Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN dạy học BẰNG TÌNH HUỐNG TRONG bộ môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.81 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………….

Tên sáng kiến:

DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG
TRONG BỘ MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Họ và tên người thực hiện : CHUNG DUY KHIÊM
Tổ : Sử - Ngoại ngữ - GDCD

Chợ Lách, tháng 10/2018
--------------------------

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………..
Tên sáng kiến: DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG
TRONG BỘ MÔN GDCD
1. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Giảng dạy môn GDCD trong nhà trường THCS
3. Mô tả bản chất sáng kiến:


3.1. Trình trạng giải pháp đã biết:
Ngày nay, việc dạy học không chỉ trang bị cho học sinh một lượng kiến
thức tối đa làm nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này mà còn rèn luyện
cho các em những kỹ năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Vì với
lượng thông tin và tri thức ngày càng tăng và thay đổi nhanh chóng thì việc
dạy học nếu chỉ với mục đích trang bị kiến thức cho học sinh là chưa đủ mà
cần dạy cho các em cách học, cách tiếp cận, vận dụng tri thức vào trong cuộc
sống và sáng tạo tri thức mới. Do đó, nội dung giảng dạy ngày nay cần chú
trọng kiến thức cơ bản và cốt lõi là rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để
giúp các em tự học tập trong tương lai và học tập suốt đời. Phương pháp dạy
và học bằng tình huống phần nào đáp ứng được yêu cầu đó.
Bộ môn Giáo dục công dân là môn học có tính giáo dục cao và yêu cầu
học sinh phải biết thực hiện các chuẩn mực đạo đức và Pháp luật đã học vào
trong cuộc sống. Phương pháp dạy học tình huống là một phương pháp dạy
học tích cực nhằm thu hút được sự say mê, hứng thú, khơi gợi được tiềm năng
sáng tạo của học sinh trong môn Giáo dục công dân. Bên cạnh đó phương
pháp này còn rèn cho học sinh một số kĩ năng cần thiết như: kĩ năng hợp tác,
kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết
vấn đề, kĩ năng trình bày quan điểm trước tập thể, kĩ năng sáng tạo khi đưa ra
các giải pháp cho vấn đề, kĩ năng giao tiếp…
Do vậy, việc dạy học bằng phương pháp tình huống sẽ giúp cho các em
có được một sự chuẩn bị chu đáo , một bản lĩnh vững vàng trước sự biến đổi
muôn màu của cuộc sống. Nhằm giúp cho các em có ý thức nghiêm chỉnh chấp
hành Pháp luật, biết đấu tranh chống các hành vi vi phạm Pháp luật và đặc biệt
2


là tạo được hứng thú, sự chủ động, tích cực của các em trong học tập tôi đã sử
dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy và sau đây là một
số kinh nghiệm của tôi trong việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình

huống qua bài: “Vi phạm Pháp luật và trách nhiệm pháp lí ”-GDCD 9.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích chọn đề tài:
Như chúng ta được biết tư duy bắt đầu khi có nhu cầu hiểu biết một cái gì
đó. Tư duy thường xuất phát từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc
nhiên hay một điều trăn trở. Như vậy, tư duy chỉ bắt đầu từ một tình huống có
vấn đề - đó là trạng thái tâm lý độc đáo của con người khi chúng ta chưa tìm ra
hướng giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình trong thực tiễn, khi con người
chưa thể đạt đến bằng các cách thức hành động quen thuộc. Do vậy, tình huống
được sử dụng sẽ kích thích người học như phân tích, bình luận, đánh giá, suy
xét và trình bày ý tưởng của mình. Qua đó từng bước chiếm lĩnh tri thức hay
vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế.
Dạy học bằng tình huống là phương pháp trong đó giáo viên đưa học sinh
vào những tình huống trong cuộc sống, chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết
và cái chưa biết. Giáo viên sẽ là người hướng dẫn kích thích học sinh chủ
động, tự lực tìm hiểu tình huống, tìm giải pháp cần thiết để giải quyết tình
huống đó. Từ đó, việc chiếm lĩnh tri thức đối với học sinh sẽ dễ dàng hơn, các
em sẽ rút ra bài học cho bản thân, định hướng được thái độ, hành vi của mình
theo hướng tích cực trong cuộc sống.
3.2.2. Nội dung giải pháp:
Giáo dục Pháp luật trong nhà trường là vô cùng quan trọng vì giáo dục
Pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến
thức Pháp luật cơ bản từ đó góp phần điều chỉnh hành vi, cách xử sự của các
em , góp phần hình thành ở các em phong cách sống và làm việc theo Pháp
luật, là một trong những biện pháp tích cực nhất trong hoạt động phòng ngừa,
ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra sau này. Thế nhưng học
sinh thường cảm thấy gặp khó khăn trong các bài học về Pháp luật vì các bài
học này khô khan và khó nhớ. Nếu như chỉ dùng phương pháp vấn đáp hoặc
thuyết trình các khái niệm Pháp luật thì các em sẽ không hiểu được cặn kẽ vấn
đề dẫn đến các em dễ rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà

