Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

SKKN một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.26 KB, 42 trang )

Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU. ...........................................................................................2
I. Lý do chọn đề tài.......................................................................................2
II. Mục đích nghiên cứu. .............................................................................3
III. Đối tượng nghiên cứu. ..........................................................................3
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm..........................................................3
V. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................3
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 4
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. 5
I. Cơ sở lý luận: 5
1. Hệ thống ngữ âm chuẩn của Tiếng Việt. ................................................5
2. Cơ chế phát âm. ......................................................................................5
3. Ý nghĩa của dạy Tập đọc. ......................................................................6
4. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc lớp 2...................................................6
5. Cơ sở của việc dạy Tập đọc.....................................................................6
II. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................7
1. Chương trình và sách giáo khoa lớp 2....................................................7
2. Quy trình dạy một bài Tập đọc.........................................7
3. Thực trạng dạy và học Tập đọc hiện nay ở trường Tiểu học...........8
III. Các biện pháp thực hiện:...................................................................10
1. Phân loại học sinh................................................................................10
2. Xây dựng nề nếp học tập......................................................................11
3. Nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi đến lớp..............................................11
4. Rèn kĩ năng đọc đúng...........................................................................12
5. Rèn kĩ năng đọc hay.............................................................................17
6. Rèn kĩ năng đọc qua đọc mẫu của giáo viên........................................19
7. Rèn kĩ năng đọc qua tìm hiểu nội dung bài..........................................20
8. Rèn kĩ năng đọc qua các trò chơi học tập............................................22


9. Rèn đọc qua các phân môn khác trong Tiếng Việt...............................23
10.Rèn đọc qua sách báo, truyện và qua tổ chức câu lạc bộ. 26
IV. Kết quả đạt được..................................................................................27
V. Những bài học kinh nghiệm..................................................................29
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................30
I. Kết luận....................................................................................................30
-1-


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

II. Khuyến nghị...........................................................................................31

-2-


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đất nước đi lên, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người sống
trong xã hội đó phải tiến lên kịp thời đại. Con người cần phải hiểu biết, giao
tiếp rộng hơn... phát triển toàn diện hơn. Dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học
nói chung, dạy phân môn Tập đọc nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng
trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Nếu nói “Tiểu học là
bậc học nền tảng” thì dạy Tập đọc có vị trí then chốt, đây là phân môn chủ đạo
quyết định đến sự thành công của nhiều môn học khác. Bởi lẽ “đọc” là một đòi
hỏi cơ bản đầu tiên của mỗi người đi học. Trẻ có biết đọc thì mới học được các
môn học khác. Cho nên ngay từ những ngày đầu tiên đến trường trẻ đã cần

được “học đọc”, sau đó trẻ phải “đọc” để “học”. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp
thiết hàng đầu của mỗi người đi học. Nhờ đọc mà mỗi người có thể bày tỏ ý
kiến của mình, có điều kiện tự học, tìm hiểu thế giới xung quanh và hiểu biết
các môn học khác. Như vậy có thể khẳng định rằng“đọc” là cầu nối của mọi tri
thức, mọi môn học. Học tập đọc không những giúp học sinh có kĩ năng sử
dụng tiếng mẹ đẻ, trau dồi ngôn ngữ, bồi dưỡng vốn kiến thức về đời sống, là
công cụ để học tốt các môn học khác, mà học tập đọc còn góp phần giáo dục
đạo đức, tính cách, tình cảm, mĩ cảm cho học sinh.
Tập đọc là phân môn mang tính chất tổng hợp. Thông qua Tập đọc, học
sinh sẽ được hình thành và phát triển kĩ năng đọc, một trong bốn kĩ năng quan
trọng cần rèn (nghe, nói, đọc, viết) của năng lực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ.
Kĩ năng đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng đọc bộ phận: đọc đúng, đọc nhanh, đọc
có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc
để tự học, học cả đời. Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và
đọc hay là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh còn nhiều
hạn chế, có em còn chưa có kĩ năng đọc đúng chứ chưa nói đến đọc hay. Vì vậy
việc rèn đọc đúng là một yêu cầu cơ bản hàng đầu của Tập đọc lớp 2. Khi đã đọc
đúng một cách có định hướng thì rèn đọc hay cũng rất quan trọng. Bởi lẽ chúng
ta đều thấy rằng: Đọc văn bản phải đọc đúng thì mới hiểu văn bản muốn nói gì
với ta. Và khi đọc văn bản, không chỉ để hiểu mà còn để cảm nhận, chia sẻ, bộc
lộ những cảm xúc của bản thân, từ đó mà các em “tự lớn lên”.
Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, việc dạy Tập đọc ở trường Tiểu học đạt kết
quả chưa như mong muốn. Bởi lẽ:
- Còn nhiều em chưa phân biệt được cách đọc thơ, cách đọc văn xuôi.
- Học sinh đọc nhưng không biết diễn tả đúng ngữ điệu của từng kiểu câu.
-3-


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2


- Các em chưa biết thay đổi giọng theo tính cách của nhân vật, đặc biệt là
chỗ ngắt, nghỉ, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm…
Từ những vướng mắc, hạn chế về cách đọc dẫn đến tình trạng các em rụt
rè, thiếu tự tin khi đọc trước lớp. Vậy làm thế nào để chất lượng đọc của các em
ngày càng được nâng cao ? Làm thế nào để học sinh thích đọc? …Những suy
nghĩ, trăn trở đó đã thôi thúc tôi mạnh dạn tìm tòi: Một số biện pháp rèn kĩ
năng đọc cho học sinh lớp 2” làm đề tài nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ
biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên và xã hội.
Biết đọc, đặc biệt là đọc hay không những giúp học sinh hình thành các kĩ năng
cần thiết, phát triển nhận thức, còn làm rung động tình cảm, nảy nở những ước
mơ tốt đẹp cho học sinh, góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện, đáp
ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, phù hợp với nhu cầu phát triển
của đất nước. Trên cơ sở đó kết hợp với nghiên cứu lý luận, nghiên cứu các tài
liệu có liên quan đến dạy Tập đọc nói chung, đặc biệt là dạy Tập đọc lớp 2 nói
riêng, cùng với khảo sát thực trạng, tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy, bằng
những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã nắm bắt được nội dung, chương trình
dạy Tập đọc lớp 2 cùng với yêu cầu và nhiệm vụ giảng dạy. Quá trình nghiên
cứu nhằm giúp tôi tìm tòi để làm sao có được những biện pháp rèn đọc hay nhất,
ngắn gọn nhất, hiệu quả nhất giúp học sinh dần dần hình thành kĩ năng, kĩ xảo
đọc đúng, đọc nhanh tiến tới đọc hay các bài văn xuôi, các bài thơ trong chương
trình học. Từ đó nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, giúp học sinh học tập đạt
hiệu quả cao nhất và hình thành được những phẩm chất nhân cách tốt, những
năng lực trí tuệ của con người phát triển toàn diện như: Tính kỉ luật, tính cẩn
thận, óc thẩm mĩ, ý thức tôn trọng người khác và tự trọng với chính bản thân
mình...
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Kĩ năng, kĩ xảo đọc được hình thành, thể hiện ở đọc đúng và đọc hay. Đọc

đúng bao gồm đọc đúng các âm, vần, tiếng, từ và cao hơn nữa là đọc đúng câu,
đoạn, bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở từng văn bản cụ thể. Đọc hay tức là học
sinh biết đọc thể hiện rõ từng giọng đọc, từng lời nhân vật, biết lên giọng, xuống
giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm, những từ giữ vai trò chủ đạo chứa đựng nội
dung bài học để thể hiện được cái hồn của tác phẩm.Vì thế trong phạm vi đề tài

-4-


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

này tôi đi sâu nghiên cứu về một số biện pháp tích cực để giúp học sinh lớp 2 có
kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:
Để đạt được mục đích nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 2, với
kinh nghiệm của bản thân khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện
nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 2. Sau đó tôi phổ
biến áp dụng trong toàn khối 2 cùng với các cộng tác viên là các đồng chí giáo
viên trong tổ chuyên môn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để đúc rút được những kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh, tôi đã kết hợp sử
dụng một số phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài:
Tìm hiểu kĩ lưỡng về hệ thống ngữ âm chuẩn của Tiếng việt, cơ chế phát âm
để áp dụng vào bài dạy cụ thể. Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng
việt 2 và các tư liệu khác.
2. Phương pháp điều tra:
Kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm về việc đọc của học sinh, phân loại đối
tượng học sinh, ghi chép lại những điều cần thiết để tìm ra biện pháp thích hợp
áp dụng trong quá trình rèn đọc.

