Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN phát triển năng lực học sinh thông qua kiến thức thực tiễn của môn hóa học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.71 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………………
1. Tên sáng kiến: Phát triển năng lực học sinh thông qua kiến thức thực tiễn của
môn Hóa học 9.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn Hóa.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, lý thuyết gắn liền với thực
hành nên có nhiều phương pháp và hình thức tổ chức để phát huy năng lực của
học sinh như phương pháp nghiên cứu, làm thí nghiệm... Tuy nhiên nếu cứ tiết
học nào giáo viên cũng áp dụng như thế, không thể tránh khỏi những lúc các em
nhàm chán vì các hoạt động cứ lặp đi lặp lại.
Trong phương pháp dạy học ngày nay ngoài giúp học sinh từ thực nghiệm
rút ra kiến thức cần lĩnh hội, giáo viên còn phải quan tâm đến việc phát triển
năng lực học sinh đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức môn học để giải quyết
vấn đề thực tiễn, các hiện tượng trong cuộc sống, đây là một vấn đề mà hiện nay
ngành đang quan tâm.
Riêng bản thân sau khi được tập huấn, tôi được biết nhiều nhóm năng lực
khác nhau dành cho bộ môn mình phụ trách, đặc biệt tôi luôn quan tâm đến năng
1


lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hơn nữa, hiện nay chưa có sách giáo khoa
tổng hợp những kiến thức đó, đặc biệt là kiến thức dành cho cấp THCS.
Xuấất phát từ thực tếấ và một sốấ kinh nghiệm trong giảng d ạy Hóa
học tại trường THCS Sơn Định, tối thấấy để có chấất lượng cao, người
giáo viến ngoài các phương pháp đã có, nến khai thác thếm các hi ện
tượng hóa học trong đời sốấng đưa vào bài giảng nhằm phát huy tính


tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong
học tập bộ mốn. Từ những lí do đó nến tôi đã chọn đề tài “Phát triển năng
lực học sinh thông qua kiến thức thực tiễn của môn Hóa học 9” để nghiên cứu.
a. Ưu điểm:
Các phương pháp sử dụng trước đây phát huy được tính tích cực của học
sinh nhưng học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bộ môn trong chương trình
sách giáo khoa.
Phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn Hóa học .
b. Nhược điểm:
Học sinh nhàm chán vì bài học nào cũng thực hiện như thế, không kích
thích tính tò mò, khám phá kiến thức của học sinh.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
Tổng hợp một số câu hỏi thực tế áp dụng cho cấp THCS đặc biệt là học
sinh lớp 9.

2


Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Làm phong phú thêm các kiến thức về khoa học hóa học. Giáo viên không
ngừng mở rộng, khắc sâu vốn kiến thức.
Học sinh dễ dàng khắc sâu kiến thức đã học thông qua các giải thích hiện
tượng trong cuộc sống mà chính bản thân các em đã quan sát hằng ngày.
b. Nội dung của giải pháp:
b.1. Tính mới của giải pháp:
Trong chương trình sách giáo khoa hiện hành chưa có tài liệu tổng hợp
câu hỏi phát triển năng lực thông qua kiến thức thực tiễn áp dụng cho Hóa học 9.
Giáo viên tự nghiên cứu, tìm hiểu và hệ thống thành chuỗi kiến thức.

Khi dạy giáo viên lồng ghép vào một số bài giảng có liên quan hoặc có
thể tích hợp vào một số nội dung của các môn học khác.
Có thể tổ chức cho một số nhóm học sinh trải nghiệm kiến thức thực tế
trong điều kiện thực tế của nhà trường sẽ mang lại hiệu quả cao.
b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ :
- Chương trình

Giải pháp cũ
Giải pháp mới
Chưa tổng hợp câu hỏi Giáo viên tự nghiên cứu,
phát triển năng lực thông tìm hiểu và hệ thống
qua kiến thức thực tiễn thành chuỗi kiến thức