không hiểu nên rất mau quên. Còn khi giảng dạy bằng phương pháp dạy học
bằng tình huống sẽ giúp cho học sinh dễ hiểu và dễ nhớ các vấn đề lý thuyết
phức tạp. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người học có
thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này
3


một cách dễ dàng trong thời gian dài. Vì vậy việc dùng tình huống để giảng
dạy bộ môn Giáo dục công dân hết sức cần thiết đặc biệt là trong giáo dục
Pháp luật cho học sinh. Mặc dầu đã có sử dụng nhưng chưa được chú trọng vì
hiện nay đa số các giáo viên thường sử dụng tình huống để cho các em xử lí
khi củng cố bài học hay khi thực hành bài tập. Theo tôi nghĩ việc sử dụng
phương pháp tình huống cần rộng rãi hơn trong bài học. Có khi nó là một vấn
đề cần suy ngẫm khi giới thiệu vào bài học để mong tìm ra cách giải quyết có
hiệu quả , có khi nó là phương tiện để khai thác nội dung bài học hay để minh
họa hay mở rộng vấn đề, có khi nó là tình huống do các em đặt ra để trao đổi
cùng các bạn về một vấn đề nào đó các em băn khoăn, có khi nó là một tình
huống để các em củng cố bài học hay thực hành bài tập…
Sau một thời gian tích cực sử dụng phương pháp dạy học bằng tình
huống trong giảng dạy tôi thấy học sinh yêu thích môn học hơn, tiết học trở
nên sinh động, hấp dẫn hơn cho nên tôi xin viết ra đây một số kinh nghiệm để
tham khảo cùng đồng nghiệp và xin lấy bài “Vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lí” làm một ví dụ minh họa.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
GV đưa một tình huống để giới thiệu bài:
Tình huống: Một thanh niên không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, bị
cảnh sát giao thông yêu cấu dừng xe và phạt 200.000đ. Theo em, vì sao
anh thanh niên lại bị xử phạt như vậy?
HS trả lời.
GV chốt ý:

Anh thanh niên do không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy nên đã vi phạm
pháp luật hành chính vì đã vi phạm quy định của pháp luật giao thông đường
bộ. Khi bị cảnh sát giao thông phạt tiền, anh thanh niên đã phải chịu trách
nhiệm hành chính về hành vi vi phạm hành chính của mình.
Để hiểu rõ vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí của công dân với việc
thực hiện Hiến pháp, Pháp luật chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới hôm nay:
BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ.
Hoạt động 1: GV giúp HS nhận biết các hành vi vi phạm Pháp luật
GV dán bảng phụ lên bảng.
GV cho HS tìm hiểu các tình huống sau và cho biết những người thực hiện
hành vi mắc lỗi gì, hậu quả như thế nào, có vi phạm Pháp luật không ?

