Tải bản đầy đủ (.doc) (233 trang)

Luận án tiến sĩ mỹ học: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 233 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TẠ KHÁNH TRƯỜNG

GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO THANH NIÊN
THÔNG QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: MỸ HỌC

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TẠ KHÁNH TRƯỜNG

GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO THANH NIÊN
THÔNG QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: MỸ HỌC
Mã số: 62 22 03 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC
2. TS. LÊ TRUNG KIÊN

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo đúng quy định
Tác giả
Tạ Khánh Trường

MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
GDTM
GS
GS.TS
KTTT
NCS
NXB
Tr
TTĐC

:
:
:
:
:

:
:
:
:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giáo dục thẩm mỹ
Giáo sư
Giáo sư, tiến sỹ
Kinh tế thị trường
Nghiên cứu sinh
Nhà xuất bản
Trang
Truyền thông đại chúng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục thẩm mỹ (GDTM) là một trong những vấn đề trọng tâm của
mỹ học vì nó góp phần quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân
cách của con người. Trong các hình thức giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng là một hình thức đã và đang

có tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi, đặc biệt là
thế hệ trẻ - đối tượng tiếp cận truyền thông đại chúng nhiều nhất, phổ biến nhất
trong xã hội hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến việc phát triển toàn
diện con người Việt Nam trên các mặt: thể, đức, trí, mỹ. Chủ tịch Hồ Chí
Minh rất chú ý đến việc giáo dục, nhất là giáo dục thẩm mỹ cho thể hệ trẻ tương lai của nước nhà. Kế thừa tư tưởng đó của Người, trong quá trình lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến việc
phát triển con người. Đảng ta xác định: …“Văn hóa, con người là trung tâm
của phát triển, đồng thời là chủ thể, động lực của phát triển…”... [48, tr.76].
Đảng ta cũng luôn xác định: “…Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa, văn nghệ
nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam có trí tuệ, đạo đức, tâm
hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, ngang
tầm với sự nghiệp đổi mới, dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh…” [43,
tr.53].
Văn kiện Đại hội lần thứ XII (năm 2016) của Đảng: “…Xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện để xây dựng con người Việt Nam đẹp
về nhân cách, đạo đức, tâm hồn; cao về trí tuệ, năng lực, kỹ năng sáng tạo;
khỏe về thể chất…” [53, tr.29]. Với định hướng phát triển con người có đầy đủ
tri thức, đạo đức, thể lực, thẩm mỹ; Đảng ta đã khẳng định giáo dục thẩm mỹ là
một hoạt động không thể thiếu trong việc giáo dục con người, giúp cho con
người phát triển toàn diện. Tư tưởng này của Đảng ta không chỉ là sự kế thừa
những tinh hoa của mỹ học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò


2
của thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ mà còn là sự vận dụng sáng tạo vào thực
tiễn phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới.
1.2. Trong suốt hơn 80 năm qua, Đảng ta cũng luôn chú trọng đến lực
lượng thanh niên và công tác phát triển đội ngũ thanh niên. Với tầm quan
trọng của tầng lớp thanh niên, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học

vấn đề giáo dục cho thanh niên, nhất là giáo dục thẩm mỹ nhằm bồi đắp tri thức,
lý tưởng, tình cảm thẩm mỹ cho thanh niên là một trong những vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay.
Đại bộ phận thanh niên nước ta có ước mơ, hoài bão cao đẹp và có ý chí
phấn đấu để biến những ước mơ trở thành hiện thực; có niềm tin, bản lĩnh,
nghị lực, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách. Tuy nhiên, do đặc điểm
tâm lý lứa tuổi, do tác động của cơ chế thị trường nên trong quá trình hình
thành và hoàn thiện nhân cách, một bộ phận thanh niên có cách nhìn nhận vấn
đề, giải quyết sự việc, lựa chọn giá trị văn hóa, đạo đức... vẫn còn phiến diện,
chủ quan. Thanh niên cũng là lớp người nhạy cảm, dễ tiếp thu cái mới kể cả
mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, phải có định hướng và giáo dục cho thanh
niên nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng. Thông qua giáo dục thẩm mỹ,
thanh niên có thể hiểu được cái hay, cái đẹp của con người và cuộc sống,
đồng thời có tình cảm và cách ứng xử tốt đẹp, có sự lựa chọn đúng đắn và lý
tưởng cao đẹp.
1.3. Trong những năm gần đây, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa
học, công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hóa; truyền thông đại chúng
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển
vượt bậc cả về nội dung, hình thức thể hiện, phương diện kỹ thuật, công
nghệ… Một trong những ngành truyền thông đại chúng có sự phát triển mạnh
mẽ và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của xã hội, nhất là giới trẻ chính
là truyền hình. Truyền hình đã thể hiện vai trò to lớn trong việc hiện đại hóa
xã hội và thể hiện “quyền lực vô hình” trong việc thay đổi các mối quan hệ xã
hội cũng như những tư tưởng, tình cảm, quan điểm, lối sống của tầng lớp
thanh niên. Ngoài những tác động tích cực không ai có thể phủ nhận được,


