Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

HỆ TIẾT NIỆU VÀ HỆ SINH DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 43 trang )

HỆ TIẾT NIỆU VÀ HỆ SINH DỤC
A. HỆ TIẾT NIỆU
I. Thận: là cơ quan chính của hệ tiết niệu, đảm nhận việc lọc các chất độc trong
máu.
1. Vị trí: Nằm sau phúc mạc, bên phải và bên trái cột sống, ngang mức sống
ngực XI và đốt sống thắt lưng III, thận phải nằm thấp hơn thận trái khoảng 2
cm.
2. Hình dạng ngoài: Thận có hình hạt đậu, bề mặt trơn láng, với 2 mặt: trước và
sau ; hai bờ trong và ngoài; 2 cực:trên dưới. Bờ ngoài của thận cong lồi, bờ
trong có một khuyến lõm có rốn thận. Rốn thận mở vào xoang thận nằm ở
trong thận nằm ở trong thận, là nơi đi vào mạch máu, thần kinh và mạch bạch
huyết tới thận và là nơi xuất phát của niệu quản.
3. Cấu tạo trong:
 Cấu tạo đại thể:
 Xoang thận: Xoang thận thông ra ngoài ở rốn thận. Thành xoang có
nhiều chỗ lồi lõm. Chỗ lòi hình nón gọi là nhú thận. Nhú thận cao khoảng
4-10 mm, đầu nhú có nhiều lỗ sinh niệu đổ nước tiểu vào bể thận. Chỗ lõm
úp vào nhú thận gọi là các đài thận nhỏ. Mỗi thận có từ 7-14 đài thận nhỏ,
hợp thành 2 hay 3 đài thận lớn.
♦ Các đài thận lớn hợp lại thành bể thận
♦ Bể thận nối với niệu quản.
 Nhu mô thận: được chia làm 2 vùng
o Tủy thận: gồm nhiều tháp thận (khối hình nón).đáy tháp quay về phía
bao thận, đỉnh hướng về xoang thận tạo nên nhú thận. Các tháp thận sắp
xếp thành hai hàng dọc theo hai mặt trước và sau thận.
o Vỏ thận gồm:
♦ Cột thận: là phần nhu mô nằm giữa các tháp thận.
♦ Tiểu thuỳ vỏ:Là phần nhu mô từ đáy tháp thận tới bao sợi. Tiểu thỳ
vỏ lại chia làm 2 phần:
- Phần tia: gồm các khối hình tháp nhò, đáy nằm trên đáy tháp
thận, đình hướng ra bao sợi thận.


- Phần lượn: là phần nhu mô xen giữa phần tia.
 Cấu tạo vi thể:
 Nhu mô thận được cấu tạo chủ yếu bởi những đơn vị chức năng thận gọi
là Nephron. Mỗi nephron gồm:1 tiểu thể thận và một hệ thống ống sinh
niệu.
Mỗi quả thận gồm hơn 1 triệu đon vị thận (nephron). Mỗi nephron gồm có
cầu thận (gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman) và ống thận (gồm ống
lượn gần, quai Henle và ống lươn xa).
 Tiểu thể cầu (cầu thận, tiểu cầu Malpighi): là một cấu trúc phức hợp mao
mạch –biểu mô; bên ngoài là bao Bowmanvà bên trong là cuộn mao mạch.
 Hệ thống ống sinh niệu: gồm ống lượn gần quai Helle, ống lượn xa và
ống góp. Ống lượn gần và ống lượn xa nằm ở phần vỏ thận. Quai Helle,
ống góp nằm ở miền tủy thận. Ống góp đi qua tháp thận rồi chúng hợp lại
thành các ống nằm trong các gai thận (ống gai thận).
4. Chức năng: Thận là cơ quan chính, là cơ quan chẵn có vai trò quan trọng
trong việc duy trì thăng bằng nước điện giài trong cơ thể và thải một số chất
độc đối với cơ thể ra ngoài sự thành lập và bài tiết nước tiểu; do đó, thận có
thể được xem như một tuyến ngoại tiết.Ngoài ra còn có vai trò nội tiết có ảnh
hưởng tới sự điều chỉnh huyết áp và tạo hồng cầu.
II. Niệu quản: là ống dẫn nước tiểu tử bể thận xuống bàng quang.
1. Vị trí:
o Niệu quản nằm sau phúc mạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng và ép sat vào
thành bụng sau.
o Niệu quản dài tử 25-28 cm và được chia làm 2 đoạn: đoạn bụng và đoạn chậu
hông, mỗi đoạn dài khoảng 12,5-14 cm.
 Đoạn bụng:
− Đoạn bụng đi từ bể thận tới đường cung xương chậu.Ở đoạn này, niệu
quản chạy xuống dưới và vào trong ở trước cơ thắt lưng và bắt đầu bắt
chéo trước các động mạch chậu.
− Niệu quản phải thường bắt chéo động mạch chậu ngoài, niệu quản trái

bắt chéo động mạch chậu chung.
− Phía trong, niệu quản phải liên quan với tĩnh mạch chủ dưới, niệu quản
trái liên quan với động mạch chủ bụng.
 Đoạn chậu hông:
− Đoạn này đi từ đường cung xương chậu tới lỗ niễu quản của bàng
quang. Lúc đầu, nó chạy áp sát vào thành bên của chậu hông dọc theo
các mạch chậu trong, tới ngang với gai ngồi, niệu quản chạy vòng vào
trong và ra trước sàn chậu hông để tới bàng quang.
− Khi tới bàng quang, niệu quản chạy xuyên trong thành bàng quang từ
trên xuống dưới, từ ngoài vào trong và đổ vào bàng quang tại lỗ niệu
quản.
2. Cấu trúc: Thành niệu quản dầy khoảng 1 mm được cấu tạo bởi 3 lớp:
o Lớp niêm mạc liên tục với niêm mạc bể thận ở trên và niêm mạc bàng quang ở
dưới.
o Lớp cơ:gồm 3 lớp: Lớp trong cơ dọc, lớp giữa cơ vòng, lớp ngoài thô sơ và chỉ
gồm vài bó cơ dọc.
o Lớp bao ngoài bao bọc bên ngoài.
3. Chức năng: dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
III. Bàng quang: là 1 tạng rỗng nằm dưới phúc mạc. Bàng quang nhận nước tiểu từ 2
thận qua 2 ống niệu quản.
1. Vị trí:
o Bàng quang thuộc hố chậu, sau xương mu, trước tử cung (với nữ), trước
trực tràng (đối với nam) trên đáy chậu.
o Khi căng đầy, bàng quang có hình cầu và nằm trong ổ bụng.
2. Hình thể ngoài:
o Ở người trưởng thành, bàng quang gồm 1
đỉnh ở trước, một thân, 1 đáy ở phía sau – dưới và một cổ.
o Thân bàng quang khi không chứa nước tiểu
gồm 3 mặt: mặt trên và hai mặt dưới – bên.
o Mặt trên có phúc mạc phủ:

- Đối với nữ, phúc mạc phủ tới bờ sau mặt này, ngang chỗ nối giữa thân và
cổ tử cung, thì lật lên phủ mặt trước – dưới (mặt bàng quang) của tử cung tạo
nên túi bàng quang – tử cung. Tử cung đè lên mặt trên bàng quang và cách với
bàng quang bằng túi này.
- Đối với nam, phúc mạc từ bàng quang lật lên phủ bóng ống tinh và túi tinh
rồi quặt lên mặt trước trực tràng tạo nên túi cùng trực tràng – bàng quang. Mặt
trên liên quan với các quai ruột.
o Hai mặt dưới – bên nhìn xuống dưới, sang
bên và ra trước. Ở phía trước, 2 mặt này liên tiếp với nhau tại một bờ tròn gọi là
mặt trước. Mặt dưới – bên nấp sau xương mu và ngăn cách với xương mu bởi
khoang sau mu.
o Đỉnh bàng quang là nơi các mặt dưới – bên
và mặt trên hợp với nhau ở phía trước. Đây là nơi bám của dây chằng rốn giữa.
o Đáy (mặt sau) ở phía sau và hơi xuống
dưới:
- Ơ nữ, đáy bàng quang liên quan với cổ tử cung và phần trên âm đạo.
-Ở nam, đáy bàng quang liên quan với túi tinh và ống dẫn tinh, trực tràng và
các quai ruột non.
o Cổ bàng quang là nơi gặp nhau của đáy và
các mặt dưới bên. Ơ bàng quang mở vào niệu đạo bởi lộ niệu đạo trong. Cổ
bàng quang nam đè lên tuyến tiền liệt.
3. Cấu tạo trong: Thành bàng quang được cấu tạo bởi 4 lớp:
o Lớp niêm mạc có màu hồng nhạt, khi bàng quang rỗng có nhiều nếp nhăn, khi
căng thì phẵng. Có một vùng niêm mạc, gọi là tam giác bàng quang, luôn dính
chặt vào lớp cơ, có màu đỏ hơn và luôn phẳng cả khi bàng quang rỗng. Tam
giác bàng quang nằm giữa 3 lỗ: hai lỗ niệu quản ở hai bên, trên mặt đáy bàng
quang, và lỗ niệu đạo trong ở dưới, tại cổ bàng quang.
Tấm dưới niêm mạc không có ở vùng tam giác bàng quang.
o Lớp cơ gồm các bó cơ xếp thành 3 bó:
o Lớp ngoài là cơ dọc, từ lớp này có 1 số sợi chạy ra phía trước tới xương mu tạo

nên cơ mu – bàng quang, một số sợi khác chạy ra phía sau tạo nên cơ trực tràng
– bàng quang.
o Lớp giữa là cơ vòng dày hơn lớp ngoài, nhất là ở phần trên vùng tam giác bàng
quang.
o Lớp trong là cơ dọc, phát triển nhất ở vùng tam giác bàng quang và hướng của
thớt cơ cùng chạy dọc vể phía cổ tạo thảnh 1 quai dày ở phía sau cổ bàng
quang.
o Lớp thanh mạc chính là phúc mạc. Ở những vùng không có phúc mạc, bàng
quang được bao phủ bởi một lớp mô liên kết. Dưới lớp thanh mạc là tấm lưới
thanh mạc.
4. Chức năng : Bàng quang có nhiệm vụ chính là đây chính là nơi nhận nước
tiểu từ thận qua hai niệu quản. Khi bàng quang đầy sẽ có phản xạ co bóp bàng
quang gây cảm giác buồn đi tiểu tiện.
IV. Niệu đạo: là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo nữ ngắn hơn
niệu đao nam.
 Niệu đạo nam: Niệu đạo nam vừa là ống dẫn nước tiểu vừa là đường xuất
tinh.
1. Đại cương:
o Đường đi:
Niệu đạo được bắt đầu từ cổ bàng quang ở lỗ niệu đạo trong đi thẳng
xuống dưới xuyên qua tuyến tiền liệt, sau đó qua hoành chậu và hoành niệu
dục, cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu rồi đi vào gốc và thân
dương vật tới đỉnh của quy đầu.
o Phân đoạn:
- Về phương diện giải phẫu, niệu đạo được chia làm ba đoạn:
+ Đoạn tiền liệt: bắt đầu từ cổ bàng quang đến đỉnh tiền liệt, dài khoảng 2,5-3
cm, có cơ thắt trơn niệu đạo bao quanh ở sát cổ bàng quang.
+ Đoạn màng: đi từ đỉnh tuyến tiền liệt tới hành dương vật và chọc qua màng
đáy chậu,có cơ thắt vân niệu đạo bao xung quanh, phía trước có đám rối tĩnh
mạch trước bàng quang.

+ Đoạn xốp: Là phần niệu đạo nằm trong vật xốp dương vật, dài khoảng 12 cm,
đoạn này di động và ít bị tổn thương.
- Về phương diện phẫu thuật, niệu đạo được chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn cố định: gồm đoạn tiền liệt, đoạn màng và phần niệu xốp từ niệu xốp từ
niệu đạo màng đến dây treo dương vật.
+ Đoạn di động: là phần niệu đạo xốp giới hạn từ dây treo dương vật đến lỗ
niệu đạo ngoài.
2. Hình thể trong:
o Đoạn tiền liệt :
− Thành niệu đạo đoạn tiền liệt ở ngay
giữa có một chỗ nổi gờ lên gọi là mào niệu đạo.
− Mào niệu đạo đôi khi liên tiếp với
lưỡi bàng quang ở trên và đi xuống tận niệu đạo màng ở dưới. Ơ chỗ nối giữa
1/3 giữa và 1/3 dưới của đoạn này, mào niệu đạo nở rộng thành lồi tinh. Ơ giữa
lồi tinh có lỗ của túi bầu dục tuyến tiền liệt và hai bên có lỗ của ống phóng tinh.
− Hai bên lồi tinh là hai rãnh, ở đáy
rãnh có nhiều lỗ nhỏ của các ống tuyến tiền liệt đổ vào.
o Đoạn màng: Có nhiều nếp dọc. Khi đi tiểu
các nếp dọc này sẽ mất đi.
o Đoạn xốp: ngoài các nếp dọc còn có:
− Lỗ của hai tyến hành niệu đạo
− Lỗ của các hốc niệu đạo là những chỗ đào sâu vào niêm mạc niệu đạo, có
các tuyến niệu đạo.
− Van hố thuyền là một nếp ngang ở mặt trên niệu đạo cách lỗ niệu đạo
ngoài khoảng 1- 2cm.
 Cấu trúc của thành niệu đạo: thành niệu đạo được cấu tạo bởi hai lớp:
− Lớp niêm mạc rất chun giạn nên có thể căng ra khi tiểu cũng như khi nong niệu đạo.
Niêm mạc có nhiều tuyến, tiết ra chất làm trơn lòng niệu đạo.
− Lớp cơ gồm các thớ cơ dọc ở trong và cơ vòng ở ngoài. Lớp cơ vòng ở cổ bàng quang
dày lên và tạo nên một cấu trúc có chức năng như cơ thắt, giúp cho nước tiểu có thể

