Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.55 KB, 17 trang )

Một số kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công việc

UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MN ĐINH TIÊN HOÀNG

UBND QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MN ĐINH TIÊN HOÀNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kỹ năng giao tiếp
nhằm nângg cao hiệu quả côngg việc
Lĩnh vực: Khác
Cấp học: Mầm non
HọLĩnhvà tên:vực:LêKhácThị Hồng Minh
ChứcCấp vụ:học:KếMầmtoánnon
ĐT:Họ 0912848098vàtên:LêThị Hồng Minh
Email:Chức lehongminh2203@gmailvụ:Kếtoán.com
ĐơnĐT:vị0912848098côngtác:Trường MN Đinh Tiên Hoàng
Email: lehongminh2203@gmailQuậnHoànKiếm.com-Hà Nội

Đơn vị công tác: Trường MN Đinh Tiên Hoàng
Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018

Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
Lê Thị Hồng Minh - Trường MN Đinh Tiên Hoàng

1



Một số kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công việc

Kỹ năng giao tiếp: Mục tiêu, các yếu tố cấu thành
1. Mục tiêu của giao tiếp
- Giúp người nghe hiểu những dự định của chúng ta
- Có được sự phản hồi từ người nghe
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe.
- Truyển tải được những thông điệp.
Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi do thông điệp thường được
hiểu hoặc dịch sai đi bởi 1 hay nhiều hơn những thành phần khác tham gia
vào quá trình này.
2.1. Người gửi...
Để trở thành một người giao tiếp tốt, trước tiên bạn phải tạo được cho
mình sự tin tưởng. Trong lĩnh vực văn phòng của mình tôi nhận thức được: điều
này bao gồm việc thể hiện những hiểu biết của mình về chủ đề, tiếp nhận và bối
cảnh truyền đạt thông điệp. Trong trường mầm non để giao tiếp tốt với phụ
huynh học sinh và các ban ngành, tôi đã phải tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp

2.2. Thông điệp...
Các hình thức giao tiếp qua viết, nói hay các hình thức khác đều bị
chi phối bởi giọng điệu của người truyền đạt thông điệp, tính căn cứ của lý
luận, những gì được giao tiếp và những gì không nên được đưa vào, cũng
như phong cách giao tiếp riêng của bạn.
2.3. Kênh truyền đạt thông điệp...
Các thông điệp được truyền đạt qua nhiều kênh, nói thì bằng cách
gặp mặt đối mặt, gọi điện thoại, gặp qua video; viết thì bằng thư
từ, email, bản ghi nhớ hay báo cáo.
3.1 Cách giao tiếp chính thức
Từ cấp trên xuống cấp dưới: hướng dẫn công việc, quan hệ công
việc, quy trình, phản hồi, …

3.2 Cách giao tiếp không chính thức
Đối với bản thân tôi dù bằng bất kỳ hình thức giao tiếp gì đều phải đúng
mực và truyền đạt thông tin lắng đọng.
4. Người nhận thông điệp...
Những thông điệp sau đó được truyền đạt đến người nhận. Không
nghi ngờ gì là bạn sẽ trông chờ ở họ những phản hồi.


5. Những phản hồi...
Người tiếp nhận sẽ có những phản hồi, bằng lời hay các hình thức
khác đối với thông điệp của bạn.
Lê Thị Hồng Minh - Trường MN Đinh Tiên Hoàng

2


Một số kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công việc

6. Bối cảnh...
Tình huống mà thông điệp của bạn được truyền đi chính là bối cảnh.
III/ GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ

Giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm từ 55-65%
Giao tiếp ngôn ngữ chỉ chiếm khoảng 7%
Sự kết hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ chiếm khoảng
38% 1. Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có giá trị giao tiếp
cao Hành vi phi ngôn ngữ mang tính mơ hồ
Giao tiếp phi ngôn ngữ chủ yếu biểu lộ thái độ
Phần lớn hành vi phi ngôn ngữ phụ thuộc vào văn hóa

