Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.74 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM
CHO HỌC SINH THCS

Lĩnh vực

: Ngữ văn

Cấp học: Trung học cơ sở

NĂM HỌC 2016- 2017


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:..................................................................................................1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................2
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu: “Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho
học sinh THCS”.................................................................................................2
2. Thực trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài:.................................................2
3. Các biện pháp thực hiện:................................................................................4
3.1. Đối với giáo viên......................................................................................4
3.2. Đối với học sinh.....................................................................................11
4. Hiệu quả của sáng kiến:................................................................................11
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................17
1. Kết luận:.......................................................................................................17
2. Một số kiến nghị:.........................................................................................17


2.1. Đối với thầy cô:......................................................................................17
2.2. Đối với trò:.............................................................................................17
2.3. Đối với phụ huynh.................................................................................17
2.4. Đối với các cấp lãnh đạo ngành:............................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
N¨m häc 2010- 2011, được sự phân công của các cấp lãnh đạo, tôi được
chuyển về Hà Nội công tác, giảng dạy môn Ngữ văn của một trường THCS. Về
giảng dạy nơi đây, tôi nhận thấy đây là ngôi trường có bề dày thành tích, đội ngũ
giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có tr×nh độ chuyên môn vững vàng. Nhiều đồng
chí được công nhận là giáo viên giỏi cấp Thành phố khi tuổi đời, tuổi nghề còn
rất trẻ. Trong nhiều năm giảng dạy tại trường tôi luôn được Ban giám hiệu nhà
trường quan tâm, phân công cho dạy môn học mà tôi tâm đắc nhất: môn Ngữ
văn. Càng tìm hiểu kỹ về bộ môn này tôi nhận thấy rõ người xưa nói thật không
sai: “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và
trong sự phát triển tư duy của con người. Bộ môn văn học là một môn học thuộc
nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan
điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm
công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt
môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học
khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính
thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức
phong phú, sinh động của cuộc sống .
Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học,
Tiếng việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn tập làm văn là
phân môn “nhẹ kí” nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy

làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ, mình cần
bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nỗi bật điều mình muốn
nói”. . . (Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục,
số 28, 11/1973) .
Trong giảng dạy môn ngữ văn 7, tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm,
cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh chưa biết cách
bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” ( Văn 7 –
tập 1). Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa
văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và
điểm trung bình môn văn của các em còn thấp. Thực tế đó qủa là đáng lo ngại.
Thực trạng vấn đề này ra sao? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc
làm văn biểu cảm? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu
cảm cho học sinh THCS? Đó là những vấn đề tôi trăn trở,khiến tôi nhanh chóng
thực hiện đề tài này.

1/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu: “Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm
cho học sinh THCS”
1.1: Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết.
Ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông
lung không rõ ý nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm
có hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay
tình mượn ý. Người giáo viên, khi dạy văn THCS nói chung, dạy văn biểu cảm
nói riêng, ngoài nắm kiến thức, phương pháp lên lớp còn cần có một tâm hồn,
một trái tim sống cùng tác giả, tác phẩm.

1.2: Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở THCS, người dạy và người học cần
nắm vững hệ thống 6 bài học và luyện tập về văn biểu cảm (trong số 14 tiết học
văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm :
- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Đặc điểm của văn biểu cảm
- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
- Cách lập ý của bài văn biểu cảm
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
- Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
2. Thực trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài:
Qua nhiều năm giảng dạy chương trình ngữ văn lớp 7, tôi nhận thấy kĩ
năng nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm
xúc trong bài tập làm văn của một bộ phận học sinh còn yếu .
Năm học 2015 – 2016, khi viết bài tập làm văn số 2 với đề bài “Loài cây
em yêu”. Dù mới vừa học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm xong
nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả, văn tự sự với văn biểu
cảm nên bài viết không viết về thái độ và tình cảm của mình đối với một loài
cây cụ thể mà tả, kể về loài cây đó. Hoặc tiết viết bài tập làm văn số 3 đề yêu
cầu “Cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà thân yêu của mình”. Học sinh viết
“Bà nội hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà tối nội chưa làm. Bà thường đi
làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng em. Em thấy vậy bảo bà nội hay là nội đừng đi
làm thuê nữa, nội chuyển sang nấu xôi đi. Nội suy nghĩ một hồi lâu rồi nói, đó
cũng là một ý kiến hay”. Đoạn văn viết về người bà thân yêu của mình mà người
đọc cảm thấy như viết về một người xa lạ vì không hề có một tình cảm nào của
cháu với bà hơn nữa hầu như đó chỉ là kể. Cũng với đề văn như trên, một học
2/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS


sinh khác viết câu kết bài :“Cảm nghĩ của em về bà là một người bà yêu mến
con cháu”. Câu văn nêu rõ cảm nhận về bà nhưng gượng ép khô khan. Có lẽ với
cách viết văn như nghĩa vụ nên làm qua loa cho xong rồi đem nộp. Kể cả học
sinh khá, dù cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác định đúng hướng làm bài
nhưng kể vẫn nhiều hơn biểu cảm. Sau đây là bảng số liệu thống kê điểm trung
bình môn văn học kì I khối 7 năm học 2015 – 2016
Tỉ lệ học sinh
giỏi

Tỉ lệ học sinh
khá

Tỉ lệ học sinh
trung bình

Tỉ lệ học sinh
yếu

Tỉ lệ học sinh
kém

10%

70%

20%

0%

0%


*Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều song theo tôi, do một số
nguyên nhân chủ yếu sau :
- Đối với người dạy
+ Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến
học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau:
+ Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không
nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao.
+ Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương
pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của
học sinh.
+ Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được
mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái học sinh.
+ Do sĩ số lớp đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp
từng học sinh trong một tiết dạy.
+ Giáo viên chỉ nặng về giảng lý thuyết không đầu tư cho các tiết thực hành
như luyện tập, luyện nói…, không chịu khó sưu tầm các đoạn văn, bài văn hay
cho các em tham khảo.
+ Nhiều giáo viên cho học sinh chép nhiều gây nhàm chán cho học sinh.
- Đối với học sinh
+ Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho
giờ học văn.
+ Vì bố mẹ bận công việc chưa bám sát tốt thời gian tự học của các con.
+ Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong
SGK.
3/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS


+ Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí
như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức
học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học .
3. Các biện pháp thực hiện:
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong
nhà trường như sau “Lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm, thông minh lạ lùng
lắm”. Đúng như vậy các em không phải không có khả năng cảm nhận và biểu
hiện đạt những cảm nhận ấy mà là do các em chưa biết cách. Là giáo viên dạy
văn tôi thiết nghĩ mình có nhiệm vụ giúp học sinh thể hiện sự nhạy cảm, thông
minh ấy. Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trong việc
rèn kỹ năng làm văn biểu cảm để nâng cao chất lượng dạy học văn biểu cảm ở
bậc THCS như sau :
3.1: Đối với giáo viên
Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn tập làm văn như
phương pháp dạy tập làm văn thông qua hoạt động, phương pháp trực quan, hình
thức vấn đáp, thảo luận, tự học . . .Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số
phương pháp khác như phương pháp đóng vai, phương pháp sử dụng trò chơi
học tập… Và theo tôi chúng ta khi dạy văn biểu cảm cho học sinh cần:
* Dù dạy văn biểu cảm về sự vật và con người hay văn biểu cảm về tác phẩm
văn học, giáo viên luôn phải định hướng và hướng dẫn các em nắm vững quy
trình để làm một bài văn biểu cảm tốt. Quy trình đó bao gồm :
a.Tìm hiểu đề và tìm ý
Tìm hiểu đề
Một đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả đối tượng
học sinh. Do đó, quá trình tìm hiểu đề bài sẽ diễn ra như một hoạt động nhằm cá
thể hóa đề bài cho từng học sinh kết quả của quá trình này là mỗi học sinh có
một đề bài cho riêng mình. Trong đề bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng
cho các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau :
- Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật ,

loài cây, cảnh vật . . .)nào? Về người nào? Về tác phẩm nào ?
- Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì?(giãi bày cảm xúc, tình cảm
nào?)
- Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc(cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, bạn bè. . .)?
Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (trình bày cảm
xúc gì ?), giọng điệu bài viết (viết cho bạn bè phải là giọng văn thân mật, có thể
suồng sã; còn viết cho thầy cô hoặc bố mẹ phải thân thiết nhưng nghiêm trang )
4/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