3
truyền thông đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng còn có những ảnh
hưởng tiêu cực đến sống tinh thần của con người, đặc biệt là đời sống thẩm

mỹ của thế hệ trẻ. Những hạn chế đó đã được Đảng ta chỉ rõ trong Văn kiện,
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng nhận định:… Hệ thống thông tin đại
chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý
không theo kịp sự phát triển…. [53, tr.125,129].
Đây là những nhận định thỏa đáng về những mặt trái của văn hóa nói
chung và truyền thông đại chúng nói riêng đối với đời sống đạo đức, thẩm mỹ
của con người. Do vậy, giáo dục thẩm mỹ thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng, nhất là truyền hình trở thành một vấn đề không chỉ có ý
nghĩa lý luận mà còn đáp ứng những nhu cầu cấp bách của thực tiễn nhằm
phát huy những tác động tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
truyền thông đại chúng đối với đời sống thẩm mỹ cho con người Việt Nam
nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng trong bối cảnh hiện nay.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, NCS chọn:
“Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở
nước ta hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Mỹ học.
2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo
dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng, tập trung khảo sát
giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua Truyền hình.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu:
+ Vì thanh niên là đối tượng đang sống, học tập và làm việc ở tất cả các
vùng, miền trên cả nước nên đề tài không thể khảo sát tình hình giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên qua truyền thông ở tất cả mọi địa phương mà chỉ tập trung
vào tầng lớp thanh niên là sinh viên sống, lao động và học tập ở thành phố Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là những địa bàn khá rộng lớn, có
số lượng học sinh, sinh viên, thanh niên sinh sống, tập trung đông nên tính đại
diện rất cao.



4
+ Đề tài nghiên cứu, đánh giá vai trò của một số phương tiện truyền
thông cơ bản (Internet, Báo chí, Đài phát thanh, Truyền hình…) tác động đến
giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Đặc biệt, đề tài tập trung khảo sát sự tác
động trực tiếp của Truyền hình đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt
Nam.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đối tượng trong phạm vi
thời gian từ năm 2010 đến nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng, nhất là truyền
hình ở Việt Nam hiện nay; từ đó, dự báo về xu hướng biến đổi và đề xuất một
số khuyến nghị khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên thông qua truyền thông đại chúng trong thời gian tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu như trên, nhiệm vụ của luận án là:
Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về giáo
dục thẩm mỹ, tính tất yếu của việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, vai trò
của truyền thông (đặc biệt là truyền hình) với tư cách là phương thức trong
giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên hiện nay.
Thứ hai, phân tích được những tác động của truyền thông đối với đời
sống thẩm mỹ của thanh niên nước ta hiện nay trên cả hai mặt: tác động tích
cực và tác động tiêu cực và chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng.
Thứ ba, luận án đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị góp phần nâng cao
hiệu quả của việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại
chúng ở nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận



5
- Đề tài luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người, về giáo dục thẩm mỹ, những quan điểm
của Đảng về vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong việc phát triển toàn diện nhân
cách con người và vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ
nhằm phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận về mỹ học, giáo dục học, tâm lý học
lứa tuổi… trong nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa chủ thể giáo dục
thẩm mỹ và đối tượng tiếp nhận là thanh niên.
- Luận án kế thừa thành quả của những công trình nghiên cứu trước đó
về những vấn đề liên quan đến nội dung của luận án, nhất là các luận án và
các công trình khoa học đã nghiên cứu về vai trò của truyền thông đại chúng
với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin như là: phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng;
chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử - lôgic...
- Phương pháp liên/đa ngành: nghiên cứu giáo dục thẩm mỹ cho thanh
niên thông qua truyền thông đại chúng là sự thu thập, tổng hợp kết quả nghiên
cứu của rất nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như Xã hội học, Tâm lý
học, Sử học, Triết học thẩm mỹ và Văn hóa học thẩm mỹ…
- Luận án sử dụng những phương pháp cơ bản của Xã hội học truyền
thông như: phân tích tài liệu; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học thông
qua bảng hỏi, phương pháp chuyên gia....
5. Nguồn tài liệu của luận án
- Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua các phương tiện

truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay.


6
- Nguồn tài liệu chính của luận án là tài liệu thu được trong quá trình
khảo cứu tư liệu hiện có, điều tra xã hội học, lập phiếu điều tra,… Ngoài ra,
các kết quả báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của các tổ chức Đoàn thanh
niên, các cơ quan truyền thông và các đề tài nghiên cứu, hội thảo khoa học
các cấp về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng được
sử dụng để làm rõ vấn đề luận án quan tâm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần trình bày một cách có hệ thống những quan điểm
cơ bản về giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Khẳng định
vai trò của truyền thông đại chúng trong hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên nói riêng và con người Việt Nam nói chung.
- Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng tác động của truyền thông đại
chúng với đời sống thẩm mỹ của thanh niên; từ đó đưa ra một số khuyến nghị
nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng với tư cách là một phương thức
giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên ở nước ta hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu
cho học viên, sinh viên chuyên ngành triết học Mác - Lênin, chuyên ngành Mỹ
học, Truyền thông đại chúng, Văn hóa học….; đồng thời có thể cung cấp cho
các cơ quan thông tin đại chúng, những người làm công tác phát thanh, truyền
hình, xuất bản những tài liệu tham khảo về những vấn đề đã nêu trên.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học đã công
bố và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm có 4 chương, 12 tiết.


