạo các hệ
dài hạn (nghiên cứu sinh, cao học) và ngắn hạn tại các Trường đại học uy tín tại các nước phát
triển (Đại học Kanazawa, Okayama Nhật Bản, Đại học quốc gia Chungnam-Hàn Quốc; Đại
học Iowa Hoa Kỳ, Đại học Ghent- Bỉ, nhiều đại học của Pháp).
Hỗ trợ của các Dự án quốc tế
Dự án Việt Nam Hà Lan:
Trường đã tham gia và được nhận hỗ trợ từ dự án Việt Nam-Hà Lan (1996-2000),
nâng cao năng lực giảng viên và từng bước cải thiện điều kiện dạy và học cho sinh viên. Việc
xây dựng và hoàn thiện cuốn sách “xanh” là cơ sở cho các trường trong phát triển chương
trình đào tạo dựa trên các kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên y đa khoa hướng cộng
đồng. 15 Bộ môn tham gia dự án đã xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan, và từng
bước được áp dụng trong lượng giá sinh viên từ những năm 2000.
Dự án do ADB tài trợ (2011-2016):
Dự án đã hỗ trợ Trường trong việc nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản
lý thông qua đào tạo, tập huấn, hội thảo. Có 7 chương trình đào tạo đại học và 4 chương trình

đào tạo sau đại học được rà soát chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ, cập nhật, bổ sung cho phù
hợp. Có 1 tiến sĩ và 6 thạc sĩ được nhận học bổng của dự án đã bổ sung nguồn nhân lực có
trình độ sau đại học cho trường.
Dự án đã hỗ trợ 11 lượt cán bộ, giảng viên được tham quan học tập nước ngoài
(Malaysia (6), Hàn Quốc (2), Thái Lan (3) về đổi mới trong giáo dục y học, phươn pháp dạy

14


học, quản lý đào tạo, elearning. Ngoài ra nhiều cán bộ, giảng viên được tham gia chia sẻ kinh
nghiệm với các cơ sở đào tạo; đào tạo ngắn hạn và hội thảo trong nước để cập nhật kiến thức
chuyên môn, kỹ năng trong phòng thí nghiệm; phương pháp dạy học, lượng giá sinh viên,
phương pháp nghiên cứu khoa học; quản lý đào tạo, elearning, kiểm định chất lượng giáo dục.
Dự án cũng hỗ trợ 13 bộ môn xây dựng ngân hàng câu hỏi cho 19 môn học với tổng số
câu hỏi được xây dựng là 19.000 câu hỏi bổ sung một lượng lớn câu hỏi vào ngân hàng câu
hỏi thi trắc nghiệm các môn học,góp phần cải thiện phương pháp lượng giá sinh viên.
Dự án IBSA (Dự án IBSA, tài trợ bởi các nước Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, 20152018): Hiện tại, được sự hỗ trợ của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới, Trường đang thực hiện
dự án y tế điện tử, ứng dụng internet trong việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở khu vực
ven biển Bắc bộ. Dự án tập trung đầu tư phát triển một hệ thống đào tạo sử dụng e-learning và
các ứng dụng internet phục vụ công tác giảng dạy và học tập của của giảng viên và đội ngũ
cán bộ y tế huyện ven biển. Ngoài ra hệ thống còn được liên kết với bệnh viện trường nhằm
tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các tiết học lâm sàng từ xa.
Dự án IBSA đang được thực hiện đúng tiến độ, và dự kiến kết thúc vào cuối năm
2018, kết quả dự kiến chủ yếu sẽ cung cấp nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng thông tin giúp đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học y khoa hệ tập trung, và đào tạo liên tục
cho các cán bộ y tế đang công tác tại tuyến cơ sở của 4 huyện đảo và ven biển Bắc Bộ.
2.5. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Trực thuộc Bộ Y tế, các kinh phí hoạt động của trường Đại học Y dược Hải Phòng
được cấp từ ngân sách Nhà nước và một phần từ học phí của sinh viên. Với nguồn kinh phí
còn hạn hẹp như hiện nay, việc đổi mới CTĐT dựa trên năng lực rất cần có hỗ trợ kỹ thuật

bằng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới để thực hiện các đổi mới trong
CTĐT, cải thiện trang thiết bị máy móc nhằm đáp ứng nhu cầu của CTĐT mới.

