Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

23 đề 23 (thảo 14) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.73 KB, 9 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT SỐ 23 – (THẢO 14)
THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA NĂM 2020
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Mỗi ngày, chúng tôi phải đi cho hết đoạn đường hoặc dài, hoặc ngắn tuỳ theo những
làng ở cách xa hay gần. Chúng tôi phải diễn trò mỗi khi gặp chỗ đông đúc có thể thu được
tiền. Chúng tôi phải luyện lại những vai trò của các con chó và con Giôlicơ. Chúng tôi còn
phải nấu cơm bữa sáng, bữa chiều. Xong những việc đó, mới là thì giờ để học chữ hay học
nhạc. Nơi dừng chân để học phần nhiều là trong quán chợ, dưới gốc cây hay trên đống đá,
lấy bãi cỏ hay vệ đường làm bàn để bày những miếng gỗ. Cách học tập này khác hẳn cách
học tập đối với phần đông những trẻ bằng tuổi tôi được đến nhà trường. Chúng không phải
làm lụng gì, chỉ có việc học. Thế mà nhiều khi chúng còn phàn nàn là không đủ thì giờ để
làm bài. Nhưng có một điều quan trọng gấp mấy thì giờ để học tập, đó là sự chuyên cần.
Không phải dành nhiều thời gian để học bài là có thể ghi được bài đó vào ký ức của ta đâu,
mà cái chính là sự tập trung tư tưởng kia. May cho tôi, tôi đã tập trung hết tâm trí vào việc
học không bị thú chơi đùa cám dỗ. Nếu tôi chỉ có việc ngồi trong phòng với hai tay bịt tai,
hai mắt dán vào quyển sách như vài đứa trẻ ù lì khác, thì liệu tôi sẽ học được gì? Chẳng
được gì cả, vì chúng tôi không có buồng để giam mình, và trong khi đi đường, tôi phải luôn
nhìn xuống chân cho khỏi vấp ngã.
(Trích Không gia đình – Hecto Malot)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thứ biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Cách học của cậu bé trong đoạn văn trên có khác gì so với cách học tập của phần
đông những đứa trẻ được đến trường?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn sau: Mỗi ngày,
chúng tôi phải đi cho hết đoạn đường hoặc dài, hoặc ngắn tuỳ theo những làng ở cách xa
hay gần. Chúng tôi phải diễn trò mỗi khi gặp chỗ đông đúc có thể thu được tiền. Chúng tôi
phải luyện lại những vai trò của các con chó và con Giôlicơ. Chúng tôi còn phải nấu cơm
bữa sáng, bữa chiều.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “một điều quan trọng gấp mấy thì giờ để
học tập, đó là sự chuyên cần” không? Vì sao?


PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về ý kiến sau: Không phải dành nhiều thời gian để học bài là có thể ghi được bài
đó vào ký ức của ta đâu, mà cái chính là sự tập trung tư tưởng kia.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cho đoạn trích sau:


Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết
bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta
dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở
mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…
Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân
vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ
này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà
làm mẹ, bà đã chẳng lo được cho con…May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì
thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ
biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước
dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà
ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái
chúng mày về sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng
trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió
thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa

con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó
lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.
Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi.
Người đàn khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng
xuống thân mật:
- Kể ra làm dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta
chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói
to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12 tập 2, NXB GD)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên để thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn.


ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:
- Mức độ: Trung bình
- Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh
giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh
trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên để đạt mức
điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị
luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.
Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằm
ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Đặc biệt ở câu 3, 4
đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểu
đúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.
Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12,
không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.

PHẦN
Đọc hiểu


Làm văn

CÂU
1
2
3
4
1
2

MA TRẬN
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
X
x
x
x

Vận dụng cao

x
x


PHẦN
I

CÂU

1
2

3

4

II

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Cách học tập của cậu bé khác hẳn cách học tập đối với phần
đông những trẻ được đến nhà trường ở chỗ:
+ Câu bé chỉ được học sau khi đã hoàn thành xong rất nhiều
công việc của một ngày
+ Nơi dừng chân để học phần nhiều là trong quán chợ, dưới
gốc cây hay trên đống đá, lấy bãi cỏ hay vệ đường làm bàn
để bày những miếng gỗ
- Biện pháp: điệp cấu trúc “chúng tôi phải…”
- Tác dụng:
+ Chỉ ra những công việc hàng ngày mà cậu bé trải qua
+ Sự khó khăn vất vả
+ Sự cố gắng, nỗ lực của cậu bé
HS trả lời theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp lí.
- Đồng tình/ không đồng tình
- Lí giải thuyết phục
LÀM VĂN