được giữ trong bàng quang giữa hai lần đi tiểu và giúp cho tinh dịch không trào ngược
vào bàng quang khi giao hợp.
 Niệu đạo nữ:
o Niệu đạo nữ tương ứng với niệu đạo đoạn tiền liệt và đoạn màng ở nam, đi từ
lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang tới lỗ niệu đạo ngoài ở âm hộ, dài khoảng 3-
4cm.
o Lỗ niệu đạo ngoài là nơi hẹp nhất của niệu đạo, nằm giữa hai môi nhất ở phía
trước lỗ âm đạo, ở phía dưới và sau âm vật. Trên đường đi, niệu đạo cũng
xuyên qua hoành chậu và hoành niệu dục và các liên quan đến các hoành này.
o Hình thể trong:
o Niêm mạc cũng có mào niệu đạo ở phía sau (nhưng không có lồi tinh) và những
nếp dọc. Ơ gần lỗ niệu đạo ngoài, có hai lỗ thông của tuyến Skene.
Nguyên nhân gây ra sỏi thận?
Các chuyên gia vẫn chưa nhất trí về nguyên nhân gây ra sỏi thận
• Di truyền : Một số người dễ bị sỏi thận hơn những người khác. Phần lớn sỏi thận
có thành phần cấu tạo là canxi, và bệnh tăng canxi niệu (có nồng độ canxi trong
nước tiểu cao) là một yếu tố nguy cơ. Đặc điểm dễ bị nồng độ canxi niệu cao có thể
di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số bệnh di truyền khác cũng làm cho
một số người dễ bị sỏi thận. Chẳng hạn như trong đó bao gồm những người bị acid
hóa ống thận và những người gặp những vấn đề về chuyển hóa của nhiều chất
trong cơ thể trong đó có cystine (một loại amino acid), oxalate (một loại muối) và
acid uric (chẳng hạn như trong bệnh Gout).
• Vị trí địa lý: vị trí địa lý có thể đóng một vai trò nào đó trong việc hình thành sỏi
thận. Có một vùng được gọi là "vành đai sỏi thận" ở Hoa Kỳ, những người sống ở
phía Nam Hoa Kỳ bị gia tăng nguy cơ hình thành sỏi thận do yếu tốt khí hậu nóng
và ít uống nước khiến cho cơ thể người dân ở khu đó tương đối bị thiếu nước làm
cho nước tiểu trở nên cô đặc hơn nên các chất hóa học bên trong nằm sát gần nhau
hơn nên dễ tạo ra tiền chất của sỏi dễ dàng hơn.
• Chế độ ăn: chế độ ăn có thể có đóng góp vào sự hình thành sỏi hoặc không. Ở một
người dễ hình thành sỏi thận thì thức ăn chứa nhiều canxi có thể làm gia tăng nguy

cơ, tuy nhiên ở những người không có khuynh hướng dễ hình thành sỏi thì chế độ
ăn sẽ không làm thay đổi gì yếu tố nguy cơ cả.
• Thuốc: những người sử dụng thuốc lợi tiểu và những người sử dụng quá nhiều
thuốc kháng acid có chứa canxi có thể làm tăng canxi trong nước tiểu và có khả
năng gia tăng nguy cơ hình thành sỏi. Dùng quá nhiều vitamin A và D cũng có liên
quan đến tình trạng tăng nồng độ canxi trong nước tiểu. Những bệnh nhân bị HIV
có sử dụng thuốc indinavir (Crixivan) có thể tạo ra sỏi indinavir. Một số loại thuốc
được bác sĩ kê toa khác cũng có liên quan đến sự hình thành sỏi bao gồm dilantin
và các loại kháng sinh như ceftriaxone (Rocephin) và ciprofloxacin (Cipro).
Những bệnh nền: Một số bệnh mạn tính có liên quan đến sự hình thành sỏi bao gồm bệnh
xơ nang, bệnh acid hóa ống thận, bệnh viêm ruột.
 Sự bài tiết qua da:
o Mồ hôi được tiết liên tục. Số lượng mồ hôi tiết ra một ngày phụ thuộc vào nhiệt độ không
khí bên ngoài. Khi nhiệt độ môi trường thấp, mỗi ngày cơ thể tiết 500-700ml mồ hôi. Còn
khi nhiệt độ môi trường cao, mồ hôi tiết ra nhiều hơn, có thể tớivài lít
o Sự tiết mồ hôi có tác dụng điều hoà thân nhiệt . Muốn thân nhiệt không thay đổi, cơ thể
phải luôn bài tiết ra ngoài một lượng nhiệt nhất định. Lượng nhiệt này một phần thoát ra
ngoài cùng khí thở ra, một phần theo phân và nước tiểu, nhưng có khoảng 90% qua da.
o Sự tiết mồ hôi được điều hoà bởi hệ thần kinh .Phản xạ tiết mồ hôi là phản xạ tự động do
tuỷ sống và hành tuỷ điều khiển, kích thích trực tiếp là nhiệt độ của môi trường xung
quanh.
B. HỆ SINH DỤC
 Cơ quan sinh dục nữ gồm có: Buồng trứng, tử cung, vòi tử cung, âm đạo,
bộ phận sinh dục ngoài, tuyến vú.
I. Buồng trứng: vừa là một tuyến ngoại tiết, vừa là một tuyến nội tiết.
1. Vị trí:
- Nằm trong hố buồng trứng ở thành bên chậu hông bé; phụ nữ khi đã đẻ nhiều
lần thì buồng trứng có thể tụt xuống thấp hơn.
- Có hai buồng trứng một ở bên phài, một ở bên trái. Buồng trứng nằm áp sát vào
thành của chậu hông, sau dây chằng rộng, màu hồng nhạt.

2. Hình thể ngoài:
o Buồng trứng có hình một hạt đậu dẹt, kích thước khoảng 1 cm bề dày, 2cm bề
rộng, và 3 cm bề cao.
o Buồng trứng co hai mặt: mặt trong và mặt ngoài. Mặt trong, lồi, tiếp xúc với các
tua của phễu tử cung và các quai ruột. Mặt ngoài nằm áp vào phúc mạc của thành
bên chậu hông trong một hố lõm gọi là hố buồng trứng. Hố buồng trứng được giới
hạn do các thành phần nằm ngoài phúc mạc đội lên. Phía trước dưới là dây chằng
rộng, phía trên là động mạch chậu ngoài, phía sau là động mạch chậu trong và niệu
quản. Ơ đáy hố là động mạch rốn và mạch và thần kinh bịt. Mặt ngoài buồng trứng
có vết lõm gọi là rốn buồng trứng là nơi mạch và thần kinh đi vào buồng trứng.
o Buồng trứng có hai bờ: bờ tự do và bờ mạc treo buồng trứng. Bờ tự do quay ra phía
sau và liên quan với các quai ruột còn bờ mạc treo thì có mạc treo, treo buồng trứng
vào mặt sau dây chằng rộng.
o Buồng trứng có hai đầu:đầu vòi và đầu tử cung. Đầu vòi, tròn hướng lên trên và là
nơi bám cùa dây chằng treo buồng trứng còn đầu tử cung nhỏ hơn quay xuống
dưới, hướng về phía tử cung vaa2la2 nơi bám của dây chằng riêng buồng trứng.
o Buồng trứng được cố định tại chỗ là nhờ:
− Mạc treo buồng trứng đi từ mặt sau dây chằng rộng tới bám vào bờ mạc treo
của buồng trứng.
− Dây chằng treo buồng trứng đi từ đầu vòi của buồng trứng tới thành bên
chậu hông, giữa 2 lá của dây chằng rộng.
− Dây chằng riêng buồng trứng đi từ đầu tử cung của buồng trứng tới sừng tử
cung.
− Dây chằng vòi- buồng trứng: dây này ngắn, đi từ đầu vòi tới phễu vòi tử
cung.
3. Cấu tạo:
o Ngoài là lớp biểu bì hình trụ.
o Bên trong gồm phần vỏ và tủy, lẫn với mô liên kết sợi xốp.
o Phần vỏ có nhiều nang trứng nguyên thủy, đó là tập hợp trứng non với tế bào
thượng bì xung quanh. Nang này sẽ trở thành nang trứng chín.