15


III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng của nhà tài trợ
Trong Chiến lược hợp tác quốc gia của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2012-2016 có
đưa ra ba trụ cột ưu tiên hỗ trợ Việt Nam. Trong đó trụ cột 3 là mở rộng các Cơ hội để hỗ trợ
Chính phủ xây dựng và thực hiện chính sách, sao cho ngày càng có nhiều người dân được
hưởng lợi ích từ quá trình phát triển của đất nước, nhất là khi Việt Nam đã trở thành một quốc
gia có thu nhập trung bình. Một trong các kết quả mong đợi của trụ cột này là tỷ lệ người
nghèo và cận nghèo được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công lập
tăng lên. Thực hiện được mục tiêu này, cải thiện nguồn nhân lực y tế là hết sức cần thiết để họ
có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng tại các cơ sở y tế công lập ở các tuyến,
đặc biệt là tuyến cơ sở, là nơi người nghèo và cận nghèo có khả năng tiếp cận lớn nhất. Để cải
thiện nguồn nhân lực y tế, cần thiết phải quan tâm tới đổi mới đào tạo nhân lực y tế mà hiện
tại đang được đánh giá là có chất lượng thấp, và đổi mới về quản lý, sử dụng nhân lực y tế,
nhằm đảm bảo sử dụng phù hợp trong các điều kiện ở các vùng khác nhau trong cả nước.
2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ
Ngân hàng Thế giới nối lại các hoạt động của mình tại Việt Nam từ năm 1993, và một
trong các lĩnh vực hỗ trợ được Ngân hàng Thế giới lựa chọn ngay từ thời điểm đó là y tế. Bên
cạnh các dự án nhỏ, ngành y tế đã nhận được một số dự án lớn do Ngân hàng Thế giới tài trợ
như: Dự án hỗ trợ y tế quốc gia, Dự án các trung tâm an toàn truyền máu khu vực. Bởi vậy có
thể nói Ngân hàng Thế giới đã có kinh nghiệm về quản lý, tư vấn chính sách trong lĩnh vực y
tế. Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới là một trong những nhà cung cấp ODA lớn
nhất cho Việt Nam để thực hiện các chương trình y tế trong lĩnh vực tăng cường cung cấp
dịch vụ và phòng chống bệnh tật. Nhiều dự án từ nguồn hỗ trợ này đã và đang triển khai có
hiệu quả tại Việt Nam như Dự án Hỗ trợ Y tế quốc gia, Dự án Trung tâm truyền máu khu vực,

Dự án Phòng chống HIV/AIDS, Dự án Hỗ trợ y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Dự án
Hỗ trợ Y tế 7 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc, Dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh Bắc Trung
Bộ với vốn viện trợ từ 30 triệu - 90 triệu USD cho mỗi dự án. Gần đây nhất, Ngân hàng Thế
giới và Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định tài chính cho dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh
viện. Với cam kết mạnh mẽ, năng lực tài chính và kỹ thuật, và kinh nghiệm sẵn có trong lĩnh
vực hỗ trợ cung cấp dịch vụ xã hội cho các nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số và khó
khăn, Ngân hàng Thế giới có lợi thế rất lớn trong việc phối hợp với chính phủ Việt Nam xác
định các vấn đề ưu tiên và hỗ trợ triển khai dự án trong lĩnh vực y tế.