* Học sinh đọc giỏi (đọc lưu loát, dọc hay).
*Học sinh đọc khá (đọc đúng, rõ ràng).
*Học sinh đọc trung bình (Đọc còn ngắc ngứ).
3. Phương pháp quan sát:
Thông qua việc dự giờ, thăm lớp, trực tiếp nghe, quan sát quá trình đọc của
học sinh.
4. Phương pháp đàm thoại, động não:
Tổ chức trò chuyện, giao lưu với học sinh dựa trên hệ thống câu hỏi đã được
chuẩn bị. Học sinh thảo luận, trao đổi, bày tỏ ý kiến về vấn đề đưa ra. Hoặc đưa
câu hỏi để học sinh độc lập suy nghĩ nêu ý kiến, phát huy tính tư duy sáng tạo
của học sinh.
5. Phương pháp tổng kết các kinh nghiệm dạy học: Nghiên cứu rút ra các
biện pháp cần thiết.
6. Phương pháp thực nghiệm dạy học.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
-5-


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

Để có được những biện pháp thiết thực về rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay
cho học sinh lớp 2 có hiệu quả tốt nhất, tôi đã có dự định và lập kế hoạch tiến
hành nghiên cứu trong 2 năm gần đây: Năm học: 2015 - 2016; 2016 - 2017 đến
nay đã thu được kết quả đáng khích lệ.

-6-


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: (Những vấn đề có liên quan đến đề tài)
1. Hệ thống ngữ âm chuẩn của Tiếng Việt:
Tiếng Việt là ngôn ngữ chung của toàn dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng như
các ngôn ngữ khác, do sự phát triển theo chiều dài lịch sử từ xưa đến nay, ngữ
âm Tiếng Việt không phải là hoàn toàn thống nhất từ Bắc chí Nam. Hiện nay
Tiếng Việt có ba phương ngữ: miền Bắc (ở Bắc Bộ và Thanh Hoá), miền Trung
(từ Nghệ An đến Huế) và miền Nam (từ Quảng Nam trở vào). Trong nhiều
phương ngữ đó lại có nhiều thổ ngữ khác nhau: trong phương ngữ Miền Bắc có
thổ ngữ Hà Nội, thổ ngữ Hải Phòng…, trong phương ngữ miền Trung có thổ
ngữ Huế… trong phương ngữ miền Nam có thổ ngữ Quảng Nam, thổ ngữ Bình
Định…. Bức tranh thổ ngữ Tiếng Việt thực ra còn phức tạp hơn nhiều. Trong thổ
ngữ còn có những thổ ngữ nhỏ, những đảo ngữ mà danh giới của chúng đan xen
nhau đến nay chưa xác định đầy đủ.
- Dẫu có những khác biệt địa phương như vậy, nhưng Tiếng Việt vẫn là ngôn
ngữ thống nhất của toàn dân. Bởi vì trong các phương ngữ thổ ngữ ta vẫn tìm
thấy những nét cơ bản chung làm cho người ba vùng có thể giao tiếp với nhau
dễ dàng bằng khẩu ngữ. Tuy nhiên phải thấy rằng, những khác biệt ngữ âm, từ
vựng giữa các phương ngữ thổ ngữ có thể đưa tới hiểu lầm không lợi trong giao
tiếp. Huống chi trong quan hệ quốc tế, cần phải giới thiệu một thứ Tiếng Việt
tiêu biểu. Vì vậy, vấn đề cần đặt ra là làm sao xây dựng một hệ thống ngữ âm
tiêu biểu làm chuẩn cho Tiếng Việt.
- Quan niệm về hệ thống ngữ âm chuẩn Tiếng Việt: Từ trước đến nay đã có
nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề chính âm Tiếng Việt. Những ý kiến này mặc
dù có những điểm khác nhau, song ở mức độ nào đấy đều tán thành hệ thống
ngữ âm chuẩn như sau:
+ Số lượng thành phần vị âm trong kết cấu âm tiết ở dạng đầy đủ nhất là 4
(chưa kể thanh điệu ).
+ Số lượng thanh điệu là 6.
+ Có hệ thống phụ âm đầu, phụ âm cuối .

2. Cơ chế phát âm:
Đặc điểm cơ bản của cơ chế phát âm là tiếng động. Song trong khi phát âm
một số phụ âm, dây thanh cũng hoạt động và cung cấp thêm tiếng thanh. Tuỳ
theo tỉ lệ tiếng động và tiếng thanh mà người ta chia phụ âm thành các loại khác
nhau. Phụ âm vô thanh chỉ được cấu tạo bằng tiếng động mà thôi ( ví dụ: /p/,
-7-


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

/t/, /d/ củaTiếng Việt). Loại phụ âm này gọi là phụ âm ồn, đối lập với loại thứ ba
vốn có đặc trưng cấu tạo này mà tỷ lệ tiếng thanh lớn hơn tiếng động gọi là phụ
âm vang ( ví dụ: /m/, /n/ trong Tiếng Việt).
- Khoang miệng và khoang mũi là hai cộng minh trường tiếp theo của bộ máy
phát âm. Khoang miệng và khoang mũi ngăn cách bởi một vách ngăn gọi là
ngạc.
Những bộ phận của khoang miệng và khoang mũi đều có ảnh hưởng đến cấu
tạo âm thanh.
- Các bộ phận của bộ máy phát âm của con người chia làm hai loại.
+ Loại hoạt động được: lưỡi con, nắp họng, lưỡi, môi.
+ Loại không hoạt động được: răng, lợi, ngạc.
Khoang miệng và khoang mũi nhờ sự cộng hưởng của lưỡi và môi có thể
thay đổi thể tích bất kì lúc nào, nhờ đó tạo nên những âm có âm sắc khác nhau.
3. Ý nghĩa của dạy Tập đọc:
Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có vai trò đặc biệt trong việc hình thành năng
lực trong hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện trong
bốn hoạt động tương ứng bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Như vậy, đọc là một
dạng hoạt động của ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói.
Tập đọc là cách đọc văn bản từ đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu đến đọc hay.
Tâm lý học cho thấy rằng muốn có kĩ năng, kĩ xảo con người phải trải qua

luyện tập, thực hành và càng phải luyện tập, thực hành những gì đã học.
Dựa vào đặc điểm tâm lý học sinh lớp 2, tư duy cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế,
tư duy trừu tượng chưa phát triển mạnh, khả năng tập trung còn yếu nên trong
quá trình học, giáo viên cần phải luôn luôn chuyển đổi hoạt động để các em đỡ
mệt mỏi, học theo tinh thần: “ học mà chơi, chơi mà học” từ đó duy trì hứng thú
cho học sinh.Vì vậy việc dạy Tập đọc có ý nghĩa rất lớn lao. Đọc trở thành một
nhu cầu, đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với trẻ ngay từ khi đi học. Đầu tiên, trẻ phải
học đọc, sau đó biết đọc để học. Đọc tốt sẽ là một công cụ hữu hiệu để các em
học tập tốt ở các môn học khác.
4. Nhiệm vụ của môn Tập đọc lớp 2:
Phân môn Tập đọc ở lớp 2 tiếp nối những nhiệm vụ đã đặt ra từ lớp 1,
song mức độ yêu cầu có cao hơn do việc dạy học gắn với hệ thống văn bản đề
cập đến những vấn đề rộng rãi và sâu sắc hơn, độ dài của văn bản cũng lớn hơn.
Nhiệm vụ cụ thể của phân môn Tập đọc lớp 2 là:
a. Phát triển kĩ năng đọc và nghe cho học sinh.
b. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự
hiểu biết của học sinh về cuộc sống.
-8-