Tìm ý
Giáo viên chỉ ra cho học sinh cách đi tìm ý như sau: Tìm ý cho bài văn biểu
cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội
dung của bài. Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm muôn màu muôn vẻ trong các bài văn
biểu cảm đều bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống xung quanh, từ những gì
người viết đã sống và trải qua, đã tiếp xúc trong tác phẩm. Vì thế, muốn tìm ý
cho bài văn biểu cảm không phải cứ ngồi một chỗ mà đợi ý nghĩ, cảm xúc đến.
Sau khi có một đề bài, hãy quan sát kĩ đối tượng đề bài nêu ra để từ đó, cảm xúc
xuất hiện. Nếu không có điều kiện quan sát trực tiếp, hãy lục lọi trong trí nhớ,
trong kỉ niệm những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết. Nếu
cả kỉ niệm trong kí ức cũng không có thì tìm đọc sách báo, xem phim ảnh về đối
tượng để ghi nhận các chi tiết cần thiết.
Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác
phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này
chính là đọc kĩ ,đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm, ngẫm nghĩ tìm ra vẻ đẹp, tìm
ra triết lí của nội dung, tìm ra cái mới, cái độc đáo của các yếu tố hình thức nghệ
thuật.
b. Lập dàn ý

Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài ) như
các kiểu văn bản khác. Mở bài nhằm giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về
đối tượng. Phần thân bài là sự phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở
bài. Phần kết bài khép lại các ý đã trình bày.
c. Viết bài
Viết bài văn biểu cảm là việc viết các đoạn văn và nối chúng với nhau, tạo
thành chỉnh thể thống nhất. Khi viết bài cần thực hành thành thạo kĩ năng hành
văn, đặt câu, sử dụng từ, chọn giọng điệu, cách bộc lộ cảm xúc phù hợp. Khi
viết bài, kết nối các đoạn trong bài văn biểu cảm cần chú ý đến lôgíc phát triển
của cảm xúc, của tình cảm. Theo lôgíc này, mỗi đoạn trong bài đều phải hướng
vào làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm chính.
d. Sửa bài
Đa số học sinh khi làm bài không biết cách phân phối thời gian hợp lí nên
viết xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong bài. Do
đó, khâu tự sửa bài sau khi viết không được coi trọng. GV cần nhắc nhở các em
chú trọng hơn đến việc sửa bài trước khi nộp.
Như vậy: Để dạy tốt văn biểu cảm, giáo viên nên chú ý trước tiên đến việc
đổi mới cách ra đề. Từ đề tài chung cho cả lớp (có tính định hướng chung), phải
5/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

thực hiện quá trình cá thể hóa đề bài (quá trình hướng dẫn mỗi học sinh đi từ đề
tài chung cho cả lớp đến việc xác định đề bài riêng, đề bài cụ thể phù hợp với
vốn sống, với tình cảm, cảm xúc riêng của mỗi học sinh). Một lí luận sư phạm
tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy, đó là: Giáo viên không được bắt học
sinh viết bài văn biểu cảm về đề tài các em chưa được sống, chưa có hiểu biết,
có cảm xúc nếu giáo viên muốn học sinh làm tốt yêu cầu mình đưa ra.
Khi chấm bài làm văn biểu cảm của học sinh, giáo viên nên coi trọng tính cá

biệt, sự độc đáo trong suy nghĩ, rung động có trong nội dung hơn là độ dài của
bài. Nếu bài văn biểu cảm của các em chỉ cần có được một, hai cảm nhận hoặc
một, hai nội dung có sắc thái tình cảm riêng, các thầy cô giáo nên trân trọng,
biểu dương và tỏ thái độ đánh giá cao qua cách cho điểm.
Giáo viên cần hướng dẫn, khuyến khích và khuyến khích hơn nữa việc học sinh
đọc sách, bắt đầu từ việc đọc các văn bản trong SGK. Thực tế cho thấy học sinh
rất lười đọc sách dẫn đến đọc yếu, gây khó khăn cho việc cảm thụ văn bản.
Chính vì thế, giáo viên cần khơi nguồn và nuôi dưỡng thói quen đọc sách của
học sinh bằng cách: trong mỗi tiết dạy giáo viên lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các
câu nói, đoạn thơ, đoạn văn hay từ các sách tham khảo, sách nâng cao, các tác
phẩm văn học và cho các em trực tiếp nhìn thấy. Khi giáo viên làm được như
thế, không cần phải “Khua chiêng gõ mõ”, tự các em sẽ tìm đến với sách, làm
bạn với sách. Khi bồi dưỡng học sinh năng khiếu văn, tôi phát hiện thấy học
sinh thích dùng sách theo cô giáo, có lẽ là mong có tài liệu để làm đúng ý cô.
Tôi đã cất công đến hiệu sách và tìm sách để đọc qua có tính chất “thẩm định
sách ” tôi cung cấp cho các em sách nào tốt hợp với các em, tôi cũng dùng để
khuyến khích các em đọc. Tôi thấy cách này cũng có hiệu quả vì học sinh của
tôi đã thích mua sách tìm sách để đọc.
Một học sinh muốn học tốt văn biểu cảm cần phải có kĩ năng diễn đạt trôi
chảy, hấp dẫn. Giáo viên nên giao các bài tập rèn viết ở nhà cho học sinh sau
mỗi tiết học. Đặc biệt, giáo viên nên hướng dẫn các em cách viết nhật kí để giúp
các em nuôi dưỡng tình cảm đẹp khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