16


IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
Đổi mới toàn diện chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa dựa trên năng lực thực hành
nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và hội
nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên cũng như khắc phục các tồn tại và hạn chế
đã được nêu ra, các mục tiêu cụ thể đã được xác định như sau:
Mục tiêu 1: Đổi mới CTĐT bác sĩ đa khoa theo hướng tích hợp dựa trên năng lực thực hành
nghề nghiệp nhằm đáp ứng các chuẩn năng lực đầu ra
Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của
CTĐT mới
Mục tiêu 3: Phát triển hệ thống lượng giá sinh viên dựa trên năng lực phù hợp với yêu cầu
của CTĐT mới
Mục tiêu 4: Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu của CTĐT mới
Mục tiêu 5: Phát triển qui trình giám sát, kiểm định chất lượng CTĐT mới theo các tiêu
chuẩn của khu vực và thế giới


17


V. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Chương trình hoạt động của Dự án
Để đạt được mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể đã đề ra, dựa vào báo cáo tự đánh
giá của trường về CTĐT hiện nay, về đội ngũ giảng viên, về phương pháp lượng giá, về cơ sở
vật chất và các nguồn nhân lực khác, các hoạt động đã được đề xuất nhằm giải quyết những
tồn tại của CTĐT chưa phù hợp với chuẩn năng lực của Bộ Y tế. Ngoài ra, các hoạt động
cũng được bám sát các tiêu chí của CTĐT theo các tiêu chuẩn đưa ra của Bộ Y tế và Ngân
hàng thế giới.
1.1. Đề xuất kế hoạch sửa đổi/phát triển sứ mệnh và tầm nhìn.
Việc khảo sát sự không phù hợp giữa sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của CTĐT hiện nay
với chuẩn năng lực và nhu cầu thực tiễn gắn với giải trình trách nhiệm xã hội sẽ là căn cứ, cơ
sở để trường xây dựng kế hoạch chiến lược nhằm cải thiện những tồn tại đó. Các điều chỉnh
để thực hiện kế hoạch chiến lược đổi mới sẽ được tuyên bố công khai với các bên liên quan.
Các kế hoạch này sẽ được thể hiện qua các văn bản, báo cáo, nghị quyết của Đảng bộ... từ đó
thể hiện sự cam kết cao của lãnh đạo nhà trường. Một số hoạt động đã được thực hiện nhằm
lấy ý kiến đồng thuận của các giảng viên cán bộ nhà trường trong việc đổi mới CTĐT dựa
trên chuẩn năng lực theo hướng tích hợp.
1.2. Đề xuất kế hoạch phát triển và triển khai thực hiện chương trình giáo dục dựa trên
năng lực thực hành nghề nghiệp.
Xây dựng Chuẩn đầu ra của CTĐT
Chuẩn đầu ra của CTĐT Bác sĩ đa khoa của trường sẽ được xây dựng trên:
- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ Phê
duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
- Quyết định số 1854/QĐ-BYT ngày 18 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt
tài liệu về “chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ đa khoa”;
- Sứ mệnh của Trường đại học Y Dược Hải Phòng đã được Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường
ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2013;

- Nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực y tế Việt Nam hiện nay (thông qua việc lấy ý kiến của
các đơn vị tuyển dụng sinh viên, các cơ sở y tế...)
Chuẩn đầu ra tập trung với 4 năng lực cơ bản: kiến thức y khoa, kỹ năng thực hành,
tính chuyên nghiệp và kỹ năng giao tiếp. Các chuẩn đầu ra này sau khi được thống nhất và
ban hành sẽ là căn cứ để xây dựng mục tiêu CTĐT, chương trình chi tiết, phương pháp lượng