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên được các học giả, các nhà nghiên cứu mỹ học nước ngoài quan tâm
sâu sắc. Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự giao lưu và tiếp biến văn
hóa đã tác động không nhỏ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có
đời sống thẩm mỹ. Những vấn đề về giáo dục thẩm mỹ nhằm nâng cao đời
sống, thị hiếu thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ được nghiên cứu ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Các công trình nghiên cứu đó đã tiếp cận đến giáo dục thẩm
mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại
chúng nói riêng.
Công trình của hai tác giả Tracie Costantino and Boyd White: Essays
on Aesthetic Education for the 21st Century (Những tiểu luận về giáo dục
thẩm mỹ cho Thế kỷ 21)[186]. Những tiểu luận về giáo dục thẩm mỹ cho Thế
kỷ 21 do Tracie Costantino và Boyd White chủ biên đem đến những cách hiểu
tương đồng về các quan điểm chuyên sâu của các tác giả về mối liên hệ giữa
đối thoại có tính dấn thân với sự phê phán có tính bản thể của Mỹ học đối với
giáo dục nghệ thuật hiện đại. Công trình này là sự tập hợp các bài viết từ một
hội thảo chuyên đề, trong đó trọng tâm là những nghiên cứu của bốn tác giả
trong các bài viết thuộc phần một của cuốn sách, chủ yếu những nghiên cứu
của họ bàn về sự khởi phát của đối thoại, đồng thời đặt lại cách hiểu về một
loạt các khái niệm như: kinh nghiệm thẩm mỹ, cái đẹp, cái cao cả và mỹ
học...Trên cơ sở đó, công trình này mở rộng phạm vi đối thoại với tám
chương tiếp theo với những tiểu luận thú vị và chuyên sâu của các tác giả Âu
- Mỹ. Do đó, có thể nói, công trình này là một nguồn tài liệu tham khảo giá trị
và bổ ích đối với các sinh viên chuyên ngành Giáo dục nghệ thuật học và



8
trong các chương trình giảng dạy; đồng thời cuốn sách cũng là tài liệu tham
khảo quan trọng đối với các giảng viên thực hành nghệ thuật, các giáo viên
tương lai cũng như bất cứ ai quan tâm đến tầm quan trọng của mỹ học, không
chỉ trong giáo dục nghệ thuật đương đại mà còn trong các lĩnh vực rộng lớn
hơn của giáo dục thẩm mỹ nói chung.
Tác giả Gayatri Chakravorty Spivak: An Aesthetic Education in the era
of Globalization (Giáo dục thẩm mỹ trong thời đại Toàn cầu hoá) [187]. Với
một tiêu đề cụ thể như trên, người đọc mong đợi ở cuốn sách mới của Gayatri
Chakravorty Spivak như một trường hợp điển hình cho việc giảng dạy mỹ học
ở Mỹ và ở nước ngoài trước cơn bão thực dụng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Nói cách khác, độc giả dường như đang trông chờ một định nghĩa lâu dài của
giáo dục thẩm mỹ, một phân tích chi tiết về các loại hình đào tạo mỹ học và
một cuộc tranh luận mang tính xây dựng đối với vai trò, giá trị của mỹ học
trong thế giới ngày nay. Nếu ai đang trông chờ hoặc tìm kiếm sự thoả mãn
trong giáo dục mỹ học ở thời kỳ toàn cầu hoá, thì cuốn sách này của Spivak
đáp ứng được điều đó. Công trình đã làm nên những khác biệt đối với các
công trình bàn về giáo dục thẩm mỹ trước đó. Công trình này mở đầu bằng sự
quay trở về với các luận điểm mỹ học của Friedrich Schiller trong cuốn sách
Giáo dục thẩm mỹ cho con người, trong đó luận điểm quan trọng của Schiller
được cuốn sách nhấn mạnh nhiều lần là, nếu loài người không có/không còn
cảm giác về cái đẹp thì mọi cuộc cách mạng nhằm giải phóng cá nhân ra khỏi
sự áp bức đều là vô nghĩa; và nếu không có một nền giáo dục thẩm mỹ cho
con người, thì sự tự do mà con người có được một cách dễ dàng sẽ trở nên
man rợ, khủng khiếp. Cuốn sách cũng viện dẫn quan điểm của Schiller về
kiểu mẫu lãng mạn và con người chỉ có thể có được sự trải nghiệm tự do thực
sự khi và chỉ khi họ có kinh kiệm thực sự về cái đẹp trước đó. Do vậy, đóng
góp của Spivak trong công trình này là đặt lại vấn đề về "sự khởi đầu" của mỹ
học. Vì tư tưởng mỹ học của Schiller trong cái nhìn của Spivak, thực chất là