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

c. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng.
5. Cơ sở của việc dạy Tập đọc:
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình
thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó thể hiện ở bốn yêu cầu: Đọc đúng,
đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay. Đọc là việc tiếp nhận thông tin
bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc bao gồm các yếu tố
như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính
giác và thông hiểu những gì đã đọc được. Các nhà nghiên cứu đã chia việc hình

thành kĩ năng đọc ra làm ba giai đoạn: Phân tích, tổng hợp và tự động hoá.
* Quá trình đọc bao gồm các bước sau:
- Luyện đọc đúng: Bao gồm luyện phát âm và ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Luyện đọc hay: Là cách đọc làm rõ sắc thái biểu cảm của từ, câu văn, văn
bản. Tùy thuộc vào nội dung của văn bản, thể loại và văn phong của tác giả ...
mà người đọc sử dụng ngữ diệu phù hợp, diễn tả sinh động những điều mà tác
giả muốn nói trong văn bản.
Bên cạnh cơ sở ngôn ngữ học, phương pháp dạy học còn dựa trên lí thuyết
văn học. Việc đọc những bài văn, thơ ở Tiểu học được xây dựng trên cơ sở
những qui luật chung về tác phẩm văn học và sự tác động của nó đến người đọc.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Chương trình và sách giáo khoa ở lớp 2.
Chương trình sách giáo khoa phân môn Tập đọc được bố trí như sau:
Có 93 tiết chia làm 31 tuần, mỗi tuần 3 tiết.
93 tiết được xoay quanh các chủ điểm: Em là học sinh - Bạn bè - Trường
học - Thầy cô - Ông bà - Cha mẹ - Anh em - Bạn trong nhà - Bốn mùa - Chim
chóc -Muông thú - Sông biển - Cây cối - Bác Hồ - Nhân dân.
Trong các chủ điểm trên có 85 bài văn, còn lại là 8 bài thơ.
Ở mỗi bài Tập đọc sách giáo khoa trình bày gồm 3 phần: Văn bản đọc,
chú giải, câu hỏi tìm hiểu bài, riêng đối với bài Tập đọc - Học thuộc lòng có
thêm yêu cầu học thuộc lòng.
Nhìn chung, các văn bản đọc ở lớp 2 đều là những đoạn trích, bài thơ có
nội dung phong phú, có giá trị nghệ thuật đặc sắc song nhiều bài có nội dung
gắn với đời sống của trẻ, rèn khả năng giao tiếp.
2. Quy trình dạy một bài Tập đọc:
Khi dạy một bài tập đọc, giáo viên thường tiến hành theo các bước sau:
2.1. Kiểm tra bài cũ.
2.2. Bài mới.
-9-



Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

a. Giới thiệu bài.
b. Luyện đọc.
b1. Giáo viên đọc mẫu (hoặc học sinh giỏi đọc mẫu).
b2. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
+ Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
+ Giáo viên lưu ý cách đọc các câu dài, chú ý cách ngắt, nghỉ cho hợp lí.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Giáo viên chia đoạn và yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Giáo viên hỏi để học sinh giải nghĩa các từ ở phần chú giải và có thể
giải nghĩa thêm một số từ khác.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc đoạn trước lớp.
- Đọc cả bài (tuỳ từng văn bản có yêu cầu đọc ĐT).
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
d. Luyện đọc lại.
Giáo viên đọc diễn cảm một đoạn (bài), sau đó hướng dẫn học sinh đọc hay.
Hoặc cho học sinh luyện đọc phân vai hay luyện học thuộc lòng tùy từng bài.
2.3. Củng cố - dặn dò.
3. Thực trạng của việc dạy - học Tập đọc hiện nay ở trường Tiểu học:
a. Việc dạy.
* Qua nghiên cứu và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc dạy Tập đọc bên
cạnh những thành công còn có những hạn chế sau:
- Nhiều giáo viên đã coi trọng dạy Tập đọc song vẫn còn có đồng chí ngại
dạy Tập đọc hơn so với các môn học khác nên chưa thực sự quan tâm đến giờ
dạy, mà thường chỉ dạy sao cho đúng quy trình, đủ các bước lên lớp, chưa chú
trọng để dạy sao cho hay.

- Trong giờ dạy vẫn còn có giáo viên phân bố thời gian luyện đọc chưa hợp
lý, có khi đặt yêu cầu về kiến thức lên trên, vì vậy thời gian giành cho luyện đọc
còn ít.
- Đôi khi giáo viên còn quá lệ thuộc vào sách hướng dẫn và câu hỏi trong
sách giáo khoa mà chưa chú ý đến trình độ học sinh lớp mình, địa phương mình.
Chẳng hạn ở địa phương học sinh đọc sai những tiếng có phụ âm đầu l/n nhưng
giáo viên lại yêu cầu học sinh luyện phát âm các tiếng có âm đầu tr/ch như
hướng dẫn trong SGK. Bởi vậy, chất lượng đọc của học sinh chưa cao.
b. Việc học.

- 10 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

Nhìn lại các năm vừa qua, học sinh lớp 2 do tôi phụ trách cũng như toàn
khối 2 nói chung, tôi nhận thấy hành trang của trẻ em khi bước vào lớp 2 là hoàn
toàn không giống nhau: Còn một số em nói ngọng dẫn đến đọc ngọng, một số
em trong quá trình học không nắm được cách phát âm chuẩn, đọc còn nhầm lẫn
giữa l/n, thanh hỏi, thanh ngã, khi đọc còn mang nặng tính địa phương, đọc ê a,
ngắc ngứ, không đúng tốc độ đọc. Ở những bài văn xuôi, học sinh thường mắc
lỗi ngắt nghỉ ở những câu dài, đọc thơ không biết cách ngắt nhịp thơ, cónhững
em khi đọc còn tự thêm tiếng hoặc tự bớt tiếng, đọc không đúng trọng âm, hoặc
có những em đọc mà không hiểu nội dung… Vì vậy kĩ năng đọc đúng, đọc hay
của học sinh còn rất hạn chế. Sau đây là các lỗi mà học sinh hay mắc:
*Đọc sai do phát âm sai:
Ví dụ: Trong bài “Tự thuật”:
Đọc đúng: Nam, nữ - HS đọc sai: Lam, lữ…
*Đọc sai do không biết cách ngắt, nghỉ hợp lý:
Ví dụ: Trong bài : “Chuyện bốn mùa” có học sinh ngắt hơi sai như sau:

Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân /về cây cối đâm chồi nảy lộc.//
Hoặc khi đọc thơ, học sinh không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực
của nhạc thơ.
Ví dụ: Bài “Vè chim” có em đọc:
Hay chạy lon/ xon
Là gà mới/ nở.
* Đọc sai do tự ý bớt tiếng hoặc thêm tiếng:
Ví dụ: Bài “Bím tóc đuôi sam” có câu:
Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím buộc một cái nơ.
Có học sinh đọc nhhư sau:
Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc, mỗi bím buộc một cái nơ.
* Việc đọc phân vai còn nhiều hạn chế: Bên cạnh các lỗi trên học sinh
còn hạn chế khi đọc các đoạn văn đối thoại. Các em chưa biết phân biệt lời nhân
vật, chưa biết cách thay đổi giọng tuỳ theo tính cách của nhân vật mà thường
đọc với giọng đều đều như nhau...
Vậy nguyên nhân do đâu? Đi sâu vào tìm hiểu tôi nhận thấy có một số
nguyên nhân sau:
c. Nguyên nhân chủ quan:
- Phía giáo viên:
+Việc tiếp cận với đổi mới phương pháp ở một vài đồng chí chưa được
coi trọng, chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