18


giá cũng như phương pháp giảng dạy-học. Chuẩn đầu ra sẽ được xây dựng ở nhiều cấp độ
khác nhau: chuẩn năng lực cần đạt được của từng module, từng kỳ học, từng năm học và sau 6
năm. Chuẩn đầu ra sẽ được công bố rộng rãi trên wesite của trường, sổ tay sinh viên... và sẽ
được giải thích cho sinh viên ngay khi nhập học và trong quá trình học tập.
Chương trình đào tạo đổi mới theo hướng tích hợp dựa trên năng lực
Chương trình đào tạo (CTĐT) Bác sĩ đa khoa (BSĐK) mới của trường được thiết kế
trên cơ sở: chuẩn năng lực đầu ra của trường, tiệm cận một số chuẩn năng lực BSĐK của Bộ
Y tế ban hành ngày 18 tháng 5 năm 2015 và Khung chương trình đào tạo theo tín chỉ của
trường đã ban hành theo Quyết định số 161/QĐ-YDHP ngày 16 tháng 3 năm 2015. Nội dung
và cấu trúc chương trình nhằm: đáp ứng các chuẩn năng lực đầu ra, tích hợp và lồng ghép để
đảm bảo tính logic, hệ thống, giảm lý thuyết và tăng thực hành lâm sàng; chuyển từ chủ tập
trung trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của sinh viên theo hệ thống và
phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
CTĐT được xây dựng theo nguyên lý tích hợp: Chiều dọc nhằm cung cấp có tính hệ thống
giữa các năm học từ khoa học cơ bản (vật lý, hóa học…) đến y học cơ sở (sinh lý, giải phẫu,
hóa sinh, mô phôi…) cuối cùng thực hành lâm sàng (nội, ngoại, sản, nhi…). Chiều ngang
nhằm tránh chồng chéo và trùng lặp nội dung giữa các học phần (hóa học và hóa sinh; vi sinh
với lao, truyền nhiễm, dịch tễ…) đồng thời vẫn giúp sinh viên nắm được tính xuyên suốt các
môn khoa học cơ bản với y học cơ sở qua các ca lâm sàng.
CTĐT cũng được thiết kế theo đa ngành nhằm phát triển năng lực làm việc nhóm và làm việc
chuyên nghiệp cho sinh viên khi giải quyết các tình huống lâm sàng phức tạp sẽ gặp phải

trong thực tế thực hành nghề nghiệp (hệ nội tiết-chuyển hóa gồm nội khoa, ngoại khoa, chẩn
đoán hình ảnh, hóa sinh lâm sàng, dược lý lâm sàng...). Theo xu thế hội nhập và sự thay đổi
mô hình bệnh tật cũng như chăm sóc sức khỏe toàn cầu, CTĐT mới của trường xây dựng để
sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc sớm từ tuyến y tế cơ sở đến tuyến điều trị
chuyên khoa sâu (ngay từ năm 1 sinh viên được đi đến các Phòng khám y học gia đình; bệnh
viện quận/huyện; năm 2 & 3 đến bệnh viện, trung tâm y tế quận/huyện; năm 4, 5 & 6 đến các
bệnh viện tuyến tỉnh/ thành phố). Mục tiêu tăng thời gian thực hành lâm sàng và phát triển các
năng lực (giao tiếp, chuyên nghiệp) cho sinh viên. Các Module về Khoa học cơ bản và Y học
cơ sở gồm các học phần giúp sinh viên vừa tích lũy và phát triển các kĩ năng mềm vừa tích
lũy các năng lực cốt lõi nền tảng về Y học làm tiền đề để đạt được các năng lực về Y học lâm
sàng, Y học cộng đồng. Các học phần về Sức khỏe môi trường; Sức khỏe nghề nghiệp; Dịch
tễ học… giúp sinh viên phát triển các năng lực giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng theo
nguyên lý Y học dựa trên bằng chứng (Evidence Based Medicine). CTĐT thiết kế cho sinh

