Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN -Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297 KB, 32 trang )

Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
MỤC LỤC

Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………… 2
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………… …2
1. Thực trạng ban đầu của vấn đề…………………………………… 2
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành…………………………………4
2.1. Tính mới của vấn đề………………………………………………….4
2.2. Quá trình tổ chức, tiến hành………………………………………… 5
3. Các tồn tại nảy sinh và cơ sở thực tiễn của vấn đề……………………… 21
3.1. Tồn tại……………………………………………………………… 21
3.2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn…………………………………… 21
4. Kết quả đạt được……………………………………………………… 22
5. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………… 24
6. Phạm vi và tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm…………………… 24
7. Những bài học kinh nghiệm …………………………………………… 25
PHẦN III. KẾT LUẬN………………………………………………………
26
PHẦN IV: NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT…………………………………26

1
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
“Văn học là nhân học”. Thật vậy văn học có vai trò rất quan trọng trong
đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc
nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan
điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm
công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt
môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học
khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính


thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức
phong phú, sinh động của cuộc sống.
Môn văn trong nhà trường bậc trung học cơ sở chia làm ba phân môn:
Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn tập
làm văn là phân môn “nhẹ kí” nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói:
“Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình
cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật đều mình muốn
nói”. . . (Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục số
28, 11/1973).
Những năm qua, tôi đều được phân công giảng dạy môn ngữ văn 7. Tôi
nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con
người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng
đồng cảm nơi người đọc” (Văn 7 – tập 1). Khi hành văn, các em còn lẫn lộn,
chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác.
Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn
thấp. Thực tế đó quả là đáng lo ngại, thực trạng vấn đề này ra sao ? Vì sao học
sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn biểu cảm ? Cần phải làm gì để nâng
cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho học sinh THCS ? Đó là những vấn
đề tôi trăn trở, day dứt, muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng
kiến kinh nghiệm này.
2
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Thực trạng ban đầu của vấn đề :
Qua một năm giảng dạy chương trình ngữ văn lớp 7, tôi nhận thấy kĩ năng
nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, cách vận dụng
phương thức tự sự, miêu tả để bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn của một bộ
phận học sinh còn yếu . Năm học 2011 – 2012, khi cho học sinh viết bài tập làm
văn số 2 với đề bài “Loài cây em yêu”. Dù mới học và hình thành kĩ năng tạo
lập văn bản biểu cảm xong nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn

miêu tả và văn biểu cảm nên bài viết không phải viết về thái độ và tình cảm của
mình đối với một loài cây cụ thể mà tả về loài cây đó. Hoặc tiết viết bài tập làm
văn số 3 đề yêu cầu “Cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà thân yêu của
mình”. Học sinh viết “Bà nội hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà tối nội
chưa làm . Bà thường đi làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng em. Em thấy vậy bảo
bà nội hay là nội đừng đi làm thuê nữa, nội chuyển sang nấu xôi đi. Nội suy
nghĩ một hồi lâu rồi nói, đó cũng là một ý kiến hay”. Liệu khi đọc đoạn văn trên,
các đồng nghiệp của tôi có cho rằng đó là một đoạn văn biểu cảm ? Toàn bài
viết của em học sinh đó đều là những lời văn, đoạn văn tương tự như thế. Cũng
với đề văn như trên, một học sinh khác viết “Cảm nghĩ của em về bà là một
người bà yêu mến con cháu”. Các em cảm nhận và viết văn như nghĩa vụ, làm
qua loa cho xong rồi đem nộp. Kể cả học sinh khá, dù cảm nhận và hiểu được
yêu cầu của đề, xác định đúng hướng làm bài nhưng kể vẫn nhiều hơn biểu cảm.
Sau đây là bảng thống kê số liệu điểm trung bình môn văn học kì I khối 7 năm
học (2011-2012):
Lớp
Học sinh
giỏi
Học sinh
khá
Học sinh
trung bình
Học sinh
yếu
Học sinh
kém
7a1, 7a5
(63 HS) 15 20 18 8 2
a. Nguyên nhân khách quan:
3

Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương
pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của
học sinh.
- Do sĩ số lớp đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp
từng học sinh trong một tiết dạy.
- Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết phụ
huynh đều làm thuê hoặc làm ruộng nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài
giờ lên lớp, không có thời gian học.
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí
như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức
học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Chương trình văn biểu cảm hơi khó đối với học sinh khối 7. Thời gian
dành cho thực hành thì lại còn ít nên kĩ năng viết văn biểu cảm của các em còn
hạn chế.
- Vì dung lượng thời gian ít nên giáo viên truyền thụ kiến thức cho học
sinh đòi hỏi hàm súc, cô đọng. Từ đó giáo viên không cung cấp được nhiều vốn
từ cho học sinh (Đặc biệt đối với học sinh trung bình, yếu). Phương pháp giảng
dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến
chất lượng chưa cao.
- Một số học sinh vì lười học, chán học nên không bao giờ đọc sách, kể cả
văn bản trong sách giáo khoa, không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn.
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành:
2.1. Tính mới của vấn đề:
4
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
- Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Vì
vậy đòi hỏi học sinh cần phải có cảm xúc, có những rung động mạnh mẽ xuất
phát từ trái tim, từ tình cảm chân thành đối với đối tượng cần biểu cảm. Ngồi

trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung
không rõ ý nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có
hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay tình
mượn ý. Người giáo viên, khi dạy văn trung học cơ sở nói chung, dạy văn biểu
cảm nói riêng, ngoài nắm kiến thức, phương pháp lên lớp còn cần có một tâm
hồn, một trái tim sống cùng tác giả, tác phẩm.
- Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở trung học cơ sở người dạy và người
học cần nắm vững hệ thống sáu bài học và luyện tập về văn biểu cảm (trong số
14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm:
+ Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
+ Đặc điểm của văn biểu cảm.
+ Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
+ Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
+ Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
+ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Nhìn chung, chương trình văn biểu cảm hơi khó đối với học sinh khối 7.
Thời gian dành cho thực hành thì lại còn ít nên kĩ năng viết văn biểu cảm của
các em còn hạn chế.
- Phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con em, chưa tạo
điều kiện cho con em mình thói quen đọc sách, chưa dành thời gian để chia sẻ,
định hướng, bồi dưỡng tâm hồn cho con nên các em ít có cơ hội phát triển tư
duy bộc lộ cảm xúc tình cảm trong cuộc sống.
5
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
- Thời đại công nghệ thông tin phát triển, một số học sinh chỉ biết lấy
những bài sẵn có trên mạng, lười suy nghĩ, động não nên cảm xúc thể hiện trong
bài không chân thành mà chỉ là sự vay mượn, giả tạo. Trong nhiều môn học, học
sinh chỉ chú trọng những môn tự nhiên, xem nhẹ và thiếu đầu tư cho môn Ngữ
văn. Vì thế, kĩ năng ứng xử, giao tiếp còn hạn chế trong việc bày tỏ, bộc lộ cảm
xúc.

- Bản thân là giáo viên, tôi cũng muốn nhân rộng những cảm xúc chân
thành của mình đối với mọi sự vật, sự việc…trong từng bài giảng về văn biểu
cảm với hi vọng là giúp các em học sinh biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc
của mình một cách sâu sắc.
2.2. Quá trình tổ chức, thực hiện:
a. Chọn phương pháp phù hợp để giảng dạy:
Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn tập làm văn
như phương pháp trực quan, hình thức vấn đáp, thảo luận Giáo viên cần sáng
tạo một số phương pháp mới như phương pháp đóng vai, sử dụng trò chơi trong
học tập
b. Chuẩn bị phương tiện, các điều kiện cần thiết đặc biệt là nguồn tư
liệu phục vụ bài học:
Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp cho tiết học thành công. Máy
chiếu sẽ giúp cho quá trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhất
đến với học sinh. Bên cạnh đó nguồn tư liệu hiện nay vô cùng phong phú qua
báo chí, truyền hình, đặc biệt là Internet sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháp
trực quan dễ dàng và hiệu quả hơn. Việc chuẩn bị tư liệu phải được tiến hành
trong thời gian dài, được tích lũy và sắp xếp khoa học theo từng bài: hình ảnh,
Video clip, câu chuyện, gương điển hình để khi cần có thể sử dụng ngay.
c. Tổ chức, thực hiện:
6
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là văn biểu cảm?
1. Để học sinh nhớ khái niệm một cách có cơ sở, giáo viên đưa ra các ví dụ
(ngoài các ví dụ SGK ) phân tích, hướng dẫn để các em hiểu phương thức biểu
cảm trong ví dụ đó:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bài ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
( Tiếng gà trưa)
Hỏi: Đoạn thơ thể hiện tình cảm nào của tác giả Xuân Quỳnh ?
Trả lời: Đó là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu bà, yêu kỉ niệm
tuổi thơ.
=> Giáo viên khái quát: Văn biểu cảm (còn gọi là văn trữ tình) là kiểu văn
bản có nội dung biểu đạt tư tưởng, tình cảm bộc lộ cảm xúc của người viết,
thường là những ấn tượng thầm kín, sâu sắc về con người, về sự vật, về những kỉ
niệm, những hồi ức khó quên trong cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, văn biểu
cảm có khả năng khơi gợi những cảm xúc chân thành ở người đọc, tạo sự đồng
cảm giữa người đọc và người viết. Như vậy văn biểu cảm ra đời là để đáp ứng
nhu cầu tinh thần của con người khi vui, khi buồn, khi hạnh phúc hay khổ đau
bao giờ con người cũng muốn được thổ lộ, giãi bày chia sẻ.
2. Trên cơ sở học sinh nắm vững khái niệm văn biểu cảm, giáo viên
hướng dẫn cho các em thực hành nhận biết các văn bản biểu cảm đã học trong
7
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
chương trình và có thể đưa thêm một số văn bản khác để các em có cơ hội làm
quen với văn biểu cảm.
HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm
1. Giáo viên đưa ra một số văn bản đã học trong chương trình ngữ
văn 7 giúp học sinh phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
a. Bài thơ: Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Hỏi: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản “ Bánh trôi nước”?
Trả lời: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son
Hỏi: Mượn hình ảnh bánh trôi nhà thơ muốn thể hiện tình
cảm gì?
Trả lời: Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng và tấm lòng
nghĩa tình thủy chung của người phụ nữ trong xã hội cũ; cảm thương cho thân