- 11 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

+ Đôi khi sự chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp của giáo viên chưa sâu.
Giáo viên thường giảng bài theo cách hiểu chung chung, chưa đi sâu vận dụng,
sưu tầm đồ dùng dạy học phù hợp, chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh,

chưa lường trước hoặc dự kiến những tình huống mà học sinh mang lại trong
từng bài học để đưa ra những biện pháp khắc phục hợp lý trong giờ học…
- Phía học sinh:
+ Do trình độ phát triển nhận thức của học sinh lớp 2 chưa cao: Các em
mới làm quen với phân môn Tập đọc ở lớp 1 chưa nhiều, vốn hiểu biết của các
em về thơ, văn còn quá ít, hơn nữa các em ít có thói quen đọc.
+ Năng lực đọc của học sinh còn hạn chế, thiếu kiên trì. Nhiều em chưa
có ý thức cao trong việc đọc, chưa tập chung trong quá trình đọc, không thích
đọc, đặc biệt là với những em có học lực trung bình…
d. Nguyên nhân khách quan:
- Nhiều em do ảnh hưởng của tiếng địa phương đọc ngọng l - n, s - x, r - d
- gi, thanh hỏi thành thanh nặng (chỉ - chị), thanh ngã thành thanh sắc ( ngã ngá), vần “anh” thành vần “ăn”...
- Do điều kiện vật chất cần thiết: Các thiết bị, phương tiện dạy học hiện
đại ... còn hạn hẹp.
- Nhận thức của cha mẹ học sinh: Thái độ quan tâm đến con em mình tạo
môi trường cho học sinh tiếp xúc, liên hệ mở rộng vốn từ...chưa đúng mức.
- Học sinh chưa thực sự chăm học…
Tất cả các nguyên nhân trên đều ảnh hưởng tới việc rèn kĩ năng đọc cho
học sinh. Bởi vậy giáo viên giữ vai trò cơ bản chủ đạo trong việc khắc phục các
tồn tại trên.
Tìm ra được nguyên nhân, vậy làm thế nào để khắc phục được nguyên
nhân đó? Làm thế nào để giúp các em học tập tốt phân môn Tập đọc...Tôi đã đi
sâu nghiên cứu, tìm hiểu về những nét đặc trưng cơ bản của thơ, văn và tìm ra
những biện pháp dạy học sinh rèn đọc có hiệu quả nhất. Tôi đã giúp các em từ
việc rèn đọc đúng cho đến đọc lưu loát và đọc hay. Sau đây là những biện pháp
mà tôi đã làm.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Như chúng ta đã biết, dạy Tập đọc là dạy một hệ thống các bài học nhằm
đảm bảo sự phát triển các kĩ năng đọc. Chính vì vậy, để rèn cho học sinh có kĩ
năng đọc đúng, đọc hay, tôi luôn chú ý đến các biện pháp sau:

1. Phân loại học sinh:
Mục đích:
- 12 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

Để tháo gỡ những khó khăn trên, để tìm hiểu cụ thể từng nguyên nhân dẫn
đến học sinh đọc sai, đọc chưa hay, tôi xác định việc đầu tiên tôi phải làm là
thống kê khảo sát đầu năm qua ba tuần học đầu tiên để phân loại học sinh. Đây
là việc làm vô cùng quan trọng. Chúng ta không nên lầm tưởng rằng phân loại
học sinh chỉ có trong Toán hoặc Tiếng Việt. Ở rèn đọc giáo viên cũng cần phân
học sinh thành các đối tượng để rèn đọc. Có như vậy việc rèn đọc mới có hiệu
quả cao nhất và tốn ít thời gian nhất. Với công việc này, tôi tiến hành bằng cách
ra một đề khảo sát: Đọc thành tiếng một đoạn văn hoặc một bài thơ để tìm hiểu
kĩ lưỡng trình độ đọc của từng học sinh, phân loại ra các đối tượng học sinh
trong lớp để tiện cho việc rèn đọc.
Cách tiến hành:
Cụ thể, tôi phân loại như sau:

Năm học

Sĩ số
h/s

Đọc hay

Đọc đúng,
lưu loát


Đọc
đúng

Đọc chưa rõ ràng,
ngắc ngứ

2016- 2017

58

5

19

22

12

Khi đã phân loại được từng nhóm đối tượng học sinh, tôi đã đi sâu tìm hiểu
tâm lí riêng của từng em, tâm lí chung của từng nhóm đối tượng, từ đó đưa ra
cách thức rèn và thời điểm rèn sao cho phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
Cụ thể như:
- Đối với các em đọc chưa rõ ràng, ngắc ngứ: Tâm lí các em rất ngại đọc, nhất
là các bài dài. Vì thế không nên gây áp lực đọc cho các em, tôi thường kiên trì
rèn luyện các em bằng cách: Hướng dẫn cụ thể hơn, đưa ra nhiều ví dụ để học
sinh luyện tập, thực hành đọc. Cuối cùng cho học sinh về đọc lại nhiều lần hơn.
Trong quá trình học một bài tập đọc có phần đọc nối tiếp câu, đây là lúc rèn tốt
nhất cho các em. Giáo viên động viên các em đọc tốt từng câu của mỗi bài. Sau
đó nâng dần lên đọc đoạn, đọc bài. Mặt khác khi đọc trong nhóm để các em giỏi
kèm cặp, các em thấy tự tin hơn. Ngoài ra giáo viên có thể kết hợp với phụ

huynh mua những quyển truyện tranh thiếu nhi cho các em đọc để gây hứng thú,
ham đọc hơn cho các em.
- Đối với các em đọc đúng (đọc rõ ràng): Tâm lý các em này ngại thể hiện, các
em nghĩ biết đọc là được. Vì vậy trong giờ đọc giáo viên cần đánh giá đúng
mức, khuyến khích sự cố gắng của các em như khen ngợi động viên để các em

- 13 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

bạo dạn hơn. Ngoài ra, cho các em tham gia đóng vai nhân vật trong giờ tập đọc
để lôi cuốn các em thích đọc.
- Đối với các em đọc đúng, lưu loát, đọc hay: Tâm lý các em thích bộc lộ, tự
tin. Chính vì thế trong giờ học giáo viên cần động viên các em tự tìm cách đọc
đúng, tiến tới đọc lưu loát, đọc hay, đòi hỏi các em ở mức độ cao hơn như là đọc
phân vai. Lấy các em là nhân tố tích cực từ đó phát triển thêm những em khác để
giờ tập đọc trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, lôi cuốn các em thích học giờ này.
2. Xây dựng nề nếp học tập:
Mục đích:
Tôi nghĩ rằng để thực hiện hoạt động giáo dục có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực
tận tình của người giáo viên, một yếu tố không thể thiếu để góp phần vào sự
thành công đó là nếp học, ý thức tự giác học tập của người học. Thầy có giỏi đến
mấy mà trò không có nếp học, không biết cách học, không có ý thức tự giác học
thì việc dạy cũng không đạt hiệu quả. Thấy rõ được điều đó, nên tôi đã đưa việc
rèn nề nếp học tập lên hàng đầu.
Cách tiến hành:
Tôi kiên trì rèn cho các em có nề nếp trong học tập nói chung và đặc biệt là học
Tập đọc nói riêng. Cụ thể: Trong giờ Tập đọc tôi rèn cho các em ý thức biết cách
chú ý theo dõi và lắng nghe người khác đọc. Chẳng hạn khi tôi đọc mẫu, tất cả

các em phải chú ý nhìn vào bài đọc và đọc thầm theo. Khi có một em đọc, các
em khác phải chú ý đọc thầm theo và sẵn sàng đọc tiếp khi đến lượt. Tôi hướng
dẫn các em từ cách cầm sách, tư thế đọc, cách đọc thầm, cách đọc thành tiếng,
tôi đặt ra một số quy ước khi đọc nối tiếp câu, nối tiếp đoạn, khi đọc nhóm thì
em nào sẽ đọc trước, em nào sẽ đọc sau, đọc như thế nào… để khi luyện đọc
giáo viên không mất thời gian gọi học sinh và bắt buộc học sinh phải chú ý theo
dõi bạn đọc để đọc tiếp. Đây là bước giúp học sinh có nhiều thuận lợi khi đọc vỡ
bài đọc. Bên cạnh đó tôi thành lập các nhóm đọc. Mỗi nhóm từ 3 đến 6 em, có
một em nhóm trưởng là người có năng lực đọc trội hơn hẳn các bạn. Các nhóm
đọc có thể giúp nhau rèn đọc trong giờ tự quản 15 phút truy bài đầu giờ hoặc giờ
hướng dẫn học, giờ sinh hoạt câu lạc bộ hoặc học nhóm chuẩn bị bài ở nhà…
Tôi hướng dẫn cho em nhóm trưởng những công việc cần làm khi điều hành
nhóm, ví dụ như: có thể đọc mẫu cho các bạn nghe để bắt chước, lắng nghe các
bạn đọc để sửa sai cho các bạn khi cần…Ngoài ra tôi còn rèn cho các em ý thức,
thói quen tự luyện đọc. Trong mỗi tuần học có hai buổi học có tiết Tập đọc, vậy
trước mỗi buổi có tiết Tập đọc các em phải tự giác luyện đọc bài ở nhà. Em đọc
tốt có thể đọc ít lượt rồi tìm hiểu nghĩa từ, tìm hiểu nội dung, còn em đọc chưa
- 14 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

tốt thì phải đọc nhiều lượt hơn cho quen mặt chữ. Có như vậy việc rèn đọc mới
có hiệu quả.
3. Nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi lên lớp:
Mục đích:
Trong một tiết dạy việc đầu tiên cần phải làm của người giáo viên đó là
phương án giảng dạy của giáo viên đối với một bài học. Vì thế việc nghiên cứu
bài dạy là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó quyết định sự thành công của một
tiết học.