9
quan điểm về việc đào tạo mỹ cảm và mỹ cảm tốt chính là cốt lõi của một nền
giáo dục thẩm mỹ.
Tác giả Ralph Alexander Smith, Alan Simpson: Aesthetics and Arts
Education (Mỹ học và Giáo dục nghệ thuật) [188]. Công trình này phân tích
các khía cạnh khác nhau về lý thuyết và thực hành mỹ học cũng như giáo dục
thẩm mỹ. Mỗi phần chứa đựng một giới thiệu và bài viết của các tác giả khác
nhau. Phần 1, "Mỹ học là một lĩnh vực nghiên cứu," phác thảo câu hỏi về
thẩm mỹ, về các vấn đề trường hợp, các loại lý thuyết mỹ học và mỹ học gần
đây ở Anh và Hoa Kỳ. Phần 2, "Một số vấn đề về mỹ học", trình bày phân
tích các quan niệm về sự sáng tạo, về kinh nghiệm thẩm mỹ, về diễn giải, về
đánh giá phê bình, và về chính nghệ thuật. Phần 3, "Mục đích của giáo dục
thẩm mỹ" bàn về nghệ thuật như là kiểu thức giáo dục căn bản, về triết học và
về lý luận giáo dục thẩm mỹ, về giảng dạy nghệ thuật trong các trường công
lập, cùng tính hữu ích của việc giáo dục thẩm mỹ. Phần 4, "Giáo trình Thiết
kế và đánh giá", đặt ra các vấn đề như việc theo đuổi sự xuất sắc trong giáo
dục nghệ thuật và việc phát hiện, đánh giá năng lực học tập cùng sự phát triển
thẩm mỹ. Cách thức để thiết kế chương trình giảng dạy được thảo luận cùng
một lúc với kết quả nhận thức và đạo đức của giáo dục thẩm mỹ. Phần 5,
"Dạy và học trong giáo dục thẩm mỹ", mô tả đối tượng của phê bình thẩm
mỹ, và làm thế nào để giáo viên có được tri thức về các nguyên tắc mỹ học
cũng như các cấp độ có thể của diễn ngôn. Điều này có thể giúp họ giảng dạy
tốt hơn các khái niệm phê bình thẩm mỹ, đồng thời giúp họ hiểu hơn về nhân
vật được hư cấu của các tác phẩm nghệ thuật.
Tác giả Ralph Alexander Smith: Aesthetics and problems of
education (Mỹ học và Vấn đề giáo dục) [188]. Công trình này bàn về các
vấn đề có tính cách triết học đối với giáo dục và giáo dục thẩm mỹ. Đa số
các tác giả nghiên cứu trong công trình này đều sử dụng tư liệu từ các lĩnh
vực mỹ học trong triết học để làm rõ và hiểu được các vấn đề cơ bản của



10
giáo dục thẩm mỹ. Phạm vi của Mỹ học được chia thành ba loại: khoa học,
phân tích, và phổ quát (hay tư biện). Mỹ học khoa học bao gồm một lượng
lớn các nghiên cứu thực nghiệm mà tiêu biểu là ví dụ điển hình trong các
yêu cầu về tâm lý. Mỹ học phân tích và Mỹ học phổ quát, cả hai đều là triết
lý về tính cách. Tài liệu này được chia thành bốn phần, bao gồm: Ý niệm
về lịch sử Giáo dục thẩm mỹ, Mục đích của Giáo dục thẩm mỹ, Thiết kế
bài giảng và sự hợp thức trong Giáo dục thẩm mỹ, Dạy và Học trong Giáo
dục thẩm mỹ.
Tyson Lewis: The Aesthetics of Education (Giáo dục thẩm mỹ) [188]. Ở
tác phẩm này, Tyson Lewis đã cung cấp cho người đọc một phân tích ấn
tượng, thâm nhập sâu vào các tác phẩm của Jacques Rancière gắn liền với lý
luận và thực tiễn của giáo dục. Cuốn sách cũng là một sự dẫn dắt hấp dẫn, rất
độc đáo và rất cần thiết trong các cuộc thảo luận hiện nay về giáo dục, chính
trị học và dân chủ. Tác phẩm là một sự nghiên cứu tinh tế và thú vị về giáo
dục thẩm mỹ, cũng như mối quan hệ giữa mỹ học và giáo dục.
Các tác giả I.U.A.Lukin và V.C.Xcacherơsiccốp “Nguyên lý Mỹ học
Mác - Lênin” [121]. Đây là công trình nổi tiếng của hai nhà mỹ học người
Liên Xô cũ. Trong nội dung: Giáo dục thẩm mỹ cho những người xây dựng
chủ nghĩa cộng sản, các tác giả tập trung trình bày vấn đề giáo dục thẩm mỹ.
Trước hết, các tác giả chỉ ra ý nghĩa và nhiệm vụ của giáo dục thẩm và khẳng
định cần thiết phải giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là thanh thiếu niên
vì: “Giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân, trước hết là cho thế hệ thanh thiếu niên
có trách nhiệm phát triển văn hóa thẩm mỹ cho con người, thúc đẩy việc xây
dựng các nhu cầu thẩm mỹ, các quan điểm và thị hiếu thẩm mỹ, triển khai các
khả năng sáng tạo” [121, tr.338]. Trong công trình này, các tác giả người Nga
đã quan tâm đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, một lực lượng xã hội đặc
biệt. Các ông đã cho rằng, giáo dục thẩm mỹ trước tiên đối tượng cần được