phận chìm nổi của họ
b. Hay trong bài thơ Qua đèo Ngang của bà “ Huyện Thanh Quan?
Hỏi: Các yếu tố miêu tả góp phần bộc lộ tình cảm nào của
nhà thơ?
Trả lời: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm “
chiều tà, bóng xế ” gợi nỗi buồn hiu hắt và đó cũng chính là tâm trạng của nhà
thơ. Âm thanh khắc khoải của tiếng chim cuốc, chim đa đa, chính là nỗi lòng
nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan. Cảnh trời mây non nước
mênh mông, bao la đối lập với sự nhỏ bé của con người càng cực tả nỗi cô đơn
trống vắng của tác giả .
=> Biểu cảm gián tiếp: Thái độ và tình cảm của người viết thể hiện một cách
gián tiếp thông qua cách nhìn nhận sự vật, cách dùng từ ngữ ví von so sánh.
8
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
c. Cho đoạn văn sau:
Tôi yêu những cánh đồng vàng rực ngày mùa, mù mù
khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông
chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều trải màu vàng tái, trên
rẫy khoai mì nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao
trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu
(Theo Tản văn Mai Văn
Tạo)
Hỏi: Đoạn văn thể hiện tình cảm gì? Chỉ ra những từ ngữ thể hiện tình cảm của
tác giả?
Trả lời: - Tình yêu quê hương thể hiện tình yêu những cảnh vật của quê hương.
- Các từ ngữ trực tiếp thể hiện cảm xúc: yêu, trăn
trở.
=> Biểu cảm trực tiếp: Trong một văn bản, người viết công khai thổ lộ tình cảm,
tư tưởng của mình trước sự vật sự việc, con người… khi đó họ đang biểu cảm
một cách trực tiếp. Cách biểu cảm này thường xuyên được dùng trong các tác

phẩm trữ tình nhất là thơ.
2. Dù là biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp giáo viên cần hết sức chú ý tới
các yếu tố: Sự việc và con người trong văn biểu cảm. Không thể quá nghiêng về
yếu tố sự vật hoặc chỉ chú trọng tới yếu tố con người. Trong 2 yếu tố này, yếu tố
con người được chú ý hơn, bởi lẽ con người mới là nhân vật chính tạo nên
những cảm xúc, những tình cảm trong một bài văn biểu cảm. Văn biểu cảm có
quan hệ với văn tự sự, miêu tả. Chỉ có điều, trong văn biểu cảm, người viết
không nhằm tả, mà thông qua kể, tả để bộc lộ cảm xúc, thái độ, tình cảm với sự
việc, với con người. Kết hợp hài hoà giữa các phương thức tả, kể, biểu cảm sẽ
tạo điều kiện cho sự hình thành tạo lập văn bản đạt hiệu quả cao.
9
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
HĐ 3: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
1. Trước khi hướng dẫn học sinh phương pháp tiến hành làm bài văn biểu
cảm cần cho các em hiểu được một số điểm cơ bản về đề văn biểu cảm: đề văn
biểu cảm thường ngắn gọn, rõ ràng, nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng
tình cảm. Có trường hợp, đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm được tách
bạch rạch ròi.
Ví dụ : “ Cảm nghĩ về dòng sông quê hương ”
- Đối tượng biểu cảm là: dòng sông quê hương.
- Định hướng tình cảm là: cảm nghĩ.
Cũng có trường hợp, đề văn biểu cảm chỉ nêu chung, buộc
người viết phải tự xác định đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm.
Ví dụ: “ Cánh diều tuổi thơ ”
- Đối tượng biểu cảm là: Cánh diều tuổi thơ.
- Từ đối tượng ấy để tìm định hướng tình cảm là: Tình
yêu, nỗi nhớ dành cho một hình ảnh quen thuộc gắn bó với bao kí ức tuổi thơ,
qua đó gửi gắm những ước mơ, hoài bão.
=> Kết luận: Có thể đây chính là bước quan trọng đầu tiên quyết định cho sự
thành công của bài viết. Vì chỉ khi nào xác định đúng yêu cầu của đề bài thì

người viết mới có hướng viết bài chính xác theo yêu cầu. Ngược lại nếu xác
định sai yêu cầu có nghĩa là người viết đã đi chệch hướng hay nói cách khác là
lạc đề. Và như vậy thì những việc làm sau đó xem như vô ích, vì nó không mang
lại kết quả như mong muốn.
2. Tiến hành làm bài văn biểu cảm.
a. Bước 1: Xác định yêu cầu đề và tìm ý
10
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
- Tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm
những ý nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội dung của bài. Ý nghĩ, cảm xúc,
tình cảm muôn màu muôn vẻ trong các bài văn biểu cảm đều bắt nguồn từ việc
quan sát cuộc sống xung quanh, từ những gì người viết đã sống và trải qua, đã
tiếp xúc trong tác phẩm. Vì thế, muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm không phải cứ
ngồi một chỗ mà đợi ý nghĩ, cảm xúc đến. Sau khi có một đề bài, hãy quan sát kĩ
đối tượng đề bài nêu ra để từ đó, cảm xúc xuất hiện. Nếu không có điều kiện
quan sát trực tiếp, hãy lục lọi trong trí nhớ, trong kỉ niệm những gì mình biết về
đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết. Nếu cả kỉ niệm trong kí ức cũng không có
thì tìm đọc sách báo, xem phim ảnh về đối tượng để ghi nhận các chi tiết cần
thiết.
Ví dụ minh họa: Tìm ý cho đề văn “cánh diều tuổi thơ” bằng
cách đặt câu hỏi xoay quanh đối tượng.
Hỏi Trò chơi mà em yêu thích nhất trong thời thơ ấu là gì?
Hỏi Cánh diều có đặc điểm gì?
Hỏi Em thường thả diều vào những lúc nào? Ở đâu?
Hỏi Khi thả diều em có cảm xúc gì?
Hỏi Mỗi khi cánh diều bị hư thì tâm trạng em ra sao?
- Đối với văn biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về tác
phẩm văn học được nảy sinh từ bản thân tác phẩm. Tìm ý trong trường hợp này
chính là đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần tác phẩm, ngẫm nghĩ tìm ra vẻ đẹp, tìm
ra triết lí của nội dung, tìm ra cái mới, cái độc đáo của các yếu tố hình thức nghệ