6/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách tạo cảm xúc khi làm văn
biểu cảm:

Văn là cuộc sống, vì thế muốn có cảm xúc để viết văn biểu thì cần có cảm
xúc với chính cuộc sống đời thường xung quanh chúng ta. Giáo viên nên khơi
gợi cảm xúc của học sinh bằng cách nói chuyện gợi cho các em có cơ hội nói lên
em thấy thế nào trước vật ấy, người ấy, sự việc ấy? Ví dụ khi biểu cảm về loài
cây tôi thường hỏi các em thích cây nào? Vì sao em thích, vì sao em không
thích? Nếu các em không trả lờí được tôi sẽ gợi ý cho các em: vẻ đẹp lơi ích , kỉ
niệm gắn bó….với cây đó. Từ đó để các em nảy sinh tình cảm tích cực về các
loài cây. Khi biểu cảm về người tôi hỏi các em ở khu chúng ta hiện nay có rất
nhiều người lang thang và có vấn đề về thần kinh các em nghĩ gì khi gặp họ?
Các em nói: sợ họ, ghét họ, thấy ghê tởm, thấy thương họ…. Tôi nói tiếp các em
thử nghĩ nếu những người ấy là bố mẹ, cô dì, chú bác, anh em mình thì sao? Các
em nghĩ một lát rồi đều nói là thương họ. Tôi cũng nói cho các em biết hàng
ngày khi gặp họ tôi đã nghĩ gì cảm thấy thế nào, muốn làm gì. Tôi cảm nhận sau
khi chia sẻ các em nảy sinh tình cảm rất tích cực. Hoặc trước khi viết bài về mẹ
tôi đã chia sẻ cảm xúc của tôi khi mẹ mình mắc bệnh nan y và những cảm xúc
của mình khi mẹ qua đời… Tất cả những chia sẻ ấy đã có ích rất nhiều trong
việc khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc của học sinh. Giáo viên chỉ cho học sinh thấy
tất cả mọi thứ quen thuộc đôi khi ta không lắng lòng cảm nhận ta sẽ quên mất nó
và vô cảm với nó rồi dần dần trái tim sẽ chai sạn, khô cằn. Biết nuôi cảm xúc là
cách hiệu quả để có thể làm tốt văn biểu cảm.
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách thể hiện cảm xúc khi làm
văn biểu cảm:
- Biểu cảm trực tiếp:
Biểu cảm trực tiếp là cách diễn đạt tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ của người viết
một cách rõ ràng bằng các từ ngữ, câu chữ chứ không phải thông qua các hình
thức biểu hiện khác. Đây là cách dùng phổ biến trong văn biểu cảm. Học sinh
vận dụng cách biểu cảm trực tiếp vào bài viết cũng dễ dàng hơn hình thức biểu
cảm gián tiếp vì nó dễ nhận biết, dễ thực hiện và dễ tác động một cách trực tiếp
đến tình cảm của người đọc. Nhưng nếu vận dụng không khéo, bài viết của các
em dễ rơi vào tình trạng giả tạo, gượng ép, sáo mòn, gây phản cảm cho người

đọc. Vì thế khi viết bài các em cần chú ý kĩ năng vận dụng cách tạo cảm xúc sao
cho tự nhiên, chân thực. Hình thức biểu cảm trực tiếp thường sử dụng các cách
tạo cảm xúc sau:

7/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

+ Sử dụng từ ngữ biểu cảm:
 Sử dụng những động từ chỉ cảm xúc, trạng thái tình cảm của con
người:
Ví dụ: “Tôi phập phồng cùng những nụ hoa đang bắt đầu hé nở. Tôi mê
mẩn trước những bông hoa đang tỏa bừng rực rỡ. Tôi ngây ngất trước những hàng
hoa đang lặng lẽ đưa hương, như muốn ủ vào đất, ướp lên trời, như muốn len vào
hồn người. Tôi ngạc nhiên cùng mảnh đất ấy, âm thầm và lặng lẽ, giản dị và lớn
lao, suốt đời đất ở dưới chân người bất ngờ bung lên tỏa bao sắc màu…”
( Trích Loài hoa tôi yêu – Hạ Huyền )
Nhận xét: Trong đoạn văn trên để bộc lộ cảm xúc của mình về các loài hoa, tác
giả sử dụng những động từ chỉ trạng thái cảm xúc một cách tự nhiên say mê.
 Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đặc biệt từ tượng thanh, tượng hình:
Ví dụ: “Hằng năm, cứ vào cữ hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng
những cơn mưa lá sấu vang ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu thơm thơm.
Hương lá sấu dịu dàng, ướp cả bầu không khí tinh khôi khiến ta muốn hít thật
sâu cho căng tràn lồng ngực... Những mảng hoa hình sao màu trắng chao
nghiêng trong gió, đậu xuống mái tóc các cô gái lấm tấm khắp cả mặt đường…”
( Tạ Việt Anh )
Nhận xét: Trong đoạn văn trên để bộc lộ cảm xúc của mình về cây sấu, hoa sấu,
mùi hương của hoa tác giả sử dụng những từ láy gợi tình yêu, sự gắn bó với cây
sấu Hà Nội. Qua đó bộc lộ tình yêu của Hà Nội của người viết.

+ Dùng từ cảm thán, câu cảm thán:
Ví dụ: “ Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân
dầm sương dãi nắng đã thành bệnh”
( Tuổi thơ im lặng – Duy Khán )
Ví dụ: “ Quê tôi lắm nằng nhiều mưa… Chao ôi! Sức sống của cây cau sao
mà bền bỉ, mãnh liệt như vậy!”
Nhận xét: Trong hai ví dụ trên tác giả bộc lộ cảm xúc trực tiếp bằng từ cảm thán
và câu cảm thán.
- Biểu cảm gián tiếp:
Là cách biểu đạt tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ của người viết thông qua các hình
thức biểu hiện khác như dùng biện pháp tu từ ẩn dụ, tượng trưng… Ngoài ra
cũng có thể diến đạt qua cảnh vật, con người có liên quan đến cảm nghĩ; trong
trường hợp này họ thường sử dụng yếu tố từ sự, miêu tả để khêu gợi cảm xúc.
+ Dùng biện pháp tu từ ẩn dụ tượng trưng:
8/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

Ví dụ: “ Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi? (…)
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con ”
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )
Nhận xét: Nhà thơ Nguyễn Duy đã lấy cây tre làm hình ảnh ẩn dụ để thể hiện
cảm nghĩ về con người Việt Nam. Bằng cách này tác giả tạo ra hai lớp nghĩa cho
bài thơ: ca ngợi đặc điểm của cây tre, ca ngợi phẩm chất của con người Việt
Nam kiên cường bất khuất nhưng giàu lòng yêu thương, đùm bọc, nhân hậu.

+ Dùng yếu tố tự sự, miêu tả:
Yếu tố miêu tả:
Ví dụ: “ Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất
để khỏi trơn ngã. Người ta nói “Đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao
giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như
gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt
lấm tấm….”
(Tuổi thơ im lặng- Duy Khán)
Nhận xét: Qua việc miêu tả bàn chân của bố, tác giả đã thể hiện lòng thương
cảm, thấu hiểu sự vất vả, nhọc nhằn của bố. Tác giả đã truyền đến người đọc
tình yêu với người cha sâu sắc.
Yếu tố tự sự:
Ví dụ: “Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con
chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố
tất bật đi từ khi sương còn đẫm cành cây, ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ
đẫm sương đêm…”
(Tuổi thơ im lặng- Duy Khán)
Nhận xét: Đoạn văn đã kể lại những việc bố làm nhưng không nhằm mục đích
để kể mà để thể hiện tình cảm của con với bố.
Như vậy các yếu tố miêu tả, tự sự có tác dụng là phương tiện khơi gợi cảm xúc,
làm cho cảm xúc được thăng hoa.
+ Dùng câu hỏi tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác:

