Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy kỹ năng nghe nói tiếng anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.48 KB, 34 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN BẮC TỪ LIÊM HÀ NỘI
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI B
= = = = = *** = = = = =

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY KỸ NĂNG NGHE - NÓI TIẾNG ANH CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC

Lĩnh vực: Môn Tiếng Anh
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hoa Liên
Giáo viên môn Tiếng Anh

Năm học: 2015 -2016
0


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.

2
2


II. Mục đích nghiên cứu.

3

III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3

IV. Phương pháp nghiên cứu.

3

V. Phạm vi nghiên cứu.

4
PHẦN II - NỘI DUNG

5
5

I. Cở sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
II. Thực trang của việc dạy kĩ năng nghe – nói trong nhà trường hiện
nay.
III. Một số biện pháp thực hiện.
Biện pháp 1: Giáo viên thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy.

6
8
8


Biện pháp 2: Rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn từ vựng và ngữ điệu
câu.

10

Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi đối thoại bằng
Tiếng Anh.

17

Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học.

18

Biện pháp 5: Khuyến khích học sinh tự làm từ điển cá nhân, góc học tiếng
Anh

21

Biện pháp 6: Rèn luyện kỹ năng nghe - nói giao tiếp thông qua hoạt động
nhóm.

23

Biện pháp 7: Khuyến khích học sinh tập hát nhiều bài hát Tiếng Anh, xem
các bộ phim hoạt hình có lồng Tiếng Anh.

25

V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.


27

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

29

I. KẾT LUẬN
II. KHUYẾN NGHỊ
PHẦN IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO

31
1


PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chän ®Ò tµi
Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực
giáo dục đã đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng Anh là công
cụ giao tiếp là chìa khoá dẫn đến kho tàng tri thức nhân loại. Mặt khác việc ứng
dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành cấp
bách và không thể thiếu.
Vì vậy việc học tiếng Anh của học sinh Tiểu học được học sinh, phụ
huynh học sinh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm. Tiếng
Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình học của học sinh
phổ thông.
Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù
sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo
dục như hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng
hộ. Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với

giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống
thực tế: “Học đi đôi với thực hành”.
Chương trình Tiếng Anh mới ở bậc Tiểu học đã được triển khai thực hiện
trên toàn quốc đến nay đã được hơn 6 năm. Nét đổi mới nổi bật của nội dung
chương trình này là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trên những chủ đề và tình huống hay nội
dung giao tiếp có liên quan đến môi trường sống trong và ngoài nước. Sự thay
đổi trên tạo điều kiện cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường Tiểu học
trở thành việc dạy sinh ngữ thay vì là dạy từ ngữ như nhiều năm trước đây. Tuy
nhiên trong thực tiễn rèn các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, giáo viên phải
đương đầu với không ít khó khăn, đặc biệt là dạy kỹ năng nghe - nói.
Qua thực tế giảng dạy, kĩ năng nghe - nói tiếng Anh đối với học sinh là
một hoạt động khá hấp dẫn. Mới làm quen với việc học tiếng Anh, học sinh nào
cũng thích nói tiếng Anh, tuy nhiên qua thực trạng, tôi dành một khoảng thời
gian để tìm hiểu về khả năng sử dụng kĩ năng nghe - nói tiếng Anh ở một số
lớp, tôi thấy các em còn phát âm chưa đúng, một số câu còn dùng sai cấu trúc
ngữ pháp, và đặc biệt phần nghe của các em còn chưa có phản xạ. Trên thực tế,
đôi lúc người giáo viên còn chưa nắm bắt kịp thời những sai sót nhỏ của từng
học sinh. Có những tiết do chương trình quá nhiều, lớp đông nên không đủ thời
gian để từng học sinh luyện nghe và nói trước lớp. Tuy nhiên làm thế nào để
trong mỗi tiết học em nào cũng được nghe, nói, mạnh dạn giao tiếp. Qua những
năm giảng dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học tôi nhận thấy kỹ năng nghe - nói tiếng
Anh của học sinh còn nhiều hạn chế. Là giáo viên tiếng Anh tôi nhận thấy đây là
việc làm cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy trong quá
trình dạy học, tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu
thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy; sự suy đoán
2


và tính sáng tạo của học sinh. Với phạm vi kinh nghiệm nhỏ này tôi mạnh dạn đi

sâu vào một vấn đề "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy kỹ năng nghe
- nói Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân về việc dạy Tiếng
Anh
- Nhằm kích thích hứng thú học Tiếng Anh, củng cố khắc sâu kiến thức,
phát triển trí thông minh, tư duy linh hoạt sáng tạo cho học sinh.

- Nhằm phát triển về kỹ năng nghe - nói của học sinh Tiểu học. Qua đó
tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của môn học để đề ra những giải pháp khắc phục để
nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh.
III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1, Khách thể nghiên cứu: Nâng cao chất lượng dạy kĩ năng nghe – nói tiếng
anh cho học sinh tiểu học.
2, Đối tượng nghiên cứu

- Biện pháp nâng cao chất lượng dạy kĩ năng nghe – nói tiếng anh cho học sinh
tiểu học.
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
1, đối tượng nghiên cứu khảo sát: Giáo viên, học sinh lớp 3,4,5.
2, Đối tượng thực nghiệm: Giáo viên, học sinh lớp 3,4,5.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đọc một số sách giáo khoa, sách tham khảo và một số chuyên đề về phát triển
kỹ năng nghe - nói Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học.
- Phương pháp quan sát điều tra
Điều tra thực trạng ở trường Tiểu học về kỹ năng nghe - nói Tiếng Anh
Phỏng vấn và dự giờ giáo viên (kết hợp tổ nhóm chuyên môn và ban giám hiệu
nhà trường)
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động

Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng có thể quan sát trực tiếp tình hình
học sinh. Qua đó biết được khả năng sử dụng kĩ năng nghe - nói tiếng Anh
trong các giờ học của học sinh. Bên cạnh đó có thể học hỏi đồng nghiệp và phát
hiện ra những hạn chế trong giảng dạy
- Phương pháp dạy học thực nghiệm
Dạy những câu giao tiếp và những đàm thoại ngắn, các trò chơi, các bài
hát ngắn và các bài nghe theo chủ đề gần gũi với học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm dạy học
- Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
3


VI. Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình, nội dung môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học
- Các kỹ năng nghe - nói cơ bản cần rèn cho học sinh Tiểu học.
- Phương pháp, kĩ thuật giáo dục kĩ năng nghe - nói cho học sinh thông qua môn
Tiếng Anh.
- Thời gian nghiên cứu tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016.