2. Các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ
Giọng nói
Cơ sở vật chất
* Giọng nói:
Độ cao thấp
Nhịp điệu (trôi chảy-nhát gừng)
Cường độ (to-nhỏ)
Tốc độ (nhanh-chậm)
3 Phối hợp giao tiếp ngôn ngữ - phi...
Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường
bổ sung cho nhau.
* Làm thế nào để làm việc thành công với người khó tính
Phải làm việc với những đồng nghiệp, đối tác hay cấp trên khó tính
là điều mà không ai mong muốn. Nhưng cuộc sống và công việc không cho
phép bạn chọn lựa, được làm việc trong môi trường hoàn hảo mà bạn ước
mơ. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn thích nghi để vẫn có thể duy trì được
kết quả công việc với những người khó tính.
Học cách lắng nghe: Những người khó tính thường có tâm lý thích
trút những cơn bực tức của mình cho người khác và đôi khi là yêu cầu ở
người khác quá cao so với khả năng của họ


Biết kiềm chế cảm xúc bản thân: Nhiều người không thể làm việc với
những người khó tính do để cảm xúc của mình bị cuốn trôi theo những cơn bực
tức của đối phương. Bạn hãy đặt câu hỏi đơn giản, nều như bạn cho người khác
một quả táo nhưng họ không nhận thì quả táo nằm trên tay ai? Và những
Lê Thị Hồng Minh - Trường MN Đinh Tiên Hoàng

3



Một số kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công việc

cơn bực tức của những người khó tính cũng vậy, bạn không có nhiệm vụ
phải nhận chúng.
Giao tiếp và làm việc hiệu quả với những người khó tính quan trọng
nhất vẫn là sự thành tâm và linh hoạt trong ứng xử. Hãy học cách lắng
nghe tích cực và luôn biết cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của bản
thân mỗi khi làm việc với họ.
* Những bí quyết để giữ được nhiệt huyết trong công việc hàng ngày

Mỗi sáng thức dậy bạn luôn tràn đầy nhiệt huyết và mong muốn đến
trường làm việc. Làm thế nào để bạn luôn có thể giữ được “một trái tim
nóng”, “một cái đầu lạnh” và sự kiên tâm trong công việc? Những bí quyết
sau đây sẽ giúp tôi làm được điều đó.
Tự thưởng cho mình mỗi khi thành công: Trên thực tế trong công
việc không phải lúc nào cũng bằng phẳng và thành công. Trên con đường
sự nghiệp tôi sẽ vấp phải bao sóng gió của những lần thất bại hay tôi khó
có thể giữ được sự kiên tâm vào con đường đã chọn của mình.
Tách biệt giữa công việc và cuộc sống: Nhiều người không giữ được
đam mê công việc do để những muộn phiền của cuộc sống tác động quá
nhiều vào trong công việc của mình. Gắn mình trong một đội hiệu quả:
Một cá nhân dù mạnh mẽ đến mấy cũng có những giây phút mềm lòng .Từ
những điều trên tôi đã hâm nóng được niềm nhiệt huyết của mình trong
công việc để luôn là một người nhân viên văn phòng đầy lòng nhiệt huyết
và say mê với công việc của mình.
* Làm thế nào để làm việc thành công với người khó tính
Hãy tư duy tích cực: Nhiều người thường than phiền tại sao số mình
đen đủi phải làm việc với những người “cục cằn” đến vậy? Tại sao mình phải
chịu đựng những con người nhiều khi cáu gắt với người khác một cách vô lý?


Học cách lắng nghe: Những người khó tính thường có tâm lý thích
trút những cơn bực tức của mình cho người khác và đôi khi là yêu cầu ở
người khác quá cao so với khả năng của họ. Biết kiềm chế cảm xúc bản
thân: Nhiều người không thể làm việc với những người khó tính do để cảm
xúc của mình bị cuốn trôi theo những cơn bực tức của đối phương.
Thích ứng và linh hoạt trong giao tiếp: Cuộc sống không công bằng với
bất cứ ai, nó chỉ công bằng với những người biết thích nghi với nóGiao tiếp và
làm việc hiệu quả với những người khó tính quan trọng nhất vẫn là sự thành
tâm và linh hoạt trong ứng xử. Tôi đã học cách lắng nghe tích cực và luôn biết
cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân mỗi khi làm việc với họ.