thuật. Để giúp các em định hướng cảm xúc của mình về một tác phẩm văn học,
giáo viên có thể nêu một số câu hỏi, học sinh phát hiện tạo cơ sở lập ý cho bài
văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Em hãy đọc bài thơ “ Cảnh khuya ” và cho biết:
11
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
Hỏi: Bài thơ là sáng tác của ai? Được viết trong hoàn cảnh
nào?
Trả lời : - Tác giả Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh sáng tác: tại Việt Bắc những năm đầu cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
Hỏi: Bài thơ viết về cảnh vật gì? Nhà thơ thể hiện cảm xúc và tình cảm
gì? Những câu thơ nào cho em biết điều đó?
Học sinh phát hiện.
- Cảnh đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc thật yên tĩnh, trong trẻo, tràn đầy
sức sống.
- Cảm xúc tràn ngập trong Bác đó là: Sự say đắm thiên nhiên hoà hợp
với thiên nhiên nhưng cũng là tâm trạng lo âu của vị lãnh tự yêu nước, lo cho
đất nước.
- Những câu thơ diễn tả tâm trạng đó là :
“ Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ”
Hỏi: Xác định phương hướng biểu đạt trong tác phẩm?
Trả lời: Kết hợp hai phương thức: Miêu tả với biểu cảm.
Hỏi: Thể loại? Nghệ thuật?
Trả lời: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Ngôn từ , hình ảnh giàu sức biểu cảm.
Hỏi: Theo em, ý nghĩa của bài thơ là gì ? Bài thơ để lại cho em ấn
tượng sâu đậm nhất như thế nào ?
12

Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
Trả lời: - Bài thơ giúp người đọc cảm nhận tâm hồn say đắm với thiên
nhiên và tấm lòng lo cho đất nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Hỏi: Em liên tưởng tới tác phẩm nào nói về tình yêu thiên nhiên hoặc nỗi
lòng lo nước của Bác? Hãy chỉ ra một số dẫn chứng minh hoạ?
Trả lời : - Trong bài “ Đêm nay Bác không ngủ ” – Minh Huệ viết:
“ Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
- Hoặc các em có thể khái quát: Thơ Bác tràn ngập ánh trăng, trăng
trong thơ Người đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận, hoà hợp với con người.
Trong bài thơ “Rằm tháng giêng ” Bác viết:
“ Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền ”
- Giáo viên bổ sung: Một số bài thơ của Bác nói về cảnh thiên nhiên, đặc
biệt là về ánh trăng : “ Đi thuyền trên sông Đáy ”, “ Ngắm trăng ”, một số bài
“ Vô đề” …
=> Đây là một bước không kém phần quan trọng trong quá trình làm bài. Chỉ
khi người viết tìm được những ý hay thì mới có thể triển khai bài viết hay. Nên
biết sáng tạo, có những suy nghĩ tạo nên những ý văn mới, không nên sưu tầm
những ý đã có sẵn của người khác.
b. Bước 2: Xây dựng bố cục.
* Đôt-tôi-ép-xki, nhà văn Nga của thế kỉ XX ước ao: Nếu tìm được một
bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên băng. Còn Ix-pen, một nhà
văn Thụy Điển đã để hẳn một năm lao động xây dựng bố cục cho bản trường ca
13
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
và ông đã hoàn thành bản trường ca đó trong đúng ba tháng. Thật vậy, để làm
một dàn ý tốt không phải dễ. Muốn có một dàn ý tốt thì ngoài việc nghiên cứu kĩ
đề để lĩnh hội yêu cầu của đề còn phải có thói quen bố trí cho khoa học. Có