4


PHẦN II - NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “ Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý
chí vươn lên.”
Với mục tiêu giáo dục phổ thơng là :“ Giúp học sinh phát triển tồn diện

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm cơng dân, chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh, phù hợp với đặc trưng mơn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Trong bất kỳ một ngơn ngữ nào, vai trò của nghe và nói cũng hết sức quan
trọng. Có thể thấy một ngơn ngữ là một tập hợp của các từ vựng nhưng khơng
thể thiếu nghe và nói chúng thơng qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó
khơng đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với
nhau mà có thể nắm vững được ngơn ngữ. Như vậy việc việc sử dụng phương
pháp nghe –nói là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngơn
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và phương tiện học tập của người
học ngày càng cao, đòi hỏi người giáo viên phải khơng ngừng tìm tòi, cải tiến
phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bởi lẽ, sức học
và sức tiếp thu của từng đối tượng học sinh có khác nhau, sự khác nhau đó được
thể hiện rõ rệt tùy vào điều kiện học tập của từng người. Ví dụ: vùng thành thị,
vùng nơng thơn, … dẫn đến mặt bằng kiến thức khơng đồng đều. Như vậy,
người giáo viên càng phải chứng tỏ khả năng "Kỹ sư tâm hồn” của mình. Thêm
vào đó, Tiếng Anh là một trong những tiếng nước ngồi đã, đang và sẽ được rất
nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Hiện
nay, việc học và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới học sinh có nhiều điều
kiện thuận lợi tiếp xúc với ngơn ngữ tiếng Anh. Học sinh có dịp giao tiếp với

mọi người bằng tiếng Anh. Học sinh dễ vận dụng chúng vào trong cuộc sống.
Nét đổi mới nổi bật của nội dung chương trình sách giáo khoa mới là tạo cơ hội
5


tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết. Kỹ năng nghe - nói
là một trong những kỹ năng được chú trọng phát triển trong các phương pháp
dạy ngoại ngữ mới. Kỹ năng nghe - nói có tầm quan trọng vì học sinh không thể
giao tiếp bằng lời nói nếu không hiểu được những gì nghe được và không th ể
vận dụng thông tin để có thể nói được. Vậy, làm thế nào để học sinh có thể rèn
kỹ năng nghe - nói một cách nhanh chóng, có hiệu quả và dễ học? Đặc biệt là
khi vận dụng chúng vào các hoạt động giao tiếp thực tế khi tiếp xúc với người
nước ngoài. Tích cực tìm tòi khám phá, đây chính là thủ thuật của người giáo
viên mà mỗi chúng ta cần có.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY KĨ NĂNG NGHE - NÓI TRONG
NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY.
Việc dạy theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến
tính chủ động sáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư
duy chủ động thực hành tiếng Anh. Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị
bài ở nhà kỹ. Hơn nữa để học tốt một giờ nghe - nói các em cần được nghe nhiều,
nói nhiều. Tuy nhiên phần lớn các em ở đây chưa có điều kiện tốt để học nghe tiếng
Anh và môi trường để nói tiếng Anh, thời gian học hạn hẹp, tài liệu để tham khảo
thêm còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình, từ đó việc đầu tư học kĩ năng nghe - nói
còn hạn chế.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta khắc phục được những điểm yếu
trên để góp phần nâng cao chất lượng học kĩ năng nghe - nói, giúp học sinh tự tin
hơn trong giao tiếp, sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, thành thạo trong
từng từ, câu. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên và xây dựng được một nền
văn hoá giáo dục học đường cơ bản nhất thật không dễ. Đó là những "trăn trở" được
nhiều ý kiến tại Hội thảo khoa học "Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường" .

Sự nghiệp "trồng người" không thể chỉ dạy một chiều. Dạy kĩ năng nghe - nói giao
tiếp trong nhà trường hiện nay đang đi xuống do nhiều nguyên nhân. Nhưng một
trong những nguyên nhân chính vẫn là nhà trường chỉ mới chú trọng dạy chữ mà
chưa chú trọng đến dạy người. Việc giáo dục nhân cách mới là quan trọng vì con
người lớn lên không chỉ tiếp thu tri thức, mà còn có những kỹ năng khác như giao
tiếp, có tình cảm, sự tha thứ và tôn trọng mọi người, ngoài những kỹ năng sống tối
thiểu như biết cầm đũa đúng cách, "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", sau đó nâng
lên những bước có kỹ năng cao hơn và còn nhiều kỹ năng sống khác mà một đứa
trẻ trong quá trình lớn lên cần biết, cần có. Nhưng hiện nhiều nhà trường dường
như bỏ quên. Nhà trường đã bỏ qua hoặc coi nhẹ một trong những hoạt động tối
thiểu, cơ bản của giáo dục là việc hình thành con người. Quá tập trung vào giảng
dạy truyền thụ kiến thức là chính mà quên đi việc giáo dục nhân cách.
Về phía giáo viên, học sinh
- Giáo viên: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo
dục cũng như của Ban giám hiệu trường nơi tôi giảng dạy đã tạo điều kiện cho
chúng tôi được học tập hoặc tham dự các chuyên đề của sở Giáo dục, phòng
giáo dục cũng như của một số tổ chức đào tạo Tiếng Anh khác nhằm nâng cao
năng lực chuyên môn và trau dồi nghiệp vụ sư phạm.
6


Hiện nay một số bộ sách biên soạn cho học sinh cấp Tiểu học nội dung khá
dài giáo viên truyền tải kiến thức trong một tiết chỉ 35 phút không đủ. Do đó
thời gian phát triển kỹ năng nghe - nói cho học sinh chưa nhiều.
Một số giáo viên dạy ngoại ngữ chưa thực sự sử dụng Tiếng Anh trong lớp
học, bản thân chưa nói được lưu loát Tiếng Anh. Vẫn còn giáo viên phát âm từ
và ngữ điệu câu sai.
Phần lớn giáo viên dạy Tiếng Anh ở Tiểu học không biết hát nên khi
hướng dẫn gặp phải khó khăn và hát chưa đúng giai điệu, tiết tấu nhạc.
Giáo viên phải tự lo phần lớn kinh phí làm đồ dùng dạy học và phần

thưởng cho học sinh.
- Học sinh: Do đời sống của người dân còn hạn chế nên phần lớn phụ huynh
chưa đầu tư và quan tâm đúng mức cho việc học tiếng Anh của con em mình.
Thêm nữa, vì ở xa trung tâm thành phố nên các em hiếm có cơ hội tiếp xúc với
người nước ngoài cũng như với nền văn hóa của những nước sử dụng thứ ngôn
ngữ mà các em đang học nên nhiều khi có những từ mà thậm chí cả nghĩa Tiếng
Việt của nó các em còn chưa biết. Điều đó có nghĩa là các em có rất ít cơ hội
thực hành những kiến thức mà các em lĩnh hội được từ sách vở vào thực tế.
Tuy nhiên, đối với học sinh vùng như trường tôi gặp rất nhiều khó khăn trong
hoạt động nghe - nói giao tiếp ngôn ngữ, hơn nữa lại là tiếng nước ngoài. Việc
khuyến khích các em đóng vai là nhân vật trong hội thoại giúp tiếp cận với kiến
thức tốt hơn, phát triển kĩ năng nghe - nói. Đóng vai và sử dụng hội thoại thường
xuyên tạo cho các em có tính bạo dạn, bộc lộ được cảm xúc như cử chỉ, nét mặt,
điệu bộ, trọng âm, ngữ điệu.
Mặc dù có nhiều em học sinh yêu thích môn học này nhưng sự tiếp thu cái
mới hầu như còn hạn chế. Các em còn rất tự ti chưa mạnh dạn trong việc chủ
động tiếp thu kiến thức mới.
Mỗi tuần chỉ được học hai tiết không đủ thời gian để học sinh phát triển tốt
kỹ năng nghe - nói Tiếng Anh.
Vì là môn học tự chọn nên một số học sinh chưa chú trọng nhiều đến môn
Anh Văn.
- Về phía nhà trường và phụ huynh học sinh
- Môn Anh Văn là môn học tự chọn chưa đưa vào môn học chính ở cấp
Tiểu học nên Ban giám hiệu một số trường còn thiếu sự quan tâm, giúp đỡ cho
giáo viên bộ môn.
- Phụ huynh học sinh một số em chưa có nhận thức tốt môn học này
do quan niệm “Tiếng Việt nói chưa xong mà học Tiếng Anh”. Vì vậy, thiếu sự
quan tâm sâu sát đến con em trong việc học ngoại ngữ.