4. Chức năng: Dưỡng trứng và tiết ra hoocmon sinh dục ảnh hưởng đến những đặc
điểm giới tính nữ và tác động lên hoạt động tử cung.
Buồng trứng tiết ra hormon estrogen có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của những
đặc điểm giới tính thứ phát như: sự nảy nở của ngực, tăng phát triển tuyến vú, sự
xuất hiện của lông nách và lông ở vùng sinh dục, và sự tích tụ mỡ ở hông và đùi,
kích thích niêm mạc tử cung phát triển, tăng tiết dịch nhờn và gây hiện tượng động
dục
II/ Vòi tử cung (ống dẫn trứng, vòi Fallope): Là ống dẫn trứng đi từ buồng trứng đến
tử cung.
1. Vị trí: ống dẫn trứng là hai ống dài khoảng hơn 10cm chạy ngang từ buồng trứng
tới góc của hai bên tử cung, nằm giữa hai lá của bờ tự do của dây chằng rộng.
2. Hình thể ngoài: Vòi tử cung được chia làm 4 đoạn: phễu vòi, bóng vòi,eo vòi và
phần tử cung.
− Phễu còi: loe ra hình cái phễu có lỗ bụng của vòi tử cung. Qua lỗ này , vòi thông
với lỗ phúc mạc để nhận trứng ổ buồng trứng rụng vào vòi. Xung quanh lỗ, phễu
vòi có khoảng hơn 10 tua vòi đầu vòi của buồng trứng. Trong thời kỳ rụng trứng,
nhờ các nội tiết tố cương lên để chuẩn bị hứng trứng rụng vào vòi tử cung.
− Bóng vòi: là phần phình ra to nhất và dài nhất của vòi tử cung.
− Eo vòi: là đoạn hẹp nhất của vòi, tiếp theo bóng vòi tới dính vào góc bên tử
cung.
− Phần tử cung: đoạn này nằm trong thành tử cung dài khoảng 1cm và thông vào
buồng tử cung bởi lỗ tử cung của vòi.
3. Cấu tạo:
o Vòi tử cung được bọc ở ngoài cùng bởi lớp phúc mạc, gồm lớp thanh mạc và tấm
dưới thanh mạc. Dưới phúc mạc là lớp cơ trơn gồm hai tầng dọc và vòng.
o Trong cùng là lớp niêm mạc có nhiều nếp dọc; niêm mạc của vòi thuộc loại thượng
mô có lông chuyển có tác dụng đẩy trứng về phía buồng tử cung.
o Vòi tử cung được dây chằng rộng bao bọc và nếp phúc mạc thõng xuống ở dưới vòi
được gọi là mạc treo vòi.
o Giữa hai lá của mạc treo, dọc theo bờ dưới của vòi có các nhánh vòi của động mạch

tử cung và động mạch buồng trứng.
4. Chức năng: hứng rồi dẫn trứng vào tử cung từ 3-10 ngày.
III/ Tử cung:
1.Vị trí: nằm giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo và dưới
quai ruột non.
2. Hình thể ngoài: Tử cung có hình quả lê, mặt lồi hình vòm ở phía trước- trên là đáy tử
cung. Tính từ đáy xuống, tử cung được chia làm 3 phần:thân, eo và cổ tử cung.
Thân: có hình thang, nằm ngay dưới đáy tử cung. Hai góc bên của thân là sừng tử
cung, nơi tử cung tiếp nối với eo vòi tử cung.
− Thân tử cung dẹp trước – sau nên có hai bờ, bờ phải và bờ trái, và hai mặt là mặt
bàng quang và mặt ruột.
− Mặt bàng quang hướng ra trước và xuống dưới và đè lên mặt trên bàng quang. Phúc
mạc phủ mặt này tới eo tử cung thì lật lại phủ lên mặt trên bàng quang, tạo thành
túi cùng bàng quang – tử cung.
− Mặt ruột lồi, hướng lên trên và ra sau cũng được phúc mạc phủ. Phúc mạc lách
xuống tận phần trên âm đạo rồi quặt lên phủ mặt trước trực tràng tạo nên túi cùng
trực tràng – tử cung. Qua túi cùng, tử cung liên quan với các quai ruột và trực tàng.
− Các bờ tử cung là nơi dây chằng rộng liên tiếp với phúc mạc tử cung, các động
mạch tử cung chạy xoắn hình lò so ở giữa 2 lá của dây chằng rộng.
− Sừng tử cung là nơi vòi tử cung liên tiếp với thân và là nơi bám của dây chằng
riêng buồng trứng và dây chằng tròn.
− Đáy từ cung là vòm lồi, liên quan với các quai ruột, phúc mạc phủ đáy liên tiếp với
phúc mạc của các mặt tử cung.
 Eo tử cung: Phía trước, eo ở ngang mức với đáy túi cùng bàng quang- tử cung. Phía
sau và hai bên, eo có liên quan giống như mặt sau và hai bên thân tử cung.
 Cổ tử cung: âm đạo bám vòng quanh cổ tử cung theo bình diện chếch xuông dưới và
ra trước, chia cổ làm 2 phần:
− Phần trên âm đạo: ở mặt trước, cổ tử cung dính vào mặt sau dưới bàng quang bởi 1
tổ chức tế bào lỏng lẻo dễ bóc tách còn ở mặt sau thì có phúc mạc phủ, qua túi cùng
trực tràng – tử cung cổ tử cung liên quan với trực tràng.

− Phần âm đạo: phần tử cung trong âm đạo gọi là mỏm cá mè, ở giữa mõm có lỗ tử
cung. Lỗ nằm giữa 2 môi :môi trước và môi sau. Lỗ tử cung thông với ống cổ tử
cung. Mõm cá mè cùng với thành âm đạo xung quanh giới hạn nên 1 vòm, gọi là
vòm âm đạo. Vòm âm đạo như 1 túi bịt vòng gồm 4 đoạn: túi bịt trước, túi bịt sau
và hai túi bịt bên, trong đó túi bịt sau sâu nhất có liên quan với trực tràng.
− Tử cung vừa gập ra trước và ngả ra trước. Gập ra trước nghĩa là trục của thân tử
cung hợp với trục của cổ tử cung một góc 120
o
hướng ra trước. Ngả ra trước nghĩa
là trục của thân tử cung hợp với trục của âm đạo (hay trục của chậu hông) 1 góc 90
0
hướng ra trước. Tư thế này giúp cho tử cung không bị sa xuống âm đạo.
 Tử cung được giữ cố định nhờ:
− Vị trí và chiều hướng của tử cung.
− Dây chằng rộng là 1 nếp phúc mạc gồm 2 lá căng ngang từ bờ bên tử cung thành
bên chậu hông, nối phúc mạc tử cung với phúc mạc thành chậu. Nó có hai mặt và
bốn bờ. Các bờ trong và ngoài lần lượt liên tiếp với phúc mạc của tử cung và thành
bên chậu hông, bờ trên ôm lấy vòi tử cung, bờ dưới còn gọi là nền dưới dây chằng
rộng, nơi hai lá trước và sau dây chằng quặt ra trước và sau liên tiếp với phúc mạc
thành. Các phần hợp nên dây chằng rộng là mạc treo tử cung, mạc treo vòi tử cung
và mạc treo buồng trứng.
− Dây chằng tròn là một thừng xơ tròn dài khoảng 15 cm, từ sừng tử cung chạy ra
ngoài và ra trước qua thành chậu và ống bẹn rồi tỏa ra tận cùng ở mô dưới da của
gò mu và môi lớn.
− Dây chằng tử cung – cùng rất chắc, từ mặt sau cổ tử cung, sát bờ bên, chạy ra sau ở
hai mặt bên của trực tràng rời bám vào mặt trước xương cùng.
− Dây chằng nganng cổ tử cung từ bờ bên cổ tử cung chạy ngang ra ngoài bám vào
xương ngồi.
3. Hình thể trong và cấu tạo:
♦ Buồng tử cung:

- Tử cung là 1 khối cơ dày, rỗng thành một khoang dẹt theo chiều trước sau và thắt lại
ở chỗ eo tử cung chia khoang thành 2 buồng:buồng nhỏ ở dưới nằm trong cổ tử cung gọi là
ống cổ tử cung và buồng to ở trong tử cung có hình tam giác mà 3 cạnh lồi về phía lòng
tam giác. Hai góc bên thông với vòi tử cung, còn góc dưới thông với ống cổ tử cung. Hai
thành trước và sau của buồng tử cung áp sát vào nhau. Chiều sâu trung bình từ lỗ tử cung
tới đáy buồng tử cung khoảng 3 cm.
♦ Cấu tạo của tử cung: Xét từ ngoài vào trong, cấu tạo của tử cung gổm:
- Lớp thanh mạc (lớp ngoài tử cung) là lớp phúc mạc bọc tử cung. Dưới lớp thanh mạc
là tấm dưới thanh mạc.
- Lớp cơ hơi khác nhu ở phần thân và cổ.
• Ở phần thân tử cung, có 3 tầng cơ. Tầng ngoài là các thớ cơ dọc và một ít
cơ vòng. Tầng giữa (tầng mạch) rất dày gọi là lớp cơ rối gồm các thớ cơ
đan chéo nhau chằng chịt quấn lấy các mạch máu. Tầng trong chủ yếu là
các thớ cơ vòng.
• Ở phần cổ tử cung, cơ mỏng hơn và không có tầng cơ rối. Chỉ có một tầng
cơ vòng kẹp giữa hai tầng cơ dọc.
- Lớp niêm mạc (lớp trong tử cung) mỏng mảnh và dính chặt vào lớp cơ.
4. Chức năng:
− Tử cung là nơi cho trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển.
− Là nơi nương náu và phát triển của thai nhi. Khi thai phát triển hoàn thiện, tử cung có
nhiệm vụ co bóp đẩy thai nhi ra ngoài.
− Đây cũng là nơi xảy ra kinh nguyệt.
IV/ Âm đạo:
1. Vị trí:
o Âm đạo là một ống cơ mạc rất đàn hồi dài trung bình khoảng 8 cm bám từ cổ tử cung tới
tiền đình âm hộ. Am đạo nằm sau bàng quang và trước trực tràng, chạy chếch ra trước và
xuống dưới theo trục chậu hông nên trục âm đạo hợp với đường ngang một góc 70
0
quay ra
phía sau.

2. Hình thể ngoài: Âm đạo có hai thành: trước sau; hai bờ bên và hai đầu trên dưới.
 Thành trước liên quan ở trên với bàng quang và niệu quản và ở dưới với niệu đạo. Giữa
âm đạo và các cơ quan này ngăn cáh bởi một vách mô liên kết. Thành sau liên quan từ trên
xuống dưới với túi cùng trực tràng tử cung, rồi với mặt trước trực tràng cho tới tận các lớp
mạc đáy chậu. Ở phía trên lớp mạc cơ đáy chậu, khi âm đạo tiếp tục chếch ra trước thì ống
hậu môn bẻ gập ra phía sau tạo thành khoảng tam giác âm đạo trực tràng, nơi có trung tâm
gân của đáy chậu. Âm đạo cũng ngăn cách với trực tràng bởi một vách mô liên kết xơ.
 Bờ bên âm đạo: ở 2/3 trên bờ nằm trong chậu hông và liên quan với niệu quản và các
nhánh của mạch và thần kinh âm đạo cũng như lớp mô tế bào liên kết trong khoang chậu
hông dưới phúc mạc. Ở 1/3 dưới âm đạo bờ liên quan với lớp cân đáy chậu, cụ thể là bờ
trong cơ nâng hậu môn và lớp mạc cơ đáy chậu giữa.
 Đầu trên dính xung quanh cổ tử cung thành vòm âm đạo. Đầu dưới âm đạo mở vào tiền
âm hộ. Ở trinh nữ, lỗ dưới âm đạo này được đậy bởi một nếp niêm mạc thủng ở giữa gọi là
màng trinh. Lỗ dưới âm đạo có các thớ cơ hành hang bao quanh như là một cơ thắt âm đạo.
3. Hình thể trong:
o Ở mặt trong âm đạo có những nếp ngang do niêm mạc dày lên gọi là các gờ âm đạo.
o Ở mặt trước và mặt sau có một lồi dọc gọi là cột âm đạo. Cột trước thường phát triển hơn
cột sau.
 Về cấu tạo: âm đạo gồm hai lớp:
Lớp cơ có hai tầng: tầng dọc ở phía ngoài, tầng vòng ở trong.
Lớp niêm mạc thường không có tuyến (các chất nhày ở âm đạo do các tuyến ở cổ tử cung
tiết ra). Tấm dưới niêm mạc có nhiều mạch máu.
4. Chức năng: âm đạo là cơ quan giao hợp và đường để thai nhi từ tử cung ra ngoài.
V/ Bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới: Gồm âm hộ, âm vật, lỗ niệu đạo.
1. Âm hộ: gồm có gò mu, môi lớn, môi bé và tiển đình âm đạo. Gò mu là 1 gò lồi liên
tiếp với thành bụng ở trên, với hai môi lớn ở dưới và ngăn cách với đùi bởi nếp
lằn bẹn.
2. Môi lớn là hai nếp da lớn tạo nên giới hạn bên của âm hộ. Khoảng nằm giữa hai
môi là khe âm hộ. Hai môi gặp nhau ở trước tạo thành nếp môi trước, nơi có nhiều
lông mu che phủ, và liên tiếp với nhau ở phía sau tại mép môi sau, nơi cách hậu

