Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.78 KB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gia Phú, ngày 7 tháng 3 năm 2012
Họ và tên tác giả: ĐẶNG THU HOÀN
Sinh ngày: 09 tháng 5 năm 1978
Chức vụ: Giáo viên.
Nơi công tác:Trường THCS số 1 Gia Phú.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Văn.
Các điều kiện chủ yếu để xét công nhận sáng kiến như sau:
TÊN SÁNG KIẾN (được gọi là giải pháp hữu ích):
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7.
MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Văn học có vai trò
rất quan trọng trong sự hình thành phát triển nhân cách con người. Mác-xim Gor-ki
đã từng nói: Mỗi một cuốn sách sẽ giúp ông bước dần lên từng bậc thang để tiến
lên làm Người. Câu nói ấy giúp ta hiểu được vai trò của văn học nói riêng và của
nghệ thuật nói chung. Khác với các môn học khác văn học sử dụng ngôn ngữ nghệ
thuật để phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan. Trong tác phẩm văn học, nhà văn
không chỉ nhận thức chân lí khách quan mà còn bộc lộ tư tưởng và tình cảm, ước
mơ và khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa
là dạy văn không chỉ giúp các em tìm hiểu nghệ thuật, nội dung văn bản từ đó hình
thành và phát triển các giá trị đạo đức của bản thân mà nhiệm vụ không kém phần
quan trọng của việc dạy văn trong nhà trường là dạy các em cách để tạo lập văn
bản, bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình thông qua cách sử dụng ngôn từ.
Môn Văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học,
Tiếng Việt và Tập làm văn. Ba phân môn này có mối quan hệ mật thiết, tác động
qua lại với nhau. Học Văn để giúp các em có kĩ năng cảm thụ, nhận thức, học
Tiếng Việt là để cung cấp vốn từ vựng và cách sử dụng cho học sinh. Môn Tập


làm văn làm nhiệm vụ tổng hợp của hai phân môn trên tức là môn mang tính thực
hành. Học sinh sử dụng kiến thức của hai phân môn Văn, Tiếng Việt để tạo ra văn
bản hoàn chỉnh, bộc lộ quan điểm, tình cảm, sự hiểu biết của mình về các vấn đề
cuộc sống. Theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy
cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành,
sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn núi”. (Dạy Văn là một quá trình
rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu Giáo dục, số 28, 11/1973). Câu nói đó càng chứng
tỏ vai trò quan trọng của việc dạy Văn nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng
trong nhà trường.
Trong các dạng bài tập làm văn được học ở chương trình THCS thì tôi thấy
kiểu bài biểu cảm là một dạng bài hay giúp các em học sinh có cơ hội được bộc
bạch tâm tư, tình của của mình đối với cuộc sống, con người và các vấn đề đa dạng
khác. Tuy nhiên dạng bài này đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức mà phải có
cảm xúc và biết thể hiện cảm xúc ấy một cách chân thật, tinh tế, tránh sự sáo rỗng
đồng thời qua đó khơi gợi được tình cảm của người đọc. Văn biểu cảm đòi hỏi tính
nghệ thuật và có thể xem một bài văn của các em như một tác phẩm trữ tình. Bởi
vậy với đối tượng là học sinh lớp 7 tôi thấy đây là một vấn đề khó khăn đặt ra cho
giáo viên và học sinh.
3
Năm học 2008 - 2009 tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận
thấy mặc dự biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người
nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng
cảm nơi người đọc” (Ngữ văn 7 - tập 1). Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa
phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các kiểu bài khác đặc biệt là miêu
tả và tự sự. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn Văn của
các em còn thấp. Thực tế đó qủa là đáng lo ngại. Vậy giải quyết vấn đề này ra sao?
Tôi luôn trăn trở, tự đặt câu hỏi: Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc
làm văn biểu cảm? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu
cảm cho học sinh? Và đến năm học 2009-2010 khi được dạy văn lớp 7 tôi đã mạnh
dạn áp dụng một số kinh nghiệm vào dạy văn biểu cảm cho các em. Qua các bài

kiểm tra tôi thấy chất lượng làm văn biểu cảm của các em đã được nâng lên rõ rệt.
Tôi đã tiếp tục áp dụng kinh nghiệm vào dạy văn biểu cảm cho học sinh trong năm
học 2010-2011. So sánh kết quả ba năm thực hiện tôi nhận thấy kĩ năng của các
em ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm khi
dạy dạng bài văn biểu cảm cho các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
2. Tình hình nghiên cứu
Để khắc phục những hạn chế của học sinh khi viết bài văn biểu cảm, một số
đồng chí giáo viên đã tìm tòi và đưa ra những cách thức thực hiện của riêng mình.
Nhưng đây chỉ là vấn đề mang tính cá nhân. Từ khi thay sách đến nay chưa có một
nội dung nghiên cứu hay một chuyên đề nào được tổ chức với quy mô lớn nhằm
đưa ra những định hướng cụ thể cho việc dạy kiểu bài biểu cảm cho học sinh. Vì
vậy việc dạy học biểu cảm cho các em vẫn chủ yếu là trung thành theo định hướng
SGK, thực hiện tuần tự các mục, các bước và trả lời đầy đủ các câu hỏi từ đó rút ra
nội dung cơ bản của bài, đi đến nội dung ghi nhớ. Việc nâng cao mở rộng kiến
thức và rèn luyện kĩ năng cho các em chủ yếu áp dụng với đối tượng học sinh giỏi
được bồi dưỡng ngoài giờ. Nói chung các giáo viên còn đang rất lúng túng với việc
khắc phục kĩ năng làm bài biểu cảm còn hạn chế của học sinh.
Với mong muốn nâng cao kĩ năng viết bài văn biểu cảm cho học sinh đồng
thời giúp các em có hứng thú học tập và mạnh dạn bộc lộ cảm xúc của mình, ngoài
việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, tôi còn đưa vào một số nội
dung nâng cao, mở rộng trong các tiết dạy đồng thời chú trọng đào sâu một số các
kĩ năng cho các em. Kết quả là nhiều em đã có những bài viết giàu cảm xúc và đa
số các em thể hiện được đúng đặc trưng kiểu bài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Khi đặt ra vấn đề : Làm thế nào để nâng cao kĩ năng làm văn biểu cảm cho
học sinh lớp 7, tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm
giảng dạy trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết
triệt để tình trạng học sinh học thuộc lí thuyết văn biểu cảm, nắm được các bước
4
làm bài nhưng khi vận dụng lại lạc sang kiểu bài tự sự, miêu tả, hoặc bộc lộ tình

