Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

25 đề 25 (thảo 16) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.76 KB, 9 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT SỐ 25 – (THẢO 16)
THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA NĂM 2020
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Thứ đắt giá nhất trên đời này là lòng tin. Để có được có khi cần rất nhiều thời gian,
nhưng để đánh mất thì chỉ cần vài giây ngắn ngủi. Dù chúng ta là ai, chúng ta đang làm
trong ngành nghề gì, ở vị trí nào thì việc chiếm được cảm tình, lòng tin của người khác là
một điều nên làm và nên có. Chưa hẳn là việc xây dựng được lòng tin của mọi người dành
cho chúng ta thì sẽ làm cho ta thành công, nhưng chắc chắn rằng, bản thân chúng ta sẽ cảm
nhận rõ nhất những cái được từ việc một ai đó tin tưởng mình. Đó là sự yêu quý, sự tôn
trọng, những cái nhìn chứa đầy những niềm tin, sự ngưỡng mộ... mà chỉ khi nhận được sự
tin tưởng, chúng ta mới cảm nhận được.
Từ xa xưa đến nay, liệu có ai đạt được thành công rực rỡ mà bản thân họ lại là người
không trung thực, ích kỷ, kiêu ngạo... Hay chúng ta vẫn thường thấy những bậc hiền tài,
những vị doanh nhân thành đạt là những người luôn đối xử tốt với mọi người, luôn giữ thái
độ ôn hòa, thân mật, xây dựng thành công từ chính sự nỗ lực của bản thân và không ngừng
giúp đỡ mọi người...
Nếu bạn tin trong cuộc sống còn những những mảnh đời bất hạnh, thiếu thốn thì tâm
bạn lại rộng mở và luôn có những hành động tích cực để san sẻ. Khi ấy, bạn sẽ tự tìm được
niềm vui cho chính mình. Hay bạn tin rằng: Bằng sự nổ lực, phấn đấu của mình trong công
việc hay trong sự tu tập sẽ đạt được thành quả như mong muốn. Từ đó, bạn sẽ có nguồn
động lực lớn để vượt qua những thử thách.
(Trích Nên đặt lòng tin như thế nào? – phatgiao.org)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả những bậc hiền tài, những vị doanh nhân thành đạt là những người
như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu sau: Đó là sự yêu quý,
sự tôn trọng, những cái nhìn chứa đầy những niềm tin, sự ngưỡng mộ... mà chỉ khi nhận
được sự tin tưởng, chúng ta mới cảm nhận được.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “thứ quý giá nhất trên đời này là lòng tin”


không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về tác hại của việc mất lòng tin trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về đoạn trích sau:
Trong anh và em hôm nay


Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD)
ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:
- Mức độ: Trung bình
- Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh
giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh
trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên để đạt mức
điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị
luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.

Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằm
ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Đặc biệt ở câu 3, 4
đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểu
đúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.
Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12,
không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.

PHẦN
Đọc hiểu

Làm văn

CÂU
1
2
3
4
1
2

MA TRẬN
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
X
x
x
x


Vận dụng cao

x
x


PHẦN
I

CÂU
1
2

3

4

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Theo tác giả, những bậc hiền tài, những vị doanh nhân
thành đạt là những người luôn đối xử tốt với mọi người,
luôn giữ thái độ ôn hòa, thân mật, xây dựng thành công từ
chính sự nỗ lực của bản thân và không ngừng giúp đỡ mọi
người...
- Biện pháp liệt kê: sự yêu quý, sự tôn trọng, những
cái nhìn chứa đầy những niềm tin, sự ngưỡng mộ.
- Tác dụng: khẳng định giá trị của việc xây dựng được
lòng tin với người khác.

HS trả lời theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp lí.
- Đồng tình/ không đồng tình
- Lí lẽ thuyết phục
Có thể tham khảo:
- Đồng tình
- Vì:
+ Rất khó để có được lòng tin và gìn giữ nó càng khó hơn.
Lòng tin như một cục tẩy, mỗi lần ta mặc lỗi cục tẩy ấy sẽ

ĐIỂM
3,0
0,5
0,5

1,0

0,5
0,5


mòn dần đi.
+ Có lòng tin chúng ta sẽ có ý chí, nghị lực để phấn đấu cho
cuộc sống, cho tương lại, thấy cuộc đời ý nghĩa và đáng
sống.
+ Có lòng tin của người khác, bạn sẽ được gửi gắm tình yêu
thương, được trao cơ hội.
+ Đánh mất lòng tin sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:
bạn bè, mối quan hệ, tình cảm…
II
1


LÀM VĂN
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về tác hại của việc mất lòng tin trong cuộc sống
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi
hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã
hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và
chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến
của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc,
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
Hình thức:
Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu,...
Nội dung.
a. Nêu vấn đề cần nghị luận: tác hại của việc mất lòng
tin trong cuộc sống
b. Giải thích:
- Lòng tin là sự đặt niềm tin, sự tin tưởng vào một
người hay một sự vật sự việc nào đó.
- Nó là một trải nghiệm quan trọng của con người, cần
thiết cho mọi mối quan hệ và đảm bảo sự vận hành trơn tru
của xã hội.
c. Bàn luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết
phục. Có thể tham khảo các ý sau:
- Mất lòng tin khiến nhiều mối quan hệ bị đổ vỡ