Cách tiến hành:
Khi soạn một bài dạy các môn học nói chung và đặc biệt là phân môn Tập đọc
nói riêng tôi thường:
- Suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra phương pháp mới và hình thức dạy học thích
hợp với từng đối tượng học sinh của lớp.
- Có đủ tranh minh hoạ, vật mẫu theo nội dung bài.
- Soạn kĩ giáo án, nghiên cứu kĩ từng bài dạy để nắm bắt được ý định của tác
giả gửi gắm vào bài đọc, nắm được những âm, vần, tiếng, từ, câu mà HS hay
phát âm sai, đọc nhầm lẫn hoặc ngắt nghỉ chưa hợp lý để có phương pháp rèn cụ
thể. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong từng giờ học và cách giải quyết
từng tình huống đó.
VD: Nếu học sinh phát âm sai phụ âm l - n, s- x, tr - ch… thì cách sửa cụ thể
là: Hướng dẫn lại cách phát âm, cách đặt lưỡi, cách mở miệng đưa hơi thoát ra
như thế nào cho đúng, so sánh cách đọc giữa các phụ âm hay nhầm lẫn với
nhau…
Nếu học sinh đọc ngắt nghỉ câu dài sai thì cách sửa cụ thể là phải hướng
dẫn học sinh tìm xem đến đâu là hết một cụm từ để ngắt hơi cho hợp lí…
4. Rèn kĩ năng đọc đúng:
Mục đích:
Như chúng ta đã biết: Đọc đúng là đọc phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ
chuẩn, tức là đọc đúng chính âm (phát âm chuẩn), không đọc thừa tiếng, thiếu
tiếng, lạc dòng, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí. Rèn kĩ năng đọc đúng là nhiệm vụ cơ
bản của tiết tập đọc, đồng thời cũng là nhiệm vụ chính của phân môn Tập đọc.
Mặc dù các em học sinh đã được làm quen với phân môn Tập đọc ở những tuần
cuối năm học lớp một, song lên lớp hai, yêu cầu đọc đối với các em đòi hỏi ở
mức độ cao hơn: Tốc độ đọc phải nhanh hơn, lưu loát hơn, đọc phải hay hơn…
Mà trong thực tế, khả năng đọc của học sinh lớp hai còn có nhiều hạn chế. Vì
- 15 -



Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

vậy, muốn học sinh đọc đúng, chuẩn giáo viên cần phải tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến việc đọc sai để từ đó có cách sửa thích hợp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến việc đọc đúng, chuẩn của học sinh, nhưng có lẽ yếu tố cơ bản dẫn đến việc
phát âm không chính xác đó là do hoạt động của bộ máy phát âm và tiếng địa
phương.
Trước tiên, phải nói đến hoạt động của bộ máy phát âm. Nếu bộ máy này có
khuyết tật sẽ ảnh hưởng đến kĩ năng đọc (đọc ngọng, nói lắp…).
Với học sinh lớp tôi, do ảnh hưởng của bộ máy phát âm có những em đọc dấu
ngã thành dấu sắc, vần anh thành vần ăn, vần ach thành vần ăt …như em Quang
Hà , Đức Minh, em Minh Hiếu.
VD: Khi học bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, khi học bài các em
đọc: “cũng mau chán” thành “cúng mau chán”, “cầm quyển sách” thành “cầm
quyển sắt” hoặc “thành một chiếc kim” thành “thằn một chiếc kim” .
Cách tiến hành:
Để sửa lỗi này, tôi đã gọi những em đọc đúng, chuẩn trong lớp hoặc tôi đọc
mẫu cho các em nghe và đọc theo. Nếu các em vẫn chưa thể đọc đúng theo mẫu
được tôi yêu cầu các em phân tích tiếng chứa các dấu ghi thanh hoặc vần các em
đọc sai sau đó đánh vần tiếng. Khi hoc sinh đánh vần đúng mới đọc trơn tiếng,
đọc trơn từ.
Với cách sửa này, không phải chỉ học sinh đánh vần, đọc trơn một lần là
sửa được ngay mà có khi các em phải đánh vần và đọc trơn vài lần mới đọc
đúng tiếng đó. Khi gặp các tiếng khác, nếu các em lại đọc sai, tôi lại tiến hành
sửa theo từng bước trên. Đây không phải là việc làm trong ngày một, ngày hai
mà sửa được ngay. Nó đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ sửa cho các em
trong từng tiết học, từng ngày học thì việc làm đó dần dần mới có kết quả.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến phát âm không chính xác, chưa biết cách phát
âm của học sinh là do tiếng địa phương. Hàng ngày các em sống trong môi
trường có một số người nói ngọng, nhầm lẫn cách phát âm nên các em cũng nói

ngọng theo thói quen giao tiếp hàng ngày. Cụ thể ở lớp tôi phụ trách có một vài
em thường nói ngọng giữa âm “l” và “n”; giữa âm “ch” và “tr”; giữa âm “s”
và “x”; giữa âm “d”, “gi” và “r”) đến nói ngọng, nói lẫn lộn giữa các âm, vần,
đọc sai theo thói quen nói hàng ngày ở gia đình mà không biết. Thấy được thực
tế đó, để sửa những lỗi phát âm này, trong từng bài dạy cụ thể, tôi đã chú trọng
lựa chọn những tiếng, từ có phụ âm đầu là l, n, s, x, r, d hay gi để cho học sinh
luyện phát âm, không nhất thiết phải lấy các tiếng, từ như trong sách giáo viên
đã hướng dẫn.

- 16 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

VD: Khi dạy bài “Quả tim khỉ”, sách giáo viên hướng dẫn luyện phát âm các
tiếng, từ như: leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắt, lưỡi cưa, nước mắt, trấn
tĩnh, lủi mất…Nhưng khi dạy tôi đã chọn các từ cho học sinh luyện đọc như:
nắng, leo trèo, trườn lên, ngồi lên lưng, lặn sâu xuống nước.
Ngoài ra tôi còn sưu tầm thêm những câu thơ, đoạn văn có những tiếng, từ
chứa các chữ ghi âm, vần hay sai hoặc các bài tập dưới nhiều hình thức khác
nhau cho học sinh luyện tập như: Điền vào chỗ trống l hay n; s hay x; d, r hay gi
hoặc giải các câu đố có các âm hay sai, yêu cầu học sinh luyện đọc đi đọc lại
nhiều lần để rèn cho học sinh đọc đúng. Tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề sửa
ngọng cho các em trong từng bài dạy kể cả tiết chính khóa hay là tiết hướng dẫn
học, để rèn cho học sinh kĩ năng, thói quen đọc đúng.
VD: Với học sinh nhầm lẫn về hai phụ âm l - n. Để khắc phục tình trạng trên
tôi đã cho học sinh so sánh cách phát âm của hai âm này và hướng dẫn tỉ mỉ cho
học sinh từ cách mở miệng đến cách đặt lưỡi cách đưa hơi từ trong cổ họng ra
để giúp các em nắm chắc được cách đọc:
Âm “l”: Khi phát âm, lưỡi cong lên, đầu lưỡi chạm vào chân răng, đưa hơi đi