* Giao tiếp bằng điện thoại hiệu quả
Nhẹ nhàng, lịch sự. Khi làm việc qua điện thoại, giọng nói chính là
“nguồn cảm hứng” dành cho người đối diện. Qua giọng nói, người nghe sẽ liên
tưởng đến cá tính mỗi người. Đặt mình vào công việc. Khi nói chuyện, tôi phải


nghĩ mình là người của nhà trường chứ không phải nói chuyện với tư cách cá
Lê Thị Hồng Minh - Trường MN Đinh Tiên Hoàng

4


Một số kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công việc

nhân. Chuẩn bị sẵn giấy, bút. Trước khi nói chuyện qua điện thoại, tôi luôn
chuẩn bị giấy, bút để ghi lại những nội dung cần thiết qua trao đổi.
Đừng làm việc khác khi nói chuyện qua điện thoại. Thử tưởng tượng
bạn có hài lòng không khi người bạn đang nói chuyện nhai kẹo cao su nhóp

nhép hay gõ lộc cộc trên bàn phím. "Học lắng nghe" có vẻ là câu chuyện
thật buồn cười với nhiều người. Nhưng thực tế: có mắt không đồng nghĩa
với nhìn thấy, có trí não không đồng nghĩa với biết nghĩ, có tai không đồng
nghĩa với việc biết lắng nghe. Ngạn ngữ Nga cũng có câu "Con người mất 3
tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe".
Tập trung: Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả đối tác giao tiếp là
tập trung. Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc.
Tham dự: Người nói phải có người nghe, người gửi phải có người nhận.

Hiểu: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nói vịt vì
không hiểu được thông điệp của giao tiếp
Ghi nhớ: Cái gì cũng chép cũng ghi, không biết thì hỏi tự ti làm gì là
nguyên tắc cơ bản của giao tiếp. Để ghi nhớ thông điệp của quá trình giao
tiếp bạn không thể nhớ hết tất cả những gì mà người nói truyền tải.
Hồi đáp: Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa người
gửi và người nhận. Sau khi nhận thông điệp, người nhận giải mã thông
điệp bước tiếp theo cần có sự hồi đáp với người gửi. Có đi có lại mới toại
lòng nhau, mới có thể hoàn chỉnh quá trình giao tiếp cũng như lắng nghe.
Sơ đồ sau đây mô tả quá trình hồi đáp thông điệp trong giao tiếp:
Phát triển: Giao tiếp không phải là một thời điểm là là một quá
trình. Quá trình hối đáp là sự chấm dứt cho một chu trình giao tiếp và tìm
hiểu thông điệp. Và cuối cùng tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp.
Người biết lắng nghe nhất là người hạnh phúc nhất.
Quy trình 10 bước về kỹ năng nói
1- Trau dồi đức tự tin : đó là rèn luyện để khi đứng trước công chúng
không bị mất tinh thần.
2 - Tâm đắc với chủ đề đã lựa chọn: Một chủ đề được gọi là tâm
đắc thường thỏa mãn 4 chữ ''Đ'' sau đây:
+ Đâu: Vấn đề đó xuất hiện ở đâu? Có phải là vấn đề mà người
nghe đang quan tâm, đang cần nghe hay không?

+ Đúng: Vấn đề đó có đúng không, có căn cứ khách quan không
+ Đáng: Vấn đề đó có đáng nêu ra trước công chúng không?
+ Đủ: Vấn đề đó đã hội đủ các điều kiện chưa, cần nên nói vừa
đủ, không thừa, không thiếu.


3- Tiếp cận để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nắm bắt được nhu cầu,
tâm lý của đối tượng:
Đây là vấn đề hết sức quan trọng, bởi có hiểu được đối tượng đang cần
gì, thiếu gì, cần nghe vấn đề nào, vấn đề nào không thích nghe thì chúng ta sẽ
Lê Thị Hồng Minh - Trường MN Đinh Tiên Hoàng