- Khiến con người có những suy nghĩ tiêu cực về mọi
vấn đề: cho rằng thế giới bên ngoài là một nơi đáng sợ, và

7,0
2,0

0,25

0,25
0,5

1,0


con người xấu xa và mưu toan…
- Cuộc sống chìm trong thất vọng, không tìm thấy ý
nghĩa và niềm vui của cuộc sống.
- Mất lòng tin sẽ đánh mất đi nhiều thứ quý giá khác.
- HS lấy dẫn chứng xác thực.
d. Bài học nhận thức và hành động:
2

a

b

Cảm nhận về đoạn trích trong Đất Nước – Nguyễn Khoa
Điềm
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học,

đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn
học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng
cảm thụ văn chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách
khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không
được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Đầy đủ bố cục 3 phần:
Mở bài: Nêu đúng vấn đề cần nghị luận: đoạn trích
trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Khái quát về tác giả, tác phẩm
 Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ trẻ
trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén
xúc cảm, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của
người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
- Nguyễn Khoa Điềm rất thành công với những sáng tác
thơ về đề tài đất nước, tiêu biểu là trường ca “Mặt đường
khát vọng”,
 Tác phẩm:
- Trường ca “Mặt đường khát vọng” được viết năm
1971, in lần đầu 1974, gồm chín chương.
- “Đất Nước” là phần đầu chương V bản trường ca
này. Đoạn trích là những suy nghĩ của tác giả về đất nước
được nhìn trên nhiều góc độ với tư tưởng chủ đạo là “Đất
Nước của Nhân Dân”.


0,25
5,0

0,25
0,25
0,25


c

d

Khái quát chung về đoạn thơ
- Không chỉ tiếp cận Đất Nước qua lịch sử, qua địa lý
và các mối quan hệ cá nhân-cộng đồng, Nguyễn Khoa Điềm
còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm
của cả một thế hệ chống Mỹ thật sự trưởng thành trong
nhận thức và tình cảm.
- Đoạn thơ là suy ngẫm của nhà thơ về mối quan hệ
giữa con người với Đất Nước, khẳng định tâm nguyện của
mỗi người, muốn cống hiến, san sẻ và hoàn thiện cho ĐN.
Cảm nhận đoạn trích
 Câu 1, 2: nhà thơ phát hiện chân lý giản dị mà sâu
sắc về Đất Nước.
- Giọng thơ tâm tình với lối xưng hô “anh, em” tha
thiết cho thấy Đất Nước có trong mỗi cá nhân, Đất Nước
kết tinh trong mỗi con người “trong anh”, “trong em”, trong
mỗi chúng ta. Đất Nước không ở đâu xa lạ, không tồn tại
khách thể mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi

con người. Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá
nhân mà còn là của Đất Nước, bởi mỗi cuộc đời đều được
thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của
dân tộc, của nhân dân.
 Câu 3, 4, 5, 6: Vẻ đẹp Đất Nước còn được phát hiện
thêm qua mối quan hệ giữa đất nước với con người:
- Câu 3, 4: ĐN hiện hữu qua tình yêu đôi lứa
+ “Cầm tay” là một biểu tượng của tình yêu thương thân
thiết, của tình đoàn kết dân tộc.
+ “Khi hai đứa cầm tay” tình yêu trong anh và em làm cho
Đất Nước bỗng “hài hòa nồng thắm” -> tình yêu tạo nên
nguồn cội của sự sống để ĐN trường tồn bất diệt
 Ý thơ mang tư tưởng nhân văn: tình yêu riêng hòa
với tình yêu chung, tình yêu đôi lứa hòa với tình yêu đất
nước.
- Câu 5, 6: ĐN hiện hữu trong mối quan hệ giữa cá
nhân
+ Hình ảnh hai đứa cầm tay mọi người thể hiện tinh thần
cộng đồng
+ Khi hai ta hòa vào mọi người, cái riêng hòa vào cái chung
cộng đồng thì “Đất Nước vẹn tròn to lớn”.
Bằng việc kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa,

