PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếp tục sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá ,
hiện đại hoá đất nước ,phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở ûthành một nước công
nghiệp. Muốn tiến hành công nghiệp hoá , hiện đại hoá thắng lợi, yếu tố quan trọng
hàng đầu là phải phát triển Giáo dục Đào tạo. Mục tiêu phát triển giáo dục bậc Tiểu
học từ nay đến 2020 Nghò quyết Trung ương II cũng chỉ rõ : “Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện ở bậc Tiểu học”. Bậc tiểu học là nền móng cơ bản và vững chắc cho các
bậc học sau, vì vậy đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức ngay từ lớp 1 , lớp 2. Muốn
nắm vững kiến thức các em phải biết đọc , biết viết . Có đọc đúng thì mới viết đúng và
tính toán đúng. Vì vậy môn Tiếng Việt đặc biệt chiếm vai trò quan trọng trong quá trình
học tập. Môn Tiếng Việt ở lớp 2 được chia thành 6 phân môn , các phân môn này hỗ trợ
nhau giúp HS học tốt môn Tiếng Việt. Tập đọc là một phân môn rất quan trọng góp
phần trong việc hình thành và phát triển kó năng đọc cho HS. Với HS lớp 2 các em bước
đầu biết đọc, cho nên GV cần phải hướng dẫn kó năng đọc cho HS ngay từ đầu năm
học. Để từ đó các em có thể bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc một cách khác
nhau. Vậy muốn đọc tốt ,phần quan trọng không thể thiếu được là phải rèn cho HS đọc
thông qua các giờ tập đọc, học thuộc lòng
Theo thực trạng những năm gần đây, chất lượng về môn đọc của HS trường tôi
chưa cao lắm. Một số em đầu năm còn ê , a đánh vần từng chữ . Cho nên, việc rèn đọc
cho các em còn hạn chế. GV hầu hết luôn lo đảm bảo đủ thời gian cho một tiết dạy,
đảm bảo đủ các bước trong tiến trình bài dạy, nên chưa có nhiều thời gian chú ý rèn
luyện kỹ năng đọc cho HS.
Chính vì thấy được tầm quan trọng của môn tập đọc, nên tôi đã tìm ra một
số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho HS lớp 2 qua phân môn Tập đọc , để giúp các
em đọc đúng và viết đúng.
PHẦN II: PHẠM VI ĐỀ TÀI
1
1/ Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài này tối muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học.
Giúp giáo viên có những đònh hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với từng đối
tượng học sinh, tạo điều kiện cho học sinh học tốt môn Tập đọc.
2/ Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh lớp 2A và khối 2 – Trường Tiểu học Nhơn Hải - Thành phố Quy Nhơn
– Tỉnh Bình Đònh.
PHẦN III : NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận :
Bậc Tiểu học là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách học sinh . Đây
là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên , xã hội, trang bò những
phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức thực tiễn . Bên cạnh đó ,còn
bồi dưỡng, phát huy tình cảm đạo đức và nhân cách tốt đẹp của con người trong tương
lai. Các môn học ở Tiểu học có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho
nhau. Đặc biệt môn Tiếng Việt có vò trí quan trọng vào bậc nhất trong tất cả các môn
học ở Tiểu học. Ngay từ ngày đầu đến trường ,các em đã được làm quen với bộ môn
này. Đó là chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức đưa các em đến với kho tàng văn hoá
của nhân loại. Cùng với sự phát triển của xã hội , Bộ Giáo dục Đào tạo đã triển khai đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông, đó là việc thay sách .Việc thay sách này kèm theo
sự thay đổi trong cách dạy, cách học ở tất cả các môn học, trong đó có phân môn
Tập đọc.
Đây là một phân môn có vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được, bởi vì :
Phân môn Tập đọc cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản ban đầu về hệ thống
tiếng nói và chữ viết tiếng Việt. Học tốt phân môn Tập đọc sẽ giúp HS rèn luyện kỹ
năng đọc – nghe – nói – viết và còn tạo điều kiện cho HS học tốt các môn học khác.
Từ đó, các em có vốn sống , vốn tri thức vững chắc để tiếp tục học lên bậc học cao hơn.