áp dụng cho Hóa học 9.
thực tế.
- Phương pháp giảng Chưa lồng ghép kiến Lồng ghép vào một số
dạy

thức

thực

tiễn

nhiều bài giảng có liên quan
3


trong một số bài dạy


hoặc có thể tích hợp vào
một số nội dung của các

- Hoạt động của học sinh Học

sinh

chưa

môn học khác.
trải học sinh trải nghiệm kiến

nghiệm kiến thức thực tế thức thực tế trong điều
nhiều.

kiện thực tế của nhà
trường sẽ mang lại hiệu
quả cao.

b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến : Tìm đọc lài liệu liên quan kiến thức
thực tiễn, thu thập và tổng hợp những câu hỏi thành chuỗi kiến thức truyền đạt
cho học sinh.
b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến.
Nhìn lại thời gian gần đây, tôi thấy trong những đề thi đặc biệt tập trung
rất nhiều vào việc phát triển năng lực của học sinh thông qua những bài tập định
tính thậm chí dạng bài tập tính theo phương trình hóa học có những năm không
được đề cập đến. Thấy được điều đó, bằng kinh nghiệm của bản thân tôi đã tổng
hợp được một số câu hỏi thực tiễn như sau:
* Một số câu hỏi và đáp án.
- Mưa axit là gì? Nêu tác hại của mưa axit

Các khí thải công nghiệp, của xe ô tô, gắn máy sinh ra nhiều khí SO 2, NO
và NO2…các khí thải này tác dụng với oxi trong không khí, kết hợp với hơi
nước tạo ra axit sunfuric hoặc axit nitric. Axit H 2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa
tạo ra mưa axit.
4


2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

H.1. Tác hại mưa axit

Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm hư hỏng các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các
loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
- Tại sao phải quét vôi trắng cho thân cây vào mùa đông?
Thực vật được quét vôi trắng vào mùa đông, một mặt có thể phòng tránh được
những tác động có hại của thời tiết lạnh giá, một mặt có thể phòng tránh được
các côn trùng gây hại. Đồng thời, quét vôi trắng còn có tác dụng cách nhiệt cho
thân cây. Ngoài ra, vào thời kì cuối thu đầu đông, rất nhiều côn trùng đẻ trứng,
trú đông trong các khe, kẽ của vỏ cây. Quét vôi trắng sẽ có tác dụng diệt trừ các
loại côn trùng gây hại đó.

H.2. Quét vôi cho thân cây ven đường
5



Tuy nhiên tính khử độc diệt trùng của CaO, giáo viên có thể đặt câu hỏi
tương tự như: Vì sao trước mùa vụ thả tôm, người dân thường rắc vôi xuống
vuông tôm.
- Tại sao CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt?
Thành phần của bột vôi gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở
ruộng chua có chứa axit nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH) 2 và một
ít CaCO3 làm giảm tính axit nên làm cho độ chua trong đất được giảm đi.
- Vì sao không nên bón phân đạm chung với vôi sống?
Khi trộn vôi với urê có phản ứng:
CO(NH2)2 + 2H2O → (NH4)2CO3
Ca(OH)2 +

(NH4)2CO3 → CaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O

Phản ứng làm mất tác dụng của đạm urê (tạo ra NH 3 thoát ra) và làm rắn đất lại
(do tạo CaCO3). Vì thế không nên trộn vôi với urê để bón ruộng.
- Khi nhóm bếp than ta có thể nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi khô
trước khi đun, làm như vậy thì được lợi gì khi nhóm bếp?
Một kinh nghiệm nhóm bếp than là hãy nhúng than vào nước vôi trong
rồi phơi khô trước khi đun, làm như vậy Ca(OH) 2 sẽ hấp thụ được CO2 sinh ra,
khi nhóm sẽ bớt khói hơn.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

- Ấm hoặc nồi nhôm mới được dùng để đun nước, vì sao lớp nhôm tiếp xúc
với nước lại có màu xám đen?