ĐIỂM
3,0
0,5
0,5

1,0

0,5
0,5
7,0


1

Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về ý kiến: Không phải dành nhiều thời gian để học bài là
có thể ghi được bài đó vào ký ức của ta đâu, mà cái chính
là sự tập trung tư tưởng kia.
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi
hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã
hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và
chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến
của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc,
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
Hình thức:
Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu,...
Nội dung.
a. Nêu vấn đề cần nghị luận: ý kiến Không phải dành
nhiều thời gian để học bài là có thể ghi được bài đó vào ký
ức của ta đâu, mà cái chính là sự tập trung tư tưởng kia.
b. Giải thích:
- Sự tập trung tư tưởng là dành mọi sự chú ý, quan
tâm, đam mê đến một đối tượng duy nhất hay một việc đang
làm để đạt được hiệu quả tốt .
- Ý nghĩa câu nói: khẳng định yếu tố quan trọng trong
việc học tập hiệu quả không phải là thời gian nhiều hay ít
mà là do sự tập trung của mỗi người.
c. Bàn luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết
phục. Có thể tham khảo các ý sau:
- Sự tập trung tư tưởng là nền tảng để ta thực hiện các
năng lực khác như ghi nhớ, quan sát, tư duy, giải quyết vấn
đề, phán đoán nhanh nhạy…
- Khi có sự tập trung, ta sẽ loại bỏ hoàn toàn những
đối tượng khác ra khỏi nhận thức -> việc tiếp nhận vấn đề
chính trở nên dễ dàng hơn
- Nó hỗ trợ trong việc nghiên cứu và thấu hiểu nhanh
hơn, cải thiện trí nhớ, giúp cho ta chú tâm đến bất cứ mục
tiêu nào, và đạt đến những điều ấy một cách dễ dàng hơn và

2,0

0,25

0,25


0,5

1,0


2

a

b

hiệu quả hơn.
- Không có tập trung thì dù thời gian có dài, nỗ lực của
chúng ta sẽ rơi rãi tản mát, ta cũng không thể ghi nhớ…
- HS lấy dẫn chứng xác thực.
d. Bài học nhận thức và hành động: Sự tập trung tư
tưởng là một yếu tố quan trọng -> cần rèn luyện mỗi ngày
Cảm nhận về đoạn trích trong Vợ nhặt – Kim Lân
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn
học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng
cảm thụ văn chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách
khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không
được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Đầy đủ bố cục 3 phần:
Mở bài: Nêu đúng vấn đề cần nghị luận:

+ Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ khi Tràng đưa vợ về nhà
và khi nói chuyện với nàng dâu mới trong truyện ngắn Vợ
nhặt – Kim Lân
+ Qua đó, thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Khái quát về tác giả, tác phẩm
 Tác giả:
- Kim Lân là một trong những cây bút chuyên viết
truyện ngắn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Chủ yếu viết về đề tài người nông dân và nông thôn
Việt Nam trước CM.
- Là một minh chứng cho quan điểm “quý hồ tinh bất
quý hồ đa”.
- Nhà văn Nguyên Hồng nhận xét về Kim Lân: “Kim
Lân là nhà văn một lòng đi về với đất và người, với những
thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”.
 Tác phẩm:
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác dựa trên tiền
thân là cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, được sáng tác ngay
sau CM nhưng còn dang dở và mất bản thảo
- Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (năm 1954), tác
giả dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn

0,25
5,0

0,25

0,25
0,25



c

d

“Nhặt vợ”.
- Đổi tên thành “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu
xí” (1962)
Khái quát nội dung
- Ý nghĩa nhan đề:
+ “Vợ” là chuyện thiêng liêng, hệ trọng
+ “nhặt” gợi cái tầm thường, rẻ rúm
-> Nhan đề đã:
+ Tạo ấn tượng cho người đọc về nạn đói khủng khiếp
+ Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít
+ Niềm tin của nhà văn vào phẩm chất những người dân
lao động lúc bấy giờ.
- Tình huống truyện: Tràng nhặt được vợ giữa cái cảnh
tối sầm lại vì đói
-> Tình huống truyện độc đáo, éo le, đầy thương cảm, thể
hiện ngòi bút Kim Lân
-> Sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng của người trong và
ngoài cuộc
Khái quát nội dung đoạn trích trước đó: Khi Tràng
đưa thị về ra mắt, bà cụ Tứ đã đi hết từ ngạc nhiên này đến
ngạc nhiên khác nhưng chỉ sau một câu nói của Tràng:
“Nhà tôi nó về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải
duyên phải kiếp với nhau . . . chẳng qua nó cũng là cái số . .
. ” thì tâm trạng bà cụ đã thay đổi.