ra hai bên lưỡi và rung ở cuống họng, sát nhẹ. Phát âm âm l chỉ dứt khi chỗ đặt
lưỡi ở chân răng bị phá vỡ. Chú ý phát âm l thì lưỡi phải cong bật hẳn lên.
Âm “n”: Khi phát âm, đầu lưỡi chạm lợi, lưỡi để thẳng, hơi phát ra qua cả
miệng và mũi. Sau đó tôi đọc mẫu, yêu cầu các em nghe, quan sát cô đọc mẫu
luyện đọc theo.
Từ cách so sánh trên, học sinh lớp tôi đã phân biệt được sự giống và khác
nhau về cách phát âm của hai âm l/ n. Sau khi nắm chắc cách phát âm của hai
âm này để củng cố và giúp học sinh luyện đọc đúng, tôi sưu tầm các câu thơ có
nhiều phụ âm l, n để cho các em luyện đọc nhiều lần trong các buổi học thứ hai
trong ngày như:
“ Lúa nếp là lúa nếp non
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.” hoặc “Con lươn nó luồn trong lọ.”
hoặc “Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc.”… Lúc đầu khi học sinh mới đọc câu
này, tôi yêu cầu các em đọc chậm để phân biệt, đọc đúng. Sau dần dần yêu cầu
các em đọc với tốc độ vừa phải. Khi các em đã đọc đúng được những câu đó rồi,
tôi yêu cầu các em đọc nhanh hơn và nhắc các em khi đọc đến những tiếng có
“l” hoặc “n” cần lưu ý đọc cho đúng.
* Cũng tương tự như cách trên, với những em ngọng các tiếng có phụ âm tr –
ch; s – x; r – d – gi, tôi đã kiên trì hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh từng cách phát
âm chuẩn từng tiếng đó. Cụ thể với những tiếng từ có cặp phụ âm ch – tr, tôi làm
như sau:
- 17 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

Tiếng có phụ âm “ch”: Khi phát âm, lưỡi chạm lợi, rồi bật nhẹ, không có
tiếng thanh.
Tiếng có phụ âm “tr”: Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào vòm cứng, bật ra,
không có tiếng thanh sau đó luyện đọc câu:

- Cha tôi ngồi trên chõng tre nói chuyện trồng chuối với chú Chín.
- Chưa đến trưa mà trời đã nắng chang chang.
- Trong chạn, mẹ để chén bát, chai lọ, xoong chảo…
Với cách làm này, điều quan trọng là phải có người đọc mẫu chuẩn để học
sinh nghe, đọc theo. Có lẽ, người đọc chuẩn có sức thuyết phục tốt nhất đối với
học sinh không ai khác ngoài giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy mỗi giáo viên phải tự
rèn luyện để bản thân mình luôn nói, đọc đúng, chuẩn trước học sinh để các em
lấy đó làm tấm gương học tập, noi theo.
Ngoài việc đưa những câu văn, câu thơ cho học sinh luyện đọc ở những tiết
hướng dẫn học, khi giúp học sinh sửa ngọng, tôi còn lựa chọn một số bài tập để
củng cố cho học sinh cách sử dụng các phụ âm còn hay nhầm ở trên.
VD: Điền vào chỗ trống n hay l; s hay x; ch hay tr; d, r hay gi?
Quyển …ịch, chắc …ịch, …àng tiên, …àng xóm, …ên …on, công …ao.
…oa đầu, ngoài …ân, chim …âu, …âu cá, nước …ôi, ăn …ôi, cây …oan.
Cây …e, mái …e, …ung thành, …ung sức, giò ..ả, …ả lại, con …ăn, cái …ăn.
…a …ẻ, cụ …à, …a vào, cặp …a, con …ao, tiếng ..ao hàng, …ặt giũ.
Hoặc tôi đưa ra các câu đố có lời giải đố là các tiếng có chứa phụ âm các em
hay nhầm lẫn để cho học sinh tìm và ghi nhớ sâu sắc cách sử dụng các phụ âm này.
VD: - Cây gì nho nhỏ
- Con gì ăn no
Hạt nó nuôi người
Bụng to mắt híp
Chín vàng nơi nơi
Mồm kêu ụt ịt
Dân làng đi gặt?
Nằm thở phì phò?
(Đáp án: Cây lúa)
( Đáp án: Con lợn)
- Chân gì ở tít tắp xa
Gọi là chân đấy nhưng mà không chân?

(là chân gì?)
(Đáp án: Chân trời)
- Tìm từ trái nghĩa với mưa? Tìm từ trái nghĩa với lạnh giá? Tìm từ chỉ đồ
dùng để xào nấu thức ăn? …
Với các em đọc sai do tự ý thêm hoặc bớt tiếng hay đọc lạc dòng, tôi đã
hướng dẫn các em cách làm chủ tia mắt khi đọc. Lúc đầu tôi cho các em có thể
dùng que chỉ để chỉ hoặc đối với những em chậm quá tôi cho các em đặt thước
trước từng dòng để đọc. Khi các em đã làm quen, biết chỉ thành thạo, đã làm chủ
- 18 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

được tia mắt rồi thì tôi yêu cầu các em không dùng thước, không dùng que chỉ
hoặc ngón tay để chỉ nữa mà hoàn toàn nhìn bằng mắt để đọc nhằm nâng cao tốc
độ đọc, tránh tình trạng đọc như đếm từng tiếng một.
Qua cách làm như vậy tôi thấy học sinh lớp tôi có tiến bộ hơn hẳn. Điển hình
như em Quang Hà , em Đức Minh, em Hiếu đầu năm đọc còn ngọng, đọc chưa
phân biệt được dấu ghi thanh sắc,thanh ngã, vần anh, ach hoặc em Duy, em
Minh, em Bảo Châu còn ngọng giữa “n” và “l”, “s” và “x”, “ch” và “tr”, “d”,
“r” và “gi” nhưng sau thời gian kiên trì tập luyện các em tiến bộ rõ rệt. Cách
dạy học này làm cho tiết học của các em nhẹ nhàng hơn, các em không còn e
ngại hay xấu hổ khi đọc nữa mà các em đọc một cách mạnh dạn hơn, tự nhiên
hơn . Bên cạnh đó nó còn tạo điều kiện cho các em tự mình khám phá, tìm ra
kiến thức bài học mới, các em tự tin hứng thú hơn khi thấy mỗi tiết học là một
cuộc khám phá đầy lý thú và bổ ích.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy ở học sinh lớp 2, còn nhiều em chưa biết cách
ngắt giọng. Vì vậy, bên cạnh việc giúp học sinh sửa ngọng, để giúp học sinh đọc
được lưu loát, tôi còn hướng dẫn học sinh biết cách ngắt, nghỉ hơi đúng, nhất là
khi đọc những câu dài, có cấu trúc phức tạp. Trước hết tôi hướng dẫn các em

nắm chắc kí hiệu dùng dấu một gạch chéo (/) để ngắt hơi, dấu hai gạch chéo (//)
để nghỉ hơi. Sau đó học sinh cần biết nghỉ hơi ở những chỗ có dấu kết thúc câu
(các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, hai chấm, chấm lửng ở cuối câu hoặc ngắt
hơi ở dấu ngăn cách các bộ phận câu với nhau các dấu phẩy, chấm phẩy, gạch
ngang, ngoặc đơn ở giữa câu). Khi gặp những dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm
phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn ở giữa câu, học sinh cần nghỉ một quãng
bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng. Trong trường hợp gặp dấu kết thúc
câu như dấu chấm, dấu chấm hỏi… đồng thời cũng kết thúc một đoạn để xuống
dòng, quãng nghỉ sẽ dài gấp đôi khoảng thời gian phát âm một tiếng.
VD: Một ngày đầu năm,/ bốn nàng tiên Xuân,/ Hạ,/ Thu,/ Đông gặp
nhau.//
( Bài: Chuyện bốn mùa)
Bên cạnh những dấu kết thúc câu hoặc ngăn cách các bộ phận câu, còn có
một số dấu câu có cách dùng đặc biệt, cụ thể là:
* Dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngắt quãng.
- Ngắt quãng giữa một tiếng.
VD: Con gà trống gáy vang “ò…ó…o…,” báo cho mọi người biết trời sắp
sáng, mau mau thức dậy. (Bài: Làm việc thật là vui.)
Trong trường hợp này, học sinh đọc không nghỉ hơi mà phát âm kéo dài
chỗ có dấu chấm lửng.
- 19 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

- Ngắt quãng giữa các tiếng hoặc từ.
VD: Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông,
người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,…lần lượt ra theo.
Trong trường hợp này, học sinh đọc cần nghỉ ở chỗ có dấu chấm lửng một
quãng bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng.

