Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ bản cho trẻ 4 5 tuôi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 22 trang )

Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Cha ông ta thường nói: "Có sức khỏe là có tất cả" làm gì để có sức khỏe.
Vì vậy vị trí của giáo dục Mầm non trong chiên lược “Phát triển
nguồn lực con người” đã và đang được Đảng và nhà nước ta
rất quân tâm. Sự phát triển thể lực của trẻ em ở lứa tuổi Mầm
non hiện nay như thế nào? Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa
trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn,
đang phát trển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển
thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông
thường như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các
phần của cơ thể.
Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển thể chất của trẻ như: kinh tế, xã hội, chất lượng môi
trường sống, song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo
dục thể chất cho trẻ. Có thể nói nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất cho trẻ trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ.
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công
cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy cần phải có một thể lực tốt
để tiếp thu những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, để mở cánh cửa khoa
học trong suốt cuôc đời. Giáo dục thể chất (Giáo dục thể chất) là một trong
những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt
Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong
sáng về đạo đức.
Trong quá trình Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ Giáo
dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức Giáo dục
thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận
động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng


hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự
phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử
dụng hình thức Giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục là các bài tập vận
động.
Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu
giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài
tập vận động và phương pháp tiến hành phù hợp với từng độ tuổi nhất định.
Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều
1/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo
viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn trong hoạt động .
Thực tế hiện nay trong trường Mầm non thực hiện giáo dục thể chất mới
chỉ là lướt qua để cho đủ chương trình chưa đi sâu nghiên cứu thực hiện các bài
tập vận động một cách triệt để có hiệu quả thêm vào đó việc đầu tư cơ sở vật
chất còn nhiều hạn chế , như đồ dùng phục vụ các bài tập vận động, phòng tập
riêng và sự đầu tư đào sâu của giáo viên còn nhiều hạn chế, tôi thấy rằng sự
quan tâm đúng mức tới thể dục cho trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ .
Để thực hiện tốt các mục tiêu của ngành, chúng ta phải tiến hành các
nhiệm vụ như giáo dục thể lực (Giáo dục thể chất) bao gồm nhiều nội dung như:
Đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động.
Những nội dung này rất đa dạng đòi hỏi người giáo viên phải có những biện
pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các tiết dạy. Tuy nhiên trong
phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề nhằm giúp cho giáo viên có những
biện pháp phù hợp, chủ động, linh hoạt, giúp trẻ hứng thú khi dạy trẻ thể dục
sáng và các bài tập vận vận động cơ bản cho trẻ từ đó giúp trẻ có kỹ năng kỹ

xảo vận động đồng thời phát triển các tố chất thể lực cho trẻ.
Đây là mục tiêu đầu tiên khi dạy vận động cho trẻ. Trên thực tế những
biện pháp dạy vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi các đồ dùng phục vụ trẻ học
chưa được đầu tư đầy đủ, việc dạy thể dục sáng và vận động cơ bản trẻ 4- 5 tuổi
hiệu quả chưa cao chưa phát huy hết khả năng rèn luyện thể lực cho trẻ.
Là một giáo viên tôi nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của rèn
thể lực cho trẻ thông qua việc dạy thể dục sáng và các bài tập vận động cơ bản
cho trẻ đạt hiệu quả cao nên tôi đã tìm hiểu thực trạng vấn đề này ở lớp mẫu giáo
4- 5 tuổi trong trường Mầm non Đặng xá, từ thực trạng tôi đã quan sát
được.Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm
đúng mức tới thể dục cho trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ .
Xuất phát từ lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Rèn thể lực cho trẻ
thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ bản cho trẻ 4-5 tuổi ở
trường Mầm non Đặng xá” hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé kinh nghiệm
của bản thân trong việc hạn chế được những tồn tại khi rèn thể lực cho trẻ thông
qua thể dục sáng và vận động cơ bản cho trẻ 4 -5 tuổi mà tôi đã áp dụng đạt
hiệu quả trong thời gian qua