cảm, cảm xúc một cách hạn chế.
Mục đích cuối cùng là mỗi giáo viên văn hình thành cho học sinh kĩ năng
làm bài văn biểu cảm, bộc lộ tình cảm tự nhiên, chân thành mà và giữ đúng đặc
trưng kiểu bài. Thông qua đó làm phong phú cảm xúc, tâm hồn của các em, hướng
các em vươn tới Chân - Thiện - Mĩ .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu.
Do điều kiện và thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh
nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh lớp 7A1 của trường THCS số 1 Gia Phú
trong ba năm học 2008-2009; 2009- 2010 và 2010-2011.
b. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở ban hành năm 2002, phần nội dung
chương trình quy định văn biểu cảm chỉ được học 14 tiết ở lớp 7. Chính vì thế
trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến nội dung văn biểu cảm trong
SGK Văn 7- Tập 1 .
5. Tài liệu nghiên cứu
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-
2007) môn Ngữ văn- quyển 1 và 2- NXB Giáo dục.
2. Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và
tích cực - Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM.
3. Dạy học Tập làm văn ở Trung học cơ sở - Nguyễn Trí – NXB Giáo dục.
4. Văn biểu cảm trong chương trình Ngữ văn THCS - Nguyễn Trí, Nguyễn
Trọng Hoàn- NXB Giáo dục.
5.Từ điển thuật ngữ văn học- Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi-
NNXB Giáo dục- 2009.
6. Giúp em viết tốt các dạng bài Tập làm văn lớp 7- Huỳnh Thị Thu Ba-
NXB Giáo dục- 2009.
6. Phương pháp nghiên cứu
5
Bài viết sử dụng các phương pháp: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp.



NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Ngồi
trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung không
rõ nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có hồn. Lúc đó,
bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay tình mượn ý. Người
giáo viên, khi dạy văn THCS nói chung, dạy văn biểu cảm nói riêng, ngoài việc
giúp các em nắm kiến thức, cũng cần phải khơi gợi ở các em tình yêu văn học, yêu
cuộc sống, để tâm hồn, tình cảm của các em sống cùng nhân vật, tác phẩm. Trái
tim của các em biết thổn thức, đau đớn trước những bất hạnh của nhân vật, của
cuộc đời. Nói cách khác là phải truyền cho các em tình yêu, niềm say mê và làm
trỗi dậy ở các em trái tim nhân ái, những rung cảm thật sự để các em có thể dễ
dàng bộc lộ và tạo lập được một văn bản biểu cảm hay. Điều đó quả rất khó nhưng
có thể khắc phục được vì tình cảm vốn là một phần trong mỗi con người. Tuy
nhiên để biểu đạt được những cảm xúc đó một cách chân thành, hợp lí mà vẫn giữ
đúng đặc trưng của kiểu bài lại càng khó hơn. Vì vậy để học tốt và viết tốt văn
biểu cảm ở THCS, học sinh cần nắm vững hệ thống 6 bài học về văn biểu cảm
(trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm:
- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
- Đặc điểm của văn biểu cảm.
- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
- Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
- Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Qua giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 7, tôi nhận thấy các em có kĩ năng
nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản. Khi giáo viên đưa ra các đoạn
văn yêu cầu các em xác định phương thức biểu đạt trong từng đoạn đa số các em