7



III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY KĨ NĂNG
NGHE - NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
Để giáo dục kĩ năng nghe - nói Tiếng anh cho học sinh Tiểu học, tôi đã
nghiên cứu rất kĩ mọi tài liệu có liên quan đến nội dung và phương pháp môn
Tiếng Anh và kĩ thuật dạy học về giáo dục kĩ năng nghe- nói cho học sinh sao
cho phù hợp, áp dụng các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dạy kĩ năng
nghe - nói tiếng Anh cho học sinh. Cụ thể là:
Biện pháp1: Giáo viên thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy
Đối với đối tượng học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
việc sử dụng tiếng Anh trong giờ ngoại ngữ là điều hiển nhiên, vì khi đó vốn từ
các em khá đủ để hiểu những điều giáo viên truyền đạt. Nhưng đối với học sinh
Tiểu học vốn từ các em chưa nhiều để hiểu tốt yêu cầu của giáo viên, chính điều
này làm cho đa phần giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc Tiểu học “lười” nói tiếng
Anh trong giờ dạy. Tôi nghĩ đây là một trong những lý do làm cho học sinh chưa
tự tin đàm thoại bằng tiếng Anh. Thầy cô là tấm gương để học sinh noi theo, nếu
giáo viên thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh trong các giờ học hay các giờ
ngoại khoá thì những câu nói đó dần dần thấm sâu. Khi cần nói tự nhiên các em
sẽ phát ra được.
Vì vậy vào đầu mỗi tiết dạy tôi thường đối thoại với học sinh bằng những
câu Tiếng Anh đơn giản để làm “nóng” không khí lớp học, tạo sự hưng phấn
trong học tập, ứng xử nhanh nhẹn trong giao tiếp.
Ví dụ1 :
T: Good morning, class!
How are you all today?
Ss: Good morning, Mrs. Liên!
We’re fine, thank you.
How are you?
T:


I’m fine. Thanks.

Ví dụ 2:
T: Good morning boys and girls !
Ss: Good morning teachers!
T: How are you?
Ss: Very well, thank you.
T: OK, Do you want to play a game?
or Do you want to sing a song?
…………..
8


Theo cách dạy truyền thống vào đầu tiết dạy giáo viên thường gọi học sinh
kiểm tra bài cũ, nhưng đối với tôi thì không làm như thế. Trước khi là giáo viên
tôi cũng là một học sinh như các bạn nhỏ bây giờ nên tôi hiểu rõ tâm trạng các
em lúc này. Trước khi tôi dạy bài mới, tôi sử dụng phương pháp chơi hoặc hát
một bài hát của tiết học trước để không khí lớp học không nặng nề mà ngược lại
là sự thoải mái và sinh động. Khi đưa ra yêu cầu trò chơi tôi cũng nói bằng
tiếng Anh, không cần câu nói dài chỉ sử dụng một số cụm từ, câu đơn giản
nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại, như thế học sinh sẽ hiểu.
Ví dụ:
T: Do you like to play game?
Ss: Yes.
T:

Let’s play game “Slap the board” – Ok!

Ss:


Ok!

T: Two groups
Group one: Bird. Where are you?
Group two: Fish, Where are you?
Now, raise your hand!
………………
Sau khi chọn được hai đội tôi sử dụng một số câu ra lệnh đơn giản khác.
Ví dụ:
T: Are you ready?
Ss: Yes.
T: Now, let’s begin “one, two, three”
………………
Trong suốt quá trình dạy và học tôi thường sử dụng các câu mệnh lệnh hoặc
các câu hỏi kiểm tra lại thông tin trong bài học bằng tiếng Anh.
Ví dụ: - Work in pairs/ group/
- Say it aloud
- Close your book/ Open your book
- Put your book away
-Try again
-Here you are/ it is
- Look at / the board/ pictures/ photos/ puppets.
- Write a question
9


- What’s ........ in English
- What’s numbers one/ two/ three/ four?
...................................

Như vậy để làm tốt biện pháp trên giáo viên phải tự rèn luyện, học hỏi trao
dồi phương pháp dạy với các bạn đồng nghiệp, trên internet, báo đài, phải tự tin
và thường xuyên nói tiếng Anh trong lớp để học sinh nói theo. Nếu giáo viên
thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh trong các giờ học sẽ góp phần tạo cho
học sinh sự tự tin khi đàm thoại tiếng Anh.
Biện pháp 2: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe; phát âm chuẩn từ vựng
và ngữ điệu câu.
a) Rèn cho học sinh kĩ năng phát âm chuẩn từ vựng và ngữ điệu câu:
Hiện nay, có quan điểm cho rằng học sinh tiểu học còn nhỏ không cần phát
âm chuẩn như người bản xứ nhưng đối với tôi thì ngược lại. Phải tập cho các em
nói đúng và chuẩn ngay từ khi mới học ngoại ngữ. Bởi vì người xưa thường nói
“Tre non dễ uốn” và một phần do kinh nghiệm bản thân dạy học sinh Tiểu học
nên tôi thấy rõ mặt hạn chế của học trò. Nếu giáo viên lơ là trong việc sửa lỗi
phát âm, không hướng dẫn chú ý trọng âm từ, ngữ điệu trong câu thì khi nghe
người khác phát âm đúng các em không nhận ra và hiểu được người đối diện nói
gì. Mặc khác các em sẽ lúng túng không biết thầy mình dạy đúng hay người này
đúng làm cho học sinh e dè, không tự tin trong giao tiếp. Phát âm đúng nghĩa là
đúng trọng âm và ngữ điệu dù chỉ dạy cho học sinh hai ngữ điệu cơ bản là lên
( rising tune) và xuống ( falling tune)
Trước tiên dạy học sinh cách đọc từ cho chuẩn: Word >, = 1 sylable (s). Từ
có một âm tiết thì không có trọng âm (no stress) nhưng vẫn phải chú ý đến âm
vực, âm điệu của nó. Từ có 2 âm tiết có 1 trọng âm. Từ có nhiều âm tiết có thể
có 2 trọng âm (1 trọng âm mạnh, 1 trọng âm yếu).
Ví dụ: 1 âm tiết: book không được đọc là búc mà phải đọc là  /buk/
2 âm tiết: dortor /'dɔktə/, correct /kə'rekt/
Nhiều âm tiết: exhibition /,eksi'biʃn/,   elephant  /'elifənt/.
Trong câu: trong câu kể ( statement ) chủ ngữ thường được đọc cao và động
từ đọc thấp.
Ngữ điệu là “âm nhạc” của ngôn ngữ chính là âm lên và xuống khi
chúng ta nói. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc diễn tả ngữ nghĩa đặc biệt trong