2
Bước đầu hình thành phương pháp học của phân môn Tập đọc, tìm hiểu nội
dung ,nghệ thuật, cảm thụ văn học, luyện đọc. Từ việc cảm thụ nhận được vẻ đẹp của
đất nước , của còn người qua các bài tập đọc, khơi dậy trong các em lòng ham hiểu biết,
ham học hỏi tiếng mẹ đẻ, biết vận dụng ứng xử trong cuộc sống, làm cho cuộc sống
ngày càng tốt đẹp hơn.
Phân môn Tập đọc còn giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất
nước, yêu truyền thống dân tộc , yêu tiếng mẹ đẻ. Từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn, sự
trong sáng của tiếng Việt ,làm cho ngôn ngữ tiếng Việt ngày càng phong phú, đa dạng,
mang đậm đà bản sắc dân tộc.
2/ Cơ sở thực tiễn :
Trong chương trình thay sách giáo khoa mới ở Tiểu học thì việc đổi mới phương
pháp dạy học , đánh dấu một bước nhảy vọt đáng kể trong việc dạy và học ở tất cả các
môn học , trong đó có phân môn Tập đọc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân
tôi cũng như những giáo viên khác có rất nhiều những ý kiến tranh luận , trao đổi, bàn
bạc. Trước thực tế đó có nhiều chuyên đề về Tập đọc được mở ra. Điều đó đã giúp
chúng tôi hiểu được phần nào những điều còn
để ngỏ. Song ở mỗi vùng, mỗi trường, mỗi đối tượng HS khác nhau, lại có một
khả năng khác nhau.
Việc dạy cho HS lớp 2 đọc bài đúng, rành rọt, nắm được nội dung bài, tiến tới
việc đọc hay, diễn cảm là một việc làm hết sức khó khăn.
Tuy rằng đổi mới phương pháp dạy học của chương trình sách giáo khoa mới đã
đẩy cao hơn chất lượng của môn học, nhưng không hẳn là không tồn tại những HS còn
hạn chế rất nhiều về kỹ năng đọc ( nhất là đọc những văn bản ngoài luồn tiếp xúc). Từ
việc đọc văn bản không rõ ràng , không mạch lạc, kéo theo hàng loạt các môn học khác
của các em yếu đi.
3
Ví dụ : Ở những em đọc yếu, đọc ngọng thì viết chính tả sẽ sai lỗi rất nhiều. Nếu
HS phát âm không chuẩn, không phân biệt được đúng các phụ âm đầu như : tr/t ,
x/s… và các vần : at/ac, an /ang……thì khi nhớ lại để viết hoặc nghe thầy cô giáo đọc để
viết các em sẽ viết sai rất nhiều. Hoặc ở bài toán có lời văn, nếu một HS đọc đúng, đọc
rõ ràng thì sẽ nắm được nội dung dữ kiện, phát hiện ra ẩn số cần tìm nhanh hơn HS đọc
yếu.
3/ Thực trạng :
Ở bậc Tiểu học , môn Toán và môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và khả năng học tập của HS . Đặt
biệt, Tập đọc là một phân môn có ý nghóa quan trọng trong chương trình giảng dạy môn
Tiếng Việt. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tồn tại hiện tượng “bệnh thành tích” mà
một số giáo viên vẫn cho điểm đọc của HS khá cao, nhưng thực tế HS lại chưa đạt được
mức độ đánh giá đó. Chính lẽ đó mà một số giáo viên chỉ chú trọng dạy các phân môn :
Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, ít chú trọng đến phân môn Tập đọc. Trong giờ
học, giáo viên ít
quan tâm đến việc chỉnh sửa cho HS các lỗi sai về âm, vần, ngắt nghỉ sai.
Chẳng hạn : đọc bài “ Gọi bạn” nhiều em đọc chưa đúng cách ngắt nghỉ ở khổ
thơ :
Tự xa xưa thưở nào /
Trong rừng/ xanh sâu thẳm//
Theo tôi thì cách đọc là :
Tự xa xưa thưở nào /
Trong rừng xanh / sâu thẳm//
Bên cạnh đó ở quê tôi , hầu hết HS nói quá nặng về phương ngữ, dẫn đến đọc
nhiều từ sai lệch.