2/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trong hơn bởi trong nghị
quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con
người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc”
Quyết định 55 của bộ giáo dục qui định mục tiêu, kế hoach đào tạo của
Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội, 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là:
“...Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN
Việt Nam: - Khỏe mạnh – Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối .. ),Vận
động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ
mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng
định ngay ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong
ao tù. Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”.
Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận
động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém
phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động
chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức
quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận
động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm
phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau:
+ Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng
thú cho trẻ
+ Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được
nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong
cơ thể.
+ Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc
phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư
thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng
chính xác.
+ Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú
phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể
dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động.
3/20



Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em
cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ
của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
2. Thực trạng
Trường mầm non Đặng xá là ngôi trường luôn coi trọng công tác, chăm
sóc, giáo dục trẻ lên hàng đầu chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho
các con một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn tự tin trong
hoạt động và giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết
khả năng củả mình thông qua việc rèn luyện sức khỏe thông qua môn học giáo
dục thể chất và các hoạt động ngoại khóa. Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi
đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi
và khó khăn sau:
a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị
đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp để dạy trẻ tốt hơn.
- Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt
động giáo dục, theo tuần, theo tháng
- Giáo viên đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, yêu trẻ.
- Sĩ số học sinh trong lớp vừa phải 33 trẻ.
- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức
các hoạt động.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoat động của lớp.
b. Khó khăn
- Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa phong phú .
- Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà chỉ là

một môn phụ không cần quan tâm.
- Các cháu của lớp tuy không phải suy dinh dưỡng nhưng chậm chạp không
nhanh nhẹn trong các hoạt động nhiều cháu trì trệ không thích tham gia các hoạt
động do cô tổ chức.
3. Các biện pháp tiến hành:
Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa
tuổi Mẫu giáo lớn nói riêng về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực,
và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp và hình
thức tổ chức phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ
nhằm phát triển thể lực cho trẻ một cách toàn diện. Đây là một việc cần thiết vì
4/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một sức khỏe
tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, trong nhà trường và xã hội.
* Biện pháp 1: Khảo sát chất lượng trẻ
Số
Trẻ
tỷ lệ Trẻ có tỷ lệ Trẻ mạnh tỷ lệ Trẻ chưa tỷ lệ
trẻ

%
sức
%
dạn tư tin %
mạnh dạn %
sức

khỏe
tham gia
tự
tin
khỏe
bình
các hoạt
tham gia
tốt
thường
động
các hoạt
động
33
14
42
19
57
12
38
10
30
Nhìn vào bẳng trên ta thấy kết quả chưa mấy khả quan
* Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động
Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội
dung trong chương trình theo độ tuổi, theo từng chủề và các sự kiện trong năm
học
Căn cứ vào thời gian/ thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của
chương trình trong kế hoạch năm học đã xây dựng;
Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế

hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập
và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó
đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho
những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình
bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời
phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự
kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi, tôi thấy rất yên tâm và thực hiện có khả
năng đem lại hiệu quả.
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất qua các chủ đề sự kiện
Tháng
Tuần I
Tuần2
Tuần 3 Tuần 4
Tuần 5 Tuần 6
VĐCB
Tháng
9
(3 tuần)

Bật tại
chỗ bật
về phía
trước
Tháng
Đập và
10 ( 4 bắt bóng

VĐCB

VĐCB


VĐCB

Tung bắt Ném xa
bóng
bằng 2
tay
Đi theo Tung
đường
bắt
5/20

Trườn
chui dưới

VĐCB

VĐCB


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

tuần)

tại chỗ

hẹp
bóng
dây

Đập và với
bắt bóng người
đối diện
Tháng
Ném xa Đi thăng Bò theo Bật
11
(5 bằng 1 bằng
đường
35cn
tuần )
tay
trên ghế dích dắc
thể dục
Tháng
Ném
12
(4 trúng
tuần)
đích
ngang xa
3m

Bật sâu
35cm.
Chuyền
bóng

Tháng
1
(4 tuần)