giáo dục phải là thanh niên, thiếu niên. Nhóm xã hội này cần được trang bị,


11
định hướng các nhu cầu, thị hiếu và khả năng thưởng thức cũng như sáng tạo
thẩm mỹ. Đây là quan điểm đúng đắn và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc trong xây dựng và phát triển con người của xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, các
tác giả đã phân biệt sự khác nhau giữa giáo dục thẩm mỹ và giảng dạy mỹ
học:
Không được đồng nhất giáo dục thẩm mỹ với giảng dạy mỹ học bởi
vì có giáo dục và có học thức hoàn toàn không phải là một, có thể
trở thành con người có học thức song lại không được giáo dục...
[121, tr.339].
Đây là một sự phân biệt rất rạch ròi và có lý về sự khác biệt giữa giáo
dục thẩm mỹ và giảng dạy mỹ học. Nếu giảng dạy thẩm mỹ chỉ dừng lại ở
việc trang bị cho con người những tri thức thì giáo dục thẩm mỹ giúp con
người biến những tri thức đó thành niềm tin và hành vi ứng xử có thẩm mỹ
của con người. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giáo dục thẩm mỹ không
chỉ là giảng dạy mỹ học mà còn bồi đắp cho con người những niềm tin, tình
cảm, lý tưởng thẩm mỹ để chỉ đạo con người trong hoạt động. Bởi vậy, tác giả
đã khẳng định: “Giáo dục thẩm mỹ có sứ mệnh xây dựng các cảm quan của
con người, làm phong phú thế giới tình cảm của nó, dạy cho con người biết
cảm thụ cái tiến bộ, cái nhân đạo, …” [121, tr.341].
Công trình tiếp cận đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền
thông đại chúng trước tiên được đề cập là của GS. M.F Ốp-xi-an-nhi-cốp chủ
biên với công trình: Mỹ học cơ bản và nâng cao [139]. Đây là công trình về
nghiên cứu Mỹ học với nhiều nội dung phong phú và đa dạng về các tri thức
Mỹ học. Công trình này được sử dụng trong giáo dục sinh viên các trường khoa
học xã hội và nghệ thuật toàn Liên bang Xô Viết trước đây. Nội dung giáo dục
thẩm mỹ được trình bày ở phần V viết về Văn hóa thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa.

Trong chương VI, tác giả đã nghiên cứu về thực chất và ý nghĩa của giáo dục
thẩm mỹ. Theo ông:


12
…Tình yêu đối với cái đẹp chắp cánh cho con người, làm cho cuộc
sống của họ trở lên có hồn, làm cho nó đầy ý nghĩa và nội dung sâu
sắc. Trong cái đẹp thể hiện khát vọng vươn tới hạnh phúc, tự do, điều
thiện, sự thông tuệ, sự lớn lao về đạo đức…. [138, tr.809].
Trong mục nghiên cứu về các phương pháp và phương tiện giáo dục
thẩm mỹ, tác giả đã chỉ ra được các “nhân tố” giáo dục thẩm mỹ cơ bản: Quan
hệ xã hội; Thiên nhiên; Nghệ thuật; Hoạt động thực tiễn - lao động; Các
phương tiện giao tiếp đại chúng; Tổ chức thẩm mỹ môi trường, đồ vật - không
gian; văn hóa thẩm mỹ của đời sống sinh hoạt… Trong các nhân tố kể trên
ông đã chỉ ra được vị trí, vai trò của truyền thông đại chúng đối với giáo dục
thẩm mỹ. Các phương tiện truyền thông đại chúng được gọi là các phương
tiện giao tiếp đại chúng. Theo GS. Ôp-xi-an-nhi-côp: “…Báo chí, đài phát
thanh và vô tuyến truyền hình tham gia vào giáo dục thẩm mỹ bằng cách
tuyên truyền các giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật không phải của chúng…”
[138, tr.828]. Như vậy, từ rất sớm trong giáo dục thẩm mỹ hình thành con
người xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô Viết trước đây các nhà nghiên cứu mỹ
học và giáo dục thẩm mỹ đã thấy được vai trò của “các phương tiện giao tiếp
đại chúng” trong giáo dục thẩm mỹ. GS Ôp-xi-an-nhi-cốp đã đề cập đến các
loại hình truyền thông lúc đó bao gồm: báo chí, đài phát thanh và vô tuyến
truyền hình. Đó là các hình thức truyền thông hiện đại nhất có ảnh hưởng đến
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và giáo dục nói chung và giáo dục
thẩm mỹ nói riêng. Tác giả đã chỉ ra bản chất của giáo dục thẩm mỹ qua
truyền thông đại chúng là quá trình tuyên truyền các giá trị thẩm mỹ và các
loại hình nghệ thuật. Trong nghiên cứu tình hình giáo dục thẩm mỹ qua truyền
thông của Liên bang Xô Viết, ông chỉ ra được những hạn chế, yếu kém của

truyền thông, của giao tiếp đại chúng với giáo dục thẩm mỹ.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu một số nội dung
của đề tài luận án. Một số quan điểm nghiên cứu, phân tích về giáo dục thẩm


13
mỹ hay mối quan hệ của thẩm mỹ với giáo dục và đặc biệt là giáo dục thẩm
mỹ trong thế kỷ XXI là những vấn đề rất đáng quan tâm. Các nhà nghiên cứu
nước ngoài đã có nhiều cách kiến giải về những vấn đề thuộc về mỹ học và
giáo dục thẩm mỹ, đánh giá vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thẩm mỹ
và khẳng định vị trí của cái đẹp thẩm mỹ trong đời sống xã hội. Mặc dù chưa
nghiên cứu trực diện về giáo dục thẩm mỹ thông qua truyền thông đại chúng,
nhưng các học giả nước ngoài đã cung cấp tri thức thẩm mỹ và những vấn đề
lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ hiện nay.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Giáo dục thẩm mỹ là những vấn đề cơ bản và có ý nghĩa quan trọng của
mỹ học Mácxit. Cho đến nay, ở nước ta có khá nhiều sách giáo trình về Mỹ học
Mác - Lênin bàn về vấn đề này. Tiêu biểu là những giáo trình sau: Mỹ học đại
cương của tác giả Đỗ Văn Khang,[107]; Mỹ học đại cương (dành cho sinh
viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh), của tác giả Thế Hùng,[95]; Giáo
trình Mỹ học Mác - Lênin của hai tác giả Đỗ Huy và Vũ Trọng Dung,[90]
…..Đây là những cuốn giáo trình cơ bản về mỹ học đã cung cấp những kiến
thức lý luận quan trọng về giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ
cho thanh niên nói riêng. Những công trình tiêu biểu về giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại
chúng liên quan trực tiếp đến nội dung của luận án là:
1.2.1. Nhóm công trình liên quan đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh
niên Việt Nam hiện nay
Giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là
vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu mỹ học quan tâm. Thanh niên là lứa tuổi