Ví dụ : Bãi các – bãi cát , biểng cả – biển cả , tường lớp – trường lớp.
4
Ngoài ra cũng chưa kẻ hết việc HS đọc ngọng các cặp phụ âm : s/x , gi/d hoặc
các dấu thanh ?/~ ; đọc ngọng các vần : an / ang , ac/ at , ân/âng.
Như vậy chúng ta có thể thấy ngay rằng việc học sai sẽ dẫn đến nhiều tác hại như
làm sai lệch nội dung của văn bản, viết sai, hiểu sai ý đònh biểu đạt của văn bản. Bên
cạnh đó do chưa hiểu rõ bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học tập đọc, do
thói quen thành phần giảng văn mà chưa quan tâm đến yêu cầu cơ bản của tiết tập đọc
là rèn kỹ năng đọc.
Ở lớp 2 , các thể loại văn bản của các bài tập đọc được biên soạn theo các chủ đề
với nội dung rất phong phú, đa dạng. Tập đọc không chỉ với mục đích rèn đọc mà còn có
tính giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên ; giáo dục đạo đức lối sống ,
giúp HS tiếp cận với những thực tế đời thường. Từ đó, có kỹ năng ứng xử giao tiếp trong
cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà thông qua các bài tập đọc giáo viên cần liên hệ thực tế,
giúp các em rút ra những bài học sâu sắc
nhất thì có giáo viên lại vô tình quên việc này .
Với HS lớp 2 , tôi áp dụng sáng kiến qua giảng dạy và khảo sát đầu năm , có một
số thuận lợi và khó khăn sau :
a) Thuận lợi :
Hầu hết các em thích môn Tiếng Việt, mà phân môn Tập đọc có tới 90% các em
thích. Trong đó các em thích đọc những mẫu chuyện , những bài thơ chiếm phần lớn.
Những bài tập đọc là những bài có nội dung rất gần gũi với cuộc sống thực của các em,
phù hợp với tâm lý lứa tuổi, nên có tác dụng khơi dậy trí tò mò, lòng ham hiểu biết ở
các em. Các em có ham muốn tìm hiểu nhiều vấn đề mà cuộc sống diễn ra xung quanh
mình. Đa phần HS lớp đó điều có ý thích đọc to , rõ, có một số em đọc diễn cảm khá
hay.
b) Khó khăn :
5
Đòa bàn trường của tôi nằm trong vùng nặng về phương ngữ, nên nhiều em chưa
phân biệt được cách đọc các tiếng có phụ âm : s/x , tr/t, d/gi…….
Ngay đầu năm , một số em có hiện tượng tái mù vần khó, một số em đọc to
nhưng lại ngắt nghỉ không đúng chỗ, nhiều em có thói quen mà bất biết ngắt nghỉ có
đúng không nhưng cứ đến hết một dòng là phải nghỉ. Hoặc ở những bài học thuộc lòng
các em đọc làu làu một mạch mà không chú ý đến việc ngắt nghỉ nhòp thơ cô giáo đã
hướng dẫn. Bên cạnh đó , đa số phụ huynh HS ít quan tâm đến việc học hành của con
cái , khoán trắng cho giáo viên dạy ở lớp. Hơn nữa , một số phụ huynh có quan tâm
nhưng cách đọc ngọng về phương ngữ, nên việc kèm dạy con em ở nhà còn sai sót
nhiều. Điều này tuy ảnh hưởng gián tiếp tới việc học nói chung và phân môn Tập đọc
nói riêng nhưng tác hại không phải nhỏ. Trước những vấn đề tồn tại như trên tôi đánh
giá là do những nguyên nhân
sau :
* Đối với HS :
Với HS vùng đảo như ở trường tôi, việc nghỉ hè đồng nghóa với việc nghỉ chơi
thoả thích, các em không hề quan tâm đến sách vở và việc ôn luyện trong hè. Chính vì
lẽ đó mà việc tái mù một số chữ sau khi học hết lớp 1 vẫn hiển nhiên tồn tại và diễn ra
liên tục. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho lớp 2 trong thời gian đầu của năm học.