việc tả thái độ của chúng ta (ngạc nhiên, vui buồn ...)
Hướng dẫn học sinh nhận thức được hai ngữ điệu cơ bản:
+ Đọc lên giọng: Được dùng trong câu hỏi: Yes / No questions:
- Is your book big?
- Do you have pets?

10


+ Đọc xuống giọng: Được dùng trong câu nói thông thường, mệnh lệnh và
câu hỏi: H /WH - question:
- What's your name?
- How do you go to school ?
- Nhìn chung các từ quan trọng ở trong câu như Subject, noun, verb, adj,
pronoun thường được nhấn mạnh nhưng nhấn mạnh nhất vào từ nào, từ loại nào
còn tùy thuộc vào ý đồ, mục đích của người nói.
Ví dụ: I have a new expensive book. Nếu ý đồ của người nói muốn khoe
quyển sách đắt tiền thì nhấn mạnh nhất vào expensive, nếu muốn khoe quyển
sách mới thì nhấn mạnh nhất vào new.
- Một số từ loại như mạo từ ( article ), giới từ ( preposition ), quan hệ từ
( conjuntonsh ) hay ( connective word ) là những từ không quá quan trọng sẽ
không được nhấn mạnh trong câu ( đọc lướt ).
Ví dụ: The, a, an……..to, from, under, on………, and, but……
Do you often go to the swimming pool in the summer?
Việc phát âm của phụ âm cuối cũng vô cùng quan trọng ví dụ như student /t/;
books /s/, pens /z/, glasses /iz/……. Nhưng chúng ta không được phát âm quá to
hoặc quá lộ
* Cách đọc khi thêm "s" và "es"
Cách đọc / iz / : Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ s, x, sh, ch, z thì số
nhiều thêm es đọc / iz /. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ ce, se, ge thì số

nhiều thêm s cũng đọc /iz /.
Ví dụ: finish / 'finiſ /; finishes / 'finiſiz /
Sentence / sentens /; sentences / sentensiz /
Cách đọc / s /: Những từ có chữ tận cùng bằng p, t, k thì đọc s
Ví dụ: A book / buk /; books/ buks /
Cách đọc / z /: Những từ có chữ tận cùng bằng a, e, i, o, u, b, v thì đọc / z /
Ví dụ: please / pli:z
Bên cạnh đó luôn khuyến khích mỗi học sinh có một cuộn băng nghe để tự
rèn luyện ở nhà. Nhằm giúp các em nhập tâm và nói tốt một cách tự nhiên.
Ví dụ:
Cuộn băng Tiếng Anh 3 (học sinh lớp 3)
Tiếng Anh 4 (học sinh lớp 4)
Tiếng Anh 5 (học sinh lớp 5)

11


- Chúng ta phải cho học sinh nghe băng thường xuyên với giọng đọc
chuẩn của người bản xứ và cho lặp lại nhiều lần, chú ý ngữ điệu của câu và nhất
là phần kết thúc của từ. Hướng dẫn học sinh tập trung trong khi nghe và khuyến
khích các em bắt chước giọng đọc trong băng càng giống càng tốt.
b) Rèn kĩ năng nghe cho học sinh:
- Kỹ năng nghe chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng nói, chính vì thế giáo viên
không ngừng rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn càng giống người bản xứ càng tốt.
Bởi vì khi luyện nói, học sinh sẽ nhớ được các từ vựng, các câu mà các em thường
xuyên tiếp xúc, chính vì thế học sinh sẽ phát triển được kỹ năng nghe. Hơn thế nữa,
trong khi nghe, nếu gặp những câu dài, khó nghe thì yêu cầu mình chỉ cần dừng lại
ở mức độ nghe hiểu và cảm nhận ý nghĩa chính của câu nói, không cần phải nghe rõ
toàn bộ các từ trong câu.
- Cần tập trung nghe rõ cách phát âm và ngữ điệu, hiểu trực tiếp bằng tiếng Anh

thì càng tốt, nếu khó thì có thể liên hệ sang tiếng Việt. Nên nhớ khi nghe cần nhìn
vào hình ảnh và liên tưởng ra hình ảnh của sự vật hay sự kiện trong đầu mình.
- Trong quá trình nghe nếu gặp phải những từ hay câu nghe không rõ thì sau
khi nghe xong có thể Pause lại để ngẫm nghĩ lại câu nói. Nếu nghe mãi không được
thì có thể dừng lại để nghe hoặc đoán từ trong ngữ cảnh. Nếu không được nữa giáo
viên cần ngắt một câu thành nhiều phần nhỏ. Giáo viên dìu dắt học sinh từng bước
từng bước một để cho học sinh không bị nản chí khi nghe.
Ví dụ: Tiếng Anh lớp 3 - Unit 12 : “This is my house” giáo viên cho học
sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa trang 13. Cho học sinh nhìn và nói theo
tranh ( hoặc làm theo giáo viên ) bằng cách phát âm từ rồi đến mẫu câu, thay từ
bằng mẫu câu sau đó thực hành nhuần nhuyễn. Cứ như thế nhiều lần học sinh sẽ
phát âm tốt, lĩnh hội nghĩa của từ và câu một cách tự nhiên. Điều này giúp cho học
sinh sẽ sử dụng được ngôn ngữ một cách hiệu quả.
rồi thiết lập ra tình huống của bài nghe : ”Look at the pictures in number 1; Tell
me about picture a.”. Lúc này giáo viên yêu cầu học sinh luyện nói bằng cách nhìn
tranh giới thiệu về ngôi nhà và phòng tắm trong nhà “ This is my house/ There’s a
bathroom...” Sau khi thực hành miêu tả vể ngôi nhà và phòng tắm xong, thì giáo
viên yêu cầu học sinh nói tiếp về các bức tranh còn lại trong số 2 và số 3 về phòng
ngủ, phòng bếp và vườn của ngôi nhà, giáo viên gọi một số học sinh đoán kết quả
trước khi nghe và viết lên bảng các dự đoán đó để học sinh sau khi nghe có thể so
sánh kết quả mình đã đoán, từ đó khắc sâu được kết quả của bài nghe. Giáo viên
yêu cầu học sinh nghe đoạn văn hai lần và gọi học sinh trả lời một số câu hỏi. Giáo
viên đưa ra đáp án và sữa lỗi sai của học sinh . Bởi vì các em luyện tập miêu tả về
màu sắc, hình ảnh của đồ vật một cách cụ thể, thì các em sẽ nhớ về các từ vựng mà
các em sắp nghe trong đoạn hội thoại một cách dễ dàng.
Có thể nói rằng, kỹ năng nói đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá
trình luyện nghe. Càng luyện nói nhiều, thì càng phát triển kỹ năng nghe có hiệu
quả.
12