đặc biệt, một nhóm xã hội cần được giáo dục thẩm mỹ để hoàn thiện nhân
cách. Trong các giáo trình mỹ học ở Việt Nam vấn đề giáo dục thẩm mỹ và
giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên còn nhiều hạn chế. Trong tài liệu giáo trình


14
các nhà nghiên cứu mới chỉ bàn đến những nội dung cơ bản về giáo dục thẩm
mỹ mà chưa được khảo cứu riêng biệt, sâu sắc và hệ thống. Các vấn đề này
chỉ được nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu giáo dục thẩm mỹ cho
thế hệ trẻ của các nhà nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục thẩm mỹ.
Tác giả Đỗ Huy với công trình chuyên khảo nói về giáo dục thẩm mỹ
và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên: “Giáo dục thẩm mỹ - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” [85]. Trong nội dung: Bản chất của giáo dục thẩm mỹ và
sự nghiệp xây dựng con người mới. Tác giả cho rằng: để xây dựng con người
mới xã hội chủ nghĩa cần thiết phải bồi đắp cho con người những tri thức
thẩm mỹ để con người có thể sống và làm việc theo quy luật của cái đẹp. Ở
công trình này, tác giả đã phân tích vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong việc
hình thành một chủ thể thẩm mỹ tài năng và sáng tạo, trong việc xuất hiện thị
hiếu thẩm mỹ lành mạnh và hình thành lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn. Tác giả
đã trình bày các hình thức và biện pháp giáo dục thẩm mỹ. Đó là giáo dục
thẩm mỹ bằng văn hóa - nghệ thuật, giáo dục bằng lao động và thông qua lao
động, bằng việc nêu gương và bằng mỹ học Mác - Lênin. Ở mỗi hình thức đó,
tác giả đã có những lý giải rất cụ thể và khoa học về đặc điểm, vị trí và vai trò
của từng hình thức giáo dục thẩm mỹ. Đặc biệt, tác giả đã chỉ bốn nguyên tắc
cơ bản trong việc giáo dục thẩm mỹ. Đó là: Phải căn cứ vào lứa tuổi để có
những biện pháp giáo dục khác nhau, giáo dục thẩm mỹ phải đảm bảo tính hệ
thống, tính liên tục và tính toàn diện. Có thể nói, đây là bốn nguyên tắc đúng
đắn và cần thiết trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên hiện nay.
Cuối cùng, tác giả khẳng định lại vai trò to lớn của giáo dục thẩm mỹ
trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay:

Giáo dục thẩm mỹ là một sự nghiệp lớn. Giáo dục thẩm mỹ sẽ góp
phần tích cực vào việc hình thành con người mới, con người yêu Tổ
quốc nồng nàn, có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, có tình cảm
sâu sắc đối với cuộc sống, với truyền thống tốt đẹp [85, tr.219].


15
Đây không phải là một nhận định mang tính chủ quan mà nó xuất phát
từ đòi hỏi khách quan của thời kỳ quá độ đối với giáo dục thẩm mỹ trong việc
xây dựng con người mới - chủ thể của quá trình phát triển xã hội.
Một công trình khác của tác giả Đỗ Huy là: Mấy vấn đề giáo dục thẩm
mỹ ở lứa tuổi thanh niên trong: Đạo đức học - Mỹ học và đời sống văn hóa
nghệ thuật [91]. Trong công trình này, tác giả đã phân tích những nội dung cơ
bản về tính thiết yếu của việc giáo dục thẩm mỹ ở lứa tuổi thanh niên, bản
chất của giáo dục thẩm mỹ đối với lứa tuổi thanh niên và giáo dục thẩm mỹ
có hệ thống và hệ thống giáo dục thẩm mỹ cho tuổi trẻ. Trong tính thiết yếu
của giáo dục thẩm mỹ đối với thanh niên, tác giả đã khẳng định vai trò to lớn
của các quốc gia là phải quan tâm đến giáo dục thanh niên, đó là công dân lý
tưởng của mọi xã hội, là lứa tuổi có ước mơ táo bạo, năng lực lao động phi
thường và thanh niên là đối tượng trung tâm của mỗi nền giáo dục, trong đó
có giáo dục thẩm mỹ. Theo tác giả: “Giáo dục thẩm mỹ là bộ phận hữu cơ của
hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa và nó phải trở thành nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng trong chiến lược cách mạng nhằm định hướng những giá trị mới cho tuổi
trẻ trong cuộc chiến đấu phức tạp và lao động vô cùng gian khổ hiện nay” [91,
tr.700]. Trong bài viết này, tác giả Đỗ Huy đã chỉ ra được tính đặc thù của lứa
tuổi thanh niên trong tiếp nhận, hưởng thụ và sáng tạo cái đẹp. Ông cũng chỉ ra
được vai trò thiết yếu của giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ
trẻ và đề cập đến bản chất của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên.
Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên về bản chất là giáo dục nghệ thuật, là
bồi dưỡng khả năng thưởng thức cái đẹp và mục tiêu xa hơn là nâng cao năng

lực trong sáng tạo cái đẹp của thanh niên. Mặc dù bài viết khoa học của ông
được đề cập đến trong tạp chí triết học từ năm 1981 và cho đến nay đã hơn 30
năm, tuy nhiên về cách tiếp cận và mục tiêu trong giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên vẫn còn nguyên giá trị. Hiện nay, về bản chất, giáo dục thẩm mỹ
nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng về bản chất vẫn là