đều xác định đúng nhưng kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn của
một bộ phận học sinh còn yếu .
Năm học 2008 -2009, khi viết bài tập làm văn số 2 với đề bài “Loài cây em
yêu”. Dù mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm xong nhưng
nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên bài viết
6
không phải viết về thái độ và tình cảm của mình đối với một loài cây cụ thể mà rất
nhiều em đi vào miêu tả về loài cây đó. Mặc dù phần mở bài và kết bài các em đã
thể hiện tình cảm đối với với loài cây nhưng toàn bộ phần thân bài là miêu tả.
Ví dụ: Đoạn văn: "Nhìn từ xa cây hồng như một chiếc ô xanh nhỏ được
điểm những bông hoa đỏ tươi. Buổi sớm, những giọt sương long lanh như những
hạt ngọc đọng trên những dải lụa bằng nhung mịn màng khiến hoa mang một vẻ
đẹp lung linh lạ thường. Cây luôn xanh tốt vì có đủ chất dinh dưỡng nhờ rễ ăn sâu
xuống lòng đất. Rễ cây khoác trên mình một chiếc áo nâu giản dị. Thân cây mảnh
dẻ chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa, được bao phủ bởi một màu xanh đậm, mềm mại như
dáng hình một thiếu nữ xinh tươi. Để bảo vệ cho cây, các cành thân mọc lên
những gai nhọn hoắt như thanh kiếm với màu vàng sẫm. Vì thế mà mỗi khi chăm
sóc cho cây, em phải cẩn thận nếu không gai đâm vào tay đau như kiến cắn. Lá
hồng xanh đậm về phía trên, xanh nhạt ở phía dưới, viền lá có hàng răng cưa bảo
vệ, ngăn những tên sâu độc ác đến phá."
Như vậy học sinh đã miêu tả về cây hồng với đầy đủ đặc điểm về rễ, thân,
lá, hoa theo cảm nhận riêng của mình. Qua đoạn miêu tả đó chúng ta có thể nhận
ra tình yêu của em đó đối với cây như ta vẫn không thấy được đặc trưng kiểu bài
biểu cảm trong đó. Đặc biệt toàn bài chỉ là những đoạn văn như thế này thì không
thể miễn cưỡng mà nói rằng các em đang biểu cảm gián tiếp thông qua miêu tả.
Nhưng nếu các em biết đưa vào đoạn văn một số cây như: Cây hồng thật đẹp!;
Cây hồng mới đẹp làm sao! ở đầu đoạn văn hoặc đưa vào lời đánh giá nhận xét sau
miêu tả: "Em thấy cây hồng mang vẻ đẹp kiêu sa kiều diễm của một nàng công
chúa nhưng cũng cứng cỏi và mạnh mẽ như một vị anh hùng. Đó là nét riêng của
loài hoa đẹp có gai này" thì chắc chắn không ai dám bảo đó là đoạn văn miêu tả

nữa.
Hoặc tiết viết bài tập làm văn số 3 đề yêu cầu “Cảm nghĩ về người thân”,
học sinh viết cũng làm tương tự, tức là các em vẫn tiếp tục đi vào miêu tả ngoại
hình, hành động hoặc kể lại kỉ niệm với đối tượng đó. Bởi vì các em không phân
biệt được một cách rạch ròi loại bài miêu tả, tự sự và yếu tố miêu tả, tự sự trong
văn biểu cảm. Ví dụ: “Bà nội hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà tối nội chưa
làm. Bà thường đi làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng em. Em thấy vậy bảo bà nội
hay là nội đừng đi làm thuê nữa, nội chuyển sang nấu xôi đi. Nội suy nghĩ một hồi
lâu rồi nói, đó cũng là một ý kiến hay” Liệu khi đọc đoạn văn trên, có ai cho rằng
đó là một đoạn văn biểu cảm? Toàn bài viết của em học sinh đó đều là những lời
văn, đoạn văn tương tự như thế. Nhưng nếu trong lời kể, các em có những câu
đánh giá, thể hiện tình cảm trực tiếp thì sẽ được một đoạn văn biểu cảm. Ví dụ: Bà
nội hay dậy sớm để làm nốt những việc mà tối nội làm chưa xong. Lúc rảnh rỗi bà
còn tranh thủ đi làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng em. Bà đúng là con người của
công việc, một người bà tần tảo, hi sinh. Nhìn dáng vẻ tất bật của nội, em thấy
thương nội vô cùng
7
Qua các bài viết, tôi nhận thấy các em cảm nhận và viết văn biểu cảm theo
thói quen, nhờ những kĩ năng viết văn miêu tả, tự sự đã học ở lớp 6. Các em chưa
biết sử dụng và chưa nắm được vai trò quan trọng của biểu cảm trực tiếp cũng như
chưa phân biệt rạch ròi giữa kiểu bài tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong
văn biểu cảm. Kể cả học sinh khá, dự cảm và hiểu được yêu cầu của đề, xác định
đúng hướng làm bài nhưng kể, tả vẫn nhiều hơn biểu cảm. Sau đây là bảng số liệu
thống kê điểm trung bình môn văn học kì I lớp 7A1 năm học 2007 – 2008.
Lớp
TS học
sinh
Loại giỏi Loại khá Tb Yếu
7A1 28
SL % SL % SL % SL %

2 7,1 5 17,9 14 50 7 25
Tuy nhiên đây là kết quả bài viết của lớp có nhiều em học sinh khá giỏi, ở
lớp học khác, tỉ lệ học sinh còn thấp hơn. Trước thực trạng đó, tôi đã tiến hành tìm
hiểu qua các đối tượng học sinh, tìm ra nguyên nhân của vấn đề và suy nghĩ tìm
giải pháp để nâng cao chất lượng học văn biểu cảm cho học sinh lớp 7.
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP
I. Nhận thức triển khai
Từ thực tế giảng dạy, từ khả năng nhận thức của học sinh, tôi tin rằng việc
đổi mới phương pháp, cách thức thực hiện sẽ đem lại kết quả khả quan hơn. Vì vậy
đến năm học 2009-2010 khi tiếp tục được dạy Văn khối lớp 7, tôi mạnh dạn tiến
hành một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở bậc
THCS như sau :
Ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản trong chương trình
theo biên soạn của SGK, tôi tìm đọc các tài liệu tham khảo, tìm ra một số gợi ý để
giúp các em có cách tìm ý và biểu cảm phù hợp. Tôi chú ý nhấn mạnh cho học sinh
một số kĩ năng cơ bản để phân biệt văn biểu cảm với tự sự, miêu tả và biết cách
vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả hợp lí trong kiểu bài biểu cảm.
1. Cung cấp một số cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
Khi dạy tiết 23 bài 6 "Đặc điểm của văn bản biểu cảm", sau khi khai thác
xong toàn bộ nội dung kiến thức bài tập 2 (Trích "Những ngày thơ ấu"- Nguyên
Hồng) và rút ra được hai cách biểu cảm thường gặp, tôi mở rộng cho học sinh cách
biểu cảm trực tiếp và gián tiếp. Cụ thể:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG NỘI DUNG
Giáo viên chiếu cho học sinh một số
đoạn văn, văn bản biểu cảm.
8
Đoạn 1:
"Tôi yêu Sài Gòn da diết như
người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng
mối tình đầu chứa nhiều ngang trái.

Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ
nắng ngọt ngào, vào biểu chiều lộng
gió nhớ thương, dưới những câu mưa
nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết
trái chứng với trời đang ui ui buồn
bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ
tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt
tiếng ồn" "Nhớ Sài Gòn"- Minh
Hương)
Đoạn 2:
"Màu tím lặng thầm thuỷ chung
nói lên nỗi chờ đợi xuyên qua năm
tháng. Đôi lần vơ vẩn buồn, tôi lang
thang ra bờ đê, xin triền cỏ những
bông hoa cỏ dại, những bông hoa
không tên tuổi về cắm trên bàn học.
Tôi trân trân nhìn vào cái mỏng
mảnh của cánh hoa nghe lòng rưng
rưng man mác." ("Loài hoa tôi yêu"-
Hạ Huyền)
Ca dao:
Thương thay thân phận con rùa
Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
? Em hãy xác định cách biểu cảm
trong từng đoạn trích? Chỉ rõ các từ
ngữ được sử dụng để biểu cảm?
Học sinh trả lời, giáo viên kết luận.
- Đoạn 1+ bài ca dao: biểu cảm trực

tiếp (từ ngữ gạch chân).
- Đoạn 2: biểu cảm gián tiếp thông
9
qua cách miêu tả, sử dụng từ láy…
(kết hợp trực tiếp: "buồn", "rưng
rưng")
Qua bài tập học sinh sẽ thấy được
hai cách biểu cảm thường gặp: biểu
cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
Trong một văn bản biểu cảm người
ta thường kết hợp linh hoạt hai cách
biểu cảm này. Nhưng trong thơ, ca
dao để tác phẩm có tính hàm xúc. Có
sức gợi, người ta thường sử dụng
cách biểu cảm gián tiếp.
Giáo viên cung cấp một số cách biểu
cảm trực tiếp và gián tiếp như sau:
Biểu cảm gián tiếp:
- Dùng các biện pháp tu từ ẩn dụ
hoặc tượng trưng để gửi gắm tình
cảm, tư tưởng.
- Thông qua miêu tả, tự sự để thể
hiện cảm xúc.
- Sử dụng câu hỏi tu từ…
Biểu cảm trực tiếp: gọi tên rõ tình
cảm, ý nghĩ của mình bằng từ
ngữ, câu chữ chứ không thông
qua một kiểu hình thức nào khác.
Đây là cách phổ biến trong văn
biểu cảm song phải dùng khéo với

lượng vừa phải để cảm xúc chân
thật và có tính thuyết phục. Có thể
biểu cảm trực tiếp bằng các biện
pháp sau:
- Dùng những động từ chỉ cảm
xúc để diễn tả những cung bậc
trong trạng thái tình cảm của con
người: yêu, mê mẩn, ngây ngất,
ngạc nhiên, say sưa…
- Dùng từ ngữ có tính biểu cảm
đặc biệt là từ láy: rưng rưng, man
mác, vơ vẩn, mải mê, sung
sướng…
- Dùng các từ ngữ cảm thán, các
câu cảm thán: xiết bao, thương
10
thay, ôi, trời ơi, than ôi, hỡi ơi…
Sau khi cung cấp xong nội dung này, học sinh đi đến nhận xét rút ra ghi nhớ
và áp dụng luôn trong bài tập phần luyện tập.
Kết quả các em học tập sôi nổi hơn, hứng thú hơn, các em mong muốn
được thực hành những kiến thức vừa học được nên mạnh dạn xung phong giải bài
tập và chất lượng các bài tập so với năm học trước cũng cao hơn.
2. Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu
cảm
Khi dạy tiết 44 bài 11: " Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm" sau
khi phân tích xong bài tập trong phần I: Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm (tức
là học sinh đã tìm được yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn trích "Tuổi thơ im lặng"-
Duy Khán và nắm được tác dụng của các yếu tố này trong đoạn trích) tôi đã khắc
sâu kiến thức về yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu các bằng cách đưa ra câu
hỏi:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ TG NỘI DUNG
? Phân biệt văn tự sự, miêu tả và
yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu
cảm?
(Thực hiện kỹ thuật đắp bông tuyết,
thời gian 5 phút; vòng 1: 3 phút,
vòng 2: 2 phút)