5


Một số kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công việc
chọn chủ đề, nội dung sát thực, hoặc tìm cách để nói những vấn đề sát với cuộc
sống đời thường, đồng cảm với họ, tìm những giải pháp cụ thể, khả thi cho

những vấn đề mà họ còn đang băn khoăn, lúng túng; phải hướng người
nghe tới hành động thực tế.
4- Thiết lập bố cục của bài nói một cách mạch lạc, logic và hệ thống:
Một bài nói dài hoặc ngắn nhìn chung đều có 3 phần: Mở đầu, thân bài và
kết luận. Cần lưu ý phần mở đầu, bởi mở đầu là yếu tố tạo sự chú ý của đối
tượng và tạo lập tính tự tin cho người nói. Phần mở đầu diễn đạt tốt có thể
đạt 50% thành công. Mỗi bài nói cần chuẩn bị thành các ý chính, có logic,
tránh lộn xộn và lý giải trùng lặp.
5- Thu thập thông tin, tư liệu, số liệu xung quanh chủ đề định trình
bày:
Có được bố cục bài nói một cách mạch lạc, lôgíc, hệ thống là rất quan

trọng, tuy nhiên đấy mới chỉ là bộ xương, chúng ta cần phải đắp thêm ''da
thịt'', đó chính là thông tin mới, tư liệu mới và những số liệu làm cho bài
nói có sức thuyết phục lôi cuốn người nghe. Tuy nhiên, khi sử dụng thông
tin, tư liệu phải biết cách trình bày hợp lý, hiệu quả.
6- Tập luyện trí nhớ:
Nói trước công chúng nhiều khi không có bài viết sẵn. Do vậy cần
phải nhớ được những điều cần phải trình bày. Vì thế cần phải rèn luyện
trí nhớ theo một vài cách sau đây:
+ Có khi phải ''quên đi để mà nhớ'', đó là tạm quên đi những điều
không quan trọng, điều thứ yếu mà chỉ tập trung nhớ bố cục của bài nói,
nhớ những ý chính, nhớ những điều cần trình bày.
Với cách diễn đạt các chi tiết sẽ quay lại trong trí nhớ của chúng ta
(hoặc tư duy cụ thể hóa, lôgíc sẽ giúp chúng ta suy luận để nhớ ra nội dung
vấn đề).
7- Tu từ, chọn ngữ, chỉnh văn chương, luyện giọng nói:
Ý tứ sáng rõ, lời lẽ khúc chiết là tiền đề của thành công, muốn vậy phải
thấu hiểu vấn đề, tránh lạc đề, không dùng những câu quá dài; lựa chọn cách
lập luận và diễn giải phù hợp với trình độ hiểu biết của số đông người nghe,…
+ Tu từ: Phải tìm học một số từ thông dụng đồng nghĩa để diễn đạt nhằm
tránh sự trùng lặp từ nhưng không nên chọn từ khó hiểu cho đối tượng nghe.

+ Chọn ngữ: Mỗi vấn đề cần chọn một vài câu tục ngữ, ngạn ngữ, ca
dao, dân ca, các bài thơ tương ứng để minh họa mỗi khi cần thiết cho bài
nói sinh động mà người nghe dễ hiểu.
+ Chỉnh văn chương: Văn nói khác với văn viết. Văn nói phóng


khoáng, thoáng đạt hơn. Do đó phải biết cách chọn lời để nói hay.
8- Tạo lập cho mình một phong cách riêng khi nói trước công chúng:
Lê Thị Hồng Minh - Trường MN Đinh Tiên Hoàng