16
bồi dưỡng, nâng cao ý thức thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ, tri thức thẩm mỹ và
văn hóa thẩm mỹ cho thanh niên. Đặc biệt, trong bài viết: Mấy vấn đề giáo
dục thẩm mỹ cho thanh niên tác giả Đỗ Huy đã xác định được giáo dục có hệ
thống và hệ thống giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Trong công trình này, các
hình thức, nguyên tắc của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên đã được đề cập và
nghiên cứu một cách sâu sắc. Theo ông, muốn giáo dục thẩm mỹ cho thanh
niên thì cần quan tâm cả giáo dục thâm mỹ cho lứa tuổi thiếu niên, giáo dục
thẩm mỹ không chỉ ở nhà trường mà cả ở gia đình, các tổ chức xã hội. Tác giả
Đỗ Huy cũng khẳng định vai trò của giáo dục thẩm mỹ học Mác - Lênin, cho
rằng giáo dục mỹ học Mác - Lênin bản thân nó đã bao gồm các nguyên lý,
tính chất và nội dung giáo dục. Các nguyên tắc được đưa ra trong giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên gồm có bốn nguyên tắc cơ bản: phải căn cứ vào lứa
tuổi, nguyên tắc tính liên tục, tính lịch sử - logic, nguyên tắc toàn diện và
nguyên tắc cuối cùng là phải quan tâm đến giáo dục sự phát triển của các giác
quan của đối tượng được giáo dục. Như vậy, trong nghiên cứu về giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên, tác giả Đỗ Huy đã nghiên cứu một cách có hệ thống
những vấn đề về tại sao phải giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên?, bản chất của
giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là gì? và hình thức, nguyên lý giáo dục
được áp dụng như thế nào?.... Mặc dù ở công trình này, tác giả Đỗ Huy chưa
đề cập đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại
chúng, tuy nhiên ông đã khẳng định về đối tượng đặc thù của giáo dục thẩm
mỹ (thanh niên); nội dung, các hình thức và các nguyên lý, nguyên tắc trong

giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ.
Cùng hướng nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, các tác
giả Nguyễn Chương Nhiếp, Nguyễn Ngọc Thu và Trần Túy với “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ” [131]. Thế hệ trẻ là đối
tượng quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giáo dục thẩm mỹ. Trước


17
hết, tác giả chỉ ra tình cảm, niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thế hệ
thanh niên vì:
...Cả cuộc đời chiến đấu, lao động, học tập của mình, Bác đã tin
tưởng mãnh liệt và đào tạo nhiều thế hệ thanh niên. Lòng tin ở
thanh niên của Bác xuất phát từ những tiến bộ nhỏ nhất, niềm vui
không thay thế trong đời thường và lý tưởng khát khao, mong muốn
vươn lên của tuổi trẻ... [132, tr.24].
Với tình cảm và trách nhiệm với thanh niên, theo Bác, cần phải giáo
dục cho thanh niên, không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn phải giáo
dục thẩm mỹ bởi Người rất quan tâm đến sự phát triển toàn diện, cân đối của
thế hệ trẻ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cội nguồn cái đẹp của thế hệ trẻ. Theo tác
giả, kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định cội
nguồn của cái đẹp của thế hệ trẻ cũng bắt nguồn từ quá trình lao động. Vì vậy,
Bác luôn phê phán những thanh niên lười lao động, trốn tránh lao động vì
chúng sẽ nảy sinh ra những thói hư tật xấu cho thanh niên. Ngoài ra, Bác còn
cho rằng cái đẹp còn bắt nguồn trong quá trình lao động, chiến đấu và trong
cả hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh.
Trong phần bốn và phần năm, các tác giả bàn đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về định hướng những nhu cầu thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho
thanh niên. Phần sáu: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về các biện pháp giáo dục thẩm
mỹ cho thế hệ trẻ”. Theo tác giả, trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ba hình thức

giáo dục thẩm mỹ chủ yếu là giáo dục thẩm mỹ bằng lao động; giáo dục thẩm
mỹ bằng tấm gương người tốt việc tốt; giáo dục thẩm mỹ bằng sách báo, văn hóa
và nghệ thuật cách mạng.
Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nội dung mà các
tác giả đưa ra cũng là những vấn đề rất cơ bản và cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Công trình này có giá trị với đề tài