Ném xa Đi trong
bằng 2 đường
tay
hẹp.
Ném đích
ngang

Tháng
2
(3 tuần)

Chạy
nhanh
15m.
Ném xa

Tháng
3
(4 tuần)

Tháng
4

Lăn bóng

di
chuyển
theo
bóng

Bò bằng Đi bước
bàn tay dồn trên
cẳng
ghế thể
chân qua dục
5 hộp

Truyền
bắt
bóng
qua đầu
Chạy
chậm
6080cm
Bò theo
đường
díc dắc
Nhẩy từ
trên bục
xuống
Bò bằng
bàn tay
bàn
chân 34m
Trườn
sấp kết
hợp trèo
qua ghế
thể dục


xa Trườn
sấp kết
hợp trèo
qua ghế
thể dục
Bò thấp
chui qua
cổng

Bật
ném
bằng
tay

xa
xa
1

Bật chụm Đi trên Trèo lên Ném đích
tách qua ghế băng xuống
đứng
6/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

(5 tuần)




đầu đội thang.
Bật xa
túi cát
Ném xa
Tháng
Bật xa Chạy
Trườn
Đi lùi liên
5
ném xa liên tục sấp kết tiếp
(4 tuần bằng 1 theo
hợp trèo khoảng
kể
cả tay
hướng
qua ghế 3m
tuần ôn
thẳng
thể dục
luyện)
15mtron
g khoảng
15 giây
* Biện pháp 3: Thống nhất với giáo viên trong lớp
- Sau khi lập xong kế hoạch tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở lớp
mình rồi tôi trao đổi cùng cô giáo ở lớp để cùng thống nhất cách tổ chức thực
hiện và đã tìm ra những hình thức tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong cũng
như ngoài tiết học thu hút sự tham gia nhiệt tình của trẻ .
Đặc biệt khi thống nhất các giáo viên trong lớp đến tiết học giáo dục thể

chất giáo viên nào thực hiện bài dạy trẻ cũng có thể truyền thụ kiến thức đến trẻ
một cách tốt nhất và đồng nhất. Hai giáo viên trong lớp cùng trao đổi về cách tổ
chức.
VD: Bàn bạc về đồ dùng phục vụ các vận động, theo các đề tài tôi thống
nhất với cô dậy cùng lớp làm đồ dùng theo các bài dạy, những đồ dùng dễ làm
tôi thực hiện làm ngay từ đầu năm, còn những đồ dùng như thang, bóng đích
đứng tôi lên kế hoạch kiến nghị bạn giám hiệu trang bị cho lớp.
+ Bàn bạc về hình thức tổ chức tiết học và thời gian giảng dạy, vế cách
rèn trẻ trong mọi hoạt động.Về thời gian phân công mỗi cô lên tiết một tuần.
* Biện pháp 4: Xây dựng góc vận động
Để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi
chọn vị trí trước cửa lớp. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ như vòng, bóng, túi
cát, tua, gậy thể dục, các quả còn ..vv.. để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. đến mỗi
hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự
lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu.
Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi
trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài
tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem.
Khi có góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi dễ dàng lấy các dụng cụ thể
dục tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi
7/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự
vận động của con mình, xem trẻ vận động này, vận động kia con mình thực hiện
được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang
hay đi trên cầu thăng bằng không,…

Xây dựng Góc thể chất còn giúp tôi tuyên truyền các phụ huynh các đồ
dùng thể dục phục vụ vận động cho phụ huynh hiểu được các đồ dùng này phục
vụ vận động cơ bản nào?
* Biện pháp 5: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ ( Đối với thể dục
sáng)
Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng
ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa
tuổi mẫu giáo và mầm non, Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn
giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.
Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của
các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết,
củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục
sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ, thời gian tập10- 15
phút., Trang bị dụng cụ như gậy , nơ , vòng , hoa tua , cờ …thể dục phù hợp với
động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập, khi trẻ tập, giáo viên quan sát cách đứng
của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ.
Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái,
không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm
các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động
tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ.
Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần,
còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4- 6 lần. Chọn động tác
và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù
hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi,
chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực
của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ… Trẻ đang tập thể dục sáng
cùng nơ và quả bông,
Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên
không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các
động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những

phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng
chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao.
8/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích
cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ,
bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà
theo kịp được nội dung bài học.
Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen
lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện đồng thời cũng khuyến
khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động.
Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy học và
thay đổi đồ dùng tự tạo, tạo ra âm thanh cho trẻ hứng thu tham gia luyện tập.
* Biện pháp 6: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng.
Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành thông
qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học,
* Trong tiết học: Bao gồm
+ Hoạt động chung: Các bài tập Vận động cơ bản , trò chơi vận động,
+ Hoạt đông góc: Cô tổ chức các trò chơi học tập trong các góc chơi giúp trẻ
vận động các cơ ngón tay và trí óc,và giao lưu với các bạn trong nhóm chơi
+ Hoạt động ngoài trời: Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giúp trẻ
có cơ hội rèn luyện thể dục chống mệt mỏi.Tổ chức giao lưu với các lớp các trò
chơi vận động theo hình thức thi đua, giúp trẻ có tinh thần đoàn kết biết chia sẻ
quan trọng hơn là rẻn trẻ mạnh dạn tự tin.
- VD trò chơi kéo co trẻ chơi trò chơi này giúp trẻ thêm đoàn kết hơn.
* Ngoài tiết học

+ Thể dục sáng: Đây là hoạt động tập thể giúp trẻ vận động tạo năng lực và tinh
thần thoải mái cho trẻ bước vào một ngày học tập đầy hiệu quả.
+ Hoạt động đón, trả trẻ: Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ nhàng trong
lúc chờ bố mẹ đón.
+ Dạo chơi, thăm quan, hội khỏe, giáo dục cá biệt,
Nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức
và có kế hoạch.
Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học, còn các
hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu
quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cánh lựa
chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc đáng kể vào các hình thức
dạy học. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau:
+ Hình thức tập cả lớp đồng loạt:
9/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện
một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên
cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ
năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận
động khi thực hiện bài tập. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ
tập đồng loạt tại chỗ trẻ cùng cô nhảy lò cò
+ Hình thức tập cả lớp - nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng
thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3- 5
trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập
theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập.

+ Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ
thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm , mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí
khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách.
Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập
vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong
bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập.
Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo
kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ
nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2
đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo
của buổi tập.
Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển
khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ
năng vận động cho trẻ. Trẻ tập theo nhóm
+ Hình thức tập cá nhân
Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng
dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược
điểm của trẻ khi thực hiện bài tập
* Biện pháp 7: Sử dụng đồ dùng trực quan
Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy
mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình
mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận
động dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác.
Có hai hình thức giảng dạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát
(trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mô tả động tác kèm với phim, ảnh, mô
hình cho trẻ hình dung ra cách tập (trực quan gián tiếp). Khi giảng dạy giáo dục
10/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ

bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

thể chất cho trẻ mầm non cô cần phải phối hợp vận dụng cả hai loại trực quan
trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc
trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen với động tác mới
* Biện pháp 8: Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ :
+ Thể dục giờ học :
a/ Khởi động:
Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như :
trống, xắc xô,…Ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử dụng tín hiệu âm thanhâm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học,
giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng
đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng
khẩu lệnh, mệnh lệnh.
Có thể tiến hành phần khởi động như sau:
Giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía
trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi
thường phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót 2m, đi thường 5m, 2m đi bằng gót
chân, 5m đi thường, đi như vậy khoảng 2-3 lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang
chạy thay đổi tốc độ: chậm- nhanh- chậm. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên
có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”,
“Chuông reo ở đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi
chuyển sang phần trọng động.
b/Trọng động: Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình
độ luyện tập của trẻ.
+ Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực.
+ Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ.
+ Thực hiện bài tập phát triển chung:
+ Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ mình,
những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận
động cơ bản.

Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Ném xa, bật xa" thì khi chọn động tác cho
bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao
và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động
cơ bản là “bật xa” bò trườn trèo
Nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập
phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn.
11/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,…nhưng các
dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng
cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại
để dễ lấy và phân phát cho trẻ.
Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho
không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử
dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi
tập không có dụng cụ.
* Vận động cơ bản
Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ
mỉ tiến hành theo các bước sau : Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập.
Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào
bài tập và khả năng của trẻ.
Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ ném xa , chạy nhanh 10m “ cô giáo có
thể gợi ý :
- Đố các cháu cô có biển báo gì đây ?
- Khi gặp biển báo này những người đi bộ ,chạy bộ như thế nào ?
- Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài ném xa, chạy nhanh 10 m.

- Lớp đồng thanh .
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Tư thế chuẩn bị đứng chân trước chân sau, tay
cầm túi cát cùng phía với chân sau đưa ra trước khi có hiệu lệnh của cô tay đưa
lên cao rồi ném mạnh túi cát thẳng về phía trước, Khi nghe hiệu lệnh còi các
cháu chạy nhanh về đích, chạy tự nhiên phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân.
- Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai )
Chia 2 nhóm thi đua thực hiện { cô bao quát và sửa sai )
* Trò chơi vận động Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản.
Giáo viên lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi : Tín hiệu , Chó
sói xấu tính , Bắt chước tạo dáng ,cáo và thỏ …
Ví dụ 1 : Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “Đi, chạy
theo tín hiệu”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Ném qua dây”.
Mục đích nhằm rèn luyện những kỉ năng của các vận động cơ bản.
Ví dụ 2: Với đề tài : “ Trèo lên xuống thang “ cô chọn trò chơi “đua
ngựa” việc chạy nâng cao đùi sẽ có tác dung hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng trèo
của trẻ
c/Hồi tỉnh:
12/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo
viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán
học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức : cho trẻ đi vòng tròn, hít thở ,
trò chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”.
Ví dụ : Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu .
* Nhận xét tiết học

Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết
học khen chê trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ, khen là chính.
Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ
để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng
vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội
dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ
thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội
dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp
thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học
sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của
toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong
lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc
điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên.
*Biện pháp 9: Thông qua các hội thi hội diễn.
Hội thi bé khỏe Bé ngoan. Hội thi nhằm đánh giá sự phát triển về thể chất
và tinh thần của trẻ, Nhằm tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và toàn xã hội
về công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt có ý nghĩa tuyên truyền tới các bậc
phụ huynh về kiến thức về nuôi dạy trẻ, nội dung chương trình giáo dục mầm
non
Hội thi Bé khỏe – Bé ngoan vừa là một sân vui chơi, giải trí đối với các
cháu đồng thời cũng là cơ sở để nhà trường đánh giá được thể chất, chất lượng
chăm sóc trẻ và khẳng định được niềm tin tưởng đối với phụ huynh các cháu khi
gửi con mình vào học tại trường
Việc rèn thể lực cho trẻ liên tục trong quá trình học tập giúp trẻ có thể lực
tốt để tham dự hội thi bé khỏe bé ngoan một cách tự tin hơn, vì vậy chất lượng
Hội thi được nâng lên rõ rệt, có nhiều trẻ thể hiện rất tự tin, hồn nhiên và thuyết
phục được giám khảo cũng như đông đảo khán giả, cổ động viên là những cô
giáo, các bạn cùng trường và phụ huynh các cháu. Chính vì vậy, không khí của
Hội thi rất sôi nổi cũng không kém phần hồi hộp và hấp dẫn. Đặc biệt tâm hồn
vô tư, trong sáng của các bé đã góp phần làm cho Hội thi thêm phần hấp dẫn.