Giáo viên nhận xét, kết luận:
- Tự sự: mục đích kể lại câu
chuyện (sự việc) có đầu có cuối,
có nguyên nhân, diễn biến, kết
quả.
- Miêu tả: tái hiện đối tượng (sự
việc) giúp người đọc người nghe
cảm nhận được nó, như nó hiện ra
trước mắt.
- Trong văn biểu cảm: mục đích sử
dụng yếu tố tự sự là để nói lên
cảm xúc, sự việc thường là sự việc
trong quá khứ, sự việc để lại ấn
tượng sâu đậm, không đi sâu vào
nguyên nhân, kết quả, không cần
11
Như vậy trong văn biểu cảm yếu tố
tự sự và miêu tả chính là phương
tiện để từ đó bộc lộ tình cảm, cảm
xúc của người nói (viết). Cho nên
khi sử dụng các yếu tố này chú ý
tính hợp lí, tính vừa đủ và đặc biệt

phải có tác dụng biểu cảm.
phải có một chuỗi sự việc liên kết
chặt chẽ với nhau theo mối quan
hệ nhân- quả. Còn mục đích sử
dụng yếu tố miêu tả nhằm mượn
đặc điểm, tính chất của nó để bộc
lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Qúa trình được thảo luận, tư duy sẽ giúp các em sẽ nắm vững kiến thức hơn
để từ đó làm cơ sở cho việc thực hành.
Đây là những nội dung theo tôi thấy rất quan trọng, cần nhấn mạnh, khắc
sâu để các em phân biệt rõ ràng ngay từ đầu, có như vậy bài văn mới tránh được
các lỗi như trên. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, giáo viên cần chú ý chuẩn bị kĩ
càng trên bảng phụ hoặc trình chiếu, hướng dẫn các em ghi những nội dung chốt
ngắn gọn nhất.
3. Nắm vững và có ý thức vận dụng các bước làm bài văn biểu cảm khi
viết bài
Một vấn đề nữa tôi đặc biệt quan tâm dù dạy văn biểu cảm về sự vật và con
người hay văn biểu cảm về tác phẩm văn học, tôi luôn định hướng và hướng dẫn
các em nắm vững các bước để làm một bài văn biểu cảm tốt (thực tế quy trình này
các em đã được học trong chương trình sách giáo khoa, chắc chắn không em nào
không nhớ vì nó giống quy trình làm bài của các dạng văn tự sự, miêu tả đã học ở
lớp 6) vì vậy tôi chủ yếu đi vào hướng dẫn các em cách thực hiện các quy trình này
như thế nào cho có hiệu quả. (Nội dung này tôi truyền đạt cho học sinh nhưng
không lồng vào các tiết học để đảm bảo thời gian và nội dung của tiết học, yêu cầu
các em ghi cụ thể các câu hỏi định hướng, học thuộc và áp dụng khi làm bài): Quy
trình đó bao gồm:
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
* Tìm hiểu đề
Một đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả đối
tượng học sinh. Do đó, quá trình tìm hiểu đề bài sẽ diễn ra như một hoạt động

nhằm cá thể hóa đề bài cho từng học sinh kết quả của quá trình này là mỗi học sinh
có một đề bài cho riêng mình.Trong đề bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng
12
cho các em tìm hiểu đề bằng cách tÌm ra lời giải cho các câu hỏi sau :
? Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật, loài
cây, cảnh vật . . .) nào? Về người nào ? Về tác phẩm nào?
? Viết bài biểu cảm nhằm mục đích gì? (giãi bày cảm xúc, tình cảm nào?)
? Viết bài biểu cảm đó để ai đọc ? (cô giáo, thầy giáo, bố mẹ, bạn bè. . .)
Ví dụ: Tìm hiểu đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Bạn đến chơi
nhà:- Nguyễn Khuyến.
- Đối tượng biểu cảm: Bài thơ "Bạn đến chơi nhà"- Nguyễn Khuyến.
- Mục đích viết bài: Trình bày những cảm nhận, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá
về giá trị nghệ thuật được sử dụng và tình bạn chân thành, sâu sắc của tác giả bộc
lộ trong bài thơ.
- Đối tượng hướng tới: cô giáo. Cách xưng hô: ngôi thứ nhất, xưng "em".
Lời giải đáp cho ba câu hỏi trên sẽ quyết định nội dung bài viết (trình bày
cảm xúc gì, với đối tượng nào ?), giọng điệu bài viết (viết cho bạn bè phải là giọng
văn thân mật, có thể suồng sã; còn viết cho thầy cô hoặc bố mẹ phải thân thiết
nhưng nghiêm trang)
* Tìm ý
Tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý nghĩ và tình
cảm để diễn đạt thành nội dung của bài. Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm muôn màu
muôn vẻ trong các bài văn biểu cảm đều bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống
xung quanh, từ những gì người viết đó sống và trải qua, đó tiếp xúc trong tác
phẩm. Vì thế, muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm không phải cứ ngồi một chỗ mà
đợi ý nghĩ, cảm xúc đến. Sau khi có một đề bài, các em phải nhập tâm và biết biến
yêu cầu khách quan thành yêu cầu chủ quan, tức là tạo nhu cầu biểu bộc cảm xúc
cho bản thân mình. Hãy quan sát kĩ đối tượng đề bài nêu ra để tìm cảm xúc. Nếu
không có điều kiện quan sát trực tiếp, hãy lục lọi trong trí nhớ, trong kỉ niệm
những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết. Nếu cả kỉ niệm trong