môn 3cm.
3. Môi bé là hai nếp da nhỏ hơn, nằm giữa các môi lớn và ngăn cách với môi lớn bởi
rãnh gian môi. Ơ đầu trước, môi bé tách ra thành một nếp nhỏ bao lấy âm vật tạo
nên bao âm vật; đầu sau hai môi dính với nhau tạo thành hãm môi âm hộ.
4. Tiền đình âm đạo là một khoảng lõm nằm giữa mặt trong hai môi bé, sau âm vật
và trước hãm môi âm hộ. Mở thông vào tiền đình có lỗ niệu đạo ngoài ở trước, lỗ
âm đạo ở sau và những ống tiết của các tuyến tiển đình lớn.
5. Âm vật: tương đương với dương vật ở nam giới nhưng nhỏ hơn nhiều. Am vật là
một tạng cươn giống như dương vật nằm ngay ở đầu trước khe âm hộ dưới khớp
mu. Nó cũng được cấu tạo bởi hai vật hang và cũng gồm hai trụ, một thân và một
quy đầu âm vật. Ơ phía dưới, quy đầu dính môi bé bởi một nếp niêm mạc gọi là
hãm âm vật.
VI/ Tuyến vú:
 Vú là cơ quan chứa các tuyến sữa nằm ở thành trước ngực, hình nửa khối cầu, tròn và lồi
hơn ở phía dưới tạo thành rãnh dưới vú với da ngực.
 Có một đôi trước ngực. Nguồn gốc là do sự biệt hóa của tuyến mồ hôi.
 Tuyến này liên quan mật thiết với hoạt động sinh dục, thể hiện ở tuổi dậy thỉ và hoạt
động chính thức vào thời kỳ sinh sản. Có thể xem nó như một bộ phận sinh dục ngoài.
1. Vị trí: Vú gồm hai uyến sữa nằm ở ngực, trước các cơ ngực, đi từ xương sườn thứ III đến
xương sườn thứ VI.
2. Hình thể ngoài: Ở trung tâm mặt trước có một lồi tròn gọi là nhú vú(đầu vú), có
nhiều lổ nhỏ là lỗ tiết của các ống sữa. Xung qunah đầu vú có một lớp da xẫm hơn
gọi là quầng vú. Ở mặt quầng vú nổi lên những cục nhỏ do các tuyến bã của quầng
vú đẩy lồi lên.
3. Cấu tạo: từ nông vào sâu, vú được cấu tạo bởi:
 Da: mềm mại được tăng cường bởi các thớ cơ trơn ở quầng vú.
 Mô liên kết dưới da tạo thành các hố mỡ.
 Các tuyến sữa là loại tuyến chùm tạo thành các tiểu thùy. Nhiều thùy hợp thành các
thùy. Mỗi thùy đổ ra đầu vú bởi một ống tiết sữa. Trước đi đổ ra đầu vú, ống tiết sữa phình
ra thành xoang sữa .

 Lớp mỡ sau vú rất dày ngay trên mạc nông của ngực.
4. Chức năng: Tạo và tiết sữa để nuôi con bú.
VII/ Sự hình thành cơ quan sinh dục nữ:
− Ở nữ, trung thận sẽ teo đi và để lại hai di tích là vật trên buồng trứng và ống cạnh buồng
trứng.
− Ống trung thận mất hẳn, có khi còn để lại một mẫu phụ.
− Ồng cận trung thận hai bên sẽ phát triển và hợp lại ở dưới thành một ống chung là ống tử
cung – âm đạo, sau này sẽ phát triển thành tử cung và âm đạo. Phần trên của ống cận trung
thận sẽ trở thành dây chằng tròn, một phần thành dây chằng riêng buồng trứng.
Cơ quan sinh dục nam gồm có: tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, ống
phóng tinh, thừng tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo và các phần sinh dục ngoài của nam
giới…
I/ Tinh hoàn: Là một tuyến vừa ngoại tiết tạo ra tinh trùng và vừa nội tiết, làm cho
người có những đặc điểm nam tính.
1. Vị trí: Tinh hoàn nằm trong bìu, ở bên trái thường thấp hơn bên phải, phát triển
nhanh từ tuổi dậy thì.
2. Hình thể ngoài:
 Tinh hoàn có hình tròn hơi dẹp, màu trắng xanh, mặt nhẵn, trục hơi chếch xuống
dứoi và ra sau.
 Tinh hoàn có hai mặt: mặt ngoài lồi và mặt trong phẳng, hai cực trên và dứơi,
hai bờ: bờ trứơc và bờ sau.
Ở cực trên có một lồi con gọi là mấu phụ tinh hoàn là di tích của ống cận trung
thận.
Ở cực dưới có dây bìu cột tinh hoàn và bìu. Tinh hoàn được bọc trong một bao thớ
dày trắng và không đàn hồi gọi là lớp trắng.
3. Hình thể trong: Tinh hoàn được chia thành nhiều tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các
vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh
xoắn. Tinh trùng sinh ra từ các ống này đựoc đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi
vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn tách ra 12-
15 ống xuất dẫn tinh trùng vào mào tinh.

4. Chức năng: Tinh hoàn có phận sinh tinh trùng và hoocmon testosterinum phát
triển giới tính nam thứ cấp.
Mở rộng : Tinh hoàn lạc chỗ: Là tinh hoàn ở vị trí bất thường, ngoài đường di chuyển
xuống túi bìu. Vị trí của tinh hoàn lạc chỗ có thể ở đùi, ở đáy chậu ( là vùng từ dưới bìu tới hậu
môn), ở trên mu, ở trong bìu bên đối diện, ở sau rốn… Bệnh thường xảy ra ở trẻ em.
Sự trở ngại của dây chằng và ống bẹn đều có thể làm hạn chế sự di chuyển của tinh hoàn
hoặc dẫn đến tinh hoàn lạc chỗ ở vị trí bất thường. Nguyên nhân do chính bản thân tinh
hoàn, thường gặp trong những bất thường nhiễm sắc thể 46, XXY, hoặc có thể phối hợp
với nhiều hội chứng dị dạng khác. Do tổn thương trục dưới đồi - yên - sinh dục ở bệnh
nhân. Khi bệnh nhân mắc các hội chứng: Kallmann, Prader-willi-Labhart, quái thai không
não, suy tuyến yên do trục dưới đồi - yên - sinh dục bị tổn thương hoặc không bình thường
về cấu trúc đều là những nguyên nhân khiến tinh hoàn không xuống bìu
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại hậu quả đến tuổi dậy thì tinh hoàn sẽ bị
teo nhỏ, ung thư tinh hoàn, vô sinh… Vì vậy nên đưa đến bệnh viện để siêu âm xem vị trí
tinh hoàn ở đâu. Khi trẻ em được 4-5 tuổi nên cho cháu đi phẫu thuật để đưa tinh hoàn về
bìu.
II/ Mào tinh:
1. Hình thể ngoài: Mào tinh có dạng chữ C, gồm đầu, thân và đuôi nằm chạy dọc
theo đầu trên và bờ sau của tinh hoàn. Đầu mào úp vào tinh hoàn như một cái mũ.
Thân không dính vào tinh hoàn tạo thành một hố bịt hay xoang mào tinh. Còn đuôi
thì chỉ dính vào tinh hoàn bởi các sợi thớ.
2. Hình thể trong: Ở đầu mào tinh, có ống xuất cuộn lại thành hình các nón dài tạo
nên các tiểu thùy mào tinh. Các ống này đều đổ vào một ống duy nhất, gọi l ống
mào tinh. Đây l một ống nhỏ đường kính khoảng 0,4 mm và dài đến 6-7 m cuộn
ngoằn ngoèo trong thân mào tinh và xuống đến đuôi thì tiếp tục với ống dẫn tinh.
Trên ống mào tinh có các ống lạc như ống lạc trên tạo thành mấu phụ mào tinh và
ống lạc dưới trong đuôi mào.
III/ Ống dẫn tinh:
1. Vị trí : Ống dẫn tinh đi từ đuôi mào tinh đến lồi tinh
2. Hình thể ngoài : Ống sờ thấy rắn, màu trắng sáng nên dễ phân biệt với các thành