4


Có chủ ý
thực hiện
Tình huống
Lỗi
Có Không
1/ Ông Ân xây nhà x
Xây nhà trái
cao tầng không giấy
phép, đổ phế
phép và đem đổ phế
thải
xuống
thải xây dựng xuống
cống
thoát

cống thoát nước.
nước
2/Lê cùng bạn hai x
Đua xe, vượt
bạn tham gia đua xe
đèn đỏ
máy, vượt đèn đỏ,
gây tai nạn giao
thông.
3/A là bệnh nhân tâm
Đập phá
thần, khi lên cơn đã
đập phá nhiều tài sản
quý của bệnh viện.
4/ Thiếu tiền tiêu xài, x
Cướp tài sản
N cướp giật dây
chuyền, túi xách của
người đi dường.
5/ Bà Tư vay tiền của x
Vay tiền dây
Chị Ba đã quá hạn,
dưa không trả
dây dưa không chịu
trả nợ.
6/ Anh Sa là công x
Chặt cây, tỉa
nhân công ti Môi
cành không
trường đô thị. Khi

đặt biển bào
chặt cây, anh đã
không đặt biển báo
nguy hiểm theo quy
định. Hậu quả là một
người đi đường đã bị
thương do cành cây
rơi xuống.

Hậu quả
Tắc cống,
ngập nước,
ô nhiễm
môi trường
Gây tai
nạn, thiệt
hại về
người và
của
Thiệt hại
nhiều tài
sản quý

Vi phạm PL
Có Không
x

x

x


Gây tổn x
thất tài sản
cho người
khác
Xâm phạm x
tài sản của
người khác.
Người đi
đường bị
thương

x

_GV đặt các câu hỏi gởi mở sau để giúp HS hiểu rõ thế nào là một hành vi
vi phạm PL:
a) Vì sao các hành vi 1,2,4,5,6 là hành vi vi phạm pháp luật?
b) Vì sao hành vi 3 không vi phạm pháp luật?
_HS trả lời:
5


Vì các hành vi 1,2,4,5,6 là hành vi trái Pháp luật, có lỗi và do người có khả
năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình thực hiện gây hậu quả xấu
cho xã hội
Hành vi 3 không vi phạm pháp luật mặc dầu hành vi của anh A là có lỗi vì
anh A mắc bệnh tâm thần và không cố ý, không ý thức được hành vi của mình.
GV giảng giải :
Người có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự
do lựa chọn cách ứng xử và chịu trách nhiệm về hành vi của mình được gọi là

người có năng lực trách nhiệm pháp lí.
Năng lực trách nhiệm pháp lí gồm hai yếu tố :
+ Khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và độ tuổi của một người. Ví
dụ : Một em bé lên 5 tuổi nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.Vì
em bé mới 5 tuổi nên em bé chưa có năng lực trách nhiệm pháp lí vì vậy hành
vi làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm là không vi phạm Pháp luật.
+ Độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí trong các lĩnh vực khác nhau được
qui định khác nhau.
GV tiếp tục cho HS nêu ý kiến của mình về tình huống sau đây để hiểu rõ
thế nào là hành vi trái pháp luật.
GV dán bảng phụ lên cho các em theo dõi tình huống.
Tình huống:
Khôi và Phương bàn nhau về việc lấy trộm xe đạp của một người trong
xóm. Quân theo dõi, nghe được câu chuyện này đã khẳng định Khôi và
Phương vi phạm Pháp luật và gọi điện cho công an đến bắt họ ngay lập tức.
Em hãy cho biết ý kiến của mình về trường hợp này?
Đáp án tình huống : Hành vi của Quân là sai vì Khôi và Phương không vi
phạm pháp luật vì chưa thực hiện hành vi lấy trộm.
GV nhấn mạnh: Hành vi có thể là một hành động cụ thể (ví dụ: đi ăn trộm)
hoặc không hành động (ví dụ: thấy người bị tai nạn nhưng không làm gì để
cứu giúp). Nếu chỉ là ý định, ý tưởng nào đó thì không thể bị coi là vi phạm
pháp luật.
GV giảng giải thêm: Ý định, ý tưởng phạm tội trong suy nghĩ không phải
là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nếu đem ý định đó ra đe dọa người khác
thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật vì sự đe dọa là ý định được thể hiện
bằng lời nói và hành động được coi là hành vi đe dọa.
GV tiếp tục đặt câu hỏi: Các hành vi như thế nào là trái với qui định của
Pháp luật?
Hành vi trái Pháp luật là hành vi:
+ Không thực hiện những điều mà Pháp luật quy định. VD:Không đóng

thuế đúng qui định
+ Thực hiện không đúng những điều Pháp luật yêu cầu. VD:Người chạy xe
gắn máy có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách.
6