19


viên tiếp cận theo vấn đề trong nhiều hoàn cảnh, môi trường học tập khác nhau để từ đó có thể
học, thực hành và đạt được các kĩ năng vận dụng lý thuyết với giải quyết vấn đề, lập luận
logic từ thăm khám đến chẩn đoán và điều trị, đồng thời các kĩ năng giao tiếp, y đức trong
thực hành lâm sàng và thực hành nghề nghiệp về sau. Module ngoại ngữ chuyên ngành được
xây dựng xuyên suốt các năm từ 1 đến 6 nhằm giúp sinh viên đạt được các chuẩn ngoại ngữ
để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Về mặt tổ chức và quản lý, cấu trúc CTĐT mới không làm phá vỡ các Khoa/Bộ môn
hiện tại của trường mà phát triển nhóm chuyên môn Module gồm các học phần tích hợp với
nhau xuyên suốt tiêu chí chuẩn năng lực đầu ra. Ma trận năng lực tích hợp được xây dựng và
đề xuất giúp xác định nhóm chuyên môn về cấu trúc, nội dung và phương pháp lượng giá.
Chương trình khung dự kiến có thể tham khảo trong phần phụ lục.
Sau khi chương trình khung đã được thông qua, Trường sẽ tiếp tục thuê chuyên gia hỗ trợ tập
huấn một nhóm các giảng viên nòng cốt trong việc phát triển chương trình chi tiết cho từng

năm.
1.3.Kế hoạch và quy trình cho việc cải thiện đánh giá sinh viên theo hướng tiếp cận dựa
trên năng lực.…)
Việc lựa chọn phương pháp lượng giá sinh viên sẽ dựa trên cơ sở các năng lực sinh viên
cần đạt được và mục tiêu môn học. Phương pháp lượng giá sinh viên mới cần phải đánh giá
được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên trong giải quyết vấn đề.
- Xây dựng công cụ lượng giá dựa trên chuẩn năng lực đầu ra như thiết kế bảng hỏi MCQ,
bảng kiểm tra kỹ năng thực hành, tình huống lâm sàng OSCE và OSPE.
- Cơ sở vật chất cho đánh giá các kỹ năng lâm sàng và OSCE cũng sẽ được chú trọng đầu tư.
- Trường sẽ tổ chức tập huấn đào tạo các giảng viên trong việc xây dựng triển khai các công
cụ đánh giá dựa trên năng lực.
- Thực hiện những đánh giá tính tin cậy, hiệu quả của các phương pháp lượng giá sinh viên
này. Nhằm đảm bảo tính khách quan, trường có thể tham vấn các đánh giá độc lập từ các tư
vấn kỹ thuật, chuyên gia quốc tế và trong nước về công cụ lượng giá đã sử dụng.
- Các qui định về lượng giá sẽ luôn được thông báo cụ thể cho các sinh viên đồng thời tiếp thu
những phản hồi liên tục về sự tiến bộ trong học tập nhằm kịp thời điều chỉnh nâng cao tính
hiệu quả của công cụ lượng giá.
1.4.Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý các cấp
CTĐT mới được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra đòi hỏi giảng viên phải thay đổi
trong cách phát triển tài liệu giảng dạy cũng như phương pháp giảng dạy. Các bài giảng phải

20


được xây dựng với mục tiêu học tập rõ ràng gắn với chuẩn đầu ra tương ứng và theo hướng
tích hợp lồng ghép, có tính hệ thống hóa cao. Sinh viên sẽ là trung tâm trong nội dung các bài
giảng và phương pháp dạy của giảng viên, phải đảm bảo các học phần trong Module giúp sinh
viên đạt được các năng lực theo chuẩn đầu ra. Các giảng viên sẽ được tập huấn với sự hỗ trợ
của các chuyên gia trong nước và quốc tế về phát triển bài giảng trong việc xây dựng các ca
lâm sàng lồng ghép vào các học phần để giúp sinh viên có thể hệ thống các kiến thức đã được