phần khác. Chiều dài ống khoảng 30 cm, lòng ống rất hẹp. Đường đi của ống chia
thành nhiều đoạn: mào tinh, thừng tinh, ống bẹn, chậu hông, sau àbng quang và
đoạn trong tiền liệt. Sau cùng, ống kết hợp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống
phóng tinh.
3. Cấu tạo: Thành ống khá dày và tạo bởi 3 lớp: lớp áo ngòai, lớp cơ và lớp niêm
mạc.
IV. Túi tinh: là hai túi tách ở phần cuối ống dẫn tinh để dự trữ tinh dịch và góp phần tạo
nên tinh dịch.
 Hình thể ngòai và cấu tạo: Túi tinh thực chất là một tuyến góp phần sản xuất tinh dịch.
Nó có hình quả lê, gấp nếp dài 5- 6 cm, rộng 2 cm, nằm ở mặt sau bàng quang, dọc bờ dưới
– ngồi của bóng ống dẫn tinh. Hai túi tinh tạo thành tam giác gian úti tinh bao quanh tam
giác gian ống tinh. Đầu dưới của túi tinh mở vào một ống bài xuất ngắn gọi là ống tiết.
Ống này kết hợp với ống dẫn tinh cùng bàng quang tạo thành ống phóng tinh. Hai túi tinh
liên quan ở sau với trực tràng nên có thể thăm khám túi tinh qua trực tràng. Phúc mạc trm
lên khối bàng quang – túi tinh – bóng ống dẫn tinh rồi lật lên trực tràng tạo nên túi cùng
bàng quang- trực tràng.
V. Thừng tinh: là một ống chứa các thnh phần từ bìu qua ống bẹn vào trong ổ bụng.
1. Cấu tạo: Từ ngòai vào trong gồm có:
- Mạc tinh ngòai: nguồn gốc từ cơ cho bụng ngồi, l lớp ngòai của thừng tinh.
- Cơ bìu và mạc cơ bìu có nguồn gốc từ cơ bụng trong.
- Mạc tinh trong có nguồn gốc từ mạc ngang, l bao xơ trong cung của thừng tinh.
2. Các thành phần chứa trong thừng tinh:
 Ống dẫn tinh, động mạch, tĩnh mạch và đám rối thần kinh của ống dẫn tinh,
động mạch cơ bìu.
 Động mạch tinh hồn ở giữa thừng tinh, chung quanh có tĩnh mạch làm thành
đám rối tĩnh mạch hình dây leo.
 Di tích mỏm bọc tinh hồn còn gọi l dây chằng tinh mạc.
VI. Tuyến tiền liệt: là tuyến ở phía dưới bàng quang, bọc chung quanh niệu đạo sau,
ngòai chức năng ngoại tiết, tiết ra tinh dịch vào niệu đạo, còn có chức năng nội tiết.
Vị trí và hình thể ngoài: Tuyến tiền liệt nằm trên hòanh chậu hông, dưới bàng quang,

sau xương mu, giữa hai cơ nâng hậu môn và trước trực tràng. Tuyến tiền liệt có hình
nón mà đáy ở trên, đỉnh ở dưới, có bốn mặt là mặt trước, mặt sau và 2 mặt dưới bên.
Về phương diện giải phẫu người ta chia tuyến tiền liệt làm 3 thùy là thùy phải và
thùy trái, ngăn cách nhau bởi một rãnh ở mặt sau. Thùy thứ 3 gọi là eo tuyến tiền liệt
hay thùy giữa. Eo tuyến tiền liệt nằm giữa niệu đạo và ống phóng tinh. Tuyến tiền liệt
rộng 4cm, cao 3 cm và dày 2, 5 cm. Trung bình ở người lớn nặng 15- 25g, người già
tuyến có thể to gấp bội, thường phát triển to ra ở phần sau, trong bện u xơ tuyến tiền
liệt, gây bí tiểu.
VII. Tuyến hành niệu đạo: là hai tuyến nằm trong cơ ngang sâu, ở hai bên niệu đạo
màng. Tuyến to bằng hạt ngô và đổ vào niệu đạo hành xốp bởi ống tiết.
VIII. Dương vật: thuộc phần sinh dục ngồi đảm nhiệm cả hai chức năng niệu và sinh
dục.
1. Hình thể ngoài: Dương vật có 2 phần:
 Phần sau cố định
 Phần trước di động.
Khi dương vật mềm, dài độ 10 cm nằm trước bìu
Dương vật gồm 1 rễ, 1 thân và quy đầu.
- Rễ dương vật: dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật và dính vào
ngành dưới xương mu bởi vật hang.
- Thân: hình trụ, mặt trên hơi dẹt hơn gọi là mu dương vật và mặt dưới hay mặt
niệu đạo được phân ra 2 nửa bởi đường giữa dương vật
- Quy đầu: được bao bọc bởi nhiều hay ít trong 1 nếp nửa niêm mạc nửa da gọi là
bao quy đầu mà ở mặt dưới dầy lên một nếp gọi là hãm bao quy đầu.Bao quy đầu ở
trẻ em thì rất dài. Nhiều khi bao quy dầu phủ kín quy đầu chỉ để 1 lỗ hẹp ở trước
quy đầu, không thể trật lên được gọi là bệnh hẹp bao quy đầu hoặc tật bao quy đầu
dài.
Quy đầu mu hồng nhạt giữa có lỗ sáo hay niệu đạo ngòai. Ở đáy giới hạn bởi
vành quy đầu. Vành là một bờ lồi chạy xếch xuống dưới và ra trước nên quy đầu ở
trên dài gấp đôi ở dưới. Giữa thân vành quy đầu có cổ quy đầu.
2. Cấu tạo: Dương vật được cấu tạo bởi các tạng cương và các lớp bọc dương vật.

 Các tạng cương gồm có hai vật hang và một vật xốp dương vật.
Cấu tạo của ba thể này có nhiều hốc nhỏ như tổ ong mà máu sẽ dồn vào đó khi
dương vật cương.
- Vật hang dương vật gồm 2 thể hình trụ dẹt dài 15 cm thu hẹp ở hai đầu. Phần sau
dính vào ngành dưới xương mu, có cơ ngồi hang ôm quanh 3 mặt của vật hang.
Phần trước của 2 vật hang tựa vào nhau như 2 nòng súng.
- Vật xốp dương vật hình trụ dẹt nằm trong rãnh ở mặt dưới của 2 vật hang, bên
trong có niệu đạo. Phần sau của vật xốp phình to thành hành dương vật. Vật xốp
liên tiếp với tổ chức xốp của quy dầu.
Hai cơ hoành xốp dính vào ở đường giữa như một võng để dương vật xốp nằm
trên. Cơ hoành xốp còn tách ra một bó cơ trên lưng dương vật để dính với bó đối
diện.
Khi các cơ ngối hang và hành xốp co thì máu sẽ dồn lên trước ở trong các tạng
cương và không cho máu trở về tạo nên sự cương của dương vật.
 Các lớp bọc dương vật:
Dương vật được bọc từ nông vào sâu bởi các lớp như sau:
- Da ở ngồi cùng, mềm, liên tiếp với da của bao quy đầu.
- Lớp tổ chức tế bào nhão dưới da.
- Mạc dương vật nông nằm trong lớp tổ chức tế bào nhão.
- Mạc dương vật sâu bọc quanh vật hang và vật xốp. Các mạch và thần kinh cũng
nằm trong bao mạc này.
- Lớp trắng bao bọc chung quanh hai vật hang và vật xốp. Lớp trắng này của hai vật
hang gặp nhau tạo thành vách dương vật.
3. Chức năng: chức năng xuất niệu xuất tinh.
IX. Bìu: là một túi da rất sẫm màu do thành bụng trĩu xuống để chứa tinh hòan, mào tinh
và một phần thừng tinh. Thường thường bìu tári lớn và sà xuống thấp hơn bìu phải. Giữa
hai bìu là một vách sợi.
Cấu tạo: từ ngòai vào trong gồm bảy lớp tế bào tương ứng với các lớp của thành bụng
 Da: mỏng, có nhiều nếp nhăn ngang nên có thể căng rộng hay co lại được. Có
một đường dọc, rõ ngăn cách giữa hai bìu gọi l đường giữa bìu.