* Dấu ngoặc kép đánh dấu một số từ ngữ được dẫn nguyên văn từ lời
người khác hay những từ ngữ có cách hiểu đặc biệt.
VD: - Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc
Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”.
- Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo.
Trong trường hợp này, người đọc không nghỉ hơi mà vẫn đọc liền mạch
nhưng dồn trọng âm vào những từ ngữ được để trong ngoặc kép
Sự nghỉ hơi cũng diễn ra ở giữa những cụm từ dài trong những câu dài để
câu văn hoặc câu thơ thể hiện được ý nghĩa rõ ràng, mạch lạc. Để giúp học sinh
biết cách ngắt giọng trong khi đọc, tôi hướng dẫn các em nhận biết khi ngắt hơi
phải căn cứ vào nghĩa của từ và mối quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ. Khi đọc
tuyệt đối không được tách từ ra làm hai, phải đảm bảo nghĩa của từ, cụm từ, đảm
bảo cấu trúc ngữ pháp của câu. Dạy đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải
trùng hợp với danh giới ngữ đoạn. Dạy đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương
ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách
hiểu sai nghĩa hoặc đó là đọc không để ý đến nghĩa. Vì vậy đọc đúng ngữ điệu nói
chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa là
phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài đọc.
VD: Không được đọc ngắt giọng:
Cây dừa / xanh tỏa nhiều tàu,
Quả dừa- đàn lợn / con nằm trên cao.
(Bài: Cây dừa – Tiếng Việt 2 tập 2 trang 88)
Hay: Con ve cũng / mệt vì hè nắng oi…
Mẹ là / ngọn gió của con suốt đời.
( Bài: Mẹ - Tiếng Việt 2 tập 1 trang 101)
Mà phải đọc ngắt giọng:
“Cây dừa xanh / tỏa nhiều tàu

Quả dừa – đàn lợn con/ nằm trên cao.”
Hay: “Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi…
- 20 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời.”
Trong quá trình dạy từng bài, khi gặp các câu văn hoặc câu thơ dài tôi thường
hướng dẫn học sinh ngoài cách ngắt nghỉ ở các dấu câu, các con cần ngắt hơi ở
sau những cụm từ dài để sao cho khi đọc các câu đó ta có thể làm nổi bật lên ý
nghĩa thông báo của câu.
VD: Khi dạy học sinh bài: Sông Hương, có câu: Bao trùm lên cả bức
tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của
da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in
trên mặt nước.
Nếu học sinh đọc liền một mạch, không ngắt, nghỉ giữa các cụm từ thì sẽ
làm cho các em cũng như người nghe không hiểu rõ ý câu, không thấy được vẻ
đẹp thơ mộng của dòng sông Hương và học sinh sẽ cảm thấy khó đọc, hụt hơi
khi đọc dẫn tới ngắt nghỉ không đúng chỗ, làm mất đi ý nghĩa, cái hồn của câu
văn. Vậy khi đọc tới những câu này tôi thường viết câu lên bảng, hoặc viết trước
vào thẻ câu, đưa lên bảng lớp, bước đầu tôi cho các em tự tìm, đánh dấu cách
ngắt nghỉ trên câu, sau đó cho cả lớp quan sát nhận xét cách ngắt nghỉ hơi hợp lí
nhất như:
Bao trùm lên cả bức tranh/ là một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt khác
nhau:/ màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh non của
những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước.//
Sau đó tôi cho học sinh luyện đọc.
Khi hướng dẫn học sinh cách ngắt hơi giữa những cụm từ dài, giáo viên cần
lưu ý dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện

ngắt giọng và nhắc các em đọc tự nhiên, tránh cường điệu, đọc nhát gừng quá, vì
nếu ngắt giọng một cách máy móc hoặc đọc quá gượng ép thì làm cho câu văn
hoặc câu thơ mất hết cái hồn tự nhiên, cái hay vốn có của nó.
* Muốn luyện cho học sinh đọc đúng, giáo viên phải dựa vào hai cơ sở:
+ Cơ sở kiến thức: Học sinh phải hiểu nội dung bài học.
+ Cơ sở kĩ năng: Học sinh phải phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ
ràng, lưu loát.
* Do vậy, đọc đúng là yêu cầu cơ bản và quan trọng của Tập đọc lớp 2.
Có đọc đúng mới hiểu đúng nội dung bài đọc và có hiểu đúng nội dung bài đọc
thì học sinh mới có thể đọc hay, diễn tả được cảm xúc của tác giả gửi gắm trong
từng bài văn, bài thơ của mình.
5. Rèn kĩ năng đọc hay:
Mục đích:
- 21 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

Trên cơ sở học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ câu đúng và hiểu nội dung bài
học, giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc hay.
Đọc hay chưa phải là yêu cầu bắt buộc ở lớp 2. Đối với đại bộ phận học
sinh, yêu cầu chính là đọc lưu loát và hiểu nội dung bài đọc. Tuy nhiên với
những học sinh đã có kĩ năng đọc trơn thành thạo, giáo viên có thể hướng dẫn và
tạo điều kiện để các em bước đầu nắm được cách đọc hay, chỉ có điều giáo viên
cần lưu ý là việc rèn đọc hay chỉ có thể tiến hành sau khi học sinh đã hiểu bài.
Phải hiểu, phải cảm nhận được ý nghĩa, cái hay, cái đẹp của bài, học sinh mới
thể hiện đúng được nội dung bài qua lời đọc. Và tuỳ vào mỗi kiểu bài tôi đã
hướng dẫn các em giọng đọc hay tương ứng.
Cách tiến hành:
VD: Với loại bài văn tả: Cần đọc giọng nhẹ nhàng, thiết tha, nhấn giọng ở các

từ ngữ miêu tả.
Với loại bài văn kể: Bên cạnh những yếu tố đọc giống văn miêu tả, cần
đọc giọng kể chuyện rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với từng đoạn, từng nhân vật,
phân biệt được lời kể với lời các nhân vật trong truyện…
Với từng thể loại thơ ngoài cách đọc nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm,
cần dựa vào đặc trưng riêng của từng loại thơ để đọc theo nhịp thơ như thế nào
cho hay.
VD: Với thơ 5 chữ thông thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, với thơ lục bát
thông thường ngắt nhịp 2/4 hoặc 4/4…
Kết hợp với cách xác định giọng đọc của từng thể loại bài, trong quá trình
đọc, tôi còn hướng dẫn các em cách thể hiện sắc thái, tình cảm của từng câu,
từng đoạn trong từng bài.
VD: Bài “Bàn tay dịu dàng” cần đọc giọng buồn thì cần thể hiện giọng nhẹ,
nét mặt buồn. Bài “Voi nhà” có đoạn đọc giọng lo lắng hồi hộp cần thể hiện
giọng gấp gáp cường độ mạnh hơn, nét mặt thể hiện sự lo lắng. Bài “Những quả
đào” khi đọc giọng ông: ôn tồn, hiền hậu, hồ hởi khi chia quà cho các cháu, thân
mật, ấm áp khi hỏi các cháu ăn đào có ngon không, ngạc nhiên khi hỏi Việt vì
sao không nói gì, cảm động, phấn khởi khi khen Việt có tấm lòng nhân hậu;
Giọng Xuân: hồn nhiên, nhanh nhảu; Giọng bé Vân: ngây thơ, hồn nhiên; Giọng
Việt thì lúng túng, rụt rè…
a. Những yêu cầu chung khi đọc hay:
Đọc hay nghĩa là đọc văn bản sao cho giọng điệu phù hợp với tình huống
miêu tả trong văn bản, thể hiện được tình cảm thái độ, đặc điểm của nhân vật
hay tình cảm thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn

- 22 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2


bản. Bởi giọng đọc phù hợp đã nói lên cái hồn của bài văn hay bài thơ.Yêu cầu
của đọc hay có nhiều mức độ.
- Biết nhấn giọng các từ quan trọng trong câu. Đó là các từ gợi tả, gợi cảm.
VD: Nhấn giọng vào các từ được gạch chân sau:
+ Bao trùm lên cả bức tranh/ là một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt
khác nhau:/ màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh
non của những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước.//
- Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi cao độ, cường độ và trường độ của
giọng đọc) phù hợp từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến).
VD:
+ Câu hỏi: Lên giọng ở cuối câu, nhấn giọng vào từ để hỏi.
Bạn là ai? Vì sao bạn khóc? (Bài: Quả tim khỉ)
+ Câu kể: Đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chậm rãi.
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả
một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau
ôm không xuể. (Bài: Cây đa quê hương)
+ Câu cảm: Đọc cao giọng, hơi nhanh, thể hiện tình cảm của người nói.
. Thế này thì hết cách rồi!
. Chạy đi! Voi rừng đấy! (Bài: Voi nhà)
- Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật.
- Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật (tốt, xấu, người già, trẻ em…).
VD: Trong bài tập đọc “Bác sĩ Sói” tôi đã hướng dẫn học sinh đọc thể
hiện được ba giọng đọc: Giọng người dẫn chuyện vui, vẻ tinh nghịch. Giọng Sói
giả bộ hiền lành. Giọng Ngựa giả bộ ngoan ngoãn, lễ phép..
- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong đoạn văn,
đoạn thơ hoặc văn bản (vui, buồn, trang nghiêm…).
VD: Trong bài tập đọc “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” khi đọc giọng
Chồn cần lưu ý: Đoạn 1: giọng hợm hĩnh, ngạo mạn. Đoạn 2: giọng thất vọng.
Đoạn 4: giọng lại rất chân thành. Còn giọng Gà Rừng ở đoạn 1: khiêm tốn, ở
đoạn 2,3: giọng bình tĩnh, tự tin.

* Muốn luyện cho học sinh đọc diễn cảm tốt, giáo viên phải dựa trên hai cơ sở:
- Cơ sở kiến thức: Học sinh phải hiểu nội dung bài học.
- Cơ sở kĩ năng: Học sinh phải đọc đúng, biết cảm thụ văn học, hiểu nghệ
thuật viết để tìm ra cách đọc hay.
Để giúp các em đọc diễn cảm và đọc hay, tôi còn nhắc các em chú ý đến tư
thế, nét mặt, ánh mắt trong khi đọc, vì tư thế, nét mặt, ánh mắt có tác dụng bổ

- 23 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

sung cho ngữ điệu diễn cảm. Tư thế phải tự nhiên, ung dung, đĩnh đạc. Nét mặt,
ánh mắt phải thể hiện được xúc cảm của người đọc đối với bài văn, bài thơ.
b. Quá trình của việc rèn đọc hay:
- Đọc hay là tái hiện bằng giọng đọc nội dung cảm xúc của từng tác phẩm,
là cách đọc biểu thị cảm xúc, là truyền thụ cảm xúc bằng giọng đọc trên cơ sở
thâm nhập nội dung tác phẩm.
- Muốn luyện cho học sinh đọc hay, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu
nội dung bài, giúp học sinh cảm thụ được bài tập đọc, nắm được nghệ thuật viết
văn qua các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá... từ đó tạo cơ sở cho việc
đọc hay.
- Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, các em sẽ hiểu rằng: Đọc văn, thơ
không chỉ để hiểu những điều tác giả gửi gắm qua tác phẩm, qua đó, các em sẽ
“tự lớn lên”.
- Tạo điều kiện giúp học sinh biểu hiện tình cảm phù hợp trong giọng đọc
mỗi bài văn, bài thơ là nhiệm vụ sư phạm quan trọng của mỗi giáo viên.
6. Rèn kĩ năng đọc qua đọc mẫu của giáo viên:
Mục đích:
Việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh qua việc đọc mẫu của giáo viên là hết sức

quan trọng. Tâm lí học sinh tiểu học nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 2 nói
riêng, các em rất nhạy cảm, hay bắt chước. Giọng đọc của giáo viên có hay thì
mới giúp cho học sinh bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài và có
thể cũng bắt chước giáo viên đọc được hay. Vì vậy giọng đọc mẫu của giáo viên
là một hình thức trực quan sinh động nhất và có hiệu quả nhất, có tác dụng làm
mẫu cho học sinh luyện đọc. Do đó giáo viên phải đọc mẫu thật diễn cảm, thật
có hồn trong lời đọc để lột tả được cái hay, cái đẹp của văn bản. Để làm được
việc đó giáo viên cần đọc từng văn bản đúng thể loại, đúng ngữ điệu. Giáo viên
cần thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện đúng tốc độ, cường độ,
cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài
đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm,
tránh đọc đều đều, cần biểu hiện tình cảm qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười khi đọc.
Nếu như người giáo viên coi thường việc đọc, đọc các bài giọng đều đều như
nhau thì chắc chắn sẽ không gây được hứng thú học tập cho các em, cũng như
học sinh cũng coi thường việc đọc, sẽ không có học sinh đọc hay, đọc diễn cảm.
Vì vậy, với tôi, trước khi dạy một bài cho các em, tôi thường đọc trước bài văn
hay bài thơ đó thật kĩ để nắm chắc nội dung cũng như nắm chắc tâm tình của
nhà văn hay nhà thơ, sự thần thái các hình tượng mà tác giả tạo ra để hòa nhịp
- 24 -


Một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2

với tâm hồn tác giả rồi thể hiện một cách diễn cảm cho học sinh nghe, từ đó
cuốn hút học sinh nghe để các em thấy được cái hay riêng trong mỗi bài văn, bài
thơ, câu chuyện giúp các em sẽ thấy thích đọc ngay, thích khám phá và thích đọc
được giống cô giáo.
Cách tiến hành:
Có nhiều cách đọc mẫu:
- Trong giờ học, để thu hút sự chú ý vào bài, gây hứng thú học tập cho các

em, tôi thường đọc mẫu cả bài đọc ngay từ đầu giờ học (sau phần giới thiệu bài).
- Khi hướng dẫn các em phát âm từ khó, tôi (hoặc học sinh giỏi) đọc mẫu
cho các bạn đọc yếu, đọc ngọng nghe và bắt chước.
- Hoặc khi hướng dẫn học sinh luyện đọc lại (sau khi các em đã hiểu bài),
tôi (hoặc học sinh đọc hay) đọc mẫu. Trước khi đọc, tôi thường đưa ra các câu
hỏi mang tính định hướng, nhắc các em chú ý nghe cô (hoặc bạn) đọc để phát
hiện giọng đọc của đoạn hay của bài đọc, tìm xem cô hoặc bạn nhấn giọng ở các
từ ngữ nào để từ đó các em có thể tự tìm ra cách đọc của đoạn hoặc bài.
VD: Khi dạy bài “Gọi bạn” trước khi đọc mẫu toàn bài tôi hỏi: Nghe cô đọc
các con chú ý xem bài này cần đọc với giọng như thế nào? Cô nhấn giọng ở
những từ ngữ nào? Chú ý cách ngắt nhịp thơ ở đâu?
Hoặc khi dạy bài: “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” khi đọc mẫu bài văn tôi
đặt ra một số câu hỏi: Vì sao một trí khôn lại hơn được cả trăm trí khôn? Giọng
người dẫn chuyện như thế nào? Tại sao giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng,
lúc lại rất chân thành cảm phục? Còn giọng Gà Rừng lúc thì khiêm tốn, lúc lại
bình tĩnh, tự tin? Cô nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Các con hãy cùng chú ý
nhé…
Các cách làm trên đã góp phần không nhỏ vào việc giúp học sinh nhận định
cách đọc của bài. Từ đó giúp các em dễ dàng hơn trong việc rèn đọc đúng, đọc hay.
7. Rèn kĩ năng đọc qua tìm hiểu nội dung bài:
Mục đích:
Ngoài việc trau dồi vốn kiến thức Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy,
mở rộng vốn hiểu biết cho các em về cuộc sống, việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa
của đoạn, của bài văn hay bài thơ đã góp phần to lớn vào việc rèn cho học sinh
kĩ năng đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đó. Bởi lẽ học sinh
có hiểu, có cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái “thần thái” của bài thì mới có thể
đọc đúng, đọc hay được. Ngược lại việc đọc đúng, đọc hay giúp người đọc,
người nghe cảm nhận được cái “hồn”, sự hấp dẫn, sinh động của từng bài cụ thể.
Vì vậy trong từng bài học tôi đã hướng dẫn các em tìm hiểu sâu sắc nghĩa của
- 25 -



×