+ Làm những điều mà Pháp luật cấm. VD: Con cái có hành vi ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
GV lấy ví dụ sau đây để hình thành cho học sinh khái niệm quan hệ Pháp
luật:
Ví dụ: Quan hệ giữa cha mẹ với con cái là quan hệ xã hội.
Thế nhưng nếu con cái có hành vi ngược đãi cha mẹ thì quan hệ xã hội này
đã trở thành quan hệ Pháp luật chịu sự điều chỉnh trong chương IV của Luật
Hôn nhân và Gia đình (chương Quan hệ giữa cha mẹ và các con).
Vậy quan hệ xã hội là những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động
xã hội của con người.
Quan hệ Pháp luật là các quan hệ xã hội được Pháp luật điều chỉnh .Các
bên tham gia đó có quyền và nghĩa vụ do Pháp luật quy định.
Từ việc phân tích các tình huống trên, HS có thể tự rút ra khái niệm về vi
phạm Pháp luật như sau:
Vi phạm Pháp luật là hành vi trái Pháp luật , có lỗi, do người có năng
lực trách nhiệm pháp lí thực hiện , xâm hại đến các quan hệ xã hội được
Pháp luật bảo vệ.
Hoạt động 2: HS tìm hiểu các loại vi phạm Pháp luật:
GV phát 4 tình huống cho 4 tổ và cho các em thảo luận để biết phân loại
các loại vi phạm Pháp luật và các em sẽ nêu được định nghĩa về các vi phạm
Pháp luật. Theo chương trình giảm tải thì trên cơ sở việc các em biết được các
loại vi phạm Pháp luật các em biết phân loại các loại trách nhiệm pháp lí
không cần nêu định nghĩa các loại trách nhiệm pháp lí này.
Tổ 1:

Tình huống: Chi Huân 43 tuổi, ở Hà Nội, là người làm ruộng. Do có
thù oán riêng tư với chị Thanh cùng xóm. Biết chị Thanh vừa mới sanh em bé
khoảng hơn một tháng tuổi. Một hôm, chi Huân tìm cách đến nhà chị Thanh
chơi. Tại đây, chị Huân xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý. Lấy cớ nghe
điện thoại , chị Huân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7 cm
mang theo đâm vào đỉnh đầu cháu. Sợ bị phát hiện, chị Huân lấy mũ đậy vết
đâm lại, nhưng máu chảy quá nhiều, cháu bé khóc thét lên nên bị mọi người
phát hiện. Sau khi đưa đi cấp cứu, cháu Minh (40 ngày tuổi) qua đời. (Nguồn
trên báo công an năm 2007)
Hãy cho biết hành vi của chị Huân có vi phạm Pháp luật không? Vì
sao? Nếu là vi phạm Pháp luật thì theo em đó là vi phạm Pháp luật gì?
HS thảo luận, trao đổi và tranh luận với nhau
Hành vi của chị Huân là hành vi trái Pháp luật , có lỗi cố ý trực tiếp vì do
muốn thù oán riêng tư, chị Huân có mang theo hung khí và có thủ đoạn tinh vi
( lấy cớ nghe điện thoại, che đậy vết thương của bé Minh).
Chị Huân 43 tuổi là một nông dân, không mắc bệnh về thần kinh là người
có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi phạm Pháp luật hình
sự.
7