9/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

Ví dụ: “Nước biển Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy? (...) Cái
màu xanh luôn luôn biến đổi của nước biển chiều nay trên biển Cô Tô như là

thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như
gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả
cốm làng Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác.
Nó xanh như cái màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh Minh? Đúng một phần
thôi. Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biến
sang màu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan
Tư mã nghe đàn tỳ bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng không? Chưa được
ư? Thế thì nó xanh như một màu áo cưới, được không? Hay là nói thế này:
nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người còn
phải viết vào thân tre? Nghe hơi trừu tượng phải không?...”
(Cô Tô – Nguyễn Tuân)
Nhận xét: Tác giả thể hiện sự bất ngờ, sự say mê, thích thú của mình trước vể
đẹp kì diệu của nước biển Cô Tô qua các hình ảnh so sánh, câu hỏi tu từ.
+ Dùng các kết cấu trùng điệp, điệp từ, điệp ngữ:
Ví dụ: “Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối
tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt
ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất
ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong
vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố
phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng
của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số
đường còn nhiều cây xanh che chở”.
(Sài Gòn tôi yêu- Minh Hương)
Nhận xét: Tác giả đã bộc lộ tình yêu của mình với Sài Gòn nồng nhiệt, sâu sắc
qua biện pháp tu từ điệp từ, điệp cấu trúc. Giọng văn tha thiết nhịp nhàng cũng
chính là do các biện pháp này tạo ra. Rõ ràng người đọc đã rất ấn tượng với cảm
xúc của tác giả.
Rõ ràng nếu giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu cảm cụ thể, giúp học sinh
học biểu cảm theo những ví dụ cụ thể thì học sinh sẽ hiểu và nhanh chóng nắm
bắt được kỹ năng biểu cảm. Phân biệt văn tự sự, miêu tả với việc dùng tự sự,

miêu tả để biểu cảm, chứ không nhầm biểu cảm thành kể, tả.

10/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

3.2: Đối với học sinh
Để học tốt văn biểu cảm, cần biết tạo nên cảm xúc; bởi cảm xúc là sự cảm thụ
của trái tim, của tấm lòng và tình cảm người học. Các em hãy đến với giờ văn
bằng trái tim, bằng tấm lòng của mình thì những cung bậc tình cảm vui, buồn,
thương, hờn giận từ bài giảng của thầy cô sẽ đi vào lòng các em. Các em sẽ biết
thương cảm những số phận bất hạnh, biết căm ghét sự bất công, cái xấu, cái ác;
biết yêu thiên nhiên hoa cỏ, yêu quê hương đất nước, “Người với người sống để
yêu nhau” ( Tố Hữu).
Để làm tốt một bài văn biểu cảm, khi làm bài, trước tiên, các em cần định rõ
cho mình các yêu cầu cụ thể để biến đề tài chung cho cả lớp thành đề bài của
riêng mình. Sau đó, cần xác định rõ những tình cảm cảm xúc, những rung
động nào là mạnh mẽ, là riêng của mình. Hãy tập trung trình bày những tình
cảm, cảm xúc, suy nghĩ đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua miêu tả
cảnh vật, qua một câu chuyện . . . ). Các em cần chú ý đến sự riêng biệt, độc
đáo của nội dung hơn là ham viết dài. Đồng thời, cần lựa chọn các từ ngữ,
hình ảnh (so sánh ví von, so sánh ngầm . . . )thích hợp để diễn tả những tình
cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Điểm quan trọng nhất để làm bài văn biểu
cảm đạt kết quả cao là tự bản thân các em hãy tích cực đọc sách, tích cực
tham gia các hoạt động trong nhà trường, ngoài xã hội để có thêm vốn sống,
vốn hiểu biết. Các em nên viết nhật ký hoặc những bài viết ngắn ghi nhanh lại
cảm xúc của mình trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, các em cần chú ý rèn
luyện cho tâm hồn mình trở nên chứa chan những tình cảm yêu, ghét, buồn,
thương, hờn giận, nhớ nhung . . . dạt dào những suy nghĩ đẹp đẽ cao thượng

về tình bạn, tình yêu thương cha mẹ thầy cô, yêu quê hương đất nước . . . Đó
là cái gốc to, là những chùm rễ sâu cung cấp chất bổ dưỡng cho cây văn biểu
cảm luôn xanh tươi, nở hoa, kết trái.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Qua rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên tôi nhận
thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở môn văn khối 7 năm học 2016– 2017
được nâng cao rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng
dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn; tự tin say mê hơn với sự
nghiệp trồng người. Ai đó đã từng nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi
chẳng thấy khổ chút nào mà ngược lại, tôi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì
được cống hiến, góp sức mình làm đẹp cho đời. Đối với các em học sinh, các em
bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của môn văn, biết bộc lộ cảm xúc của
mình đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh có kĩ năng làm văn biểu
cảm tốt khá nhiều.
11/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