13/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

*Biện pháp 10: Phối kết hợp với phụ huynh để rèn thể lực cho trẻ:
Kết hợp tuyên truyền phụ huynh cần quan tâm hơn đến dạy Vận động cơ
bản cho trẻ, kết hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng nhau đề ra biện pháp dạy
Vận động cơ bản tích cực hơn nữa nhất là với những cháu lười, chưa tích cực
vận động, hay nhõng nhẽo, được bố mẹ quá chiều chuộng. Phụ huynh phải coi
trọng việc dạy Vận động cơ bản cho trẻ
VD1: Với bài tập bật chụm tách tôi hướng dẫn phụ huynh cách bật để phụ
huynh rèn trẻ thêm ở nhà.
VD2: Khi dậy trẻ trèo thang cô trao đổi với phụ huynh cách trèo, phụ huynh
mang trẻ đi chơi các khu giải trí hoặc công viên, có thể hướng dẫn trẻ cách trèo
lên xuống thang không bị ngã
Mặt khác cô phối kết hợp với các cô để hiểu hơn các bài tập vận động cô
dạy ở lớp để về nhà các phụ huynh hiểu thêm tầm quan trọng của môn thể dục.
* Biện pháp 11: Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để
củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ.
Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập
trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền
vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vân dụng biện pháp này trong
giảng dạy giáo dục thể chất, giáo viên cần cho trể tập đi tập lại động tác thật
nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng
cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình những vận động cơ bản
rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong bài tập. Tổ chức cho trẻ tham gia
vận động ở mọi lúc, như cho trẻ đi chơi các đồ chơi ngoài trời trong công viên,
rong các khu sinh thái, các khu vui chơi giải trí đều có các trò chơi giúp trẻ rèn

luyện thể lực tốt hơn.
4. Hiệu quả sáng kiến:
Khi đưa các hình thức rèn luyện thể chất cho trẻ qua các bài tập vận động và thể
dục sáng, tôi thấy trẻ lớp tôi rất khỏa mạnh, mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt
động. thể lực của trẻ cũng được nâng cao thể hiện ở bảng sau.
Khảo sát đầu năm:
Số
Trẻ
tỷ lệ Trẻ có tỷ lệ Trẻ mạnh
tỷ lệ Trẻ chưa
tỷ
trẻ

%
sức
%
dạn tư tin
%
mạnh dạn
lệ
sức
khỏe
tham gia
tự tin tham %
khỏe
bình
các hoạt
gia các
tốt
thường

động
hoạt động
33
14
42
19
57
12
38
10
30
Khảo sát cuối năm:
14/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

Số
trẻ

Trẻ

sức
khỏe
tốt

tỷ lệ Trẻ có tỷ lệ Trẻ mạnh tỷ lệ Trẻ chưa tỷ
%
sức

%
dạn tư tin %
mạnh dạn lệ
khỏe
tham gia
tự tin tham %
bình
các
hoạt
gia
các
thường
động
hoạt động

33
33
100% 0
0
32
96
1
0,4
Nhin vào bảng cho thấy kết quả của trẻ tăng rõ rệt
- Đối với cháu : Các cháu rất hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng luyện tập
đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt.
Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn 96% trẻ thực hiện thành thạo kỹ
năng vận động ở từng lứa tuổi, đặc biệt là các giờ học thể dục mang tính tổng
hợp như: Ném xa - chạy nhanh, Nhảy tách khép chân - tung bắt bóng trẻ thực
hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.

- Đối với phụ huynh: Có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên
đối với trẻ về việc rèn thể lực cho trẻ và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non là cơ
sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền
tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ.
Thông qua kết quả thể hiện trên phiếu điều tra cũng như quan sát trò
chuyện, thông qua những buổi dự giờ, tổ chức cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi bài tập
Vận động cơ bản tại một số lớp trong trường nơi tôi công tác, tôi nhận thấy rằng
đưa nội dung rèn thể lực cho trẻ Vận động cơ bản rất phù hợp với nội dung
chương trình .
Thông qua đề tài rèn thể lực cho trẻ giúp cho tôi đã biết phối kết hợp, lựa
chọn lồng ghép các biện pháp dạy vận động cơ bản cho trẻ 4- 5 tuổi vào từng đề
tài, từng chủ điểm một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của lớp
mình.
Mỗi ngày 15 phút tập thể dục hàng ngày với âm nhạc, bên cạnh các giờ
vận động, vui chơi khác bé sẽ tha hồ làm quen với những động tác dẻo dai và
cùng “nhún nhảy” theo giai điệu những bài hát vui nhộn.

PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
15/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

1/ Kết luận:
Rèn thể lực cho trẻ thông qua môn học giáo dục thể chất là một trong
những hoạt động mang tính tích cực với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh nhanh
nhẹn hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách

thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được
tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ:
Học qua chơi, chơi bằng học.
Trẻ được phát triển về thể chất qua sự phát triển cử động các nhóm cơ hô
hấp, tay, chân, bụng, phát triển các vận động thô vận động tinh phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi trẻ vận động các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp
vận động và phát triển do đó giáo dục thể chất có ý nghĩa đối với việc phát triển
về thể lực và giỳp cho hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo nhỡ dần dần phát triển toàn
diện là tiền đề cho việc chuẩn bị lên lớp mẫu giáo lớn sau này
Như vậy hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non đóng vai trò
rất quan trọng
Là một giáo viên trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy
mình cần cố gắng học hỏi rèn luyện phán đấu khắc phục những mặt tồn tại, trau
dồi thêm kiến thức để đưa vào áp dụng dạy trẻ đạt kết quả ngày càng cao
Mỗi giáo viên cần hình thành và phát triển về: Đức- Trí- Thể - Mỹ cho trẻ.
Nó góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diên. Thông qua hoạt động này
đã tạo được không khi: “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực trong trường
mầm non,
Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển, đang trong giai đoạn xây dựng
nền móng vững chắc nhất cho cả cuộc đời. Các nghiên cứu khoa học trên thế
giới đã chứng minh: Trẻ vận động nhiều, làm quen với thể dục thể thao ngay từ
tuổi mầm non thường đạt được kết quả học tập cao hơn so với bé không khỏe
mạnh, bởi hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong thành tích học tập.
giúp bé hiểu hơn và yêu hơn những hoạt động thể chất đầy thú vị này.
Ai cũng biết sức khỏe luôn là vốn quý nhất của con người. Khi hình thành
được niềm yêu thích và tập luyện bền bỉ ngay từ tuổi mầm non, trẻ sẽ không chỉ
phát triển cân đối, hoàn thiện mà còn tăng cường sức đề kháng, tránh bệnh vặt,
ăn ngon, ngủ ngon hơn. Trẻ tập luyện từ sớm cũng có xu hướng xem trọng hoạt
động thể chất, duy trì hoạt động thể chất bền bỉ khi đến tuổi trưởng thành.
Là giáo viên chủ nhiệm tôi muốn chia sẻ cùng phụ huynh tầm quan trọng

của việc cho bé vận động và trực tiếp hình thành cho các bé mầm non một thói
16/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