nhiều học sinh cho rằng: Thời gian làm bài rất hạn chế, chỉ có 90 phút nếu còn
phải lập dàn ý thì lãng phí mất khoảng thời gian quí báu! Sự thật không phải như
vậy. Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Đó là những hệ thống suy nghĩ, tìm
tòi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên yêu cầu cụ thể của đề bài. Lập dàn
ý trước khi viết bài có những cái lợi sau:
- Nhìn được một cách bao quát toàn cục nội dung chủ yếu mà bài làm cần
đạt được, đồng thời thấy được những chi tiết nào cần so sánh, liên tưởng.
- Tránh bỏ sót những ý quan trọng hoặc tránh thừa ý và giúp cho việc diễn
đạt các ý theo trình tự hợp lí hạn chế trường hợp diễn đạt lủng củng.
- Khi có dàn ý người viết chủ động phân chia thời gian hợp lí. Tránh tình
trạng làm bài mất cân đối.
* Cấu trúc dàn ý của bài văn biểu cảm
- Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng cần biểu cảm, tình cảm của người
viết dành cho đối tượng.
- Thân bài: Trình bày cụ thể cảm xúc
+ Nêu những đặc điểm của đối tượng gợi cảm xúc cho người viết
+ Mối quan hệ giữa người viết với đối tượng
- Kết bài: Tình cảm của người viết dành cho đối tượng
* Ví dụ minh họa:
Lập dàn ý cho đề văn sau: Phát biểu cảm nghĩ về quê hương, nơi em
đang sinh sống.
14
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
- Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về quê hương ( ở đâu? Có điểm gì đặc biệt?
+ Tình cảm: yêu quí, tự hào
- Thân bài:
+ Nhớ lắm hình ảnh lũy tre làng
+ Yêu tha thiết cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh
+ Không thể nào quên được con đường làng dẫn đến ngôi trường học

thân yêu.
+ Dòng sông đã ấp ủ bao kỉ niệm của tuổi thơ tôi.
+ Người dân quê tôi sống rất tình nghĩa, trong đấu tranh họ rất kiên
cường, anh dũng
- Kết bài: Tình cảm đối với quê hương
* Dàn ý của bài văn biểu cảm về tác phầm văn học
- Mở bài :
+ Giới thiệu tác phẩm (thể loại, đề tài, tác giả …)
+ Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
+ Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
- Thân bài: Nêu những cảm xúc suy nghĩ do tác giả gợi lên. Có nhiều
trình tự nêu cảm xúc có thể vận dụng:
+ Trình tự 1: Nhận xét khái quát về giá trị của tác phẩm (cả giá trị nội
dung và giá trị nghệ thuật ). Trên cơ sở đó, chọn một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc
15
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
để nêu cảm nghĩ. Trình tự này thường sử dụng ở những bài văn biểu cảm về tác
phẩm tự sự .
+ Trình tự 2: Nêu cảm nghĩ thứ tự các phần, các ý hoặc theo mạch cảm
xúc của tác phẩm. Ở mỗi phần, cảm nghĩ phải tập trung cho cả nội dung lẫn
nghệ thuật. Trình tự này thường sử dụng ở những bài văn biểu cảm về tác phẩm
trữ tình.
- Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm.
* Để cảm nghĩ về tác phẩm văn học thêm sâu sắc, có thể liên hệ tới hoàn
cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ, sánh với những tác phẩm khác cùng chủ đề
(có thể cùng tác giả hoặc khác tác giả ). Trong quá trình nêu cảm nghĩ, phải bám
sát các chi tiết, hình ảnh, có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu tránh tình trạng nêu
cảm nghĩ chung chung. Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành. Tránh tình trạng bắt
chước một cách sống sượng, sáo mòn, giả tạo.
=> Trong thực tế rất nhiều học sinh không thực hiện tốt bước này, có lẽ

không biết làm hoặc lười. Thế nên, khi đọc và xác định xong đề các em bắt tay
vào viết ngay nên dẫn đến tình trạng bài viết trình bày không mạch lạc, lôgic,
nhiều bài trình bày lung tung do các em nhớ lúc nào làm ngay lúc đó mà không
theo trình tự. Chính vì vậy mà kết quả làm bài không cao.
c. Bước 3: Viết bài
- Đây là bước hết sức quan trọng. Trên cơ sở dàn bài đã xây dựng, người
viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh. Cần lưu ý cho học sinh là trong quá
trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như miêu tả
tự sự, nghị luận,… đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc
như: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…Câu văn phải có sự biến hoá
linh hoạt. Lời văn giàu cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Trong diễn đạt cũng cần phải chia đoạn trong phần thân bài. Các câu trong đoạn
phải liên kết nhau cả về hình thức và nội dung. Các đoạn phải có sự chuyển ý,
16
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
các đoạn liên kết với nhau tập trung làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm
chính.
- Hướng dẫn học sinh viết một vài đoạn văn
Đề: Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
Đoạn mở bài: Cảnh khuya là một trong những bài thơ trữ
tình đặc sắc, một đóa hoa nghệ thuật tuyệt đẹp của Bác Hồ kính yêu. Năm 1947,
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng
ác liệt, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã viết một chùm thơ chữ Hán và tiếng
Việt. Cảnh khuya nằm trong chùm thơ ấy.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nước nhà.
Bài thơ nói lên niềm xúc động trước vẻ đẹp thơ mộng của cảnh khuya nơi
núi rừng Việt Bắc và thể hiện những suy tư lo lắng của Bác Hồ đối với vận