6


Một số kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công việc

Phong cách nói là tổng thể các tư thế, tác phong, cách ăn mặc, giọng
nói, ánh mắt, vẻ mặt, nụ cười, góc nhìn của người nói.
9- Tìm ra những thủ pháp cần thiết khi trình bày vấn đề:
Thủ pháp hay còn gọi là nghệ thuật nói là vô cùng quan trọng. Cùng
một nội dung và thời lượng như nhau, có người nói ''Cua trong lỗ cũng
phải bò ra'' nhưng cũng có người thì nói ''Buồn như chấu cắn''.
10- Tránh các vấn đề sau đây:
Văn cảnh không phù hợp, văn hoa sáo rỗng; cử chỉ, thái độ không
khiêm tốn; nặng về lý luận mà người nghe khó hiểu; hành văn trịch
thượng, coi thường người nghe; nói dài dòng, lê thê mà ít ý; trùng lặp với
nhiều người khác; hài hước một cách quá mức cần thiết; kính thưa quá
nhiều đích danh; diễn đạt đều đều một lèo; không nhìn người nghe.
Việc giải đáp các câu hỏi của người nghe: cần bình tĩnh và chu đáo
thể hiện trong lắng nghe và giải đáp đầy đủ các ý kiến của người nghe; thái
độ khiêm tốn và lịch thiệp; nêu được bản chất vấn đề
Tâm đắc với đề tài phù hợp đã lựa chọn, tôn trọng người nghe và
trên cơ sở nắm vững nội dung cần nói; nhu cầu, tâm lý trẻ trung ham hiểu
biết, nhạy cảm, của từng đối tượng TN để lựa chọn phương pháp truyền
đạt phù hợp, đó là tiền đề của thành công.
Câu chuyện có thể quan trọng với bạn nhưng lại chẳng có giá trị gì
với người khác. Đừng nghĩ cả thế giới này phải quan tâm đến mọi tâm tư
của bạn, đặc biệt là những người bận rộn như thủ trưởng.
Đừng biến mọi lời góp ý, chỉ bảo đầy tính xây dựng của sếp và đồng
nghiệp thành những lời chỉ trích, dạy đời. Cho dù bạn là “kẻ biết tuốt” thì

bạn vẫn có khối điều phải học hỏi người khác. Đừng hợm hĩnh và bảo thủ
trong công việc.“Tôi không hiểu, tôi không biết” .
Rất có thể đó đúng là không phải nhiệm vụ của bạn. Nhưng nếu lúc
nào bạn cũng chỉ làm đúng công việc hàng ngày của mình, bạn sẽ lấy đâu
ra cơ hội thăng tiến? Câu nói này không chỉ là một lời từ chối mà còn là
một sự chối bỏ trách nhiệm..
* Biện pháp nâng cao khả năng giao tiếp
Nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế cho thấy, nhà quản lý thường
mất 50-80% quỹ thời gian của mình cho các cuộc giao tiếp theo cách này
hay cách khác. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, bởi giao tiếp có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ quan.
Để giao tiếp trong môi trường cơ quan đạt hiệu quả, đòi hỏi phải hội
đủ 3 yếu tố. Trước hết, tất cả mọi người tham gia đều phải có những kỹ
năng phù hợp và biết cách giao tiếp tốt.


Là một nhân viên kế toán trong trường Mầm non tôi đã cố gắng nâng
cao khả năng giao tiếp với phụ huynh và các cơ quan ban ngành có liên quan
Lê Thị Hồng Minh - Trường MN Đinh Tiên Hoàng

7


Một số kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công việc

để nâng cao uy tín cho nhà trường và thuận lợi cho công việc của mình.
Dưới đây là 5 biện pháp cụ thể giúp nâng cao khả năng giao tiếp:
1. Luôn cố tìm kiếm những thông tin phản hồi từ mỗi cuộc giao tiếp.
2. Tự đánh giá sự am hiểu và kỹ năng giao tiếp của mình
3. Khi làm việc với chị em trong nhà trường, tôi luôn xác định cách thức

giao tiếp phù hợp và hiệu quả. Để làm việc này, tôi cần tìm sự đồng thuận về
những vấn đề như: Những bất đồng cần được giải quyết như thế nào? Giao tiếp
giữa các chị em nên như thế nào? Đâu là giới hạn về thông tin trong giao tiếp?