Lượng thông tin , phim ảnh trên truyền hình tràn lan trên các kênh của chương
trình đã cuốn hút các em. Vì thế mà HS ít chuẩn bò bài, ít chòu khó đọc bài ở nhà.
Ngoài đọc các nội dung có trong chương trình học thì hầu như các em ít tiếp xúc
với các văn bản lạ như : truyện , sách báo dành cho thiếu nhi .
Trong giờ học , một số HS còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác
trong học lập. Quá trình bạn đọc bài là thời gian nghỉ ngơi của những HS đó.
* Đối với giáo viên :
6
- Một số giáo viên khi dạy còn phụ thuộc hoàn toàn vào thiết kế bài giảng. Thực
tế có những bài dạy ta có thể áp dụng theo thiết kế ,nhưng có những bài phải dạy đổi
cách tổ chức hoạt động. Chính vì vậy , mà sẽ có nhiều bài dạy mang tính áp đặt đơn
điệu chưa phù hợp với đối tượng HS, làm giảm đáng kể hiệu quả tiết học.
- Do hiện tượng “bệnh thành tích” vẫn còn ngấm sâu vào nếp nghó của chúng ta,
nên việc kiểm tra đánh giá chất lượng đọc của HS còn mang tính đònh tính theo hướng
chủ quan.
4/ Các giải pháp
Xuất phát từ những thực tế trong giảng dạy, tôi đã tìm ra được một số giải pháp
để giải quýêt vấn đề nâng cao chất lượng đọc của HS lớp 2,cụ thể như sau :
a/ Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp câu.
-Nếu dạy những văn bản văn xuôi đơn thuần, không có lời đối thoại như bài”
Ngôi trường mới” ( Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – Tập 1 trang 50; bài “Cây xoài của
ông em” ( Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – Tập 1 trang 89 )hoặc một số bài khác thì giáo
viên tổ chức cho HS đọc nối tiếp mỗi em một đơn vò câu.
Còn nếu dạy các văn bản khác như văn bản hành chính thì đọc nối tiếp theo nội
dung thông báo. Chẳng hạn bài“ Tự thuật” Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – Tập 1 trang
7)
Cách đọc :
+ HS1: Họ và tên : Bùi Thanh Hà.
+ HS 2 : Nam, nữ : nữ
+ HS 3 : Ngày sinh : 23 /4/1996
- Nếu dạy những bài thơ thì giáo viên hướng dẫn HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng
thơ. Nhưng có bài lại không thể áp dụng theo cách đọc này được. Chẳng hạn bài “ Tiếng
chổi tre” (Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – Tập 2 trang 121) ở mỗi khổ thơ nên hướng dẫn
7
HS đọc nối tiếp như sau :
+ HS 1 : Đọc 3 dòng: Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
+ HS 2 : Đọc 2 dòng : Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
+ HS 3 : Đọc 3 dòng : Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me.
+ HS 4 : Đọc 3 dòng : Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác.
Tuy nhiên , giáo viên phải luôn luôn thay đổi cách tổ chức luyện đọc . Ví dụ :
Hôm nay đọc nối tiếp theo hàng ngang, ngày mai đọc nối tiếp theo hàng dọc. Như vậy
HS sẽ không thể ỷ lại, không thể coi thời gian đọc của bạn là thời gian nghỉ ngơi của
mình, bởi vì HS phải theo dõi bạn đọc, nếu đến lựơt mình sẽ đứng dậy đọc. Giáo viên
yêu cầu HS vừa đọc sai dừng lại , đọc lại từ sai và đọc lại cả câu đó. Nếu trường hợp
trong một thời gian nhất đònh mà HS không đánh vần và đọc được tiếng thì GV cần chữa
bệnh tái mù cho HS.
b/ Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn kết hợp với từ chú giải, rèn đọc câu dài:
Để cách luyện đọc này đạt hiệu quả cao, thì GV phải hướng dẫn cho HS xác đònh
bài này có mấy đoạn, mỗi đoạn từ đâu đến đâu. Đối với những bài tập đọc chưa ghi rõ
đoạn hoặc những bài thơ không viết theo khổ thơ thì việc xác đònh đoạn với HS lớp 2 là
khó. Do vậy, GV có thể nêu ngay cách chia đoạn : Ví dụ : Bài “ Mùa xuân đến” (Sách
giáo khoa Tiếng Việt 2 – Tập 2 trang 17) giáo viên phải giới thiệu bài được chia ra làm
3 đoạn. Đoạn 1 gồm 8 câu đầu, đoạn 2 gồm 5 câu tiếp theo. Đoạn 3 phần còn lại.