Đây là hành vi dã man, lấy đi tính mạng đứa trẻ, gây nguy hiểm cho xã hội
được quy định tại Bộ luật hình sự.
Hành vi của chị Huân đã xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được
Pháp luật bảo vệ.
Vậy chị Huân đã vi phạm pháp luật hình sự.
GV đặt câu hỏi để HS nêu được định nghĩa vi phạm Pháp luật hình sự:
GV: Theo em, thế nào là vi phạm pháp luật hình sự?
HS trả lời: Vi phạm Pháp luật hình sự: Là hành vi vi phạm Pháp luật

nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự.
GV đặt câu hỏi : Đối với các hành vi vi phạm Pháp luật thì các cá nhân, cơ
quan, tổ chức vi phạm Pháp luật phải có nghĩa vụ gì ?
HS trả lời : Các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm Pháp luật phải có nghĩa
vụ chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định
GV nhấn mạnh: Các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm Pháp luật phải có
nghĩa vụ chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi
là trách nhiệm Pháp lí.
GV quay lại tình huống: Theo em, chị Huân sẽ bị xử lí như thế nào?
HS: Chị Huân phải chịu các các hình phạt được qui định trong Bộ luật Hình
sự do Tòa án áp dụng nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của chị
Huân.
GV: Vậy chị Huân phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?
HS: Chị Huân phải chịu trách nhiệm pháp lí hình sự.
GV cung cấp cho HS hình phạt chị Huân phải chịu ở mức là:
Tội giết người phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. (theo
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự)
GV mở rộng thêm: Bên cạnh những hình phạt áp dụng cho tội phạm thì
một tội phạm còn có thể phải chịu thêm các biện pháp tư pháp được áp dụng
trong Bộ luật Hình sự.
Các biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế hình sự, được áp
dụng đối với người có hành vi phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét
xử. Theo quy định của Bộ luật Hình sự có các biện pháp tư pháp sau:
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.
+ Bắt buộc chữa bệnh.
Tổ 2:
Tình huống: Hai vợ chồng ông An có 3 người con là Bình (30 tuổi),
Cường (25 tuổi), Đức (20 tuổi). Tài sản chung mà hai vợ chồng có được là 300
triệu đồng. Năm 2011, hai vợ chồng đột ngột qua đời do một tai nạn giao

thông. Sau khi cha mẹ qua đời, Bình lấy lí do là con trai trưởng trong gia đình
và lấy hết toàn bộ tài sản. Hai người con của ông An là Cường và Đức đã gởi
đơn đến Ủy ban nhân dân xã khiếu nại.
8


Hãy cho biết hành vi của Bình có vi phạm Pháp luật không? Vì sao?
Nếu là vi phạm Pháp luật thì theo em đó là vi phạm Pháp luật gì?
HS thảo luận, trao đổi và tranh luận với nhau
Hành vi của anh Bình là hành vi trái Pháp luật, có lỗi vì cha mẹ mất đột
ngột không có để lại di chúc thì tài sản 300 triệu đồng sẽ được chia theo Pháp
luật. Do vậy số tiền 300 triệu sẽ được chia cho cả ba người là Bình, Cường và
Đức.
GV bổ sung thêm cho học sinh: Nếu hai vợ chồng ông A khi qua đời có để
lại di chúc thì tài sản 300 triệu đồng sẽ được chia theo di chúc. Nhưng trong
tình huống này hai vợ chồng ông A qua đời không để lại di chúc thì 300 triệu
đồng sẽ chia theo Pháp luật là : Bình, Cường, Đức và ông bà nội, ông bà ngoại
của Bình , Cường , Đức (nếu còn sống)
Vì vậy việc anh Bình chiếm đoạt hết toàn bộ số tiền 300 triệu đồng là vi
phạm Pháp luật. Anh Bình đã xâm phạm đến quan hệ tài sản được Pháp luật
bảo vệ, là hành vi vi phạm Pháp luật dân sự.
Anh Bình 30 tuổi, không mắc bệnh về thần kinh là người có đủ năng lực
trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi phạm Pháp luật dân sự.
GV đặt câu hỏi : Thế nào là vi phạm pháp luật dân sự?
HS trả lời:
Vi phạm Pháp luật dân sự: Là hành vi vi phạm Pháp luật , xâm hại tới
các quan hệ tài sản ( quan hệ sở hữu , chuyển dịch tài sản,...) và quan hệ Pháp
luật dân sự khác được Pháp luật bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp,...
GV đặt câu hỏi: Theo em, anh Bình sẽ bị xử lí như thế nào?