6



Trong nước đun có một số muối của kim loại mà đặc biệt là muối của kim
loại sắt. Do nhôm đứng trước sắt trong dãy hoạt động hóa học nên đẩy sắt ra
khỏi muối. Sắt bị đẩy ra lại bám ngược trở lại nồi nhôm nên làm nồi nhôm có
màu xám đen.

H.3. Thau nhôm dùng đun nước

- Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi
như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng
của người và động vật.
Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả
những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều
nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để
tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tánh mạng.
- Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?

7


Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có axit hữu cơ tên
là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất tác dụng được với axit đó nên trung hòa axit
làm ta đỡ đau.
Giáo viên không yêu cầu học sinh viết phương trình.
- Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo
dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH) 2 nhanh chống khô và cứng
lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
- Vì sao trong thành phần của thuốc đau dạ dày có chứa muối NaHCO3

Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng
0,0001 đến 0,001 mol/l. Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc
tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein
(đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit
trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho
người. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hiđrocacbonat NaHCO 3 (còn
gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được ?
Do (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm bột mì hoặc các bột
khác, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân hủy thành các chất khí và hơi làm cho
0

t
��


bánh xốp và nở

(NH4)2CO3

NH3 + CO2 + H2O

8


- Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn
ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Trong tự nhiên, nước ở một số vùng nước có chứa các muối axit như:
Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa

học:

0

t
��


Ca(HCO3)2

CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
t0

��


Mg(HCO3)2

MgCO3↓ + CO2↑ + H2O

Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp
cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) hoặc chanh cho vào ấm đun
sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.

H.4. Ấm đun
- Vì sao nước mắt lại mặn ?
Nước mắt mặn vì trong nước mắt có tới 6 gam muối. Nước mắt sinh ra từ
tuyến lệ nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn
nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác
dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.


9


Giáo viên có thể đặt câu hỏi tương tự như sau: Vì sao natriclorua được
dùng để bảo quản thực phẩm?
- Tại sao những đồ dùng bằng nhôm trong không khí thường bền hơn đồ
dùng bằng sắt ?

H.5. Cửa nhôm và sắt

Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ
cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí
CO2 tạo môi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp chất của
sắt gọi là gỉ sắt. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn
nên không bảo vệ được lớp sắt bên trong nên làm đồ vật bị hỏng. Trong khi đó
đồ dùng bằng nhôm trong không khí, lớp nhôm phía ngoài bị oxi hóa thành
nhôm oxit. Nhôm oxit là một màng mỏng bền bảo vệ được lớp nhôm phía bên
trong nên đồ vật bằng nhôm bền hơn đồ vật bằng sắt.
- Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ
khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần
tác dụng với nước:

Cl2 + H2O → HCl + HClO
10


Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử
trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta

sử dụng nước có mùi của khí clo.
- Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa
nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều nhiệt tỏa ra
được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.
- Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi một mẫu than củi ?
Do than củi xốp bên cạnh than lại có tính hấp phụ nên có khả năng giữ
trên bề mặt của nó hơi khét của cơm làm cho cơm giảm đi mùi khê.
- Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên
CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc
CO và CH4 và thiếu oxi. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do xuống giếng gặp
nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng,
nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi.
Đây là hiện tượng hay xảy ra vào mùa khô. Mọi người không hề biết được
sự nguy hiểm khi xuống giếng sâu. Giáo viên cần đưa vào bài giảng để nhắc nhở
học sinh và mọi người.
- Hãy giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động
Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO 3. Khi trời mưa trong
không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những
giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng:
11


CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các
hang

động.


Khi

nước



chứa

Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và
áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có
cân bằng:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

y càng nhiều, dày tạo thành những
H.6. Thạch nhũ

Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày thường gặp trong các hang động
núi đá, cụ thể là Phong Nha Kẽ Bàng (Quảng Bình). Học sinh sẽ biết được quá
trình hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là do thiên
nhiên kiến tạo dựa trên các quá trình biến đổi hóa học.
- Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ?
Tuy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là
ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO 2 nên
khi cho dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
- Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra
cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ
dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ lớp sáp bị cào đi:
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
- Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao, hồ?