học.
Trong quá trình đổi mới CTĐT với mục tiêu dựa trên năng lực thực hành, phát triển kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy …của sinh viên, trường sẽ
tăng cường tổ chức các hoạt động tập huấn cho tất cả các giảng viên về các phương pháp
giảng dạy tích cực mới như team-based learning, problem-based learning, giảng dạy bệnh
nhân ảo, giảng dạy tiền lâm sàng… với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia trong nước và
quốc tế. Việc áp dụng các phương pháp này sẽ giúp tăng cường tính tương tác giữa giảng viên
và sinh viên, sinh viên và sinh viên, đồng thời tăng tính hiệu quả của các bài giảng.
Nhà trường sẽ chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá thường xuyên năng lực của
giảng viên trong quá trình thực hiện CTĐT mới thông qua việc thường xuyên lấy ý kiến phản
hồi của người học về năng lực sư phạm của giảng viên từ đó hoàn thiện và nâng cao năng lực
sư phạm của giảng viên một cách thường xuyên và hệ thống.
Cùng với việc tăng cường năng lực dạy học thực hành của giảng viên và giảng viên
kiêm chức tại 12 bệnh viện thực hành, Trường đại học Y Dược Hải Phòng đang thực hiện kế
hoạch giảm dần và duy trì chỉ tiêu tuyển sinh ở giới hạn đảm bảo chất lượng, cụ thể đã quyết
định tuyển 400 sinh viên/năm cho năm 2016, giảm 50 sinh viên y đa khoa so với 450 của năm
2015. Trong kế hoạch tới 2025, trường phấn đấu đạt tỷ lệ 15 sinh viên trên 1 giảng viên của
ngành đào tạo, thay vì được tính trên tổng số giảng viên như hiện tại.
1.5.Kế hoạch cho quản lý nguồn lực cho giáo dục
Trong những năm tới, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần được nâng cấp để đáp ứng nhu
cầu giảng dạy thực hành cũng như đổi mới phương pháp dạy của giảng viên.
- Phát triển hệ thống e-learning giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với các bài giảng lý thuyết
cũng như lâm sàng.
- Nâng cấp đơn vị skill-lab thành trung tâm huấn luyện kỹ năng y khoa đồng thời mua sắm bổ
sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa
học.

21



- Thăm quan, học hỏi và mời các chuyên gia quốc tế hỗ trợ phát triển và vận hành đồng bộ
Trung tâm huấn luyện kỹ năng y khoa phục vụ cho công tác đào tạo các kỹ năng tiền lâm sàng
cho sinh viên, đảm bảo cho sinh viên có được kỹ năng hỏi bệnh, khám bệnh và các thủ thuật y
học cơ bản và cần thiết một cách thành thạo trước khi đi học lâm sàng tại các cơ sở y tế.
Trung tâm cũng là nơi thực hiện các khóa đào tạo chăm sóc sơ cấp cứu và cộng đồng cho sinh
viên và cán bộ y tế, phục vụ trực tiếp đào tạo các kỹ năng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
người dân.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ môn lâm sàng, bệnh viện thực hành và một đội ngũ
bệnh nhân giả phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng cho sinh viên,
thông qua việc tăng cường năng lực giảng dạy tiền lâm sàng cho giảng viên, kiêm chức.
- Đầu tư xây dựng các phòng thi OSCE phục vụ quá trình lượng giá sinh viên.
- Nâng cấp thư viện điện tử : mua và thuê gói các bản quyền tài liệu nước ngoài nhằm giúp
sinh viên và giảng viên tiếp cận nhanh nhất với các tài liệu học trong nước và đặc biệt là tài
liệu tham khảo quốc tế.
1.6. Phát triển qui trình giám sát, kiểm định chất lượng CTĐT mới theo các tiêu chuẩn
của khu vực và thế giới
Để đánh giá sự đổi mới trong CTĐT, khi kết thúc dự án trường sẽ thực hiện báo cáo tự
đánh giá và có xin kiểm định độc lập để đảm bảo tính khách quan. Để thực hiện việc kiểm
định này cần có một qui trình giám sát ngay từ đầu nhằm thu thập số liệu và minh chứng phục
vụ cho kiểm định.
- Phát triển hệ thống văn bản hướng dẫn về tổ chức phát triển và triển khai chương trình một
cách hệ thống, chặt chẽ và liên tục.
- Xây dựng và phát triển hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu về phát triển và quản lý chương
trình đào tạo, quản lý sinh viên, lượng giá năng lực… nhằm cung cấp số liệu cho việc kiểm
định khi kết thúc dự án. Các nguồn dữ liệu có thể thu thập như các báo cáo thực hiện, dựa trên
các quan sát thực tế trực tiếp. Các phân tích định tính cũng rất quan trọng trong việc điều
chỉnh dự án cho phù hợp với thực tế thông qua các ý kiến của sinh viên, giảng viên, cán bộ.
- Thực hiện báo cáo tự đánh giá CTĐT dựa trên các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế với các
minh chứng cụ thể minh bạch.