HS: Anh Bình phải giao toàn bộ tài sản để cơ quan Pháp luật chia theo qui
định của Pháp luật .
GV: Vậy anh Bình phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?
HS: Anh Bình phải chịu trách nhiệm pháp lí dân sự.
Tổ 3:
Tình huống:
Tháng 9/2008, Bộ Tài nguyên và môi trường đã phát hiện ra vụ việc sai
phạm của công ty bột ngọt Vedan. Theo đó thì công ty Vedan đã hằng ngày sả
nước thải bẩn chưa qua xử lý trực tiếp ra sông Thị Vải (đồng Nai) suốt 14 năm
qua kể từ khi đi vào hoạt động (1994) : khoảng 45000 m 3 / 1 tháng. Hành động
này đã gây chết các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức
khỏe người dân ven sông...
Hãy cho biết hành vi của công ty Vedan có vi phạm Pháp luật không?
Vì sao? Nếu là vi phạm Pháp luật thì theo em đó là vi phạm Pháp luật gì?
HS thảo luận, trao đổi và tranh luận với nhau
Hành vi của công ty Vedan là hành vi trái Pháp luật, có lỗi vì đã thải nước
bẩn chưa qua xử lí ra sông Thị Vải dẫn đến dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá
hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt, ảnh hưởng đến sức khỏe
9


người dân sống ven sông.
Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lí nhà nước.
Đây là hành vi vi phạm Pháp luật hành chính.
GV giảng giải thêm cho HS: Chủ thể vi phạm Pháp luật có thể là cá nhân
hoặc một tổ chức nào đó. Ở đây chủ thể vi phạm Pháp luật hành chính là công
ty Vedan. Công ty Vedan là một công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài
Loan. Được xây dựng từ năm 1991. Có giấy phép hoạt động từ năm 1994 nên
đây là một tổ chức có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lí để chịu những hậu
quả do tổ chức này gây ra.

GV đặt câu hỏi : Công ty Vedan đã vi phạm Pháp luậ hành chính. Vậy theo
em, thế nào là vi phạm pháp luật hành chính?
Vi phạm Pháp luật Hành chính: là hành vi vi phạm Pháp luật, xâm phạm
các quy tắc quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm
GV đặt câu hỏi: Theo em, công ty Vedan sẽ bị xử lí như thế nào?
HS: Công ty Vedan phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
GV: Vậy công ty Vedan phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?
HS: Công ty Vedan phải chịu trách nhiệm pháp lí hành chính.
Tổ 4:
Tình huống:
Anh Nguyễn Văn A là một cán bộ ở phòng tài nguyên và môi trường tỉnh
Bình Phước. Mỗi lần tiếp xúc với dân anh thường để dân phải chờ lâu, anh hay
có thái độ cọc cằn, cau có, có khi còn cãi vã với người dân khi họ hỏi một vấn
đề gì đó họ không hiểu.
Hãy cho biết hành vi của anh Nguyễn Văn A có vi phạm Pháp luật
không? Vì sao? Nếu là vi phạm Pháp luật thì theo em đó là vi phạm Pháp
luật gì?
HS thảo luận, trao đổi, tranh luận với nhau.
Hành vi của anh Nguyễn văn A là vi phạm kỉ luật vì anh A đã vi phạm kỉ
luật của cơ quan do Anh A có thái độ hạch sách, lợi dụng chức vụ công tác để
gây khó khăn cho nhân dân, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của công dân.
Anh A là một cán bộ không mắc bệnh về thần kinh là người có đủ năng lực
trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi phạm kỉ luật
GV đặt câu hỏi: Theo em, thế nào là vi phạm kỉ luật?
HS trả lời:
Vi phạm kỉ luật: Là hành vi vi phạm Pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao
động,công vụ Nhà nước,do Pháp luật lao động và Pháp luật hành chính bảo vệ.
GV cho ví dụ về quan hệ lao động như sau để HS hiểu rõ hơn:
Một công nhân tự ý bỏ việc 10 ngày trong một tháng mà không báo cho chủ