12


Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể
này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan.
Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các
hoạt động cày cấy. Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm bioga
trong chăn nuôi heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy …
- Làm cách nào để quả mau chín ?

H.7. Trái cây sống và chín

Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn
bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ?
Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu
quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng
nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào
trái cây và làm cho quả mau chín. Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm
chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây
sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi
vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mau chín, người ta thêm etilen vào
kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây.
- Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
13


Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có
độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành
CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều

hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn
hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất
phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa
là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng
còn có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được. Vì vậy sau
khi đốt cháy gỗ phần còn lại đó sẽ tạo thành tro.Than đá cũng vậy, trong thành
phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng
là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.
- Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể
xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào
chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn
75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng
nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi
khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75 o thì hiệu quả sát trùng kém.
Trong y tế việc dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm và rửa vết thương
trở nên thông dụng. Trong bài giảng, nếu học sinh được giáo viên giải thích thì
sẽ rất hứng thú về hóa học có những ứng dụng rất thực tế và sẽ thêm yêu hóa
học.
14


3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Vì kiến thức hóa học cấp THCS còn hạn chế chưa đi sâu vào bản chất của
hiện tượng, nên khi học sinh lên cấp Trung học phổ thông các em sẽ được giải
thích hoàn chỉnh và sâu sắc hơn. Hơn nữa với cấp học này, các em có thể chủ
động thực hiện các hoạt động trải nghiệm khi được giao nhiệm vụ. Bên cạnh, đề
tài đã góp phần thúc dẩy việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của học
sinh chủ yếu là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng được xu thế

dạy học ngày nay.
Đề tài ngoài áp dụng cho học sinh khối 9, có thể mở rộng thêm cho công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngoài ra có thể vận dụng cho cấp THPT nhưng mức
độ kiến thức đi sâu vào vấn đề hơn.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp:
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Hóa học, bản thân tôi đã áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau để phát huy tính tích cực cũng như phát triển năng lực
của học sinh. Tuy nhiên chỉ qua một thời gian ngắn lồng ghép vào trong giảng
dạy cũng như trong đánh giá học sinh, tôi đã thu được những hiệu quả đáng kể:
+ Với người dạy: Dễ dàng truyền thụ kiến thức cho học sinh, kiến thức
được bổ sung làm phong phú thêm cho bài giảng. Giáo viên được mở rộng thêm
kiến thức, có thể vẩn dụng kiến thức này trong việc giải các bài tập định tính
khác như dạng bài nêu hiện tượng và viết phương trình.
+ Với người học: Kiến thức được mở rộng thêm, học sinh dễ hiểu bài
hơn, tích cực. Các em có lòng tin vào khoa học, với những hiện tượng gần gũi

15


được tiếp xúc hằng ngày, bằng kiến thức hóa học học sinh giải thích được hiện
tượng, giúp các em yêu thích bộ môn hơn
+ Kết quả: Trường THCS Sơn Định năm học 2018-2019 có 4 lớp 9 với
tổng số học sinh là 111 . Qua khảo sát kết quả tái hiện kiến thức của học sinh
như sau:
Tái hiện được kiến thức
Lớp/Sỉ số
91 (28)
92 (27)
93 (27)
94 (29)

3.5. Tài liệu tham khảo:

17(60,7%)
17(63,0%)
18(66,7%)
19(65,5%)

Không tái hiện được
11(39,3%)
10(37,0%)
9(33,3%)
10(34,5%)

1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sách giáo khoa hoá học lớp 9.
2. Thế Trường (2002), Hoá học các câu chuyên lí thú, NXB Giáo dục.
3. Sưu tầm các tư liệu trên mạng.
Chợ Lách, ngày 19 tháng 2 năm
2019

16



×