0,25

3,0
0,25

1,0



nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu
câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi /Khi;
Đất Nước /Đất Nước), nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc
bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình
yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng
đồng.
- Cần phải đặt vào hoàn cảnh sáng tác, ta mới hiểu
được ý thơ này. Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca : “Mặt
đường khát vọng” trong thời kì chống Mĩ ( 1971). Hiện
thực diễn ra là dân tộc bị chia rẽ, đất nước bị chia cắt. Từ
đó, ta thấy được các hình ảnh “hai đứa cầm tay”, “cầm tay
mọi người”, đất nước “hài hoà nồng thắm”, “vẹn tròn to
lớn” là những hình ảnh ẩn dụ, gợi ra suy nghĩ : có tinh thần
đoàn kết toàn dân tộc sẽ có một đất nước thống nhất vẹn
toàn, vững mạnh.
- Như vậy, cá nhân không thể tách rời cộng đồng. Đó
là tinh thần đoàn kết của khối đại đoàn kết toàn dân được
mở rộng, được nhân đôi thành một vòng Việt Nam rộng lớn
và vĩnh cửu không gì có thể phá vỡ nổi. Rõ ràng sự gắn bó
số phận cá nhân với vận mệnh cộng đồng là tư tưởng chung
của thời đại.
 Câu 7, 8, 9: tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về 0,5
Đất Nước ở tương lai:
- Có thể nói, ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa
mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của
đất nước.
- Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng”. Đây cũng là cách nói ẩn
dụ: “mai này” khi đất nước không còn giặc ngoại xâm,
không còn chiến tranh, thế hệ sau sẽ “gánh vác phần người

đi trước để lại”.
- “Tháng ngày mơ mộng” là tương lai đẹp và hạnh
phúc, là những ngày thanh bình và phát triển của Đất Nước.
Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại
sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
- Nói về tương lai đất nước nhưng nhà thơ đã gợi ra
trách nhiệm của thế hệ hôm nay: phải thức tỉnh, phải đoàn
kết để đánh đuổi quân xâm lược. Đồng thời, tác giả đặt
niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước, đặt niềm tin vào thế hệ sau. Nhà thơ tin rằng mai đây
hoà bình, con cháu có điều kiện ra đi học hỏi, mang kiến
thức về phục vụ đất nước, đưa đất nước sánh vai với các
cường quốc năm châu, biến những ước mong của người đi


trước thành hiện thực.

e

 Câu 10, 11, 12, 13: kêu gọi ý thức bổn phận, trách 0,5
nhiệm của mỗi cá nhân đối với Đất Nước:
- Đọc bốn câu thơ trên không khó nhận ra cảm xúc của
nhà thơ đã trở thành cao trào, giọng thơ trở nên ngọt ngào,
say đắm.
- Em ơi em” là lời gọi thân tình, tha thiết.
- Điệp từ “phải biết” là nhấn mạnh, khẳng định, là
tiếng gọi khẩn thiết của nhà thơ.
- Điều nhắn nhủ đó là “Đất nước là máu xương của
mình”. Sử dụng hình ảnh gợi cảm, tác giả khẳng định đất
nước là một phần cơ thể, tạo nên sự sống cho mỗi con

người. Điều đó thật đúng và đã được lịch sử chứng minh
một cách sinh động. Khi đất nước bị ngoại xâm thì dân tộc
trở thành nô lệ, phải sống kiếp “ngựa trâu”. Chỉ khi đất
nước có độc lập, tự do, chúng ta mới được trở lại cuộc sống
của con người. Không chỉ vậy, hình ảnh thơ còn gợi ra một
liên tưởng khác: đất nước là máu xương của tổ tiên, của bao
thế hệ ông cha, của dân tộc ngàn đời giành lại từ tay kẻ thù
xâm lược. Vậy mới thấy được giá trị và sự thiêng liêng của
mỗi tấc đất, dòng sông trên đất nước này.
- Lời thơ trữ tình “Em ơi em” nhỏ nhẹ, trìu mến đã bảo
hành chất trữ tình chính luận sâu sắc cho đoạn thơ.
- Nhà thơ khẳng định "Đất Nước là máu xương ", là
sinh mệnh, là sự sống của con người. Vận mệnh của Đất
Nước chính là vận mệnh của chính bản thân mình, số phận
của cá nhân nằm trong vận mệnh của Đất Nước . Vì thế, ta
cần “Phải biết gắn bó và san sẻ. Phải biết hoá thân cho dáng
hình xứ sở”.
- Điệp ngữ “phải biết” vừa là mệnh lệnh kêu gọi vừa là
lời thúc giục từ trái tim.
- Từ "hóa thân" chính là sự tự nguyện cống hiến trọn
vẹn tinh thần và công sức, tuổi trẻ của mình vì sự nghiệp
giải phóng của dân tộc để “Làm nên Đất Nước muôn đời”,
một ý tưởng hào hùng mang tầm vóc sử thi gợi ta nhớ đến
bài thơ của Tố Hữu :
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu.
0,5
 Nhận xét:
- Qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn

về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước.Từ đó, ý thức
hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương.
Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong


g
h

phong cách thơ trữ tình- chính luận của nhà thơ.
- Nhà thơ đã thay mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư
với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời
đáp cho câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của
Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những
con người tràn đầy nhiệt huyết tuổi thanh xuân, biết sống có
trách nhiệm với thời đại và có khát vọng về tương lai
trường tồn của Đất Nước.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, 0,25
dùng từ, đặt câu
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ 0,25
sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận



×