doanh nghiệp. Sau đó anh ta quay trở lại làm việc thì bị hình thức kỉ luật là sa
thải bởi anh ta đã vi phạm tại khoản c Điều 85 của Bộ luật lao động là:
“ Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày
10


trong một năm mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật sa thải”.
GV quay lại tình huống anh Nguyễn Văn A.
GV đặt câu hỏi: Theo em, anh A sẽ bị xử lí như thế nào?
HS: Anh A phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan áp dụng
đối với cán bộ công chức, viên chức, nhân viên thuộc quản lí của mình.
GV: Vậy anh A phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?
HS: Anh A phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
Sau khi phân tích bốn tình huống vi phạm Pháp luật, GV cho HS phân
loại các vi phạm Pháp luật như sau:
VI PHẠM PHÁP LUẬT
1 Vi phạm Pháp luật hình sự (tội phạm)
2 Vi phạm Pháp luật hành chính
3 Vi phạm Pháp luật dân sự
4 Vi phạm kỉ luật.
Gv: Căn cứ vào các vi phạm Pháp luật có mấy loại trách nhiệm Pháp lí?
HS trả lời: Căn cứ vào bốn loại vi phạm Pháp luật thì có bốn loại trách nhiệm
Pháp lí.
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
1 Trách nhiệm hình sự (tội phạm)
2 Trách nhiệm hành chính
3 Trách nhiệm dân sự
4 Trách nhiệm kỉ luật.
Hoạt động 3: GV giúp HS hiểu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí.
GV đặt câu hỏi: Theo em, việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lí cho

những hành vi vi phạm pháp luật có ý nghĩa gì ?
HS trả lời: Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí là nhằm:
_ Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật.
_ Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
_ Răn đe mọi người không được vi phạm Pháp luật.
_ Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào Pháp luật và công lí trong nhân dân.
_ Ngăn chặn, hạn chế, xóa bỏ vi phạm Pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Hoạt động 4: GV giúp HS hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc
thực hiện Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước..
GV đặt câu hỏi: Để thực hiện tốt Hiến pháp và Pháp luật, trách nhiệm của
công dân cần phải làm gì?
HS trả lời: Để thực hiện tốt Hiến pháp và Pháp luật mọi công dân cần
phải:
_ Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến Pháp, Pháp luật.
_ Đấu tranh trước các hành vi vi phạm Hiến pháp và Pháp luật.
Hoạt động 5: GV tiến hành hoạt động rèn luyện thực tế và củng cố kiến
thức cho học sinh
11


Tình huống : Nam 15 tuổi có quen biết với Minh bán quán nước ở đầu ngõ.
Một lần , Nam nhờ Minh chuyển 6 tép heroin cho anh Hưng cùng xóm và hứa
sẽ cho Minh một số tiền. Sau đó Nam bị bắt khi đang bán heroin và Minh là kẻ
đồng phạm khi vận chuyển 6 tép heroin.
Sau khi diễn tiểu phẩm xong các em diễn sẽ ngồi lại ở một bàn trước lớp và
đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp
Theo các bạn , Minh có vi phạm pháp luật không? Minh có phải
chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao?
Các bạn trong lớp tranh luận về tình huống trên.