Rèn kĩ năng nghe theo 3 giai đoạn
Sử dụng tốt linh hoạt các kỹ thuật trong một tiết dạy kĩ năng nghe là rất cần
thiết. Việc rèn luyện kỹ năng nghe trong một tiết học nghe được thực hiện qua 3
giai đoạn.
1. Pre - listening:
* Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là:
- Nhằm giúp học sinh tập trung sự chú ý vào chủ đề, đặc biệt là đoán trước những
thông tin của chủ đề được nghe. Để khắc phục những khó khăn khi nghe trong tiết
học, giáo viên cần giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống nội dung có liên quan
đến bài nghe, khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe,
gợi trí tò mò, tạo hứng thú cho các hoạt động của bài.
- Cho học sinh nghĩ, đoán trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định
- Dạy từ vựng, tuy nhiên lưu ý là không giới thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán
nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
- Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan tranh ảnh minh hoạ kèm
theo sẽ hổ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh gợi ý nội dung sắp nghe. Tranh ảnh
còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh. Nghe xác định tranh
có liên quan sắp xếp theo thứ tự.
- Cho học sinh xem tranh hay câu hỏi trong bài tập để đoán ra chủ để, thông tin cần
thiết nghe.
+ Một số thủ thuật dạy trong giai đoạn này:
- True / False statements prediction - Open - prediction - Ordering - Pre- question.
Việc lựa chọn hoạt động nào để thực hiện trong giai đoạn này còn tuỳ thuộc vào
một số yếu tố như thời gian tiến hành bài tập nghe, tài liệu có sẵn hay không có sẵn,
trình độ và sở thích của học sinh.
- Điều kiện giảng dạy của lớp cũng là một trong những yếu tố đưa đến quyết định
chọn lựa kĩ thuật nào. Ngoài ra mục đích giảng dạy của bài nghe và mục tiêu thực
hiện cũng là những yếu tố cơ bản để giáo viên đưa ra các quyết định chọn lựa.
2. While- listening:

* Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là:
- Nhằm giúp cho học sinh thực hành kỹ năng nghe tức là qua lời nói rút ra được
thông tin cần truyền đạt.
- Cho học sinh nghe và làm bài tập, nếu phần trước cho học sinh đoán nội dung
nghe thì ở phần này cho học sinh đối chiếu điều đã nghe với điều đã đoán.

13


- Đối với bài nghe khó giáo viên có thể chia quá trình nghe thành bài tập nghe từ
dễ đến khó.
- Đối với bài nghe dài có thể dễ hoá bài nghe thành các dạng bài tập phù hợp trình
độ học sinh.
+ Một số hình thức thể hiện trong giai đoạn này + Defining True- False + Check the
correct answer + Matching + Filling in the grip / chart / gap + Answering
comprehension questions + Selecting + Deliberate mistakes + Listen and draw.
3. Post- listening: Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm:
- Kiểm tra xem học sinh có hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu hay
không và có hoàn thành được các hoạt động trong giai đoạn "While- listening” hay
không.
- Tìm ra nguyên nhân làm cho học sinh không nghe được hoặc không hiểu được
một số phần nào đó trong bài tập nghe.
- Giúp học sinh có cơ hội đánh giá thái độ biểu cảm người thể hiện hội thoại qua
ngữ điệu giao tiếp.
- Dùng bài tập mở rộng theo chủ đề bài nghe dùng kỉ năng bổ trợ thêm để luyện
nghe.
+ Một số thủ thuật trong giai đoạn này.
- Cho đáp án và thông tin phản hồi.
- Cho học sinh nhắc hay nói lại một số điều /câu đã nghe. Feed back (While
listening).

- Tổ chức cho học sinh nói về mình hay về bạn bằng cách dựa vào một vài thông tin
trong bài nghe.
- Cho học sinh nêu vài nhận xét về kết quả nghe của nhóm.
- Cho học sinh đóng vai thể hiện lại cuộc hội thoại đã nghe.
- Dùng bài tập mở rộng để học sinh có thêm thông tin của bài nghe. Tuỳ theo từng
tiết cụ thể mà giáo viên có thể sử dụng một trong những hoạt động trên. Tuỳ theo
đặc điểm của từng bài giáo viên có thể tiến hành thực hiện quy trình 3 bước luyện
nghe hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước thứ nhất sao cho có thể giúp các em hình
thành và phát triển hứng thú khả năng tập trung, biết sử dụng thông tin suy đoán
điều sẽ nghe. Nhờ vậy học sinh sẽ chủ động và tự tin hơn khi nghe.
14


* Kết hợp luyện nghe vào các nhóm kĩ thuật khác:
- Nhóm kỹ thuật luyện tập cơ sở: Đây là những thủ thuật có ý nghĩa tiền đề
trong việc hình thành cho học sinh khả năng nghe tiếng Anh.
- Luyện nề nếp tập trung chú ý khi nghe. Cho học sinh nghe từ câu hay đoạn,
bài và giáo viên gọi cá nhân học sinh lặp lại. Tập cho học sinh có ý thức và thói
quen lắng nghe bạn. Một cách giúp học sinh tập trung chú ý nghe bạn nói đó là giáo
viên thường xuyên đặt ra những câu hỏi yêu cầu học sinh phải sử dụng lại những
thông tin từ điều bạn mình đã nói để trả lời.
- Mỗi tuần một lần cho học sinh chơi một trò chơi tập trung nghe.
+ Trò chơi thứ nhất: “Truyền tin”.
Lớp có 12 dãy bàn, giáo viên làm 12 phiếu trên mỗi phiếu ghi một câu. Sau
đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu dãy. Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm rồi nói
vào tai người kế bên điều mình đọc được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói
vào tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn câu hay
đoạn mình nghe được, và học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không.
Ví dụ: Tại lớp 4A, tôi chia lớp thành 4 đội. Sau khi thông qua qui định của luật chơi
“ Truyền tin”. Mỗi một đội tôi đưa cho bạn thứ nhất đầu bàn 1 một câu về động vật

trong bài “ Zoo animals” – “ It’s a monkey”; “It’s an elephant”; “ It’s a lion” và “
It’s a tiger” rồi gấp lại giấu đi. Người thứ nhất sẽ nói thầm cho người thứ 2 rồi
người thứ 2 nói thầm với người thứ 3. Lần lượt đến người ngồi cuối dãy sẽ đứng
lên nói to câu mình nghe được. Người đầu xác định đáp án đúng hay sai. Tôi quan
sát kết quả rồi ghi điểm sao cho đội có đáp án đúng.
+ Trò chơi thứ hai: “Tìm bạn giao tiếp” Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi
và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời với câu hỏi bằng cách cho chúng những con
số: thí dụ câu hỏi 1 tương ứng với câu trả lời 5. Học sinh tự tìm câu trả lời bằng
cách tìm ra bạn của mình tương ứng với câu trả phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu
tiên sẽ thắng.