8
Trong quá trình đọc HS lúng túng khi ngắt nghỉ hơi hoặc ngắt nhòp ở câu
văn , dòng thơ nào thì GV cũng cho HS dừng lại để chỉnh sửa ngay ở đó. Khi chỉnh sửa
cũng có nhiều hình thức như : HS tự nêu cách ngắt nghỉ và GV kết luận đúng hay sai,
hoặc GV hay HS khá đọc, HS phát hiện chỗ ngắt nghỉ hơi.
Khi dạy ngắt nhòp trong thơ học sinh có thói quen láu cá, đọc nhanh vắt từ dòng
nọ sang dòng thơ kia ( Với thơ 4 -5 chữ ) và nhiều khi để dễ đọc với thể thơ lục bát thì
các em ngắt nhòp 2/2 hết các dòng thơ. Nếu cứ để như vậy thì sẽ khiến cho các em dần
dàn mất đi khả năng cảm nhận cái đẹp được biểu cảm trong bài thơ, trong từng dòng thơ
cụ thể để khi hướng dẫn HS không mắc phải tình trạng cách ngắt nhòp đó, sẽ làm mất đi
cái hay của nhòp điệu và nội dung bài.
Ví dụ : Nếu không nghiên cứu kó, không tinh ý trong việc phát hiện nhòp thơ mà HS đọc
thì khi dạy bài “ Cây dừa” ( TV 2 tập 2 trang 88), GV sẽ dần dàng bỏ qua khi HS đọc :
Cây dừa / xanh toả/ nhiều tàu (2/2/2)
Dang tay/ đón gió/ gật đầu/ gọi trăng /(2/2/2/2)
Thân dừa/ bạc phếch/ tháng năm (2/2/2)
Quả dừa / đàn lợn / con nằm/ trên cao ( 2/2/2/2)
Thực ra theo tôi đoạn thơ này phải được đọc như sau :
Cây dừa xanh / toả nhiều tàu (3/3)
Dang tay đón gió/ gật đầu gọi trăng /(4/4)
Thân dừa/ bạc phếch tháng năm (2/4)
Quả dừa / đàn lợn con / nằm trên cao ( 2/3/3)
Trong phần luyện đọc đoạn có một phần mà nhiều GV bỏ qua hoặc chưa chú
trọng, đó là việc rèn cho HS đọc phần chú giải trong SGK. Ta nên quan niệm
phần chú giải là một bộ phận cần đọc. Đọc để HS ghi nhớ từ mới , hiểu nghóa từ.
Sau khi HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm sẽ đến hoạt động đọc trước lớp. Đây là
lúc GV vừa rèn luyện cách đọc câu dài vừa giảng từ mới.
9
Như vậy , ta thấy từ ngữ được chú giải trong các bài tập đọc là một phần từ vựng
cung cấp cho HS lớp 2 theo yêu cầu của chương trình Tiếng Việt. Nếu khi dạy học tập
đọc , ta không lưu ý cho HS đọc, hiểu ,vốn từ của HS sẽ giảm thiểu đáng tiếc.
c/ Phần luyện đọc - hiểu
Đọc hiểu phải gắn liền việc đọc với việc tìm hiểu nghiã của từ ngữ trong bài, gắn
việc đọc với việc tìm hiểu bài. Để nâng cao hiệu quả hiệu quả phần này, GV nên sử
dụng nhiều hình thức đọc thầm. Đọc thầm là hình thức đọc không mấp máy môi, đọc
trong óc, mắt lướt trên hàng chữ mà vẫn nhận biết được nội dung câu vừa đọc.
Trong việc đọc để hiểu nghóa từ ngữ trong bài, từ ngữ khó HS đòa phương chưa
quen thì có thể dùng các biện pháp :
- Đặt câu với từ ngữ cần chú giải.
- Tìm từ trái nghóa với từ cần chú giải.
- Tìm từ có nghóa giống với từ chú giải.