22


2. Mục tiêu – Hoạt động và các chỉ số
Bảng 1: Mục tiêu hoạt động và kết quả đầu ra
Mục tiêu

MT1:
Đổi
mới
CTĐT
bác sĩ đa
khoa
theo
hướng
tích
hợp dựa theo
năng lực thực
hành
nghề
nghiệp nhằm
đáp ứng các
chuẩn năng
lực đầu ra

Hoạt động

Thời
gian


Kết quả đầu ra

Nguồn
kinh
phí

Kinh phí
dự kiến
(USD)

HĐ1.1. Hội thảo rà soát chuẩn đầu ra của Q3/2017- - Báo cáo của chuyên gia về chuẩn ODA
trường, chuẩn năng lực của Bộ Y tế với sự Q4/2017 đầu ra, mục tiêu học tập trường đã
tham gia của các chuyên gia trong nước (1
xây dựng dựa trên chuẩn năng lực
hội thảo/1 ngày/200 người)
của Bộ Y tế

3.000

HĐ1.2. Hội thảo phát triển chuẩn đầu ra của Q3/2017- - Ma trận chuẩn đầu ra, mục tiêu ODA
trường dựa trên chuẩn năng lực của Bộ Y tế Q4/2017 học tập cho từng năm, từng
(1 hội thảo/1 ngày/200 người)
module, học phần được thông qua

3.000

HĐ1.3. Hội thảo hoàn thiện chuẩn đầu ra và Q3/2017xây dựng mục tiêu CTĐT với sự tham gia Q4/2017
của các chuyên gia trong nước (1 hội thảo* 1
ngày* 250 người)


ODA

4.000

HĐ1.4. Hội thảo rà soát tổng thể chương Q3/2017- - Báo cáo về thực trạng nội dung ODA
trình cả 6 năm và xác định các nội dung đổi Q1/2018 CT hiện nay và các nội dung cần
mới (1 hội thảo/2 ngày/250 người)
đổi mới

6.000

HĐ1.5. Hội thảo phát triển chương trình Q4/2017- - CTĐT chi tiết các bài giảng của 6 ODA
giảng dạy chi tiết cho 6 năm (4 hội thảo cho Q4/2019 năm với mục tiêu học tập
từng năm *6/1 ngày/30 người)

8.000

HĐ 1.6. Viết tài liệu hướng dẫn dạy và học Q1/2018- - Các tài liệu giảng dạy được hội ODA
cho từng bài giảng (chi biên soạn, sửa chữa, Q4/2020 đồng khoa học thông qua
biên tập tổng thể chương trình môn học, chi
viết giáo trình, sửa chữa và biên tập)

60.000

Nội dung hoạt
động và kinh phí
của HAIVN

Thông


123/2009-TTBTC

23


HĐ 1.7. Tổ chức học thử cho một số Q2/2018- - Kế hoạch dạy và học thử một số ODA
modules của từng năm (6 modules)
Q4/2020 modules
- Báo cáo kết quả dạy và học thử và
các điều chỉnh nếu có

6.000

HĐ 1.8. Viết ca lâm sàng với sự hướng dẫn Q1/2018- - Danh sách các ca lâm sàng ODA
của chuyên gia trong nước và quốc tế (15 Q4/2020 - Tài liệu hướng dẫn giảng dạy các
ca/năm)
ca lâm sàng