* Tôi ra đề văn biểu cảm cho bài viết tập làm văn số 3: Biểu cảm về một
người mà em yêu quý( Cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè.)
Và đây là bài viết của một số em:
Bài thứ nhất;
“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ,
được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ
trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con
bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng
con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là

người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này.
Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái
nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ
có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi
40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp
hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh,
nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng
nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy.
nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan
biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao
giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu
thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi
môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu
ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến
lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, môt điều đương
nhiên. Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao
giờ tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? Mẹ
tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao
lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối
hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của
mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá
đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm,
con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng
không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến
tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc
cho mẹ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ.
12/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS


Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt
hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống
trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng
đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối
hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên man làm
tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm
áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái
cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây
phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay
mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng
hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi.
Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh
bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần
liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm
viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì
nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà
mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc
thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những
món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đến thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ
quá luôn. Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy
tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không
nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động
nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại
con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi
đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan
trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như
có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi
tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải
cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu

tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt
yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau
làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng
chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể
cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc,
lấy hết can đảm đẻ nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ
con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe
lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa,
13/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui
hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm,
đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của
con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn,
nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình. Mẹ ơi,
mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là
người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ
đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như
con đủ can đảm đẻ nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con
đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ.
Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng
nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ,
vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con
nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con,
bảo ban con là và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi
dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính

mẹ nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương
mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ
rằng:
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
( Bài viết của em: Nguyễn Phương Ly lớp 7A1)
Nhận xét: Bài văn của em đã gợi nhiều xúc động cho người đọc bởi tình cảm,
cảm xúc em dành cho mẹ rất chân thật tự nhiên, ấm áp tình cảm mẹ con mà
không hề khuôn mẫu.

14/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

Bài thứ 2:
Ngày xửa ngày xưa, trái đất tưới thắm hót ca chào mừng một cô giáo tương
lai ra đời…Thiên sứ đã giao nhiệm vụ cho cô giáo ấy phải đưa những cô, cậu bé
lần lượt lên đò sang bờ bên kia của kiến thức và đỉnh cao của thành đạt…. Đều
đặn hằng năm cô giáo ấy lại đón rồi đưa, lại chắp thêm đôi cánh cho mấy đứa
nhóc tẹo vừa ngoan vừa dễ thương và hãy còn ngây ngô khờ khạo bay vào trời
xanh… (trích lưu bút)
Thế đấy các bạn ạ…Thầy cô của chúng ta hàng năm đều thầm lặng đưa đò,
đưa chúng ta đến đỉnh cao của thành đạt…nhưng có bao giờ khi thành đạt xong
chúng ta đã quay lại thăm hỏi thầy cô chưa? Phần lưu bút ở trên là của cô giáo
lớp 5 viết cho mình…bạn sẽ không biết được niềm vui của những người thầy,
người cô khi thấy học trò mình thành đạt…và bạn sẽ càng không thể biết được
cảm giác hạnh phúc của thầy cô khi thấy những chuyến đò đã qua sông rồi
nhưng vẫn luôn nhớ đến chuyến đò năm cũ…
Nhiều khi những cử chỉ nhỏ bé của bạn thôi nhưng cũng đủ kết thành vòng

hoa tô thắm cho cái nghề cái nghiệp của thầy cô…
20/11 lại sắp đến rồi…năm nay tôi không thể về thăm trường được nhưng
vẫn muốn gửi một chút tấm lòng theo gió, theo mây vượt ngàn dặm để gửi đến
thầy cô những lời biết ơn trân tình nhất…..
Vượt gió, vượt mây
Vượt ngàn đại dương
Con đến bên Người……những chuyến đò thầm lặng….
“Nhất tự vi sư.. bán tự vi sư..”
Quay tới quay lui, lại một mùa 20/11 nữa về.
Bâng khuâng nhìn lại mái trường xưa… Tìm đến với thầy cô xưa, những
con người cả đời đưa đò.. thầm lặng..
Em biết khóc, biết cười trước những cảnh đời.. biết đứng lên khi té ngã.. biết nhặt
lấy cây gai trên đường để bảo vệ bàn chân những người đi sau.
Em biết thế nào là hy sinh, thế nào là cuộc sống.. biết yêu gia đình và yêu quê
hương..
Thầy dạy em biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng trong sạch.. để
ngẩng cao đầu với bạn bè..
Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức..
Dòng sông vẫn cứ êm trôi.. tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn
luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ.. bao nhiêu người khách đã sang
15/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

sông ? bao nhiêu khát vọng đã vào bờ ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực..? Có
mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi..
Xin dành riêng nơi đây để chúng em nhìn lại dòng sông xưa, nhìn lại thầy,
nhìn lại chính bản thân mình. Và gửi tới thầy cô lời biết ơn trân trọng nhất.
( Bài viết của em Nguyễn Khánh Huyền- 7A1)