 Lớp cơ bám da: l lớp tạo bởi các sợi cơ trơn, sợi đàn hồi và sợi liên kết tương tự
như một cơ bám da. Da bìu co lại được nhờ lớp cơ bám này.
 Lớp tế bào dưới da: l lớp mỡ và tế bào nhão dưới da
 Lớp mạc nông: liên tục bên têrn với mạc tinh ngòai của thừng tinh
 Lớp cơ bìu: cơ bìu do cơ cho bụng trong trĩu xuống bìu trong quá trình đi xuống
bìu của tinh hòan. Tác dụng cơ này là nâng tinh hòan lên trên.
 Lớp mạc sâu: l một phần của mạc ngang qua lỗ sâu của ống bẹn xuống bọc quanh
thừng tinh, mào tinh hồn và tinh hòan.
 Lớp bao tinh hòan: được tạo nên do phúc mạc bị lôi xuống bìu trong quá trình đi
xuống của tinh hòan nên gồm có hai lá: lá thành và lá tạng. Lúc đầu púhc mạc thọc
xuống bìu thành một ống gọi là mỏm bọc. Sau đó ống sẽ bít lại chỉ còn là một di tích
khi trẻ đã sinh ra đời. Nếu mỏm này còn tồn tại sẽ gây nên thốt vị bẹn giáp tiếp nội
thớ.
X. Sự hình thành cơ quan sinh dục nam:
− U sinh dục phát triển thành tinh hòan. Trung thận và ống trung thận trở thành mào tinh và
ống dẫn tinh. Ống cận trung thận teo đi và để lại hai di tích, một ở đầu trên l mẩu phụ tinh
hòan nằm ở đầu mào tinh và một ở đầu dưới là túi bịt và tuyến tiền liệt tương tự như âm
đạo và tử cung ở nữ.
− Tinh hoàn trong quá trình phát triển cũng di chuyển từ ổng bụng xuống bìu. Sự di chuyển
này xảy ra là do sự phát triển quá nhanh và không đồng đều của cực trên so với cực dưới
của phôi, đồng thời có thể do tác dụng của dây chằng bìu. Khi tinh hòan đi xuống bìu, một
túi phúc mạc cũng song song đi cùng vá sau đó thành ống phúc tinh mạc. Ống này về sau
sẽ bít tắt ở đoạn trong thừng tinh để ngăn cách ổ phúc mạc ở trên với ổ tinh mạc ở dưới.
Trong trường hợp bất thường, tinh hoàn có thể không di chuyển xuống bìu hay di
chuyển dở dang gây ra tình trạng tinh hòan ẩn hay tinh hòan lạc chỗ. Ống phúc mạc
tinh nếu không bít tắt lại sẽ gây ra thốt vị bẹn bẩm sinh.
CHƯƠNG VII: HỆ TUẦN HOÀN
1.Cấu tạo của tim
Tim là một túi cơ rỗng có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt là nửa phải và nửa trái.
Mỗi nửa tim có 2 ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Cấu tạo trong còn có

các van tim:
- Van nhĩ thất: nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, có chức năng đảm bảo cho máu chỉ
chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Trong van nhĩ thất phân biệt 2 loại là
van ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, và van hai lá nằm giữa tâm nhĩ
trái và tâm thất trái.
- Van động mạch (van tổ chim): ngăn giữa tâm thất trái với động mạch chủ, tâm thất
phải với động mạch phổi, đảm bảo cho máu chỉ chảy theo một chiều.
Thành tim gồm 3 lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp
nội mô gồm những tế bào dẹt.
2. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn:
Vòng tuần hoàn nhỏ: Vòng tuần hoàn nhỏ có nhiệm vụ đưa máu từ tim tới phổi để thải
CO
2
và nhận O
2
đưa về tim.
Vòng tuần hoàn lớn: Vòng tuần hoàn lớn có nhiệm vụ đưa máu giàu O
2
và chất dinh dưỡng
từ tim đến các cơ quan, các mô, các tế bào và thu nhận khí CO
2
và các chất thải từ các tế
bào, các mô rồi đưa chúng về tim.
1/Mao mạch phổi. 2/Tĩnh mạch phổi. 3/Động
mạch chủ. 4/Mao mạch cơ quan. 5/Tĩnh mạch
chủ. 6/Động mạch phổi. 7/Tâm nhĩ phải. 8/Tâm
nhĩ trái. 9/Tâm thất trái. 10/Tâm thất phải.
Vẽ sơ đồ 2 vòng tuần hoàn như trên hình:
Động mạch phổi Mao mạch phổi Tĩnh mạch phổi
Tâm thất phải Tâm nhĩ trái

Tâm nhĩ phải Tâm thất trái
Tĩnh mạch chủ Mao mạch cơ quan Động mạch chủ
3. Ba lối rẽ tắt của tuần hoàn thai nhi (học kỹ tên 3 lối rẽ tắt, vai trò)
Tuần hoàn thai nhi có 3 lối rẽ tắt: ống động mạch, ống tĩnh mạch, lỗ bầu dục giúp cho máu từ nhau
thai không phải đi qua những nơi không cần thiết (gan, phổi) làm tăng tồc độ tuần hoàn qua nhau.
Đồng thời đảm bảo được cơ chế ưu tiên máu giàu oxi hơn cho các cơ quan quan trọng như não.
4. So sánh cấu tạo động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch
Nhiệm vụ Dẫn máu từ tim sang
phổi và từ tim đến
các cơ quan khác.
Dẫn máu từ các mao
mạch trở về tim.
Nối động mạch với
tĩnh mạch.
Cấu tạo - Thành mạch dày và
được cấu tạo từ 3
lớp: sợi xốp, cơ trơn,
nội mô -> chịu áp
lực máu chảy cao.
- Lòng động mạch
nhỏ -> tốc độ máu
chảy nhanh.
- Thành tĩnh mạch
tương tự thành động
mạch nhưng mỏng
hơn. Lớp cơ trơn của
tĩnh mạch có khả
năng co bóp và đàn
hồi kém.

- Lòng tĩnh mạch
lớn hơn thành động
mạch -> tốc độ máu
chảy chậm hơn và
chứa được lượng
máu nhiều hơn động
mạch.
- Thành mao mạch
rất mỏng, cấu tạo
bởi 1 lớp tế bào dẹt;
thành mạch chứa
nhiều lỗ nhỏ và các
túi ẩm bào -> trao
đổi chất dễ dàng.
- Lòng mao mạch rất
hẹp, mắt thường
không nhìn thấy
được.
CHƯƠNG VIII: HỆ NỘI TIẾT
I Đại cương :
• Cấu tạo của tuyến nội tiết ?
Vòngt
uần
hoàn
nhỏ
Vòng
tuần
hoàn
lớn

×