kí ức cũng không có thì tìm đọc sách báo, xem phim ảnh về đối tượng để ghi nhận
các chi tiết cần thiết. Tóm lại muốn tìm ý tốt phải biết lắng nghe tiếng lòng mình
khi giao hoà với đối tượng, phải có sự tưởng tượng, liên tưởng và đặt đối tượng
vào thời gian, không gian khác nhau để cảm nhận xem tình cảm của mình như thế
nào.
Trong phần này tôi đã gợi ý cho các em một số thao tác tìm ý, cụ thể cách sử
dụng các câu hỏi để tìm ý như sau:
- Tình cảm, cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ sâu sắc nhất của em về đối tượng là
gì?
- Những đặc điểm, tính chất gì của đối tượng tác động nhiều nhất đến cảm
xúc, suy nghĩ của em?
- Đối tượng làm em nghĩ đến, liên tưởng đến những gì?
13
- Em có kỉ niệm gắn bó sâu sắc gì với đối tượng?
- Đối tượng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của em?
Ví dụ: Với đề trên học sinh sẽ trả lời câu hỏi và tìm ra được:
- Cảm xúc, ấn tượng đọng lại trong em là tìm bạn chân thành, trong sáng, nụ
cười hóm hỉnh, nhân hậu của nhà thơ. Sự sáng tạo trong thể thơ thất ngôn bát cú
Đường luật.
- Bài thơ gợi cho em suy nghĩ về tình bạn của mình và tình bạn trong thời
hiện đại.
- Tình bạn của nhà thơ đã tạo cho em tình cảm ấm áp, niềm tin vào tình bạn
trong sáng…
Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác
phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này
chính là đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm, ngẫm nghĩ tìm ra vẻ đẹp, tìm ra
triết lí của nội dung, tìm ra cái mới, cái độc đáo của các yếu tố hình thức nghệ
thuật. Học sinh đọc kĩ văn bản còn để xem hình ảnh trong đó gợi em liên tưởng
đến điều gì, hình ảnh gì? Không nhất thiết cứ phải đánh giá cái hay, cái đặc sắc về
nội dung, nghệ thuật mà có thể đưa ra những cảm nhận của riêng mình thông qua

sự liên tưởng.
b. Lập dàn ý
Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài ) như
các kiểu văn bản khác.
Mở bài giới thiệu đối tượng và cảm xúc chính về đối tượng.
Phần thân bài là sự phát triển các cảm xúc chính đã nêu ra ở phần mở bài.
Phần kết bài khép lại các ý đã trình bày.
Để học sinh lập dàn ý có hiệu quả, tôi cũng yêu cầu các em phải nắm vững
nhiệm vụ của từng phần, tham khảo các dàn ý trong sách bài tập, sách nâng cao để
lập ý đủ nhưng ngắn gọn.
Ví dụ:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và ấn tượng của em: Bạn đến chơi
nhà là bài thơ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn chân thành
và xúc động.
Thân bài: Cảm nhận về bài thơ:
* Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh đón bạn hết sức éo le của nhà thơ.
- Cảm nhận nỗi vui mừng không xiết của nhà thơ khi lâu ngày được gặp bạn
qua lời thơ chân tình, cách xưng hô thân mật … (Câu 1)
- Thấu hiểu nỗi băn khoăn của nhà thơ khi muốn đãi bạn một bữa ra trò bằng
"cây nhà lá vườn" (Câu 2-7).
14
* Thấm thía giá trị của tình bạn chân thành, sâu sắc.
- Bất ngờ trước cách ứng xử tuyệt vời của nhà thơ trước tình thế nan giải
(Câu 8).
- Nhận thức sâu sắc: tình bạn tự nó là một bữa tiệc tinh thần vô giá, hơn mọi
thứ mâm cao, cỗ đầy.
- Hình dung rất rõ nụ cười nhân hậu, hóm hỉnh của nhà thơ qua câu thơ cuối.
* Khâm phục sự sáng tạo tình của tác giả khi sử dụng thể thơ Đường để nói
đến đề tài dân dã, cũng như sự phá cách ở các câu thơ (2-7).
Kết bài: Đánh giá khái quát về bài thơ: Bạn đến chơi nhà là một bài thơ đẹp

về hình ảnh, ngôn từ, về tình bạn trong sáng, chân thành. Bài thơ sẽ mãi còn vẹn
nguyên giá trị ở mọi thời.
Tuy nhiên trong thực tế học sinh thường có thói quen làm bài ngay mà
không lập dàn ý. Vì vậy khi dạy ở lớp nào, ngay đầu năm học tôi đã yêu cầu học
sinh thực hiện thao tác lập dàn ý vào nháp trước khi làm bài. Sau khi lập dàn ý
xong, các em dựa vào đó để triển khai thành văn bản hoàn chỉnh. Các giờ viết văn
tại lớp tôi đều kiểm tra việc thực hiện của các em để rèn cho các em thói quen này.
Dần dần việc lập dàn ý trở thành một nhu cầu thường xuyên và cần thiết đối với
các em. Có như thế bài văn của các em mới đảm bảo nội dung, việc sắp xếp các ý
cũng phù hợp.
c. Viết bài
Viết bài văn biểu cảm là việc viết các đoạn văn và nối chúng với nhau, tạo
thành chỉnh thể thống nhất. Khi viết bài cần thực hành thành thạo kĩ năng hành
văn, đặt câu, sử dụng từ, chọn giọng điệu, cách bộc lộ cảm xúc phù hợp. Khi viết
bài, kết nối các đoạn trong bài văn biểu cảm cần chú ý đến lô gíc phát triển của
cảm xúc, của tình cảm. Theo lô gíc này, mỗi đoạn trong bài đều phải hướng vào
làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm chính.
d. Sửa bài
Đa số học sinh khi làm bài không biết cách phân phối thời gian hợp lí nên
viết xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong bài. Do đó
khâu tự sửa bài sau khi viết không được coi trọng. GV cần nhắc nhở các em cân
nhắc về thời gian và chú trọng hơn đến việc sửa bài trước khi nộp.
Trong các tiết viết bài biểu cảm ở nhà hay ở lớp tôi đều yêu cầu học sinh
thực hiện nghiêm túc quy trình này, đặc biệt bước lập dàn ý để các em có thói quen
định hướng cho bài viết, viết đủ ý, sắp xếp các ý hợp lí. Phần này tôi không khảo
sát vì bài viết văn của các em đã cho thấy kết quả tiếp thu và vận dụng các bước
làm bài rồi.
4. Những lưu ý đối với giáo viên
Ngoài việc cung cấp các kiến thức và hình thành các kĩ năng cho học sinh
15