Nhận xét: Bài văn biểu cảm về người thầy của em rất xúc động. Em đã biết vận
dụng các phương pháp làm bài văn biểu cảm: biểu cảm trực tiếp, gián tiếp. Đặc
biệt là sử dụng dấu chấm lửng và câu hỏi tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
*Kết quả điểm trung bình môn văn học kì I năm học 2016 – 2017 là rất khả
quan:
Tỉ lệ học sinh Tỉ lệ học sinh Tỉ lệ học sinh Tỉ lệ học sinh
giỏi
khá
trung bình
yếu

Tỉ lệ học sinh
kém

16,5%

0

71%

12,5%

16/19

0


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được
môn văn. Đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa hình thành tâm hồn.
Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn văn sẽ giữ
lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến
với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Sau khi nghiên cứu, tham
khảo sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân người dạy và người học sẽ có cái nhìn
mới mẻ, tích cực hơn về phương pháp dạy và học văn biểu cảm. Từ đó, rất hi
vọng kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn; các em sẽ yêu thích, ham mê môn
văn hơn nữa.
2. Một số kiến nghị:
2.1.

Đối với thầy cô:

Môn Ngữ văn là một môn khoa học xã hội tương đối khó, văn biểu cảm ở
lớp 7 khi giảng dạy cho học sinh thật chẳng dễ dàng một chút nào chính vì vậy
trong quá trình gỉảng dạy người thầy cần tận tình, tỷ mỷ,chu đáo, luôn tìm tòi
sáng tạo để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp phù hợp vối mọi đối tượng
học sinh. Giáo viên cần đưa ra hệ thống bài tập một cách chủ động từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp. thầy cần thường xuyên kiểm tra kỹ năng viết của
học sinh để chấm chữa một cách chính xác, đều đặn.
2.2.

Đối với trò:

Cần chủ động, tích cực, tự giác tham gia vào quá trình học tập
2.3.

Đối với phụ huynh


- Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời
gian cho con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc gia
đình.
- Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách; chia sẻ tư vấn, định hướng,
bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc lộ và
phát triển cảm xúc, tình cảm trong cuộc sống nói chung và trong việc làm văn
biểu cảm nói riêng.
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn văn để tìm hiểu,
nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình.
2.4.

Đối với các cấp lãnh đạo ngành:

Nhìn chung bộ sách giáo khoa mới được biên soạn rất công phu, tỷ mỷ,
khoa học hơn rất nhiều so với bộ sách giáo khoa trước đây. Các tiết học đưa vào
17/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

chương trình rất phù hợp, tiện cho việc tích hợp của thầy và trò, phát huy được
tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên từ thực tế sử dụng, tôi xin mạnh dạn có
một số kiến nghị:
- Phần văn biểu cảm được đưa vào chương trình giảng dạy với các em học
sinh lớp 7 là tương đối khó với các em . Để các em có thể làm văn biểu cảm tốt
nhất cần tăng thêm các tiết luyện tập cho các em.
- Phần tiếng Việt các tiết “dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”. Hệ thống đơn
vị kiến thức cũng như các ví dụ đưa vào sách giáo khoa tương đối khó với các
em. khiến cho việc tiếp thu bài của các em gặp không ít khó khăn.

Tất nhiên những ý kiến của tôi chỉ mang tính cá nhân do đó còn hạn chế về
nhiều mặt. Tôi rất mong ý kiến ý kiến của các bạn đồng nghiệp để quá trình
giảng dạy của tôi thu được những kết quả tốt đẹp.
Tôi xin trân trọng cám ơn!

18/19


Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7 tập 1
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III
(2004–2007 ) môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục
Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích
hợp và tích cực – Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia
TPHCM
Dạy học tập làm văn ở trung học cơ sở - Nguyễn Trí – NXB Giáo
dục
Văn biểu cảm trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn – NXB Giáo dục

19/19



×