quen thật tốt với những hoạt động thể chất. Một khi đã quen thuộc với các bài
tập thể dục, các môn thể thao ngay từ nhỏ, bé sẽ biết cách để giữ gìn sức khỏe,
chăm chỉ rèn luyện thể chất khi đã lớn lên.
Chính thể dục thể thao sẽ mang đến cho trẻ sự phát triển hệ cơ xương
hoàn chỉnh, vóc dáng cân đối, giảm lượng mỡ thừa. Ngoài ra, hoạt động thể dục
thể thao còn là cách rèn cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết như tính kỷ luật,
sự phối hợp cùng đội nhóm. Tinh thần trẻ cũng thoải mái, vui tươi hơn thông qua
các hoạt động này”.
2. Bài học kinh nghiệm
Những biện pháp trên đây về tổ chức, hướng dẫn trẻ bài tập Vận động cơ
bản rèn thể lực cho trẻ mà tôi đã áp dụng đã đem lại kết quả tốt đối với trẻ. Qua
quá trình điều tra tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Việc rèn thể lực cho trẻ giúp giáo viên linh hoạt trong việc sử dụng phối
kết hợp các biện pháp để rèn thể lực cho trẻ qua bài tập Vận động cơ bản thì trẻ
hào hứng tích cực tham gia vận động
Giáo viên đã biết vận dụng triệt để việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh,
có biện pháp phù hợp dạy trẻ Vận động cơ bản sao cho đạt hiệu cao nhất và có
tác động thực sự đến trẻ biết tạo tình huống và mở rộng kiến thức cho trẻ.
Cần phải có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị
phục vụ cho trẻ thực hiện bài tập Vận động cơ bản.
Giáo viên cần nghiên cứu để tìm ra những biện pháp dạy phong phú, đảm
bảo tính sư phạm, tính vừa sức.Tích cực học hỏi đồng nghiệp, sách báo đẻ có
kiến thức dậy trẻ. Luôn tự học tập bồi dưỡng thông qua các buổi dự giờ, kiến tập

trong trường và trường bạn học tập những giáo viên có những biện pháp hay,
sáng tạo trong quá trình giảng dạy.
Khi tổ chức dạy Vận động cơ bản cho trẻ, giáo viên cần khuyến khích
phát huy sự sáng tạo của trẻ. Mỗi giáo viên cần phải có niềm say mê với nghề
nghiệp, hết lòng với trẻ thơ, luôn luôn tìm tòi, tiếp cận những cái mới để thu hút
trẻ vận động một cách tích cực nhất. Giáo viên phải nghiêm túc thực hiện tốt
những biện pháp đó đề ra. giáo viên cần có kiến nghị với Ban giám hiệu bổ
xung thêm phương tiện, đồ dùng cho các bài tập Vận động cơ bản cho đầy đủ,
phong phú.
2. Khuyến nghị.
Để cho việc giáo dục thể chất ở khối Mẫu giáo nhỡ nói chung và các khối
khác trong nhà trường được tốt hơn, tôi có một số đề nghị như sau:
17/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

Nhà trường đồng bộ về trang thiết bị cơ sở vật chất trong lớp và ngoài trời
cho hoạt động giáo dục thể chất.
Trang bị thêm đồ dùng hiện đại để áp dụng nhu cầu dạy và học hiện nay
Giáo dục thể chất cần chú trọng nhiều hơn dưới nhiều hình thức khác nhau:
Chế độ dinh dưỡng bổ sung thấp còi, chế độ dinh dưỡng cân
đối cho trẻ béo phì
+ Trong hoạt động thể dục, giờ học
+ Trong thể dục buổi sáng.
+ Vận động sau khi ngủ dậy.
+ Các buổi dạo chơi ngoài trời.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện việc rèn thể lực cho trẻ
trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tốt hơn, xin được trao đổi

cùng các đồng nghiệp.
Xin trân thành cảm ơn

18/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

Trang trí góc thể chất trong lớp Các bài tập vận động cơ bản Các bài tập thể dục sáng
bổ xung đồ chơi
trong chương trình

Hoạt động tập thể

Trò chơi hội thi

Hội thi bé khỏe bé ngoan

Chơi tự do trong hoạt động Rèn kỹ năng nhảy lò cò trên 1 Trò chơi vận động có luật
ngoài trời
chân

Một số hình ảnh minh họa cho sáng kiến của tôi
19/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non


Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài Các bài tập vận động cơ bản Các bài tập thể dục sáng
trời
trong chương trình

Hoạt đi dạo

Trò chơi hội thi

Rèn kỹ năng đi trên thăng bằng

Đồng diễn thể dục

Rèn kỹ năng Ném bóng trúng Rèn kỹ năng
đích
Trèo lên xuỗng thang

20/20

C
c


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

T

R
c


21/20


Một số biện pháp rèn thể lực cho trẻ thông qua thể dục sáng và các bài tập vận động cơ
bản cho trẻ 4-5 tuôi ở trường mầm non

22/20



×