10.000

HĐ 1.9. Tổ chức học thử các ca lâm sàng (3 Q2/2018- - Kế hoạch dạy và học thử một số ODA
ca/năm)
Q4/2020 ca
lâm
sàng
- Báo cáo kết quả dạy và học thử và
các điều chỉnh nếu có

3.000


HĐ1.10. Triển khai CTĐT mới

Q3/2018- - Kế hoạch triển khai CTĐT mới
Q4/2020 từng module, từng năm
- Công khai cuốn thông tin đào tạo,
chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra
trên website và các kênh thông tin
khác
- Kế hoạch dự giờ giảng từng
module và đánh giá sau dự giờ của
hội đồng khoa học
- Kế hoạch duy trì, phát triển các
cơ sở thực hành với danh sách cụ
thể và có cơ chế quản lý bằng hợp
đồng phối hợp đào tạo chặt chẽ,
bền vững
- Danh sách giảng viên cơ hữu và
giảng viên thỉnh giảng theo từng
module, học phần với kế hoạch
phân công giờ giảng chi tiết

24


- Báo cáo tiến độ học tập của sinh
viên theo từng mốc năng lực trong
CTĐT
- Báo cáo kết quả đánh giá nhu cầu
định kì để cải thiện mục tiêu, chuẩn
đầu ra


MT2. Nâng
cao năng lực
giảng dạy của
đội ngũ giảng
viên
nhằm
đáp ứng yêu
cầu
của
CTĐT mới

HĐ1.11. Thuê chuyên gia tư vấn và thẩm Q2/2018- - Báo cáo kết quả thẩm định tài ODA
định chương trình chi tiết, tài liệu giáo trình Q4/2020 liệu giáo trình
hướng dẫn dạy và học

10.000

HĐ2.1. Hội thảo/tập huấn cho nhóm nòng
cốt của Ban đổi mới CTĐT về thiết kế CT
lồng ghép, lấy học sinh làm trung tâm, xây
dựng mục tiêu học tập cho các bài giảng với
sự tham gia của các chuyên gia quốc tế
HAIVN và trong nước (1 hội thảo/2 ngày
*100 người)
HĐ2.2. Tập huấn cho toàn bộ các GV giảng
dạy của trường về thiết kế CT lồng ghép, lấy
học sinh làm trung tâm, xây dựng mục tiêu
học tập cho các bài giảng (6 hội thảo/2 ngày
*40 người)


Q3/2017- - 100% nhóm nòng cốt của Ban ODA
Q2/2018 đổi mới CTĐT của trường được tập
huấn về thiết kế chương trình lồng
ghép
- Kế hoạch tập huấn lại cho toàn
bộ các giảng viên trong trường

4.000

Q1/2018- - 100% các GV của trường được ODA
Q2/2020 tập huấn về thiết kế chương trình
lồng
ghép
- Chuẩn đầu ra, Chương trình
khung, chương trình chi tiết đào tạo
với mục tiêu tổng thể, cụ thể cho
các bài giảng
Q4/2017- - 100% nhóm nòng cốt của Ban ODA
Q2/2018 đổi mới CTĐT của trường được tập
huấn về thiết kế chương trình lồng
ghép
- Kế hoạch tập huấn lại cho toàn
bộ các giảng viên trong trường

8.000

HĐ 2.3. Hội thảo, tập huấn cho nhóm nòng
cốt của Ban đổi mới CTĐT về các PPGD
tích cực/mới với hướng dẫn của chuyên gia

quốc tế và tổ chức HAIVN (1 hội thảo/2
ngày*100 người)

4.000

HAIVN sẽ hỗ trợ
chi phí mời các
chuyên
gia
Harvard.

HAIVN sẽ hỗ trợ
chi phí mời các
chuyên
gia
Harvard.

25


×