Đối với từ thực ,có thể dùng hiện vật , tranh ảnh, mô hình để HS nắm nghóa từ.
Việc đọc để tìm hiểu nội dung bài , trước hết cần nắm vững được nhân vật
(số lượng, tên , đặc điểm) tình tiết của câu chuyện, những nội dung để nhận ra ở
các câu văn thơ. Sau đó là nắm ý nghóa của câu chuyện, bài văn,bài thơ.
Để tìm hiểu nội dung bài, ta nên dựa vào hệ thống câu hỏi SGK. Có thể tố chức
cho HS trao đổi để tìm ra nội dung bài. Đối với phần này, cần lồng việc giáo dục, liên
hệ thực tế vào cuộc sống hằng ngày của các em. Việc này có tác dụng rất lớn , tác động
trực tiếp vào tâm tư tình cảm, mơ ước của các em. Giúp các em có những biểu hiện về
tình cảm, có cách nhìn và việc làm sát thực tế hơn trong cuộc sống. Ví dụ : Khi dạy bài
“ Chim sơn ca và bông cúc trắng” , qua liên hệ thực tế HS sẽ thấy được tác hại của việc
bắt chim, hái hoa. Từ đó các em sẽ có ý thức bảo vệ loài vật, bảo vệ vệ sinh môi trường.
d/ Luyện đọc nâng cao
10
Đối với phần này cần hướng dẫn cho HS nhấn giọng vào các từ ngữ gợi cảm , từ
đó khích lệ các em có ý thức đọc diễn cảm , đọc hay. Ví dụ : Đọc bài “ Sông Hương”
phải nhấn giọng ở các từ diễn tả sắc độ, màu sắc : xanh thẳm , xanh biếc, xanh non, ửng
hồng. Đối với những mẫu chuyện đọc phân vai thì có thể hướng các em thể hiện giọng
đọc của từng nhân vật.
Bên cạnh đó,cũng nên tổ chức cho HS thi đọc đoạn mà các em thích.
Đối với những văn bản thơ thì yêu cầu ở phần này là rèn cho HS học thuộc lòng
khổ thơ hoặc bài thơ(nhẩm theo nhóm đôi, đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc dãy bàn….). Tuy
nhiên GV phải quan tâm đến từng đối tượng HS, có thể cho HS
trung bình, yếu đọc thuộc lòng một khổ thơ hoặc vài dòng thơ.
e/ Củng cố , dặn dò :
Theo tôi phần này phải nêu được những nhận xét về quá trình hoạt động của tiết
học, đúc rút những nội dung cơ bản, ý nghóa của bài học, giúp các em nắm vững nội
dung bài.
Cần tuyên dương và khuyến khích những HS học tốt trong giờ học để tạo
hứng thú cho các em.
Sau đó dặn dò HS về đọc và chép bài học của hôm sau. Có như vậy việc đọc lại
bài và chuẩn bò bài sau sẽ có tác dụng hơn .
PHẦN IV : KẾT QUẢ
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi có được thông qua việc chỉ đạo chuyên
môn và giảng dạy. Đồng thời , tôi còn thường xuyên trao đổi phương pháp giảng dạy,
học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở các tiết dự giờ. Hơn nữa việc học hỏi kinh
nghiệm trong sách báo ,trong tài liệu đã giúp tôi có điều kiện nâng cao chuyên môn của
mình. Qua thực tếâ giảng dạy, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên và đã đạt được kết
quả trong năm học vừa qua như sau :
Đầu năm học
11
Tổng số
HS
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
SL % SL % SL % SL %
34 12
35,3
10
29,4
9
26,5
3
8,8
Cuối kỳ I
Tổng số
HS
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
SL % SL % SL % SL %
34 15
36,9
11
32,4
7
20,6
1
2,9
Cuối năm học
Tổng số
HS
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
SL % SL % SL % SL %
34 18
52,9
12
35,3
4
11,8
0
0
Đạt được kết quả trên, tôi phải cố gắng rất nhiều. Song thực tế cũng chưa có hiệu quả
cao lắm so với mặt bằng các trường bạn .
PHẦN V :BÀI HỌC KINH NGHIỆM - KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1/ Bài học kinh nghiệm :
Đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình yêu thương con trẻ.