_ Một số bạn cho rằng Minh không vi phạm pháp luật vì bị lừa
_ Một số bạn cho rằng Minh vi phạm pháp luật vì đã vận chuyển heroin.
_ Một số bạn cho rằng ở đây chưa biết được tuổi của Minh nên cần phải tìm
hiểu rõ.
Lúc này nhóm học sinh sắm vai sẽ kết luận: Hành vi của bạn Minh là vi
phạm pháp luật hình sự và tiếp tục đặt câu hỏi đến các bạn:
Trường hợp 1: Nếu bạn Minh chưa đủ 14 tuổi thì bạn có bị truy cứu
trách nhiệm hình sự không?
Các bạn trong lớp sẽ trả lời là Minh không chịu trách nhiệm hình sự vì
bạn Minh chưa đủ 14 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự mặc dầu
hành vi của minh là vi phạm pháp luật hình sự
Trường hợp 2: Nếu Minh đủ 14 tuổi trở lên và chưa đủ 16 thì bạn có
bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Các bạn trong lớp sẽ trả lời: Nếu bạn Minh đủ 14 tuổi trở lên và chưa
đủ 16 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi vận chuyển ma túy là
hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. Nhưng ở đây do bạn đủ 14 tuổi trở lên và
chưa đủ 16 tuổi thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng được áp
dụng với người chưa thành niên.
Trường hợp 3: Nếu Minh đủ 16 tuổi thì bạn có bị truy cứu trách
nhiệm hình sự không?
Các bạn trong lớp sẽ trả lời: Chắc chắn là Minh sẽ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự và phải chiu mọi hình phạt do Tòa án qui định.
GV đặt câu hỏi để HS liên hệ bản thân:
Trong cuộc sống em đã từng gặp ai vi phạm Pháp luật chưa? Sau khi học
xong bài này em có biết họ vi phạm pháp luật gì không?
HS trả lời tư do theo thực tế mà các em biết.
GV đặt câu hỏi: Qua bài học ngày hôm nay mọi người cần phải làm gì, và
bản thân em cần phải làm gì?
HS trả lời:
* Mọi người cần phải:

_Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến Pháp , Pháp luật.
_Tích cực đấu tranh các hành vi, việc làm vi phạm Hiến Pháp và Pháp luật.
12


* Chúng em cần phải:
_ Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt Hiến pháp và Pháp luật.
_ Có lối sống lành mạnh, học tập và lao động tốt.
_ Tránh xa tệ nạn xã hội.
_ Đấu tranh các hiện tượng xấu, vi phạm Pháp luật.
GV kết luận toàn bài: Công dân có quyền và nghĩa vụ thực hiện Hiến
pháp, Pháp luật Nhà nước. Là công dân tương lai của đất nước, ngay từ khi
còn là học sinh các em cần nắm vững , hiểu biết về Hiến pháp, Pháp luật, có
trách nhiệm tuyên truyền mọi người dân thực hiện, có cuộc sống lành mạnh,
tránh xa tệ nạn xã hội, đem lại sự bình yên cho gia đình và xã hội.
3.4. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Qua việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống tôi nhận thấy học
sinh nâng cao mức độ nhận thức bài học ở mức vận dụng, các em có cơ hội để
vận dụng các kiến thức đã học được. nâng cao khả năng tư duy độc lập, sáng
tạo của các em. Học sinh được đặt vào trong một hoàn cảnh buộc các em phải
ra quyết định để giải quyết tình huống và các em phải dùng hết khả năng tư
duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quyết định đó. Học sinh
không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giáo viên khi giải quyết một
tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo. Giáo
viên còn có nhiều điều kiện trao đổi, quan tâm , tiếp xúc với học sinh, hiểu rõ
hơn về nhận thức, thái độ, tình cảm của các em. Trong phương pháp giảng dạy
truyền thống, quá trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giáo
viên và học sinh, thì phương pháp giảng dạy tình huống tạo ra một môi trường
học tích cực có sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với
nhau. Các em có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho nhau; học được những ý

kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm phong phú hơn vốn tri
thức của mình. Phương pháp dạy học này còn làm tăng giá trị thực tiễn của
môn học giúp học sinh có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra và
rèn cho các em một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận
và thuyết trình, kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách khúc chiết, mạch
lạc, dễ hiểu; kỹ năng phân tích vấn đề một cách logic; kỹ năng tìm kiếm thông
tin, có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy sử dụng phương pháp dạy học
bằng tình huống làm tăng sự hứng thú đối với môn học, kích thích người học
tham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu, tìm ra giải pháp,
tranh luận và lý giải các vấn đề được giao.
3.5.Tài liệu kèm theo gồm có:

Không.
Chợ Lách, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Người viết
Chung Duy Khiêm
13


14



×