15


Ví dụ: Trong tiết Tiếng Anh lớp 3A, tôi làm 10 phiếu trong đó có 5 phiếu câu hỏi và
5 phiếu câu trả lời. Các câu hỏi và câu trả lời lần lượt là:

1. Do you like toy?

a. Yes, I do./ No, I don’t.

2. What toys do you like?

b. I like ships

3. Do you have any parrots?

c. Yes, I do./ No, I don’t.

4. How many parrots do you have?


d. I have two parrots.

5. What pets do you like ?

e. I like cats

Các phiếu được đánh số xáo chộn. Tôi cho 10 học sinh lên chơi và tôi phát mỗi bạn
một phiếu. Các bạn có câu hỏi sẽ đi hỏi lần lượt các bạn của mình. Không khí cuộc
chơi diễn ra rất vui nhôn. Các cặp sẽ lần lượt tìm ra nhau. Cặp đầu tiên nhận ra
nhau sẽ thắng cuộc.
+ Trò chơi thứ ba: “Giúp bạn học tốt” Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc
tự đặt ra một câu (có thể có thông tin bị sai) mỗi thành viên của lớp sẽ lắng nghe
bạn đọc câu của mình rồi tìm cách xác định câu đúng hay sai và sửa câu. Giáo viên
nên bóc thăm học sinh có nhiệm vụ để mọi thành viên của trong lớp phải lắng nghe
bạn đọc.
- Luyện nghe trọng âm của từ và trọng âm của câu. Người Anh khi nghe một
từ có nhiều âm tiết họ chỉ nghe trọng âm của từ đó. Ví dụ: với từ fourteen ; four –
teen thì họ nghe chủ yếu trọng âm "teen” chứ không nghe cả 2 âm tiết. Khi nghe
một từ nhiều âm tiết, ta nên luyện tập nghe trọng âm của từ đó.
- Luyện nghe và nhận diện các cặp âm dễ lẫn, các âm khó phát âm chuẩn và
cách nối âm trong lúc nói của người bản xứ. Trên thực tế, nhiều học sinh tiếp nhận
một giọng nói tiếng Anh thường không chuẩn hoặc chứa nhiều âm không thực
giống với cách phát âm của người bản xứ. Đây cũng là một trở ngại đối với học
sinh khi nghe người bản xứ nói.
Như vậy cần rèn luyện cho học sinh có ý thức nhận diện ra các âm khó phát
âm chuẩn, hay các âm dễ lẫn cũng như cách nối âm trong lúc nói của người bản xứ.
Việc luyện nghe này cần được thực hiện lồng ghép và thường xuyên trong lúc luyện
đọc từ mới, giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp mới, hoặc thực hiện hoạt động Listen
and read or read ở mỗi đơn vị bài học. Ngoài ra giáo viên có thể thực hiện một số


16


trò chơi để giúp các em vừa thư giãn, vừa củng cố kĩ năng nhận diện âm và cách
nối âm cụ thể gần gủi hơn với âm bản xứ.
- Nhóm kỹ thuật luyện tập mở rộng Trong quá trình giảng dạy tôi luôn
tạo cơ hội để giúp các em luyện nghe và yêu cầu các em cần tăng cường nghe
tiếng Anh.
Sau bước nghe và lặp lại giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh, theo
cặp, rồi cá nhân. Tuyên dương những học sinh đọc tốt và chỉnh sửa ngay nếu
học sinh đọc sai và không chuẩn bằng các phương pháp phù hợp.
Kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách đọc, việc thực hành đọc rất quan
trọng. Luôn luôn cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp.
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng cử chỉ, điệu bộ và tốc độ khi đối
thoại bằng tiếng Anh
Các bạn thấy đó người nước ngoài khi nói chuyện với chúng ta thường sử
dụng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ diễn đạt điều muốn nói để người đối diện dễ hiểu
và có cảm giác gần gũi hơn trong giao tiếp. Tại sao chúng ta học ngôn ngữ của
họ mà không học cách thể hiện như thế để hoàn thiện hơn trong giao tiếp. Đây là
lý do tôi chọn biện pháp này để góp phần tạo sự tự tin khi đàm thoại Tiếng Anh.
Nói trơn tru, không nói nhát gừng từng từ, nghĩ đến đâu nói đến đấy, hoặc
dừng ở chỗ không được dừng.
Ví dụ: I’m going to drawing/ school ( không chuẩn)
Tôi hướng dẫn học sinh hít một hơi thở và nói cả câu. Điều này rất quan
trọng vì mỗi câu tiếng Anh đều có nhịp điệu của nó (rhythm). Học sinh luyện
được nét đặc thù này trong câu nói, người nói đã tiến gần đến người bản ngữ
một bước.
Ví dụ: We have no classes on Saturday
Tôi yêu cầu học sinh trong khi đối thoại thì nói và diễn phải kết hợp với

nhau. Nếu hỏi về tên, sức khoẻ, tuổi,… của người mình muốn hỏi thì chìa tay
về người đối diện và tự chỉ vào mình khi nói câu trả lời. Khi hỏi và miêu tả về
đồ vật thì đến chọn hay chạm tay vào đồ vật đó. Chính việc làm này góp phần
phát triển tốt kỹ năng giao tiếp, giúp học sinh thuộc từ và mẫu câu nhanh hơn.

17


Ví dụ1:
Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng một đoạn hội thoại và trình bày lại.
Hoa: Hello, Lan. How are you today?
(Hoa đưa tay vẫy và chìa tay về phía Lan)
Lan: Hi, Hoa. I’m fine, thank you.
(Lan vẫy tay và chỉ vào mình trả lời)
Hoa: Lan, do you have any pets?
Lan: Yes, I do.
(Đưa hai tay lên tỏ ý mình có )
Hoa: What pets do you have?
Lan: I have two cats
( Giơ 2 ngón tay ra hiệu mình có 2 con mèo)
Ví dụ2:
Mai: What’s the matter with you?
(Hoa đưa tay vẫy và chìa tay về phía Nam)
Nam: I have a headache.
(Nam đưa tay lên đầu và trả lời)
Mai: Can you go to school?
(Mai nhìn vào Nam và hỏi)
Nam: No, I can’t
(Nam lắc đầu và trả lời)
Mai: Get better soon.

Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học.
Phần lớn giáo viên khi đứng lớp thường có thái độ nghiêm khắc trong
giảng dạy để học sinh tập trung hơn nhưng theo tôi không nên tạo căng thẳng
trong giờ học ngoại ngữ. Bởi vì, những tiết học Toán, Tiếng Việt, … học sinh đã
tập trung nhiều cho nên đến tiết Anh Văn giáo viên cần tạo không khí lớp học sinh
động và vui vẻ. Đây là cách cuốn hút học sinh vào tiết dạy của mình để các em
thấy rằng Tiếng Anh không khó học và khô khan như mình nghĩ.
Giáo viên cần vui vẻ hoà nhập vào thế giới trẻ thơ của học sinh, chính thái
độ của người hướng dẫn sẽ giúp các em tự tin và mạnh dạn tập nói tiếng Anh
trong lớp học mà không sợ thầy cô trách phạt hay bạn bè chế giễu khi bị sai.
Khi bước vào lớp điều đầu tiên giáo viên làm là mỉm cười với cả lớp tạo
sự gần gũi, thân thiện với học trò của mình để bắt đầu một tiết học mới. Khuấy
động học sinh. Hãy để học sinh di chuyển trong lớp càng nhiều càng tốt. Trong

18


các lớp đông học sinh với nhiều đồ đạc sẽ cần phải lập kế hoạch sắp xếp. Đa dạng
hóa các cặp/ nhóm bằng việc gọi số ngẫu nhiên. Với các lớp sĩ số đông thì tổ chức
các nhóm ‘Home' để học sinh có thể tự động di chuyển vào các nhóm này để làm
việc theo nhóm. Khuyến khích học sinh di chuyển càng nhiều càng tốt. Thậm chí
yêu cầu học sinh bước lên phía trước và viết câu trả lời lên bảng đem lại sự đa
dạng và làm sống động những bài tập nhàm chán và tẻ nhạt.
* Các hoạt động giúp học sinh sôi nổi.
a) Hoạt động khảo sát
Dùng những trò chơi khuyến khích học sinh cùng làm và thực hành với
những học sinh khác nếu như có đủ không gian và chỗ. Những hoạt động như
“Find someone who..?” là cách tốt để trẻ luyện tập mà không thấy nhàm chán.
Hãy thử trò chơi: Animal stickers Chuẩn bị một sticker với tên của con vật cho
mỗi em và dán lên lưng các em. Các em đi vòng quanh lớp đặt câu hỏi để tìm ra

mình là con gì.
b) Hoạt động dùng các trò chơi hành động hoặc di chuyển.
Chẳng hạn trò chơi ném bóng để ôn từ vựng là một cách hữu ích buộc trẻ di
chuyển và tham gia vào trò chơi. Các trò chơi vỗ tay hoặc gõ vào bàn thì tốt cho
các lớp đông vì những trò chơi đòi hỏi di chuyển nhưng không gây ra quá nhiều
sự lộn xộn. Bất kỳ trò chơi kiểu đội / nhóm chạy lên bảng đều khiến trẻ phấn
khích vì tính chất thi đua quyết liệt. Những trò chơi diễn bằng điệu bộ cũng là một
cách tốt giúp trẻ di chuyển. Chẳng hạn trong các hoạt động nghe: Put your hand
up when you hear ...!
Ví dụ: Trong Unit 17, Tiếng Anh lớp 3. Tôi dùng trò chơi: “ Slap the
board” để kiểm tra lại phần từ mới mà giáo viên vừa hướng dẫn trong bài. Các
tranh đã được gắn lên bảng. Các tranh về các loại đồ chơi ( Kite; Ship; Ball; Doll;
Plane và Truck). Tôi chia lớp thành 2 đội ( Cat & Bird). Học sinh ở hai đội đứng
thành 2 hàng. Tôi đọc to từ nào ( bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Việt). Hai học
sinh ở hai đội sẽ lên đập tay vào từ mà các con học sinh nghe được. Tôi đọc từ “
Kite” và bạn học sinh từ đội “Cat” đã đập tay đúng và nói to bức tranh “ Cái
Diều” nên đã ghi điểm cho đội mình. Tôi lần lượt cho các học sinh khác chơi đến
hết các tranh trên bảng.
c) Hoạt động dùng các bài hát, lời ca và nhịp gõ.
Tất cả các em đều tỏ ra phấn khích bởi các bài hát và tất cả những hoạt
động loại này đều có thể đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng người học thuộc
mọi trình độ. Hát các bài hát hoặc đọc các lời bài hát với tốc độ nhanh để khuấy
19


động học sinh thực sự. Ví dụ với bài hát truyền thống “If you're happy and you
know it; Head,shoulder, knees and toes” hoặc chia lớp thành nhiều nhóm và yêu
cầu các nhóm hát luân phiên từng phần .
d) Hoạt động đóng kịch hoặc đóng vai.
Các con rối hoặc mặt nạ đều thực sự có thể làm một bài đối thoại, một cảnh

đóng vai hay một câu chuyện trở nên sống động. Hãy làm những mặt nạ đơn giản
của các nhân vật chính từ đĩa giấy. Mang vào lớp một số vật dụng, đồ dung để học
sinh dùng khi đóng vai e.g. some real money and a bag for shopping. Mang theo
một hộp đựng đồ trang điểm gồm vài vật dụng đơn giản như hats, glasses etc. Các
con rối có thể dùng để làm sống động thậm chí ngay cả bài hội thoại tẻ nhạt nhất
đặc biệt khi có những giọng nói vui nhộn đi kèm theo.
Giáo viên cần sử dụng các trò chơi khác nhau cho phù hợp. Nó phải đặt yếu tố
ngôn ngữ lên hàng đầu. Ví dụ khi dạy từ (Vocabulary games) cần chọn từ cùng
một chủ đề, không thiết kế cải biên trò chơi bao hàm nhiều chủ đề. Mỗi đơn vị bài
học (Unit) nên chơi một trò chơi khác nhau để đạt yêu cầu về nội dung kiến thức.
Giáo viên phải nắm thật chắc luật chơi để trò chơi được diễn ra công bằng.
Trong trò chơi đương nhiên sẽ có những học sinh bị loại hoặc là bị thua cuộc thì
người giáo viên cần xử lý làm sao cho trẻ không bị xấu hổ.
Giáo viên cần rèn luyện cho mình có tính “khôi hài” và sử dụng nó trong tiết
dạy để cuốn hút học sinh. Người thầy được ví như một nghệ sĩ nếu diễn tốt sẽ
được khán giả mến mộ và đón nhận một cách nồng nhiệt. Làm được điều này
bước đầu chúng ta đã thành công.
Tôi cho học sinh chơi trò “Passing balls ” với hai quả bóng nhựa ( xanh- đỏ)
thật đẹp và sử dụng mẫu câu “Do you have any toys? ” và câu trả lời “Yes, I do or
No, I don’t ” ( Tiếng Anh 3 mới) để áp dụng vào trò chơi. Học sinh nghe nhạc và
chuyền bóng, khi tiếng nhạc ngưng quả bóng đỏ trong tay ai người đó thì đặt một
câu theo mẫu đưa ra và học sinh khác có quả bóng xanh trả lời. Nếu một học sinh
yếu nhận được quả bóng có thể sẽ không nói được hoặc ấp a ấp úng. Lúc này tôi
động viên các em.
Ví dụ:
Try it again.
You’ll have to spend more time practising it.
e) Hoạt động thi ghi điểm sao
Các tiết học mà tôi thấy thật sự hiệu quả là các con học sinh được thi đua
giữa các tổ, đội ghi thi đua học tốt bằng các điểm sao. Các em rất hứng thú và

cố gắng ghi thật nhiều điểm sao để được cô và cả lớp khen và ngưỡng mộ.