Vì HS tiểu học nói chung và HS lớp 2 nói riêng rất hiếu động và có tâm lý thích
bắt chước. Chính vì vậy những lời nói cử chỉ của GV được coi là mẫu cần phải hết sức
chuẩn mực . Trong tiết dạy tập đọc, việc đọc mẫu của GV là quan trọng nhất. Do đó
giọng đọc của GV cần phải chuẩn, chính xác , rõ ràng, dễ nghe và thể hiện được ý nghóa
biểu cảm của văn bản.
Luôn tạo cho HS hứng thú học tập, khích lệ HS đúng lúc, kòp thời, thường xuyên
khen các em trong giờ học.
Quan tâm và kòp thời sửa sai ngay trong lúc các em đọc.
Tổ chức các trò chơi luyện đọc thi và đọc phân vai, giúp các em rèn luyện cách
đọc và thể hiện được cảm nhận của mình qua bài đọc.
12
Liên hệ giáo dục các em sát với thực tế cuộc sống. Từ đó, mới tạo không khí gần
gũi với đời thường, với những giao tiếp trong cuộc sống, giúp các em có
cách nói cách nhìn chuẩn mực.
Nhắc nhở các em đọc trên các thông tin: Báo chí , truyện đọc và ngay cả khi
xem thời sự trên ti vi .
2/ Kết luận :
Việc dạy cho HS kỹ năng đọc tốt không phải là việc làm một sớm , một
chiều, mà phải xuyên suốt cả cấp học. GV có thể rèn đọc cho HS thông qua các
môn học. Phân môn Tập đọc là nền móng cho tất cả các môn học khác. Cũng
chính nó giúp các em nắm vững tri thức bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
Tôi tin rằng, nêu mỗi GV luôn ý thức và nắm được tầm quan trọng của môn Tập
đọc thì việc rèn đọc cho HS sẽ đạt kết quả cao hơn.
Tuy nhiên với khả năng còn hạn chế việc trình bày bằng cách giải quyết vấn đề
còn nhiều khiếm khuyết, tôi chưa nhìn thấy rõ. Tôi rất mong sự thông cảm góp ý chân
tình của đồng chí , đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
3/ Kiến nghò :
Để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc, tôi xin có vài kiến nghò
như sau :
- Các cấp lãnh đạo cần tăng cường tổ chức chuyên đề Tập đọc. Tạo điều kiện cho
GV học hỏi kinh nghiệm để từng bước nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp
vụ , phục vụ vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả
- Trang bò đồ dùng dạy học cho GV: Tranh ảnh, băng đóa hình minh hoạ các tiết
dạy tốt.
Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh dạn đưa ra lần nữa, tôi rất moing có sự bổ
sung, góp ý kiến của Ban giám hiệu, các đồng chí đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo , để
tôi được học hỏi nhằm nâng cao nghiệp vụ.
13
Tôi xin chân thành cảm ơn !
HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
14
15
Cần tuyên dương và khuyến khích những HS học tốt trong giờ học để tạo
hứng thú cho các em.
Sau đó dặn dò HS về đọc và chép bài học của hôm sau. Có như vậy việc đọc lại
bài và chuẩn bò bài sau sẽ có tác dụng hơn .
PHẦN IV : KẾT QUẢ
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi có được thông qua việc chỉ đạo chuyên
môn và giảng dạy. Đồng thời , tôi còn thường xuyên trao đổi phương pháp giảng dạy,
học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở các tiết dự giờ. Hơn nữa việc học hỏi kinh
nghiệm trong sách báo ,trong tài liệu đã giúp tôi có điều kiện nâng cao chuyên môn của
mình. Qua thực tếâ giảng dạy, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên và đã đạt được kết
quả trong năm học vừa qua như sau :
Đầu năm học
Tổng số
HS
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
SL % SL % SL % SL %
34 12
35,3
10
29,4
9
26,5
3
8,8
Cuối kỳ I
Tổng số
HS
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
SL % SL % SL % SL %
34 15
36,9
11
32,4
7
20,6
1
2,9
Cuối năm học
Tổng số
HS
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
SL % SL % SL % SL %
34 18
52,9
12
35,3
4
11,8
0
0
16