4. Đánh giá tác động của cơ cấu cơ quan đối với giao tiếp. Giao tiếp
gián tiếp (được truyền đạt thông qua người khác) thường dễ gây ra hiểu sai
vấn đề, nên cố gắng giao tiếp trực tiếp càng nhiều càng tốt.
5. Học và áp dụng những kỹ năng nghe. Việc này sẽ có tác động tích
cực đến môi trường giao tiếp.
Giao tiếp với chị em trong nhà trường
Đối với một nhà trường, điều quan trọng nhất là chị em Cán bộ giáo
viên - nhân viên. Chính các Cán bộ giáo viên - nhân viên là những người
trực tiếp làm nên thành công của nhà trường. Vì vậy, chia sẻ mục tiêu, tầm
nhìn với họ là một việc nên làm của Ban giám hiệu.
Nhân viên thường muốn biết vị trí của mình hiện đang ở mục nào
trong bảng thang bậc của nhà trường, mức độ tiến thân của họ thế nào.
Hiểu được hệ thống thứ bậc và yêu cầu đối với từng vị trí sẽ thúc đẩy
cán bộ, giáo viên, nhân viên tự hoàn thiện và nâng cao năng lực trình độ để
phấn đấu cho sự thăng tiến nghề nghiệp về sau này.
Với mỗi vấn đề, cần có cách trao đổi với nhân viên cho phù hợp, có
thể trao đổi trực tiếp hoặc qua văn bản.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp ở
nơi làm việc:
Đôi khi, chúng ta thường bị tác động bởi định kiến về một người
trước khi thực sự hiểu rõ nội dung thông tin mà người đó truyền đạt. Nếu
bạn đã có thành kiến về một đồng nghiệp thì bạn thường không chịu chú ý
lắng nghe thông tin mà họ chia sẻ.
Bên cạnh sự yêu ghét cá nhân, chúng ta còn đánh giá người đối thoại
qua điệu bộ, cử chỉ, thái độ và thậm chí là dung mạo của họ khi nói chuyện.


Vì tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có chấp
nhận thông tin của họ hay không nên bạn cần tự nhắc nhở rằng "quan
trọng là họ nói gì chứ không phải họ là ai"!


"Tại sao" chứ không chỉ là "cái gì"?
Một khi đã nắm được nội dung thông tin, bạn cần suy nghĩ và tìm hiểu
vì sao người ta trao đổi vấn đề đó với bạn. Ví dụ: sếp bạn ra thông báo kể từ
Lê Thị Hồng Minh - Trường MN Đinh Tiên Hoàng

8


Một số kỹ năng giao tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công việc

đầu năm nay, nhà trường áp dụng giờ làm việc bắt đầu từ 7h00 đến 17h30.
Nếu chỉ chăm chăm vào nội dung thông tin, bạn có thể sẽ cảm thấy không
thoải mái. Nhưng nếu tự đặt câu hỏi "tại sao" bạn sẽ hiểu thêm và thấy
được lợi ích của quy định này.
Giờ làm việc như vậy sẽ giúp bạn chủ động về thời gian làm việc hơn và
thử nghĩ xem, lỡ có bị tắc đường thì bạn cũng sẽ tránh được việc đi làm trễ giờ.

Lắng nghe rồi mới đánh giá
Tất cả chúng ta đều biết mình nên tìm cách hiểu đúng quan điểm
của người phát ngôn trước khi đánh giá quan điểm của họ. Bạn có thể chờ
đến khi kết thúc cuộc trò chuyện rồi mới đánh giá nếu không cần thiết
phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Đừng vội đánh giá, quyết định hay
đưa ra kết luận khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe.
Không nhất thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng được
Sẽ rất khó giao tiếp với những người hơi nhạy cảm hoặc những

người khó có thể tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Vì vậy, bạn nên viết
thư hoặc để lại tin nhắn cho họ trước khi muốn trực tiếp trao đổi.
Ngoài ra, những người gặp khó khăn khi phải diễn đạt bằng lời nói
cũng có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn.
Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau
Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau
đều thấy rõ ràng hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng,
bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại giữa bạn
và đối tác sẽ mang tính tương tác nhiều hơn và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn.

Lưu ý cấp bậc trong giao tiếp
Bạn cũng nên chú ý thêm yếu tố cấp bậc, chức vụ của đối tượng giao
tiếp. Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng: nếu nói chuyện với cấp trên, bạn
nên làm rõ các điểm, ý chính, trao đổi chính xác và chú ý lắng nghe/ghi
chép những nhận xét của cấp trên. Còn nếu bạn nói chuyện với cấp dưới,
luôn luôn giải thích chi tiết các vấn đề và đừng quên hỏi nhân viên cấp
dưới xem họ suy nghĩ gì hoặc phản hồi như thế nào về vấn đề đó tới các
mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân
của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp.


Lê Thị Hồng Minh - Trường MN Đinh Tiên Hoàng

9



×