trong quá trình giảng dạy tôi còn chú ý:
- Ra đề cụ thể, phù hợp với vốn sống, với tình cảm, cảm xúc riêng của học
sinh. Không bắt học sinh viết bài văn biểu cảm về đề tài các em xa lạ mà các em
chưa có hiểu biết, không có cảm xúc. Muốn học sinh làm tốt yêu cầu, tôi đưa ra
những vấn đề gần gũi, thân quen, gắn bó với các em.
- Khi chấm bài phải coi trọng tính cá biệt, sự độc đáo trong suy nghĩ, rung
động cảm xúc hơn là độ dài của bài. Nên trân trọng, biểu dương khuyến khích các
em có bài viết thể hiện suy nghĩ sáng tạo, phát hiện độc đáo.
- Khuyến khích các em đọc tài liệu tham khảo, đọc các bài văn mẫu để học
hỏi cách diễn đạt, hình thành những tình cảm tốt đẹp cho mình. Những nội dung
hay, mới các em ghi chép vào quyển sổ tay văn học của mình làm tài liệu tham
khảo. Hướng dẫn các em cách đọc hiểu chứ không đọc tràn lan, đọc rồi quên ngay
hoặc không rút ra được bài học gì cho bản thân mình.
- Chú trọng đến các bài tập viết đoạn văn trong phần Văn, Tiếng Việt để rèn
kĩ năng dùng từ đặt câu, kĩ năng dựng đoạn văn biểu cảm. Hướng dẫn các em cách
viết nhật kí để giúp các em nuôi dưỡng tình cảm đẹp khi còn ngồi trên ghế nhà
trường đồng thời giúp các em mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ, tình cảm trong cuộc sống,
trong làm văn.
II. Tính mới của giải pháp (trong phạm vi nào).
Tính mới của gải pháp chính là nó được rút ra từ viêc đúc kết kinh nghiệm
và đưa ra một hệ thống các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng làm văn biểu cảm
cho học sinh lớp 7 dựa vào thực tế nghiên cứu bài làm của học sinh và thực tế
giảng dạy môn Ngữ văn 7 trong ba năm học liền kề.
Những kinh nghiệm của tôi không trùng lặp với ý kiến của đồng nghiệp
khác cũng không trùng với một công trình nghiên cứu hay tài liệu nào
Kết quả thực hiện:
Qua một năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu
trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở môn Văn lớp 7A1 năm
học 2009 - 2010 được nâng lên rõ rệt. Đa số các em biết cách biểu cảm trực tiếp
và gián tiếp linh hoạt trong bài viết. Mặc dù vẫn sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả khi

làm bài nhưng các em biết dùng với lượng thích hợp và nhằm bộc lộ tình cảm của
mình. Dù có những bài viết khá và những bài viết còn sơ sài nhưng không có em
nào nhầm sang văn tự sự hay miêu tả. Vì vậy tôi đã tiếp tục áp dụng các biện pháp
trên để dạy Văn cho học sinh khối 7 trong học kì 1 năm học 2010-2011. Cuối kì
học, tôi đã thống kê điểm phẩy môn Văn học kì 1 của các em. Kết quả cụ thể như
sau:
Năm học Lớp
TS
học
sinh
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
16
SL % SL SL SL
2009-2010
7A1
28 2 7,1 5 17,9 14 50 7 25
2010-2011 31 4 12,9 7 22,6 16 51,6 4 12,9

Qua đối chiếu kết quả học tập của học sinh trong ba năm học liền kề tôi nhận
thấy số lượng học sinh có kĩ năng làm văn biểu cảm tốt khá nhiều, chất lượng học
sinh được nâng lên theo từng năm học. Cụ thể số học sinh khá giỏi tăng, số học
sinh yếu giảm đáng kể chứng tỏ việc áp dụng mang lại hiệu quả cao.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn
trong chuyên môn; tự tin, say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Đối với học sinh,
các em bước đầu đó ý thức được tầm quan trọng của môn Văn, biết bộc lộ cảm xúc
của mình đúng cách, bài văn có cảm xúc thực sự. Chất lượng môn học nâng lên
góp phần tăng chất lượng chung của toàn trường.
17

KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, trong xu thế chung
của toàn xã hội là học sinh không còn say mê với môn Văn học như trước nữa thì
việc giúp các em học tốt và yêu môn Văn học là điều cực kì cần thiết vì đó là môn
học giúp hình thành nhân cách, phát triển tâm hồn, giữ lại những cảm giác nhân
văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim.
Tôi rất mong các đồng nghiệp cùng nghiên cứu, tham khảo sáng kiến kinh
nghiệm này và rút cho mình những bài học thực tiễn về phương pháp dạy văn biểu
cảm. Từ đó, hi vọng kết quả học văn của các em học sinh sẽ tốt hơn, các em sẽ yêu
thích, ham mê môn Văn hơn nữa.
Từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm khi
dạy văn biểu cảm cho học sinh lớp 7:
Đối với giáo viên:
- Phát huy sự chủ động tích cực của học sinh bằng việc áp dụng triệt để
phương pháp dạy học mới giúp các em nắm kiến thức sâu sắc, nhớ lâu.
- Chú trọng việc hướng dẫn các em các cách tìm ý.
- Phân biệt rõ văn tự sự, miêu tả và yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm,
giúp các em thể hiện đúng, rõ đặc trưng kiểu bài.
- Khuyến khích động viên những ý kiến sáng tạo, những bài viết có cảm
xúc, chấm chữa kĩ từng bài để sửa chữa những sai phạm kịp thời.
- Chú trọng việc rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn biểu cảm trong các tiết
học Văn, Tiếng Việt.
Đối với học sinh:
- Học thuộc và nắm vững các nội dung lí thuyết trong các bài học từ đó làm
cơ sở cho nhận thức và thực hành.
- Thực hiện đầy đủ các bước làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn
ý; viết bài; đọc và sửa chữa.
- Khi làm bài văn biểu cảm chú ý sử dụng cách biểu cảm trực tiếp để làm rõ
18