18
luận án trong việc phân tích sự kế thừa và phát triển trong quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nước ta hiện nay.
Trong nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ và lối sống của thanh niên nói
chung và thanh niên Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, Tác giả Lương
Thanh Tân đã có công trình: Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống
văn hóa cho thanh niên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay [156].
Trong luận án, tác giả đã tập trung phân tích nội hàm khái niệm thanh niên,
đặc điểm lối sống văn hóa của thanh niên trên các mặt: đặc điểm lứa tuổi sinh học; đặc điểm về tính chất xã hội của thanh niên… Đặc biệt, tác giả đã
tiếp cận tác động của giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành và phát triển lối
sống văn hóa của thanh niên, nhằm xây dựng hình ảnh những người thanh
niên có lối sống đẹp trong thời đại mới.
Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện rất cơ bản trong lối sống văn hóa của
thanh niên; góp phần mang đến những nét mới trong việc tiếp cận tác động
của giáo dục thẩm mỹ đối với thanh niên Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở khái quát những đặc điểm cơ bản của thanh niên vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân cần phải giáo dục
thẩm mỹ để hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên ở vùng này. Tác giả
cũng đã chỉ ra những tích cực, hạn chế trong lối sống của thanh niên vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long và phân tích vai trò to lớn của giáo dục thẩm mỹ
trong việc hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên ở đây. Mặc dù đối

tượng được nói đến là thanh niên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ chiếm
khoảng 1/6 số lượng thanh niên của cả nước nhưng những số liệu, những
phân tích và những kiến giải mà tác giả đề tài đưa ra cũng có giá trị tham
khảo nhất định đối với nội dung của luận án.
Một trong những luận án tiến sĩ gần đây của tác giả Lê Thị Thùy Dung về:
Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
hiện nay, Hà Nội năm 2013. Tác giả luận án đã phân tích, đánh giá vai trò của


19
văn hóa thẩm mỹ đối với sự hình thành nhân cách sinh việt Việt Nam hiện nay.
Theo tác giả:
Văn hóa thẩm mỹ hiện diện trong tất cả lĩnh vực hoạt động của con
người, đặc biệt nó tác động đến con người bằng cái đẹp và thông qua
cái đẹp, trong sự hài hòa với cái chân, cái thiện, cái có ích. [37, tr.1].
Tác giả đã nêu ra những phương hướng và giải pháp trong giáo dục
nhân cách sinh viên bằng văn hóa thẩm mỹ. Tác giả luận án sẽ kế thừa và tiếp
thu nội dung lý luận về văn hóa thẩm mỹ, giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho
thanh niên Việt Nam hiện nay.
Tác giả Vũ Thị Thu Trang với bài viết: “Về giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ
trẻ hiện nay” [170]. Trước hết, tác giả trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục thẩm mỹ cho con người
nói chung và cho thanh niên nói riêng. Tác giả cũng chỉ ra đặc điểm, mục đích
và tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Theo tác giả, “giáo dục
thẩm mỹ luôn có một vai trò đặc biệt quan trọng với thế hệ trẻ”[170, tr.48]. Tuy
nhiên, trong giới hạn của một bài viết nên những phân tích của tác giả về giáo
dục thẩm mỹ đối với thế hệ trẻ còn nhiều hạn chế, những nội dung triển khai
trong bài viết còn chưa thật sự rõ ràng, thiếu logic, thiên nhiều về trình bày,
chưa có nhiều số liệu cụ thể để minh chứng.
Như vậy, nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam

hiện nay có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều công trình đa dạng và phong phú.
Các nhà nghiên cứu có điểm chung là cùng tiếp cận về đối tượng cần được
giáo dục thẩm mỹ là lứa tuổi thanh niên. Các công trình đã phân tích tính đặc
thù của lứa tuổi thanh niên, vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên và
các hình thức, nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên…Trong các công
trình đã được phân tích cho thấy, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp
cận, kiến giải khác nhau về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Có nhà nghiên
cứu đề cập đến giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ cho thanh


20
niên nói riêng; có nhà nghiên cứu đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên với
sự hình thành lối sống, hình thành nhân cách cho thanh niên... Tác giả luận án
sẽ kế thừa những giá trị, những đóng góp của các công trình trước về giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên như là cơ sở lý luận, phương pháp luận và các lý
thuyết nghiên cứu cơ bản về giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên nói riêng.
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh
niên thông qua truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng có vị trí vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội hiện đại. Các phương tiện truyền thông đại chúng được ví như
là quyền lực mềm, là sức mạnh mềm của các quốc gia, dân tộc. Trong giáo dục
nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng, các nhà giáo dục đã rất quan tâm đến
phương thức giáo dục từ xa, giáo dục qua mạng internet, giáo dục qua các
phương tiện nghe - nhìn…Đây là các hình thức giáo dục cần quan tâm, nghiên
cứu trong xã hội hiện đại. Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông
đại chúng là một loại hình giáo dục đặc thù. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm đến truyền thông đại chúng như là công cụ, phương tiện của giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên.
Tài liệu “Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở

nước ta hiện nay” [159] của tác giả Trần Ngọc Tăng là công trình nghiên cứu
quan trọng có nội dung nghiên cứu gần với chủ đề của luận án này. Tác giả
Trần Ngọc Tăng đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về giáo dục thẩm
mỹ, những nguyên tắc, hình thức và phương thức giáo dục thẩm mỹ cơ bản.
Trong công trình, tác giả đã trình bày lý luận cơ bản về vai trò của truyền thông
đại chúng nói chung và vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm
mỹ nói riêng. Phần nội dung cuối của công trình, tác giả trình bày và phân tích
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông trong giáo dục thẩm
mỹ ở nước ta tại thời điểm nghiên cứu.


×