mệnh của dân tộc.
Đoạn thân bài: Cảm nghĩ về câu thơ thứ hai (câu thừa)
Ánh trăng tràn ngập khắp núi rừng, dát vàng xuống rừng
cây, “lồng” và trùm lên cổ thụ. Cành, lá, hoa cắt ánh trăng thành những mảng
trắng đen lẫn lộn. Bóng trăng, bóng cây lại in xuống mặt đất tạo nên những
bông hoa trăng tuyệt đẹp. Cảnh rừng có tầng cao, tầng thấp, có màu sáng và
tối, trắng và đen, loang loáng ánh bạc. Sắc màu bề ngoài mát lạnh. Mọi vật im
phăng phắc. Ấy thế mà bên trong, thiên nhiên lại vận động ấm áp vô chừng!
Trăng lẩn vào cây, cây lẩn vào hoa, bóng hoa, bóng cây, bóng trăng chồng chéo
lên nhau, ôm ấp, quấn quýt lấy nhau, trong âm điệu hai lần lặp lại từ “lồng”
17
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
làm cho mọi vật thật ấm áp, nồng đượm biết bao! Thế là hòa nhịp với âm thanh
của suối cũng có hình ảnh của ánh trăng, cổ thụ và khóm hoa đã tạo nên một
bức tranh thủy mặc đẹp và đầy chất thơ: cảnh khuya trong sáng, lung linh
huyền ảo, nên thơ nên họa nên nhạc.
Đoạn kết bài: Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một
phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh cho độc lập
tự do của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. “Cảnh khuya” là một bài tứ
tuyệt kiệt tác “mênh mông, bát ngát tình.”
=> Có lẽ đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của
bài viết. Vì nếu không các em sẽ lặp lại các thao tác đưa dàn bài vào mà không
diễn đạt các ý thành câu thành đoạn. Đây là bước chiếm thời gian nhiều nhất
trong quá trình làm bài. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn các em cụ thể cách viết
từng phần, từng đoạn theo hệ thống ý đã tìm được.
d. Bước 4: Đọc và sửa bài
Đa số học sinh khi làm bài không biết cách phân phối thời gian hợp lí nên
viết xong là nộp bài, một số thì hoàn thành bài rất sớm (khoảng 60 phút), một số
thì hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong bài. Do đó, khâu sửa bài sau khi viết
không được coi trọng. Giáo viên cần nhắc nhở các em đọc và chỉnh sửa lại bài

trước khi nộp.
HĐ 4: Cách lập ý của bài văn biểu cảm
Giáo viên đưa ra một số phương pháp lập ý cơ bản, phân tích để
học sinh tiếp cận, hiểu và vận dụng trong quá trình làm bài.
1. Liên hệ hiện tại với tương lai: Là hình thức dùng trí tưởng tượng
để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối
tượng biểu cảm trong hiện tại. Cách biểu cảm này tạo nên mối liên hệ gắn kết rất
tự nhiên và nhuần nhuyễn giữa hiện tại với tương lai.
18
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại: Là hình thức liên
tưởng tới kí ức trong quá khứ, gợi sống dậy những kỷ niệm để từ đó suy nghĩ về
hiện tại. Đây cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc
của con người trở nên sâu lắng hơn. Cách biểu cảm này sẽ tạo nên mối liên hệ
gắn kết rất nhuần nhuyễn và tự nhiên giữa quá khứ và hiện tại.
3. Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong ước: Là hình thức liên
tưởng phong phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình
huống và gửi gắm vào đó những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng
như những ước mơ, hi vọng. Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết văn biểu cảm
phải có trí tượng phong phú.
4. Quan sát, suy ngẫm: Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát
những hình ảnh hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu
cảm. Cách lập ý này thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.
HĐ 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách kết hợp các yếu tố tự sự,
miêu tả vào văn biểu cảm:
Trước khi làm thêm bài tập, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại:
Thế nào là tự sự, thế nào là miêu tả? Trong phần luyện tập, ngoài những bài tập
trong sách giáo khoa, cần cho học sinh làm thêm một số bài tập khác, cụ thể như
sau:
a. Giáo viên đưa ra đoạn văn (Chiếu đoạn văn cùng với hình

ảnh về đảo Cô Tô, giúp học sinh có cái nhìn trực quan.
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng
sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự
sống của con người thì, sau mỗi lần dông tố, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong
sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm
đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt
tích trong ngày dông bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
19
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
(Cô Tô- Nguyễn
Tuân)






Hỏi: Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn ?
Trả lời: trong trẻo sáng sủa xanh mượt, trong sáng, nước biển lại lam
biếc đậm đà, cát lại vàng giòn càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
Hỏi: Đoạn văn thể hiện tình cảm nào của tác giả? Tác giả trình bày cảm
xúc bằng cách nào?
20
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
Trả lời: Trong đoạn văn này ta thấy cảm xúc đã hòa quyện vào cảnh vật:
Nguyễn Tuân đã phát hiện ra vẻ đẹp tinh khôi và hấp dẫn của Cô Tô sau cơn
bão. Qua cách tái hiện lại cảnh vật, người đọc thấy Nguyễn Tuân yêu da diết và
nặng lòng với Cô Tô, một mảnh hồn của đất nước trên vùng vịnh Bắc Bộ đến
mức nào! Đó là cách biểu cảm gián tiếp.
=> Từ đó giáo viên giúp học sinh phân biệt được miêu tả với biểu cảm:

Trong miêu tả, đối tượng miêu tả là con người, phong cảnh, đồ vật. Con người
cũng bộc lộ tư tưởng cảm xúc nhưng đó không phải là nội dung chủ yếu của
phương thức biểu đạt ấy. Ngược lại trong văn biểu cảm, người ta cũng miêu tả
cảnh vật, đồ vật, con người song chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng tình cảm. Chính
vì vậy người ta không miêu tả một đồ vật, cảnh vật con người ở mức cụ thể hoàn
chỉnh mà chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự vật nào có khả năng gợi cảm để
bộc lộ cảm xúc tư tưởng mà thôi.
b. Cho bài thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi ?
Hỏi: Bài thơ kể về ai và kể về việc gì?
Trả lời: - Kể về quãng đời xa quê để đi làm quan của nhà thơ, kể những
thay đổi về ngoại hình của tác giả
Hỏi: Yếu tố tự sự trong bài thơ có vai trò như thế nào?
Trả lời: Thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng, thường trực trong lòng
của tác giả.
21
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
=> Trong văn biểu cảm cũng có thể có những câu chuyện, nhân vật nghĩa là
các yếu tố tự sự. Tuy nhiên, các yếu tố tự sự này không phát triển thành những
mâu thuẫn phức tạp vì chúng chỉ là phương tiện để biểu lộ tình cảm của tác giả.
c. Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn: Từ những câu văn phát
triển thành đoạn văn biểu cảm. (Cảm nghĩ về cây phượng)
- Hoa phượng nở, báo hiệu mùa hè đã đến.
- Hè về, hoa phượng buồn vì chẳng có ai để làm bạn.
- Học trò không ai biết được nỗi buồn của phượng.
- Phượng buồn, tôi cũng buồn.
- Tôi mong mùa thu sớm quay về.

Phát triển thành đoạn văn: Phượng như chiếc đồng hồ quý giá mà thiên
nhiên ban tặng. Khi hoa phượng nở là một mùa hè bắt đầu. Hè về, học trò lại
không được chiêm ngưỡng những chùm hoa rực lửa của phượng mỗi ngày.
Sân trường vắng lặng, phượng chẳng có ai để làm bạn. Phượng khóc hay cười
liệu có ai biết, ai hay? Có ai biết được bên trong lớp áo xù xì và cái dáng
khẳng khiu của phượng đầy ắp tâm trạng? Những cánh phượng đỏ thắm đan
vào nhau thành từng chùm để làm cho mình thêm duyên dáng. Phượng cứ nở
hoa để rồi lại rụng, chầm chậm đếm những ngày hè buồn tẻ trôi qua vì không có
các bạn trò nhỏ bên mình. Ôi! Phượng vĩ ơi! Phượng buồn, tôi cũng buồn vì
phải xa thầy cô, bạn bè và xa cả phượng vĩ thân yêu nữa. Tôi mong mùa thu
sớm quay về để được phượng dang rộng vòng tay đón chào chúng tôi, để tôi
được ngồi dưới cái ô rộng, thưởng thức làn gió mát và nghe tiếng chim hót
trong những giờ ra chơi.
- Trong đoạn văn học sinh cần chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
- Thể hiện tình yêu và sự gắn bó với cây phượng.
22
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
=>Giáo viên khái quát: Như vậy, thái độ và tình cảm của người viết thể hiện
thông qua cách nhìn nhận sự vật, cách dùng từ ngữ ví von so sánh. Tự sự, miêu
tả giúp gợi ra đối tượng biểu cảm cụ thể hơn. Tự sự miêu tả muốn hay, người
viết không chỉ có tài quan sát và thể hiện bằng các từ ngữ hình ảnh, bằng lối so
sánh, ví von độc đáo… mà còn phải có cái tình. Cái tình ấy có thể là tấm lòng
say đắm, là thái độ tình cảm trân trọng mến yêu đối với cái đẹp, cái trong sáng,
cao thượng…nhưng cũng có thể là sự căm ghét, khinh bỉ đối với cái ác cái xấu
cái lố lăng kệch cỡm ở đời. Không có cái tình mọi sự miêu tả, dù ngôn ngữ có
sắc sảo phong phú đến bao nhiêu cũng không để lại cho người đọc bất kì sự cảm
nhận nào. Bài văn ấy sẽ chỉ là cái xác không hồn, không gây được xúc động.
HĐ 6: Chấm và trả bài cho học sinh
Khi chấm bài làm văn biểu cảm của học sinh, GV nên coi trọng tính
cá biệt, sự độc đáo trong suy nghĩ, rung động có trong nội dung hơn là độ dài