đặc trưng kiểu bài.
- Rèn cho mình kĩ năng thể hiện sự tự tin để bộc lộ cảm xúc tự nhiên trong
giao tiếp cũng như trong tạo lập văn bản.
- Thường xuyên luyện viết để nâng cao kĩ năng viết văn biểu cảm, trau dồi vốn
từ.
- Đọc sách nâng cao, sách tham khảo để học cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc
một cách phù hợp, chân thật.
- Mạnh dạn bày tỏ cảm xúc của mình nhưng cần chú ý tính chân thực, sự
rung động thực sự.
2. Hữu ích của giải pháp (Kết quả áp dụng giải pháp mang lại trong thực
hiện chức năng, nhiệm vụ được giao về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ):
Với những biện pháp cụ thể mà tôi đề xuất trong sáng kiến kinh nghiệm này,
giáo viên có thể giúp cho học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết văn biểu cảm,
phân biệt được rạch ròi văn bản biểu cảm với các văn bản khác đặc biệt là văn bản
tự sự, miêu tả. Ngoài ra các em còn có kĩ năng vận dụng linh hoạt các yếu tố tự sự,
miêu tả vào bài văn của mình và bộc lộ tình cảm theo các cách khác nhau một cách
linh hoạt. Từ đó giúp nâng cao được kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh lớp 7
trong nhà trường.
Cũng thông qua việc học và tạo lập văn bản biểu cảm, giúp hình thành ở các
em những tình cảm tốt đẹp đồng thời các em có cơ hội và kĩ năng thể hiện cảm xúc
vừa chân thật vừa khéo léo. Các em cũng mạnh dạn hơn khi bộc lộ tình cảm của
mình với các đối tượng khác nhau. Điều đó có nghĩa là giúp phát triển và làm
phong phú đời sống tâm hồn các em, cũng là yếu tố quan trọng tạo nên những mối
quan hệ tốt đẹp trong nhà trường và xã hội.
3. Khả năng phổ biến và nhân rộng
Các biện pháp mà tôi đưa ra dù hữu ích với tất cả các đối tượng học sinh
nhưng lại rất dễ thực hiện. Vì vậy có thể áp dụng rộng rãi với học sinh lớp 7 ở các
vùng miền khác nhau, .
Đây cũng là tài liệu để các thầy cô giáo tham khảo làm cơ sở cho việc dạy
và học văn biểu cảm lớp 7.

4. Những kiến nghị đề xuất
1. Đối với cấp trên
Đề nghị tổ chức chuyên đề bàn về phương pháp dạy học dạng bài khó để từ
đó có định hướng tốt cho giáo viên dạy học ngoài những định hướng trong sách
giáo khoa.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, tài liệu nâng
cao đặc biệt là những tài liệu phục vụ cho môn học Ngữ văn chương trình địa
19
phương để giáo viên và học sinh có tư liệu học tập tốt.
2. Đối với giáo viên
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy văn nói chung, dạy văn biểu cảm nói
riêng dể thực hiện nghiêm túc chương trình, bám sát tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ
năng làm cơ sở cho các em cảm thụ tốt các tác phẩm văn học.
Chú ý phát hiện đối tượng học sinh và phân loại phù hợp để có biện pháp
giúp các em hiểu bài và có kĩ năng viết văn
Trong cuộc sống hàng ngày, chú ý hướng các em tới những điều tốt đẹp,
những giá trị nhân văn để bồi đắp tình yêu văn học.

Đầu tư soạn giảng, đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Ngữ
văn cũng là nâng cao chất lượng học văn trong nhà trường
Tôi tin rằng nếu mỗi giáo viên có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong
chuyên môn thì việc dạy và học Văn trong trường THCS sẽ được cải thiện. Cả thầy
cô giáo và các em học sinh sẽ thấy yêu Văn hơn: thầy yêu nghề, hăng say dạy học,
trò có hứng thú mỗi giờ giảng văn của thầy và chắc chắn sẽ không còn “ngại” học
Văn nữa.
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
ĐẶNG THU HOÀN
20
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
.……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
… …………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…… ………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
.……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
21
… …………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
… ………………………………………………………………………… …
…………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP CƠ SƠ
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
.……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
… …………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…… ………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
.……………………………………………………………………………………
22
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
… …………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…… ………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
.……………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn vấn đề nghiên cứu
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3. Mục đích, nội dung nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
2
2
2
3
4
4
4
PHẦN NỘI DUNG.
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2. Tả thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Chương 3. Giải pháp của vấn đề nghiên cứu.
5
5
7
KẾT LUẬN
16
23
C. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP
D. HỮU ÍCH CUA GIẢI PHÁP
E. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG
17
17
17
24

×