Cảm nhận đoạn trích
 Ai oán, xót thương
- Chỉ sau một câu nói của con trai, bà lão hoàn toàn cúi
đầu nín lặng, một cái cúi đầu, một sự nín lặng để che giấu đi
một cơn bão tố đang diễn ra trong lòng người mẹ già nghèo
khổ. Cơn bão của sự đấu tranh giữa hiện thực khốn khó, đói
khát với khát vọng hạnh phúc của đứa con trai và cũng là
của bà.
- Bà hiểu ra biết bao cơ sự, bà ai oán, xót thương trước
hiện thực bi đát mà bà và còn đang phải đối mặt nhưng bà
cũng hiểu khát vọng hạnh phúc trong lòng đứa con trai đang
trở nên khắc khoải hơn bao giờ hết.
- Hai chữ cơ sự như một búa tạ nặng nề đè lên tâm trạng
bà. Bởi lẽ, bà hiểu: người ta dựng vợ gả chồng cho … làm
nổi
- Dấu chấm lửng “còn mình thì…”: lòng bà nghẹn lại

0,25

0,25

2,75
1,25


không thể thốt lên thành lời. Đó là những tủi hổ, xót xa, ai
oán của bà.
- Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng
nước mắt: chữ rỉ thể hiện một cách hết sức chân thực niềm
ai oán, xót thương của bà. Đó là dòng nước mắt của bao nỗi

cay đắng tủi hờn, dòng nước mắt ấy dã héo quắt lại đã cạn
khô cùng với cuộc sống đói khổ, lam lũ. Giờ đây bà đang cố
chắt lọc ra đề xót thương, ai oán.
- Bà cụ Tứ lo lắng cho các con, bà lo rằng không biết
chúng có nuôi nổi nhau sống được qua cái kỳ này không.
Đó là tâm trạng âu lo vô hình luôn đeo bám lấy bà, bà lo
không biết cuộc đời của chúng có khá hơn bố mẹ trước kia
không
-> Qua nỗi lo ấy nhà văn đã khắc họa được vẻ đẹp tâm
hồn của nhân vật. Một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu
đứng hi sinh, giàu tình yêu thương con. Ở bà thấp thoáng
bóng dáng người phụ nữ Việt Nam mọi thời đại.
1,5
 Cảm thông, đầy tình yêu thương
- Không vì nghèo mà con thường, trái lại còn bà trào
dâng tình yêu thương. Khi nhìn thấy người vợ nhặt cúi đầu
xuống tay vân về tà áo rách bợt, lòng bà đầy thương xót,
thậm chí trong ý nghĩ của bà, bà còn cảm thấy hàm ơn với
cô vợ này: "Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này thì
người ta mới lấy đến con mình, thì con mình mới có vợ
được".
-> cảm thông chia sẻ thật hiếm có người mẹ chồng nào
lại có được cách cư xử đầy bao dung như bà.
- Câu nói "U cũng mừng lòng" -> gỡ bỏ cho người vợ
nhặt thân phận: Cách nói của bà cụ thật giản dị mà cũng thật
giàu ý nghĩa "mừng lòng" chứ không phải là "bằng lòng".
Câu nói của bà đã giúp người vợ nhặt trút bỏ được sự mặc
cảm về thân phận nhặt của mình -> Có lẽ trong tâm thức
của người mẹ nghèo khổ này không hề có sự rẻ rúng.
- Bà động viên và khơi dậy niềm hi vọng cho con: liệu bảo

nhau mà làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Có ra rồi
thi con cái chúng mày về sau -> khuyên răn, nhắc nhở và
cũng là thắp lên niềm hi vọng cho các con.
- Hình ảnh “dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng
tối” ẩn dụ cho niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.


e

g
h

- Tình cảm của bà với nàng dâu mới còn được thể hiện qua
cách nói nhẹ nhàng, từ tốn, qua cử chỉ thân mật và những
câu nói chứa chan tình thương: “con ngồi xuống đây. Ngồi
xuống đây cho đỡ mỏi chân” -> tấm lòng vị tha, nhân hậu
của bà
- Với ý nghĩ “nó bây giờ đã là dâu là con”, bà mở lòng chia
sẻ: “nhà mình thì nghèo”
- Câu nói: “chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá” giản
dị, chân thành -> càng làm tỏa sáng vẻ đẹp tấm lòng của
người mẹ.
0,5
 Nhận xét:
- Dòng diễn biến tâm trạng bà cụ tứ được nhà văn Kim
Lân miêu tả chỉ trong một đoạn văn ngắn ngủi nhưng ở đó,
nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của ông đã đạt
đến độ tinh tế, tự nhiên như nó vốn có là như vậy.
- Tư tưởng nhân đạo:
+ Trong cảnh chết chóc nghèo đó, người ta vẫn thấy ánh

lên tình người, tình yêu thương của một người mẹ dành cho
con
+ Tưởng chừng như đang trong bờ vực của cái chết lắt
lay, người ta chỉ nghĩ đến những thống khổ nhưng không, ở
đây người ta vẫn nghĩ đến sự sống và tương lai.
+ Ngợi ca vẻ đẹp của một người mẹ nghèo nhưng giàu
tình yêu thương, nhân ái, bao dung -> tiêu biểu cho những
bà mẹ Việt Nam.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, 0,25
dùng từ, đặt câu
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ 0,25
sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận



×