của bài. Nếu bài văn biểu cảm của các em chỉ cần có được một, hai cảm nhận
hoặc một, hai nội dung có sắc thái tình cảm riêng, các thầy cô giáo nên trân
trọng, biểu dương và tỏ thái độ đánh giá cao qua cách cho điểm.
3. Các tồn tại nảy sinh và cơ sở thực tiễn của vấnđề
3.1. Tồn tại
- Phần lớn học sinh đều lười đọc sách nên các em không có vốn từ để diễn
đạt. Những học sinh khá giỏi thì chưa chú trọng nhiều đối với môn ngữ văn.
- Thiết bị, phương tiên dạy học chưa đồng bộ, máy chiếu chỉ có 1 cái đã
ảnh hưởng đến việc đưa những thông tin có liên quan đến học sinh.
- Chưa có thời gian nhiều dành cho việc thực hành viết đoạn văn.
- Chưa tổ chức được cho các em có những buổi thực tế để thấy được những
cảnh đẹp thiên nhiên, thấy được những sự việc, hiện tượng khác trong cuộc
sống để các em có thể tự cảm nhận và bày tỏ thái độ của mình.
23
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
3.2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề:
Trẻ em rất giàu khả năng sáng tạo vì trí tưởng tượng của các em hồn
nhiên, ngộ nghĩnh, không bị ràng buộc bởi những luật lệ định kiến Khả năng
sáng tạo của trẻ em là khả năng lĩnh hội tri thức của loài người đã tích lũy. Khi
nắm vững tri thức thì sáng tạo bắt đầu đó là một quá trình hoạt động vận hành
các thao tác tư duy để tạo ra một sản phẩm có tính mới mẻ với các em. Những
sản phẩm này ngắn gọn, đơn giản hơn, thể hiện những sắc thái biểu cảm khác
nhau. Như vậy mọi trẻ em đều có khả năng sáng tạo ở những mức độ khác nhau
trong lĩnh vực khác nhau, bởi bản chất tư duy là sáng tạo, khơi dậy và đánh thức
tiềm năng trí tuệ, tình cảm của học sinh là điều trăn trở của nhiều giáo viên là
trách nhiệm của mọi người thầy là tính nhân văn của nghề giáo. Đặc biệt với học
sinh lớp 7, các em đã được tích lũy kiến thức từ những năm học ở bậc Tiểu học,
cùng với những vốn sống trong cuộc đời, Các em có nhu cầu bộc lộ cảm xúc.
Nhưng thể hiện cảm xúc như thế nào? Diễn đạt làm sao? Đó cũng chính là
những câu hỏi đặt ra với những giáo viên dạy văn biểu cảm.

Là người trực tiếp giảng dạy văn biểu cảm, tôi luôn băn khoăn, trăn trở
vấn đề làm thế nào để rèn kĩ năng biểu cảm cho học sinh. Khi biết được cách
biểu cảm học sinh có thể áp dụng yếu tố biểu cảm vào các kiểu văn bản khác
như tự sự, miêu tả, nghị luận Hiểu được và nhận ra sự tác động qua lại của các
phương thức biểu đạt thì khi các em gặp bất cứ kiểu bài nào cũng không ngán
ngại mà sẽ làm được bài văn rất tốt.
Từ những điều đã trình bày trong sáng kiến “Rèn luyện học sinh kĩ năng
làm văn biểu cảm” góp phần giúp các em làm tốt hơn về văn biểu cảm. Từ đó
bồi dưỡng thêm cho các em biết yêu bạn bè, trường lớp, thầy cô, yêu thiên
nhiên, yêu gia đình và quê hương đất nước. Đó cũng là cách để rèn luyện đạo
đức, nhân cách cho học sinh.
4. Kết quả đạt được
a. Đối với bản thân
24
Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy
mình vững vàng hơn, tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Ai đó đã
từng nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi chẳng thấy khổ chút nào mà
ngược lại, tôi thấy mình sung sướng hạnh phúc vì được cống hiến, góp sức mình
làm đẹp cho đời.
Trong quá trình giảng dạy các tiết tập làm văn không chỉ cung cấp lí
thuyết mà tôi còn rèn được cho các em kĩ năng thực hành biểu cảm thông qua
các bước tìm ý và lập dàn ý. Tôi còn cung cấp cho các em những vốn từ cần
thiết để giúp các em vượt qua khó khăn khi làm văn biểu cảm. Mặt khác, tôi
luôn chú ý tích hợp với phần Tiếng Việt và văn bản giúp các em viết đúng câu,
biết sử dụng những biện pháp tu từ vào văn biểu cảm.
Giúp học sinh biết vận dụng thêm yếu tố tự sự, miêu tả vào sẽ làm cho
bài văn có sức hấp dẫn, lôi cuốn và tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm người
đọc. Khi nắm vững được kĩ năng kết hợp tự sự, miêu tả vào văn biểu cảm sẽ
giúp cho học sinh nhận biết được đặc trưng của từng loại văn bản, từ đó các em

hạn chế được lỗi lạc đề khi viết văn. Không chỉ vậy còn rèn cho các em kĩ năng
miêu tả và tự sự.
b. Đối với học sinh
Đối với các em học sinh, các em bước đầu đã ý thức được tầm quan
trọng của môn văn. Đa số học sinh đề nắm được cách làm bài văn biểu cảm, biết
bộc lộ cảm xúc của mình đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Trên lớp, thông thường
sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý sau đó cho học sinh về nhà lập
dàn ý của đề bài văn đó vào vở bài tập hoặc giấy, tiết sau tôi thu bài về nhà
chấm. Có khi tôi lại cho học sinh hoạt động nhóm, trình bày dàn ý trên giấy A0.
Sử dụng phương pháp này các em có thể bàn bạc, trao đổi, nhận xét về những ý
văn của mỗi bạn nêu ra. Kết hợp nhiều cách thì trong quá trình chấm bài, tôi
thấy kết quả thật khả quan, bài viết của các em có bố cục 3 phần (có thể chưa
25

×