20


Biện pháp 5: Khuyến khích học sinh tự làm từ điển cá nhân, góc học tiếng
Anh.
Muốn nói tốt tiếng Anh phải thuộc nhiều từ, đối với học sinh Tiểu học việc
tìm tòi, tham khảo sách báo, trên internet, ti vi còn hạn chế. Vì vậy tôi yêu cầu
học sinh làm quyển từ điển theo hướng dẫn của tôi để học sinh củng cố và nhớ
lâu hơn những từ được học hay sưu tầm.
- Vào tuần thứ hai của đầu năm học, tôi yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị một
quyển sổ tay bỏ túi để viết lại tất cả các từ đã học. Yêu cầu học sinh sắp xếp và
viết theo chủ đề (chủ đề về đồ vật, con vật, màu sắc, thời tiết,….).
Tôi hướng dẫn học sinh thực hiện như sau: chia quyển sổ tay thành nhiều
chủ đề để các em thuận tiện hơn khi sử dụng. Tiếp theo chia trang vở làm hai
phần một bên viết từ Tiếng Anh bên kia viết nghĩa Tiếng Việt.
Ví dụ:
Chủ đề về đồ dùng học tập
English

Vietnamese

a ruler

1 cây thước

a pen

1 cây bút mực


a pencil

1 cây bút chì

a desk

1 cái bàn học

a book

1 quyển sách

an eraser

1 cục tẩy

Để quyển từ điển thêm phong phú tôi hướng dẫn học sinh tự vẽ hoặc sưu tầm
hình ảnh để minh hoạ nghĩa Tiếng Việt.

21


Ví dụ:
Chủ đề về động vật

English

Vietnamese


cloudy

Cold

Bedroom

22


a house

Ngoài việc làm từ điển cá nhân thì việc làm một góc tiếng Anh riêng tại lớp
cũng mang lại rất nhiều hiệu quả. Mỗi một bài học hoặc một tiết học thì đều có
từ mới hoặc một mẫu câu, một chủ đề nào đó. Tôi yêu cầu học sinh về nhà làm
các thẻ từ, câu mẫu đươc viết bằng bút màu cho nổi bật được các bạn học sinh
gắn lên một góc tiếng Anh tại lớp mình. Đặc biệt tôi còn cho các bạn học sinh
thi vẽ tranh về chủ đề của bài học trên lớp. Tranh của nhóm bạn nào đẹp nhất sẽ
được treo lên góc tiếng Anh. Từ góc tiếng Anh này các bạn sẽ thấy hứng thú
hàng ngày với các bài học và học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được kiến thức một
cách nhẹ nhàng.
Những biện pháp trên tôi đã áp dụng cho những năm học gần đây với học
sinh khối 3, 4, 5 kết quả học tập của học sinh nhận thấy chất lượng được nâng
cao so với những năm học trước. Hơn nữa học sinh cũng biết sử dụng một số
câu tiếng Anh thông thường để ứng dụng vào các bài đàm thoại và tự tin hơn khi
phát biểu trước lớp.
Qua kết quả trên tôi thấy có sự thay đổi khi chưa áp dụng và sau khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm. Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, số lượng học sinh
trung bình giảm. Tuy nhiên với kết quả trên tôi chưa hài lòng vì tỉ lệ học sinh
trung bình còn quá cao. Từ đây tôi tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi thêm một số
biện pháp khác nhằm cải thiện tỉ lệ học sinh trung bình xuống thấp nhất.

Biện pháp 6: Rèn luyện kỹ năng nghe - nói giao tiếp thông qua hoạt đ ộng
nhóm.
- Rèn kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động nhóm là một điều cần thiết. Khi
phân định rõ đối tượng thì giáo viên sẽ bao quát lớp tốt hơn, nắm rõ số lượng học
sinh yếu nhiều hay ít của từng lớp. Từ đó sử dụng phương pháp dạy phù hợp để
đạt hiệu quả cao.
- Bắt đầu vào năm học sau ba tuần học tôi có thể phân loại nhóm học sinh
giỏi, khá và nhóm trung bình, yếu. Tôi chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm từ
bốn đến năm học sinh) để cùng nhau học tập. Trong nhóm có từ hai đến ba học
sinh thuộc dạng khá giỏi, những em này được phân công làm nhóm trưởng và
nhóm phó để điều hành nhóm hoạt động và có nhiệm vụ giúp đỡ những bạn yếu.
Mỗi nhóm được đặt cho một cái tên như : “ Rabbit”, Fish”, “Ant”, “ Bird,
Bee”, để tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho học sinh.
23


Nhóm hoạt động vào đầu mỗi buổi học có tiết Tiếng Anh. Chỉ hoạt động từ 5
phút đến 10 phút để cùng nhau học Tiếng Anh. Lúc đầu các em chỉ có thể nói
một vài câu đơn giản như “Hello. What’s your name? How are you? I’m fine,
thank you….”
Qua những bài học tiếp theo số lượng từ vựng và mẫu câu tăng dần từ đó học
sinh nói được nhiều và nội dung phong phú hơn.
Ví dụ1:
Ngoc

: Hello, Nam.

Nam: Hi, Ngoc. What’s the matter?
Ngoc: I’m tired.
Nam: Do you want milk?

Ngoc

: Yes, I do.

Nam: Here you are!
Ngoc

: Thank you.

Nam: You’re welcome.
Ví dụ 2:
Mai: Hi, Tuan
Tuan: Hello, Mai
Mai: Do you like Maths, Tuan?
Tuan: No, I don’t
Mai: What subject do you like?
Tuan: I like Art.
Mai: Why do you like it?
Tuan: Because I like to draw.
………………….
Vào cuối mỗi tiết học tôi dành từ ba đến năm phút ở phần mở rộng bài
học để kiểm tra từ 1 đến 2 nhóm. Các nhóm sẽ trình bày lại những gì đã thực
hành ở đầu giờ học. Nhóm nào thực hành tốt sẽ được thưởng, phần thưởng là
những viên kẹo hay vài chiếc bánh để khích lệ tinh thần các em. Đối với học
sinh yếu có tiến bộ tôi thưởng cho các em đồ dùng học tập như: bút, thước, vở,
…còn các nhóm trưởng và nhóm phó của nhóm có bạn yếu tiến bộ cũng được
nhận phần quà.
f) Hoạt động nhóm mục đích giúp cho những học sinh yếu khắc phục tính
rụt rè, sợ sệt và mặc cảm khi không nói được tiếng Anh như các bạn. Thầy cô


24


×